CHƯƠNG THỨ HAI
TỪ LONG KHỞI TỐ ĐẾN HUYỆT
TRƯỜNG
Mỗi kiểu đất kết thường nằm trong một
cuộc đất. Mà tầm long là tìm cho hết một cuộc đất chứ không phải chỉ tìm
ra một huyệt trường.
Nhiều người học địa lý không thể tìm ra
được một cuộc đất để ấn định huyệt trường. Họ chỉ căn cứ vào câu này của
cụ Tả Ao để tìm một huyệt trường (chỉ là một phần nhỏ của một cuộc
đất):
Bên trên trồng đỗ,
Dưới lỗ cấy chiêm
Hai bên lưỡi liềm quơ lại.
Căn cứ vào bí quyết đơn sơ đó, họ tìm
nơi ria ruộng, bờ sông, hễ thấy chỗ nào mạch đất, chạy đến ao hồ hay
ruộng chiêm, mà có 2 chi dài, một chi ngắn, thì đoán: chi ngắn là huyệt
trường và 3 chi dài nếu ôm vào huyệt trường, thì họ liền cho đó là tay
long và tay hổ. Thật ra phép tìm đất kết như thế không phải là sai,
nhưng chỉ tìm tắt như thế vẫn có thể nhầm. Số là có nhiều khu đất có
hình thể như vậy mà không có huyệt, bởi huyệt là chỗ tận cùng của long
mạch, còn chỗ kia có thể chỉ là một cái vẩy, cái bướu của thân long chứ
không phải là nơi tận cùng kết huyệt. Nó chỉ giống những huyệt kết,
nhưng không phải là huyệt kết.
Các cụ gọi chỗ trông giống huyệt mà
không phải là đất kết này là giả huyệt. Táng vào đây không bao giờ được
kết phát. Tuy nhiên cũng có vài người tìm phép 2 chi dài 1 chi ngắn như
trên lại trúng huyệt thật, nhưng mà là họa hoằn, rất hiếm.
Muốn chắc ăn ta có thể tìm thấy một chỗ
nào như trên, rồi coi nó như là giả thiêế một huyệt kết, từ đó ta sẽ tìm
tiếp theo lên nữa cho tới phát tổ sơn của nó tức là nơi phần long (chân
mạch) xuống đất kết. Phát tổ sơn hay nơi phân mạch cũng ví như chỗ phân
chi của một cành cây, mà chỗ đất kết là nơi đâm bông, kết quả (trái).
Được như vậy rồi lại phải có cái nhìn tổng quát của cả một khu vực có
cuộc đất từ gốc đến ngọn ta mới có được nhận định rõ rệt về toàn thể khu
vực có đất kết. Nếu là huyệt thật, thì may mắn biết bao, trường hợp là
giả huyệt thật, nơi có đất kết. Hơn nữa nếu học tầm long theo phép tổng
quát này, khi tìm được huyệt thật rồi, nhờ có cái nhìn bao quát, ta mới
hiểu được là cuộc đất lớn hay nhỏ, tốt hay xấu, một cách chính xác. Cũng
có khi nhờ nó, mà sau khi đi lại xem xét kỹ lưỡng, ta lại còn khám phá
ra một hay huyệt kết nữa. Có khi một hai kiểu đất kết tìm ra sau là
huyệt kết bàng mà huyệt tìm ra trước mới là huyệt chính. Trái lại cũng
có khi huyệt trước chỉ là huyệt bàng mà một, trong những huyệt tìm ra
sau mới là huyệt chính. Phải nhìn toàn thể cả mấy huyệt ta sẽ thấy rõ
rệt là huyệt chính phần nhiều ngay ngắn và huyệt bàng ở tay long thường
quay sang phải, cũng như huyệt bàng ở tay hổ thường quay sang trái – Lý
do là hai huyệt này ở hai bên triều vào huyệt chính.
Rất có thể có trường hợp huyệt bàng lại
tốt và đẹp hơn huyệt chính như kiểu đất nhà Lưu Bang, có những nô bộc
(Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà v.v…) giỏi hơn Lưu Bang (nhưng triều
phục Lưu Bang).
Huyệt bàng không những có thể ở tay
long, tay hổ mà còn có trường hợp nó ở ngoại long, ngoại hổ hay ở một
mảnh sa nào triều về huyệt chính nữa. Nếu tìm được cả chùm như vậy, ta
sẽ thấy rất thích thú, như có cả một chùm hoa, để ta muốn chọn hoa nào
(hay chọn huyệt nào) mà ta thích.
Có người mong kiếm huyệt giàu, có người
mong kiếm huyệt sang, trái lại có người chỉ mong kiếm huyệt sinh con
trung hiếu hiền lương, suốt đời vô tai nạn.
Như vậy ta phải xem từ đất kết lên tới
tổ sơn để biết đất kết này phát nguyên từ đâu, và đâu là khởi mạch cho
khu vực này.
(13) Nẻo xa liền hỏi tổ
tông
(14) Ở đâu hòa đến mạch
long địa hình
Dưới đây cụ Tả Ao chỉ cho ta hình tích
long mạch từ tổ sơn:
(15) Nước phân chữ bát
phân minh
(16) Hai bên chảy thuận,
loan hình tố long
(17) Cửa trời trên đã mở
thông
(18) Thượng phân là đấy
chính long thực vào.
Từ tổ sơn, nơi phát khởi ra mạch đất có
đất kết, cho đến khu vực có đất kết, gọi là một cuộc long.
Một cuộc long có ba phần:
1. Một là tổ sơn (nơi phát xuất ra cuộc
đất)
2. Hai là hình long (tức phần nối tổ sơn
với huyệt trường).
3. Ba là huyệt trường (nơi có huyệt
kết).
Ta thấy nước hai bên khe, cạnh thân long
ở tổ sơn thủy xuống trên thì gần và dưới thì xa nhau ra, trông như chữ
bát, như câu tả dưới đây:
(15) Nước phân chữ bát
phân minh
Nước có chảy thuận theo chiều long ở tổ
sơn đi – chảy khuất khúc (loan hình) bên cạnh long, khi sắp lại gần, khi
lui ra xa như đi theo quanh quẩn bên long (tống long) như câu dưới đây:
(16) Hai bên chảy thuận,
loan hình tống long
Hai bên thân long (thân long là mạch
đất). Nước tại phát tổ sơn, chảy phân chữ bát như thế, còn được coi như
là nước mở cửa cho long đi.
(17) Cửa trời trên đã mở
thông
Long đi từ tổ sơn như thế là chân long,
bắt đầu rời tổ ra đi cho đến đất kết. Nước chữ bát ở trên tổ sơn gọi là
thượng phân. Long ở chỗ có nước thượng phân là chính long mà theo nó ta
sẽ tìm đến huyệt kết. Long khởi mạch là đường phân thủy mà 2 bên có nước
là 2 đường thông thủy (dẫn thủy) đầu tiên của cuộc long.
(18) Thượng phân là đấy
Chính Long thực vào
Thế rồi long đi nước cũng đi theo. Long
đi có thể chia ra thành nhiều chi khác. Những chi không kết huyệt gọi là
long đầu thủ còn chi nào đi đến kết huyệt gọi là đến huyệt trường. Nước
theo long đi, có khi phải vòng vèo qua những long đầu thủ nên có thể xa
dần chính long. Nước đi, có thể lấy thêm nước ở các khe nước khác và
cũng có khi nước đó lại chia ra làm nhiều nhánh khác nhỏ, có nhánh theo
long, có nhánh chảy đi mất và bao giờ cũng có ít nhất một nhánh nước
theo long đi cho đến chỗ long kết huyệt. Tới chỗ nào long kết huyệt thì
ít ra cũng phải có 2 hay 3 nhánh nước đến tụ ở trước huyệt trường để làm
minh đường.
(19) Đến đâu hai nước tống
giao
(20) Ấy đấy cửa đất đóng
vào cẩn thay
Nước Tống giao nước tụ, chính là chỗ hạ
hợp chỗ đóng nước lại cho long không đi nữa, để kết huyệt.
(21) Hạ hợp là đấy vậy vay
Như vậy khi long mới đi, thì nước thượng
phân (mở cửa cho long đi) và khi long đến huyệt kết thì 2 nước đó lại
hạ hợp (để đóng cửa lại).
Do đó mà ta gọi là thượng phân và hạ
hợp.
Thiên nhiên trông như vô tri mà bao hàm
trật tự và thủy chung (có trước có sau) mới hoàn thành được một sự việc.
Con người cũng nên suy ngẫm.
Hạ hợp như thế nước phải tụ ở trước
huyệt làm minh đường. Nếu không như thế không phải đất kết.
(22) Nơi chính thủy tụ
thực hay chẳng nhầm
Có thủy tụ mới có huyệt kết, bằng không,
chỉ tà giả huyệt mà thôi.
Một cuộc Long đi có thể lớn đến vài trăm
mẫu. Một huyệt trường cũng có thể lớn đến vài mẫu. Ta phải tìm trong
khu vực huyệt trường xem, chỗ nào là chỗ huyệt kết.
Tìm được chỗ huyệt kết rồi, ta mới có
đối tượng chính xem long, thủy, sa xung quanh huyệt trường, tương quan
với đất kết ra sao.
Việc tìm huyệt kết tại huyệt trường cũng
khó khăn lắm vì không có huyệt trường nào giống hẳn huyệt trường nào.
Không thể có một mẫu mực kiếm huyệt kết nào nhất định. Tuy nhiên theo
nhiều kinh nghiệm tìm huyệt kết, ta cũng có thể biết, đại khái công thức
như sau:
Hình thể huyệt kết không hoàn toàn giống
nhau nhưng nếu biết xếp loại thì nó cũng có cát tương tự. Nhờ có cái
tương tự này mà ta có thể chia làm 4 loại chính cho dễ nhận chân. Đó là 4
loại hình huyệt trường dưới đây:
1. Hình Oa (xem hình 1 và hình 2)
2. Hình Kiềm (xem hình 3)
3. Hình Nhũ (xem hình 4)
4. Hình Đột (xem hình 5).
Ta phân tích Oa, Kiềm, Nhũ, Đột như sau:
1. Oa và Kiềm phần nhiều ở chỗ có mạch
sơn cước (có núi đồi).
2. Nhũ và đột phần nhiều ở nơi mạch bình
dương (chiều cao thấp của ruộng, ít chênh lệch nhau rõ rệt).
3. Theo kinh nghiệm, ta thấy Oa thì
tròn, Kiềm thì dài, dù Oa và Kiềm cùng do núi mà ra.
4. Cũng theo kinh nghiệm ta thấy Đột thì
tròn và Nhũ thì dài, dù Nhũ và Đột cùng do đất bình dương mà có.
Trên đây là 4 dạng hình thể huyệt kết
tại huyệt trường gồm: Kết Oa, Kết Kiềm, Kết Nhũ, Kết Đột.
Oa, Kiềm, Nhũ, Đột là 4 hình thể chính.
Nhận ra được 4 hình thể chính này rồi, ta còn phải kinh nghiệm nhiều
nữa, mới điểm huyệt trúng được. Riêng Oa có một biến dạng đặc biệt là Oa
đứng (hình 2).
Nhưng nói chung mỗi Oa, Kiềm, Nhũ, Đột cũng đều có
biến dạng chút ít, ta phải biết phân biệt để xếp nó vào loại nào trong 4
loại nêu trên, thì ta mới thực hành được phép điểm huyệt chính xác
được.
Những huyệt trường có khi rộng đến cả
một, hai mẫu mà huyệt kết chỉ ngang dọc ba bước là quán khí, vậy ta cũng
phải có công thức tìm ra chỗ nào kết huyệt trong huyệt trường này nữa.
Đó là phép điểm huyệt.
Điểm huyệt tuy khó nhưng không ngoài ba
phép:
1. Quân bình âm dương
2. Tìm hình thể quản cục:
3. Tìm chỗ âm dương giao độ:
Khai triển ra ta có:
1. Nếu huyệt trường vuông, tròn thì
huyệt kết hay ở chỗ méo mà hay ở giữa.
2. Nếu huyệt trường dài, ta tìm cái đốt,
cái tiết.
3. Nếu huyệt trường cao, ta tìm chỗ thấp
bằng (âm lai, dương thụ).
4. Nếu huyệt trường thấp, bằng, ta tìm
chỗ cao (dương lai, âm thụ).
5. Nếu bên phải cao, ta tìm bên trái (vì
khí mạch từ phải đổ sang trái)
6. Nếu bên trái cao ta tìm bên phải (vì
khí mạch từ trái đổ sang phải)
Tóm lại một câu: ta phải lưu ý tìm chỗ
đặc biệt tại khu vực đó, là chỗ: không trong, không ngoài, không trên,
không dưới nhưng chính là chỗ âm dương giao độ. Để chắc chắn hơn nữa, ta
còn phải nhìn long hổ, án sa nếu những chứng ứng này mà cao, ta tìm
huyệt kết trên cao. Còn long hổ, án, sa mà thấp ta tìm huyệt kết, nơi
thấp để cho cân xứng với hình thể: cao, thấp của đất kết.
Chiều cao lý tưởng, của huyệt kết, phải
từ rốn đến ngang mày người ngồi ở huyệt kết.
Như trên đã trình bày ta thấy.
Nhà địa lý không những chỉ muốn kiếm đất
kết, mà còn muốn coi cả một cuộc long, từ khi phát tích ở tổ sơn, cho
đến huyệt kết nữa.
Tầm long là phép theo toàn cuộc đất từ
đất kết ngược lên tổ sơn hoặc đi từ tổ sơn xuống đất kết. Trong lúc đi
quan sát cả cuộc đất như thế, nhà địa lý còn có cái thú xem phong cảnh
thiên nhiên. Mà thiên nhiên dù rộng lớn đến mấy đi nữa trước mặt nhà địa
lý, cũng được thu nhỏ lại thành một toàn thể, biểu hiện chung một thái
độ, một trạng thái chỉ thị cho tính chất, của một cuộc đất, nó là ý
hướng căn bản của sự quyết định tính chất kết phát của cuộc đất đó.
Thiên nhiên, lúc đó, lại còn biểu hiện
một cách triết lý cao siêu của dịch lý, bằng cách thu tất cả khung cảnh
vào 2 mối: âm và dương. Thật vậy, đất muốn muôn hình, nghìn trạng, cũng
đều chỉ có: cao và thấp, tức là chỉ có âm và dương mà thôi. Vì cao là âm
và thấp là dương. Chiều hướng của mạch núi hay mạch đất bằng cũng có
chiều âm, chiều dương. Nếu đi quay sang phải là dương và quay sang trái
là âm. Thế rồi, nơi huyệt kết, ở huyệt trường cũng cần sự phối hợp âm
dương như sau: nếu âm đến thì dương kết mà dương đến thì âm kết. Nếu
muốn thu cả âm dương vào một mối thì âm, dương cũng chỉ là một, vì bên
âm có dương, bên dương có âm; chúng liên tiếp bên nhau, đắp đổi cho
nhau, nương tựa lẫn nhau, tạo nên một lẽ sinh thành, một toàn thể sinh
hóa có trùng trùng duyên khởi:
Đồng đồng nhất đại khối
Diều diều như nghị quần.
Như nhìn vào tổ ong, ta chỉ có cái nhìn
tổng quát những con ong, mà không còn muốn phân biệt ong đực, ong cái,
ong to, ong nhỏ nữa. Âm dương đến độ bất phân như vậy thì tâm hồn nhà
địa lý đã trở vào Thiền lúc nào không hay, rồi người và cảnh cũng nhập
vào với vũ trụ nữa. Đó là trạng thái xuất thần trong cảnh thiên nhiên
của nhà địa lý, mà lúc đó, nhà địa lý là nhà nghệ sĩ thiên nhiên.
Khi đã nhập thiền với thiên nhiên rồi
thì nhà địa lý hết bị hình, danh, sắc, tướng chi phối, họ trực giác ngay
được chỗ nào là trọng điểm của cuộc đất, nơi nào là quản cục của cuộc
đất để rồi khi ly khai với Thiền họ sẽ phân tích lại trên thực tế những
gì họ đạt trong Thiền.
Thế rồi, trước cảnh, nhà địa lý, khi thì
nhập vào cảnh, đi vào Thiền, để tổng hợp với thiên nhiên, khi thì trở
về thực tại để phân tích đất đai. Trạng thái lại qua như thế. Cứ tiếp
diễn liên tiếp rồi nhà địa lý thấy mình lâng lâng, khoan khoái muốn quên
luôn cả cái hình, danh, sắc, tướng của mình và vũ trụ để cùng đi đến
chỗ hòa. Những lúc trạng thái tâm hồn nhà địa lý cao vút như vậy thì họ
không ngừng sáng tác bằng trực giác, bổ túc bằng thực tại, tổng hợp thực
tại, để đi vào trực giác sáng tác kế tiếp. Họ nhìn vũ trụ ngoại cảnh
như một toàn thể sinh động. Đất đai, sông núi như một sinh vật kỳ lạ
hoạt động, mỗi khúc núi đồi cao thấp, như là một khúc con rồng (loài vật
biến hóa khôn lường) đang bò, đầu ngoảnh bên phải, bên trái, thân uốn
éo, chập chờn di động. Khi nghiêng xuống suối uống nước, khi vểnh tai
nghe gió thổi rì rào, khi nheo mắt nhìn đám mây “vân cẩu” trôi, khi ghé
mình bên rừng tránh nắng, khi tắm dưới mưa xuân phơi phới, khi phô lưng
dưới ánh chiều dương, lại có khi thả sương chiều, khi phun khói sớm v.v…
Thế rồi nhiều lúc nhà địa lý, nhà nghệ sĩ thiên nhiên, không biết mình
là cảnh hay là người, cũng như Trang Tử nằm mơ thấy mình hóa bướm, khi
tỉnh dậy không biết mình thật là bướm hay là người.
Mãn cảnh giai không hà hữu tướng.
Thử tâm thường định, bất ly thiền.
Ta hãy xem thi nhân địa lý làm thơ tả
cảnh, khi tầm long:
Tầm long, nhận thủy làm đầu.
Hợp dòng chỗ ấy, ở đâu mà về.
Lưu Đông thì long ở tê (Tây)
Lưu Nam ở bắc mà về phải không?
Ngược lên cho đến đầu dòng
Đâu nhiều tinh tú, tổ tông đấy rồi.
Quần long, tụ một phương trời
Ngũ tinh tụ giáng, tụ rồi lại chia
Long, long từ đấy ra đi
Mỗi long một ngã, dựng kỳ hành tinh.
Phân phong, thụ mệnh thiên đình
Dành dành mao thổ, cho mình khổn chuyên.
Từ lâu rồi mới hạ đền.
Theo mạch mà xuống, bốc lên tinh vì
Cửu tinh, hình tượng phải suy
Núi ấy là gì, thì nó hành long
Hai bên, hộ vệ trùng trùng
Thủy phân bát tự, hai dòng cũng theo
Giám tinh, hoặc ít hoặc nhiều
Bản long, thỉnh thoảng bốc theo một vì
Cũng thường, ở đấy chia chi
Một thì hộ chủ, hai thì phân tông
Phân thủy, cũng rẽ hai dòng
Rồi ra nước ấy, tụ trong minh đường
Long hành hoặc gặp khê giang
Ấy là quá giáp, hoặc sang hoặc rằng
Long mạch ở kín khăng khăng
Giáp sơn ủng hộ, các tầng bát phong
Chốn ấy gọi là băng hồng
Sơn bằng, thủy cộng ở trong có tình.
Đình thì phải nổi chủ tinh.
Khai diện, bố cục các hình làm sao
Cách sông, long hổ hướng vào
Mà nước bên ấy, cũng nào vào lòng,
Thế là kết ở bên long,
Gọi là tụ khí, trong vòng giáp sơn,
Hoặc long quá giáp, đi sang,
Khai cục, bố thế ở làng bên kia
Quần sơn, chúng thủy, quanh về,
Thường thường, chiều án ở về hậu long.
Ấy là phấn thế, khí hùng.
Giáp tiền, giáp hậu, tầm long nên càng.
Địa lý Đại Thành
Người ta thường nói nhà địa lý không
những phải học kỹ thuật địa lý cho tinh tường mà còn phải có:
- Thần tâm
- Thánh nhỡn
- Tiều phu cước
Thần tâm là cái tâm thiên nhiên. Cái vũ
trụ chi tâm.
Thánh nhỡn là mục lực, trực giác sáng
tác, khi tâm nhập thiên nhiên.
Và tiều phu cước là công phu thực hành
nhiều trên đất về khoa Địa lý.
CHƯƠNG THỨ BA
24 LONG NHẬP THỦ
23. Đáo đầu, nhất tiết, hạ châm
24. Thấu long, cho biết lai lâm chữ gì.
25. Biết phương: Nam , Bắc, Đông, Tây
26. Hai mươi bốn vị: Can Chi chữ nào.
CHƯƠNG THỨ BA
24 LONG NHẬP THỦ
Ở trên, đã cho ta biết cách tìm chỗ nào
kết huyệt, ở huyệt trường rồi. Nhưng tìm được chỗ kết huyệt vẫn còn chưa
đủ. Phải biết tìm hướng của huyệt, và tọa sơn nữa.
Hướng của huyệt, phải tương quan với sa
và thủy ở trước mặt hay gần bên (ta sẽ học sa pháp và thủy pháp sau).
Lại còn phải biết tương quan đến 24 long
nhập thủ, hoặc long khởi tổ nữa.
Như vậy ta phải lần lượt khai triển từng
đoạn thơ trên của cụ Tả Ao. Trước tiên, cụ dạy ta tìm long nhập thủ của
nó.
(23) Đáo đầu, nhất tiết, hạ châm
Có nghĩa là: sau khi đoán phỏng chỗ nào
là huyệt kết rồi ta ra ngồi lên đúng chỗ đó, đặt địa bàn lên trung tâm
huyệt kết, rồi quay đầu lại đằng sau, nhìn xem đốt long nào gần nhất,
đoán là khí mạch ở đốt đó rót vào huyệt, nó chính là long nhập thủ –
Long nhập thủ có 24 long ghi trên vòng địa bàn.
(24) Thấu long cho biết lai lâm chữ gì?
Rồi ta tìm thấu long của long nhập thủ
đó theo 60 long thấu địa ghi ở vòng nhân bàn để biết nó hành gì theo
phép nạp âm như sau:
Ví dụ: Giáp Tý, Ất Sửu là Kim.
Giáp Dần, Ất Mão là Thủy.
Bính Ngọ, Đinh Mùi là Thủy.
Mậu Thân, Kỷ Dậu là Thổ.
Nhâm Tý, Quý Sửu là Mộc v.v…
Sau tiếp, cụ Tả Ao nói qua về long khởi
tổ là chỏm núi cao hay ụ mà từ đó chia ra đổ xuống thành cuộc long mà ta
đang xem.
Long khởi tổ ở gần thì dễ xem, nhưng ở
quá xa thì khó thấy rõ. Nếu ở quá xa ta chỉ cần biết nó ở Nam , Bắc,
Đông hay Tây của huyệt trường cũng đủ.
Cũng nên nhắc thêm:
1. Long khởi tổ là đỉnh núi hay ụ đất,
rót khí mạch vào cả cuộc đất.
2. Còn long nhập thủ là đốt long hay ụ
đất, rót khí mạch vào huyệt trường.
(25) Biết phương Nam , Bắc, Đông, Tây
Biết long khởi tố ở Nam , Bắc, Đông hay
Tây rồi ta cũng có thể tạm đoán được đường lối kết phát của long này.
Nếu là: Đông (mộc) chủ Nhân
Tây (kim) chủ Nghĩa
Nam (hỏa) chủ Lễ
Bắc (thủy) chủ Trí
Biết 4 hướng chỉ là đại khái, nhưng nếu
biết chi tiết hơn nó thuộc về long nào trong 24 long thì quý hơn. Lúc đó
sẽ biết rõ long khởi tổ quý hay thiện. Cao hơn nữa, biết đến thấu long
thì còn tỉ mỉ và chi tiết hơn.
Dưới đây ta hãy nói đến 24 long Khởi tổ
hay long Nhập thủ:
(26) Hai mươi bốn vị can chi chữ nào?
Nếu biết rõ 24 long ta sẽ biết nó là:
quý long, tiện long, cát long, hung long, âm long hay dương long.
Ví dụ: Hợi, Chấn, Canh là 3 âm long và
là cát hung, ba long này gọi là tam, cát, long.
Hoặc nếu là: Kiền, Giáp, Khôn, Ất ta
biết cũng là âm long.
Tuy nhiên người ta còn phân tích quý,
tiện long, chi tiết hơn, như dưới đây:
1. Âm long: Bính long – Đinh long là
thượng cách quý hơn hết.
Canh long – Tân long là thứ cách quý
Cấn long – Tốn long là thứ cách quý
Mão long – Dậu long – Hợi long là tái
thứ, thứ cách quý.
Tỵ long là trung cách.
Mùi long – Sửu long trong có sát khí (ít
dùng).
2. Dương long: Hết thảy dương long đều
kém âm long, nhưng không phải vì thế mà ta bỏ dương long.
Nhân long – Tý long – Quý long là hạng
trên.
Ngọ long là hạng trung bình
Kiền long – Khôn long – Dần long – Thân
long – Ất long – Thìn long – Giáp long – Tuất long đều là hạ cách.
Có long rồi ta mới biết nạp giáp thủy và
sa,
Như Kiền long thì Giáp thủy ứng mới quý
hoặc Kiền cung (Tuất Kiên Hợi) có sa ứng thì phải có Giáp thủy triều
v.v…
(Chúng tôi sẽ lần lượt khai triển và
viết thành những luận án liên quan đến: sa, thủy và rất nhiều yếu tố
khác như:
Nạp giáp
Mã sơn cục
Tá mã cục
Mã sơn cố định
Tam cát sa
Lục tú sa
Lộc sơn sa
Tá lộc sa
Quý nhân sa (luận 8 hàng can) (luận tứ
duy và 12 địa chi).
Công thức thôi quý (mau phát)
Công thức xá văn tinh (suốt đời vô tù
tội).
Long thủy, đại quan tiết (thủy hội và
thủy đáo đường).
Công thức hoạch tài thủy
Công thức cứu bần tiến thân thủy pháp.
Bát quái phối cửu tinh (xem xa về ngũ
hành tốt hay xấu).
Công thức đại huyền – không ngũ – hành
(hướng và thủy phóng).
Công thức Cầm tinh về sa
Đào hoa thủy
Cửu tinh tọa hướng (lấy thủy khẩu làm
chuẩn xem nước lại và nước đi).
Sa thủy chương trực giải v.v…
(tủ sách gia bảo: trước sau sẽ cống
hiến quý vị toàn bộ chân địa lý qua những lần xuất bản kế tiếp, theo một
thứ tự thực dụng và hữu ích).
(26) Hai mươi bốn vị can chi chữ nào
24 chữ là tên 24 long nhập thủ ghi trong
vòng địa bàn như dưới đây:
Phía Đông có: Cấn, Dần, Giáp, Mão,
Ất, Thìn (6 chữ)
Phía Nam có: Tân, Tỵ, Bính, Ngọ,
Đinh, Mùi (6 chữ)
Phía Tây có: Khôn, Thân, Canh,
Dậu, Tân, Tuất (6 chữ)
Phía Bắc có: Càn, Hợi, Nhâm, Tý,
Quý, Sửu (6 chữ)
24 chữ này gồm có:
a). 12 chữ thuộc thập nhị địa chi:
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ
Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
b). 8 chữ thuộc thập can (thiên can)
Giáp, Ất, Bính, Đinh
Canh, Tân, Nhâm, Quý
c). Và 4 chữ thuộc bát quái
Càn, Khôn, Cấn,Tốn.
Tìm xem lai long thuộc long gì? Để ta có
dữ kiện biết nó là:
- Âm long hay Dương long
- Quý long hay tiện long
1. Âm dương long
Trong tử vi và lý học đông phương ta
thấy can, chi, bát quái đều có âm dương của nó, như:
Tý (dương) Sửu
(âm) Dần (dương) Mão (âm)
Thìn (dương) Tỵ
(âm) Ngọ (dương) Mùi (âm)
Thân (dương) Dậu
(âm) Tuất (dương) Hợi (âm)
Giáp (dương) Ất
(âm) Bính (dương) Đinh (âm)
Canh (dương) Tân
(âm) Nhâm (dương) Quý (âm)
hoặc:
Càn (dương)
Khôn (âm)
Cấn (dương)
Tốn (âm)
Nhưng ở địa lý âm dương của long không
giống hẳn như vậy.
Ở địa lý âm dương long lại khác như sau:
1. Dương long về địa lý có:
Dần, Giáp, Ất, Thìn, Ngọ, Khôn,
Thân,Tuất, Càn, Nhâm, Tý, Quý.
2. Âm long về địa lý có:
Sửu, Cấn, Mão, Tốn, Tỵ, Bính, Đinh, Mùi,
Canh, Dậu, Tân, Hợi.
So sánh âm dương long của địa lý với âm
dương của can, chi, bát quái ta thấy giống nhau ở phần 12 địa chi và
khác nhau ở phần bát can và bát quái như 2 bảng dưới đây:
A. So sánh Âm dương về phần địa chi giữa
lý số học và địa lý:
12 địa chi |
Âm dương của lý số học |
Âm dương của địa lý |
Dương |
Âm |
Dương |
Âm |
TÝ |
x |
|
x |
|
SỬU |
|
x |
|
x |
DẦN |
x |
|
x |
|
MÃO |
|
x |
|
x |
THÌN |
x |
|
x |
|
TỴ |
|
x |
|
x |
NGỌ |
x |
|
x |
|
MÙI |
|
x |
|
x |
THÂN |
x |
|
x |
|
DẬU |
|
x |
|
x |
TUẤT |
x |
|
x |
|
HỢI |
|
x |
|
x |
Bảng trên đây trình bày theo 12 chi âm
dương long của địa lý, nó hoàn toàn giống như âm dương của 12 địa chi ta
thường dùng
Nhưng với âm dương của 10 can và 4 quái
(Càn Khôn Cấn Tốn) thì có khác nhau như bảng dưới đây:
B. So sánh Âm Dương về 8 can và 4 quái
giữa lý số học và địa lý
8 can và 4
quái |
Âm dương của lý số học |
Âm dương long của địa lý |
Dương |
Âm |
Dương |
Âm |
GIÁP |
x |
|
x |
|
ẤT |
|
x |
x |
|
BÍNH |
x |
|
|
x |
ĐINH |
|
x |
|
x |
CANH |
x |
|
|
x |
TÂN |
|
x |
|
x |
NHÂM |
x |
|
x |
|
QUÝ |
|
x |
x |
|
CÀN |
x |
|
x |
|
KHÔN |
|
x |
x |
|
CẤN |
x |
|
|
x |
TỐN |
|
x |
|
x |
Sau đây chúng tôi đưa ra một số tính
chất của 24 long.
TÍNH CHẤT CỦA 24 LONG
1. Hợi long: Hợi long
là âm long là tài thứ thứ cách quý – Hợi long là thiên hoàng và là chính
khí của trời đất, sinh người tuấn tú thông minh.
2. Nhâm long: Nhâm long
là dương long – sinh người bình thường, chóng suy. Hay sinh người 6
ngón tay, hay 6 ngón chân, hay là sứt môi.
3. Tý long: Tý long là
dương long, tức Khảm long, hay sinh người to béo, giàu có, lợi về canh
tác.
Nếu lập Ngọ hướng mà có Ngọ thủy hồi
triều, thì phát nhanh. Khảm long, con trai giữa được phát phúc trước. Tý
long, huyệt tọa Tý hướng Ngọ, có gò đống đồng Ngọ, dáng vẻ như vén
quần, sốc áo, múa xiêm, sinh con gái dâm đãng. Tý Ngọ là đại dâm chi vị.
Tý long lúc phân kim thừa Bính Tý, Canh
Tý là vượng, tướng: phát tới ba, bốn đời. Nếu phân kim thừa Mậu Tý, là
không vong – Thừa Giáp Tý, Nhâm Tý là cô hư, thì phát ít và chóng tàn.
4. Quý long: Quý long
là dương long, thứ long tầm thường hay sinh người béo, tròn và trắng
bạch.
Quý long hay sinh người đi tu hay phá
của. Duy Quý long mà có quý thủy triều, thì lợi về buôn bán.
5. Sửu long: Sửu long
là âm long nhưng có nhiều sát khí hay phát võ.
- Sửu long cũng phát phú nữa. Năm Tý,
năm Sửu hay có hoạch tài.
- Khi phân kim Sửu long mà thừa: Đinh
Sửu, Tân Sửu là hợp cục.
- Khi phân kim Sửu long ta thừa Kỷ Sửu
là không vong không tốt, thừa Ất Sửu, Quý Sửu là cô hư, hay sinh người
hung ác, trộm cướp, ngu si.
- Sửu long hay sinh người gian tham độc
ác, bất nhân. Con cái thường to béo.
- Sửu là hung long, nên lúc giao thời
thì rất anh hùng, và phấn phát.
6. Cấn long: Cấn long
thuộc thổ, Âm long và là loại long tốt, sinh người hiền lành, tuấn tú,
thông minh, có khoa mục nhiều con lắm cháu, lộc nhiều, của nhiều.
Cấn long phát những người tuổi Sửu, tuổi
Dần, tuổi Hợi, lập hướng nào phát về tuổi ấy. Cấn long phát rất bền và
phát nhiều.
Nếu Cấn long mà lập Canh hướng, mà
phương Canh lại có gò cao triều huyệt, thì trước phát văn, sau phát võ.
7. Dần long: Dần long
là dương long hay phát văn, sinh người tuấn tú. Nếu kiếm được huyệt tốt
cũng phát vài đời Dần long, phát tuổi: Dần, Ngọ, Tuất, Hợi.
Phân kim thừa Bính Dần, Canh Dần: phát 3
đời.
Nếu thừa Mậu Dần là không vong, thừa
Giáp Dần, Nhâm Dần là cô hư, chỉ phát một đời, rồi lại bại huyệt, phải
tiếp phúc ngôi đất khác.
8. Mão long: Mão long
là tái thứ thứ cách của âm long, Mão cũng thuộc loại quý long, sinh
người anh hùng hào kiệt, phát về trai trưởng, nhiều con cháu, hay phát
võ về tuổi Mão, Tuất.
- Nếu được đại cán long, phân kim thừa:
Đinh Mão, Tân Mão nhập huyệt, thì phát mãi không bao giờ hết.
- Nếu thừa Kỷ Mão là không vong – thừa
Ất Mão, Quý Mão là cô hư, chỉ phát võ được một đời rồi chết trận.
Mão phương tức Chấn phương, nếu lập Canh
hướng là Cổ động lôi tùng, lại thêm có Canh thủy nhập hoài, thì phát dữ
như sấm chớp.
Mão long, có gò cao ở phương Canh, chắc
chắn phát võ, toàn võ.
9. Giáp long: Giáp long
là dương long, thuộc Mộc, là loại long thường, sinh người xấu xí, nhỏ
bé.
- Giáp long hay hoạnh phát về năm Dần,
Mão.
- Phát phú được một đời thì hết, muốn
tiếp tục hưởng phúc, phải kiếm thêm đất khác tiếp phúc.
10. Ất long: Ất long là
dương long, cũng giống như Giáp long.
11. Thìn long: Thìn
long là dương long thuộc thổ là một trong tứ Mộ long. Hay sinh người
gian ác, hay phát tuổi Thìn, tuổi Dậu, chỉ hoạnh phát về những lúc giao
thời, nhưng chỉ được một đời rồi tàn.
Nếu phân kim thừa khí Bính Thìn, thì
phát được một đời. Chẳng may thừa Mậu Thìn thì bị không vong. Thừa Giáp
Thìn, Nhâm Thìn là cô hư đành bị nghèo khổ, tai họa.
Thìn long mà được phương Thân (phương
Tây) cao ứng vào, có thể phát tiến sĩ.
12. Tốn long: Tốn long
là âm long thuộc Mộc, chủ về văn chương, sinh người thông minh, tuấn tú.
Tốn là con gái lớn, hay phát về con gái.
Tốn long mà lập Tân hướng, lại có bút
đóng Tân, con cháu đỗ cao. Phương Đoài có gò hoặc ruộng cao hình nga mi,
con gái phát cung phi.
- Phương Cấn, phương Càn, phương Khôn,
phương Tốn có gò cao ứng là quý lắm.
- Nếu Tốn long mà lập Canh hướng là văn
sang võ.
- Tốn long mà được Mộc hình kết huyệt,
văn trúng khởi giáp.
- Tốn long mà phương Cấn, phương Đoài
(Dậu) có thủy triều, thì phát khoa mục.
13. Tỵ long: Tỵ long là
âm long, lúc phát thì rất giàu sang, lúc nghèo thì rất bần tiện.
- Phân kim: Thừa Tân Tỵ, Đinh Tỵ là
vượng, tướng, có thể phát được hai, ba đời
Nếu thừa: Kỷ Tỵ là không vong, Ất Tỵ,
Quý Tỵ là cô hư, phát một đời, như sấm, như sét, nhưng lúc xuống, thì
đồi bại rất nhanh chóng.
- Nếu lập Đinh Tỵ kiêm Bính nhập huyệt
mà phương Kiền, Hợi có gò đống ứng, mà hướng lại thừa long, hổ hồi đầu,
thì con cháu ngẫu nhiên, gặp vua, phát quý.
- Tỵ long phát cả quan, văn, võ nhưng
lúc xuống lại rất bần tiện không được quân tử như Kiền hay Hợi long.
- Tỵ long quyền võ tướng.
14. Bính long: Bính
long thuộc hỏa là âm long thuộc loại long tốt, sinh người thông minh,
tuấn tú, trí dũng, phát cả văn lẫn võ.
- Bính long phát tuổi Tỵ, tuổi Ngọ. Nếu
huyệt tọa dư khí lại được chính cán long có thể phát tới năm đời.
- Nếu Bính long có án gần, mà thêm
nghịch thủy, thì chỉ trong 3 năm là đại phát.
- Như Bính long, mà phương Cấn có gò
đống thanh tú, ứng thủy triều thì phú quý cực phẩm, phát cả văn lẫn võ.
- Nếu phương Chấn, phương Canh có gò
đống ứng thì có thể điều khiển nghìn vạn quân.
- Phương Tốn, phương Hợi, phương Tân có
gò ứng chứng sẽ phát văn.
- Bính long mà phương Khôn có ruộng cao,
trông như là cờ, con gái phát tướng quân.
15. Ngọ long: Ngọ long
thuộc hỏa là dương long, sinh người tóc vàng, da đỏ, phát nhiều về năm
Ngọ, Mùi.
- Ngọ long là long xấu, phát đấy lại suy
đấy, lúc phát như lửa dậy, lúc bại như tro tàn.
- Ngọ long mà phân kim, thừa Bính Ngọ,
Canh Ngọ nhập huyệt, phát được một, hai đời.
- Nếu thừa Mậu, Ngọ là không vong – Giáp
Ngọ, Nhâm Ngọ là có hư, chỉ phát một đời rồi bại tuyệt.
- Như Ngọ long mà phương Dần, phương
Tuất có sơn thủy ứng, là tam hóa cục (Dần Ngọ Tuất) có thể phát một đời
trạng nguyên.
16. Đinh long: Đinh
long thuộc hỏa là âm long, thuộc loại long tốt. Hỏa tính cấp, chóng
phát, sinh người thông minh, nhiều nghề.
- Đinh long phát người tuổi Ngọ, Mùi,
Dầ, Thân, Dậu, Hợi.
- Đinh long dễ sinh thần đồng.
- Đinh long có Dần thủy triều, phương
Tân có bút, thì văn đỗ đến trạng nguyên và sống lâu 100 tuổi (Đinh chủ
thọ).
- Đinh long thì phương Cán, Cấn phải
khoáng đãng mới tốt. Trái lại phương Càn có gò đống cao sẽ bị tai vạ
liên miên.
- Đinh long mà có Tốn bút ứng, chỉ thi
một lần là đỗ.
- Đinh long mà phương Chấn, phương Canh
có gò đống ứng, con cháu giàu sang.
17. Mùi long: Mùi long
thuộc thổ là âm long sinh người khỏe mạnh, phát võ tướng, phát vào những
buổi giao thời.
- Mùi long mà phương Sửu có ruộng tròn
như cái trống lại có cờ ứng, phát đại tướng, nhưng rất ác, tuy vậy lại
xuất tăng ni.
- Mùi, Sửu long hay sinh người ăn khỏe.
18. Khôn long: Khôn
long là lão âm mà là dương long. Phát một đời không chu toàn, hay sinh
người cô quả, bại tuyệt.
- Khôn long mà phương Cấn có gò đống
ứng, hoặc có nước lai triều, thời phát phú.
- Càn cũng như Khôn, tuy có phát nhưng
chóng bại.
19. Thân long: Thân
long là dương long, chóng phát và chóng suy.
- Thân long phát về năm Tý, năm Thân,
sinh người béo phệ. Khi nào sinh đến người tóc vàng, tiếng ngắn là đến
lúc bại.
- Thân long mà phương Dần, phương Giáp
có nước nghịch triều, thì chóng phát.
- Phương Khôn mà có gò tròn, hoặc vuông,
phát thầy chùa.
20. Canh long: Canh
thuộc Kim là âm long, thuộc long tốt và hay phát võ, sinh người thanh
bạch, tu mi.
- Canh long thì hách, giàu sang, và
nhiều người ha phát tuổi Thân, Dậu.
- Nếu Canh long mà được chính huyệt,
phát đến 8 đời.
- Canh long mà phương Chấn có cờ, phương
Hợi có trống thì võ tướng uy quyền, nghiêng thiên hạ.
- Canh long mà Cấn hướng, thì trước phát
văn sau phát võ.
- Phương Cấn, Tốn, Tân có bút ứng thì
văn, võ song toàn.
21. Dậu long: Dậu long
thuộc âm dương, thuộc loại long tốt, sinh người thanh tú, phát về năm
Dậu, Thìn hay phát văn, phát võ, phát cung phi, nếu mạch tường viễn,
phát được 6 đời.
- Phân kim thừa Đinh Dậu, Tân Dậu là
vượng trường khí, phát lâu bền. Nếu chẳng may thừa Kỷ Dậu, Ất Dậu là cô
hư, Quý Dậu là không vong, bị giảm phúc
- Dậu long mà phương Tốn, phương Hợi có
gò đống, đi thi dễ đỗ.
- Phương Chấn có cờ, phương Hợi có
trống, là võ tướng.
- Dậu long mà phương Dậu có gò đống cao,
che đỡ ác khí, phương Mão có nước tụ, làm quan hiển vinh, danh tiếng
lừng bốn bề.
- Phương Tỵ, phương Ngọ, phương Mão có
gò đống ứng tất nhiên phát.
- Dậu long, mà từ phương Ly (Ngọ) đến
phương Tốn có gò đống liên châu, thì con gái phát hoàng hậu.
22. Tân long: Tân long
là âm long thuộc Kim, là loại long tốt, sinh người tao nhã, tuấn tú phát
tuổi Dậu, Tuất, Tân, chủ về văn chương, khoa mục
- Tân là học đường, như Tân long lập Tốn
hướng, mà phương Tốn lại có ruộng nhọn như cây bút, tức nhiên con cháu
học giỏi đỗ nhiều.
- Tân long mà phương Tốn, phương Hợi có
gò đống ứng đi thi trúng tuyển.
- Tân long, mà phương Bính, phương Ngọ,
phương Đinh có gò đống ứng, văn đến thượng thư.
- Tân long, Mão hướng, Mão phương có sơn
thủy ứng triều thì văn võ song toàn.
- Tân long mà lập Càn hướng, hai bên lại
có ruộng trũng, nước trong sáng như mắt mèo, tựa như mặt trời mọc, thì
thông minh, học một biết mười, đi thi đỗ đậu.
- Tân long mà được huyệt tốt, có nhiều
tầng long hổ, có thể phát thần đồng.
23. Tuất long: Tuất
long thuộc thổ, là dương long và là một trong tứ Mộ long (Thìn, Tuất,
Sửu, Mùi).
- Tuất long hay sinh người gian ngoan,
ngu si, hung bạo, hay phát lúc thay đổi thời thế.
- Tuất long, hoạch phát về năm Mão, năm
Tuất.
- Tuất long, phân kim thừa khí Bính
Tuất, Canh Tuất mà phương Tốn lại có bút ứng (gò con hỏa hay ruộng nhọn)
hoặc phương Nam (Ngọ) có hình Thiên mã – cũng đều phát trạng nguyên.
Nếu có huyệt tốt, có thể phát ba đời,
rồi sau sinh người ngu ngoan.
- Nếu Tuất long, mà thừa: Mậu Tuất, Giáp
Tuất, Nhâm Tuất hay sinh người gian ác
- Tuất long, mà hai phương Dần, Ngọ có
gò đống ứng thì cũng giàu sang.
- Tuất long mà huyệt đơn bạc, long hổ ít
tầng, thì chỉ phát một đời rồi nghèo khổ.
- Tuất long mà phương Mùi có sa hay thủy
phản, sinh làm giặc rồi bị tội.
- Phương Mùi không có gò đống, mà có
nước sâu trũng, hay bị tai họa bất ngờ.
24. Càn long: Càn long
là lão dương ở phương Tây Bắc, phát một đời rồi nghỉ.
Trên đây chỉ có một hình thức luận long
cho 24 long của Khoa địa lý. Trong đó có nhiều câu, chỉ đúng có một
phần, trái lại nhiều câu lại quá đúng.
Như vậy ta chớ vội nệ vào phần luận long
này và cũng đừng bỏ nó đi ngay, chỉ nên dùng nó làm phương tiện lúc
đầu. Căn cứ vào nó ta đi tìm học địa lý để xác định lại xem chỗ nào
trúng, chỗ nào sai. Sau khi xác định được do kiến thức lý thuyết thực
hành của chính ta luận ra, chứ không phải người luận ra lúc đó ta mới
thành công.
Vậy xin nhắc lại,quý vị đừng hoàn toàn
nệ vào sự trình bày tính chất của 24 long trên đây để tránh nhầm lẫn
đáng tiếc.
CHƯƠNG THỨ TƯ
ÂM DƯƠNG LONG THEO
LÝ KHÍ
27. Nhận xem cho biết long nào
28. Âm long, âm hướng, thủy toàn phóng
âm
29. Dương long, dương hướng, chớ nhầm
30. Thủy phóng dương vị, luận âm dụng
gì?
CHƯƠNG THỨ TƯ
ÂM DƯƠNG LONG THEO LÝ KHÍ
Về địa lý, nói về lý khí, ngoài những
công thức tìm hướng phù hợp, ta lại còn cách tìm theo âm dương nữa.
Cách tìm theo âm dương ở đây là Toàn âm
hay toàn dương.
Với thuyết toàn âm hay toàn dương này,
khoa địa lý có hai đường lối giải thích:
1. Phần đông giải thích rằng: Âm dương
là theo Âm dương của ngũ hành của Can, Chi và bát quái ở 24 chữ trên địa
bàn.
Ví dụ: Tý là dương
Sửu là âm
Giáp là dương
Ất là âm
Khôn là âm
Càn là dương v.v…
2. Một số ít giải thích rằng: Âm dương
theo:
Dương là thiên can.
Ví dụ: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ v.v…
Âm là địa chi và bát quái
Ví dụ: Giáp Ất Bính Đinh, Càn Khôn Cấn
Tốn
Căn cứ vào phép âm dương long và âm
dương hướng ở câu 27, 28, 29, 30 của Cụ Tả Ao. Ta thử tìm cách áp dụng
và giải thích theo cả 2 cách:
A. Cách thứ nhất:
Giải thích âm dương theo âm dương của
ngũ hành của can chi.
(27) Nhận xem cho biết long nào:
Ví dụ: Giáp long (dương)
Mão long (âm)
Ất long (âm)
Thìn long (dương)
Tốn long (âm)
Tỵ long (âm)
Bính long (dương)
(28) Âm long âm hướng, thủy toàn phóng
âm
- Nếu là âm long thì hướng của huyệt
phải nhìn vào âm hướng (bất kể Can hay Chi). Và thủy khẩu phải phóng vào
âm hướng (bất kể Can hay Chi).
(29) Dương long Dương hướng chớ nhầm
Đừng quên nếu là dương long (dù Can hay
Chi) phải dùng dương hướng (dù Can hay Chi) của can chi, bái quái,
(30) Thủy phóng dương vị luận âm dụng
gì?
Dương long, dương hướng thì thủy khẩu
phải phóng dươn mới đúng (dù Can, Chi hay bát quái).
Nếu dương long hay dương hướng mà thủy
khẩu phóng âm thì không dùng được. Không có kết phát.
B. Cách thứ hai:
Giải thích âm dương theo:
1. Dương là Càn, Khôn, Cấn, Tốn hoặc
thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý).
2. Âm là 12 địa chi.
4 câu này:
27. Nhận xem cho biết long nào.
28. Âm long âm hướng thủy toàn phóng âm
29. Dương long dương hướng chớ nhầm.
30. Thủy phóng dương vị luận âm dụng gì?
được phải đối nghịch luận như sau:
4 câu trên, một số ít các cụ cho là sai,
và các cụ sửa lại như sau:
27. Nhận xem cho biết long nào.
28. Âm long, dương hướng thủy toàn phóng
dương
29. Thủy phóng dương vị luận âm dụng gì?
Và các cụ cắt nghĩa như sau:
27. Nhận xem cho biết long nào
Nhận xem long nhập thủ có phải là ở chữ
địa chi như Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
thì mới được.
Còn nếu long nhập thủ ở 8 chữ của thiên
can hoặc 4 chữ Càn, Khôn, Cấn, Tốn thì không được.
2. Âm long, dương hướng, thủy toàn phóng
dương
Long vào ở địa chi là âm long thì hướng
huyệt bắt buộc phải ở thiên can (như Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân,
Nhâm, Quý và Càn, Khôn, Cấn, Tốn) là dương hướng, mới được. Thủy khẩu
cũng phải phóng thiên can và bát quái như hướng của huyệt.
29. Âm long, dương hướng chớ nhầm.
Đừng có lầm, và phải nhớ là bao giờ long
cũng phải thu theo địa chi (âm) Hướng huyệt và hướng thủy khẩu phóng
lại phải theo thiên can (dương).
30. Thủy phóng dương vị luân âm dụng gì?
Thủy phải phóng về thiên can, nếu phóng
vào địa chi thì không được
Các vị bênh vực phép thứ hai này đều căn
cứ vào câu:
Vạn thủy đô tòng thiên thượng khứ
Quan long giai hướng địa tung hoành.
(Thiên thượng là thiên can – Hướng địa
là hướng của địa chi).
Việc giải thích khác biệt nhau như trên
làm cho làng địa lý chia làm 2 hệ phái tranh luận nhau đã mấy trăm năm
mà chưa ngã ngũ.
Riêng theo các vị chân sư nhận xét thì
cả hai phép nói trên đều có chỗ cần bổ túc cho nhau, mà việc bổ túc này,
không thể nói ít mà giải đáp được, vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố
mà trừ phi học địa lý cho thật sâu sắc, mới tìm ra.
Những yếu tố này bao gồm:
- Thủy pháp
- Sa pháp
- Thôi quan pháp
- Phép điểm huyệt, phân kim
- Và một số bí yếu về địa lý cùng kinh
nghiệm địa lý nữa. Sau khi đạt những yếu tố trên, lúc phân kim, điểm
huyệt, cân nhắc lợi hại, sẽ thấy rõ ngay.
Điểm bí hiểm này, hạn chế các thầy địa
lý “tay mơ” không thể nào dùng tài nghệ và kinh nghiệm tầm thường mà làm
được đất kết đến mức tối đa của nó.
Khoa địa lý sở dĩ cả ngàn năm nay là
khoa bí truyền, chỉ vì có nhiều khúc mắc, như khúc mắc nêu trên.
Chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những luận
án về từng loại lý khí và loan đầu để giải minh lần lần, trong các bộ
sách, thuộc tủ sách Gia Bảo của nhóm chúng tôi, mà 2 bộ địa lý đã xuất
bản (Địa lý Tả Ao và Dã Đàm Tả Ao) là 2 quyển đầu.
Sở dĩ chưa trình bày ra đây vì phạm vi
của quyển này không cho phép đi quá xa phần căn bản cần thiết của nó.
CHƯƠNG THỨ NĂM
ÂM DƯƠNG LONG THEO
HÌNH THỂ CAO THẤP
31. Âm dương lại có phép kia
32. Âm lai dương thụ, âm sư dương hồi
33. Âm là gò đống đất ghềnh
34. Dương là ruộng phẳng, đất bằng như
lai
35. Núi non kia, cũng âm hoài
36. Long cường, thì chớ huyệt nơi cao
cường
37. Long nhược, nơi thấp chớ màng.
38. Lai dương hòa lại, đường thì bằng
chi.
CHƯƠNG THỨ NĂM
ÂM DƯƠNG LONG THEO HÌNH THỂ CAO THẤP
Ta vừa nói tới, (tài liệu mờ)
Chú ý: Âm dương theo phương hướng thuộc
phần lý khí (là âm dương này).
Âm dương theo hình thể cao thấp thuộc
phần loan đầu (là âm dương kia).
31. Âm dương lại có phép kia
Phép kia: là phép nhìn hình thể cao thấp
của long, để luận âm dương. Ta đã biết, cùng một long mạch, nếu chỗ nào
cao là âm, và chỗ nào thấp là dương. Vậy khi kết huyệt, thì khi long
đến huyệt mà đang cao (âm) thì huyệt trường phải thấp hay bằng (dương).
Trái lại khi long dẫn đến huyệt, đang
thấp hay bằng (dương), thì huyệt trường phải cao (âm).
32. Âm lai dương thụ, âm su dương hồi.
a). Âm lai dương thụ là long cao đi đến
huyệt thì huyệt phải bằng hay thấp (âm lai dương thụ).
b). Âm su dương hồi là mạch bằng đến
huyệt, thì huyệt phải cao (su và thụ nghĩa là chịu theo). Muốn kỹ lưỡng
cụ Tả Ao cắt nghĩa rõ âm dương theo hình thể đất như dưới đây:
33. Âm là gò, đống, đất ghềnh
34. Dương là ruộng phẳng, đất bằng như
lai.
Cắt nghĩa như thế, để con cháu ý thức
rằng: tất cả đất đai ta nhìn thấy đều là long cả, dù đất đai đó là: núi
cao, gò đống, là đất ghềnh, hoặc là ruộng phẳng, hoặc là đất bằng.
Dưới đất đai đều có khí mạch của long.
Nếu khí cường, thì nổi cao, và khí nhược
thì thấp là đất bằng có thế thôi. Khí mạch, trong vỏ đất, cũng như nhựa
cây chạy trong thân cây vậy.
Lại có những trường hợp, toàn là núi
non, ta phải nghĩ là hỗ này toàn mạch âm, như câu:
35. Núi non kia cũng âm hoài
(Núi non là đất nổi cao, có nhiều khí
mạch).
Gặp trường hợp này, thì huyệt phải không
được ở chỗ cao, đúng phép.
Mà muốn đúng phép đó thì phải nhớ câu
này của cụ Tả Ao:
36. Âm cường thì chớ mạch nơi cao cường
Là mạch cao thì chớ kiếm huyệt ở chỗ
cao.
Còn nói ngược lại, nếu mạch bình dương,
chạy bằng phẳng chính xứ, qua ruộng bằng, thẳng cánh cò bay, thì chớ
kiếm huyệt trường tại nơi phẳng, như cụ Tả Ao có nói:
37. Long ngược, nơi thấp chớ màng
Như thế không có đất kết bởi vì:
38. Lai dương hòa lại dương thì bằng chi
Nghĩa là bằng lại thì bằng không phải là
đất kết.
- Theo như mấy lời giản dị của cụ Tả Ao
trong tập này, ta thấy lời cụ là cả một tinh hoa Địa lý và dịch lý.
Cái khéo cái hay ở chỗ: chỉ 8 câu ở bài
này, chúng ta dùng nó làm vốn, đi tìm huyệt cả nhiều năm liền, theo phép
âm lai, dương thụ, âm su dương hồi, mới hiểu được thực tế nó, mới thấy
rõ đất đai chỗ nào cũng chỉ là vì âm và dương. Sau nữa mới thấy sự sắp
đặt khéo léo của hóa công trên những đất đai trên khắp mọi nơi, mà trước
kia, ta chỉ tưởng là những nếp nhăn tự nhiên của quả đất vô tri. Và sau
nữa ta mới thấy tinh thần dịch lý đã thu cả vũ trụ vào hai mối âm
dương.
CHƯƠNG THỨ SÁU
LONG TẢ TOÀN VÀ
LONG HỮU TOÀN
A. LONG TẢ TOÀN:
39. Ruộng giống ngọc sích tiện vi
40. Dương tả, âm hữu, long chia hai
đường
41. Tích phòng Đông chí sinh dương
42. Nãi dương Giáp Tý, khí sương tả
hành.
43. Khởi tự: Hợi, Tý phân minh
44. Tiến lên ngăn ngắn, thuận hành tả
biên
45. Qua Dần, Mão đến Tuất, Càn.
46. Chuyển Hợi nhập cuộc, chí, huyền,
phân minh
47. Quần tiên đi, có tống nghênh
48. Mạch nào bên hữu, đã đành chân long
49. Xa nhận nước ở tả cung
50. Dương thủy chảy lại, hội đồng thiên
tâm.
B. LONG HỮU TOÀN:
51. Đạo trời hạ chí sinh âm.
52. Nãi âm Giáp Tý, khí lâm hữu toàn
53. Tòng Tý nghịch suy: Hợi, Càn.
54. Qua Dậu, Thân, Ngọ đến bên Mão, Dần
55. Nghịch hành về Cấn, Sửu hành
56. Chuyển tả nhập cuộc, ấy phần Dương
long
57. Dù hòa thấy nước hữu cung
58. Âm thủy chảy lại, hội đồng giao
dương
59. Âm long, dương thủy đã tường
60. Dương long, âm thủy minh đường gặp
nhau.
C. NÓI THÊM VỀ HOÀNH LONG
61. Bên trước nước đã hợp thâu.
62. Lại nhận có đống bên sau chăng là
63. Hoành long thì nước thực thà
64. Dù chẳng có nước, ắt là đối không.
65. Âm, Dương đã có: thư, hùng.
66. Cửa nhà đã hợp, vợ chồng liên giao
67. Ắt là khí dựng thai bào
68. Tự nhiên sinh đục, lẽ nào vậy vay
69. Chân long, chính huyệt ở đây.
70. Ấy đất Hoành kỵ, lời thầy truyền ta.
71. Kết thoái, dư khí còn xa
72. Hoặc đi trăm dặm, mới ra chiên thần.
CHƯƠNG THỨ SÁU
LONG TẢ TOẢN VÀ LONG HỮU TOÀN.
Chương năm nói về âm dương theo chiều
cao thấp.
Chương sáu nói về âm dương theo long tả
toàn và long hữu toàn. Vì hai phần hơi giống nhau nên chúng tôi xin cắt
nghĩa phần trên (long tả toàn) theo hệ thống phân tích và phần dưới
(long hữu toàn) theo hệ thống tổng hợp, để quý vị dùng ý kiến của phần
nọ đối chiếu với phần kia, sẽ thấu hiểu chu đáo hơn.
Khởi đầu là 2 câu mở:
39. Ruộng giống ngọc sích, tiện vi
40. Dương tả, âm hữu, long chia hai
đường
Có nghĩa là long mạch đi quanh co, khi
sang phải, khi sang trái.
Nếu đi sang phải là đi theo chiều dương
(theo chiều kim đồng hồ).
Và đi sang trái, là đi theo chiều âm (đi
ngược chiều kim đồng hồ).
1. Đi từ trái sang phải ta còn gọi là
long tả toàn, tả hành hay tả biên.
2. Còn đi từ phải sang trái ta còn gọi
là long hữu toàn, hữu hành hay hữu biên.
A. Long tả toàn
41. Tích phòng Đông Chí sinh dương
Mỗi năm cứ đến ngày Đông chí (thường vào
tháng 11 âm lịch) thời tiết bắt đầu chuyển sang dương. Tất cả cây cỏ
đều thay nhựa mới, ẩn phục trong thân cây, để tạo lá mới, lộc mới cho
năm tới. Những chất bổ dưỡng mới này sẽ làm cho cây cỏ chuyển thành nụ
hoa, ngọn lá, vào ngày đầu xuân (2 tháng sau).
Nói về cây cỏ cho ta dễ nhận xét, nhưng
thật ra tất cả vạn vật, kể cả con người, cũng đều chịu sự chuyển dương
như thế.
42. Nãi dương Giáp Tý, khí sương tả
hành.
- Từ Tý đi thuận là đi tả hành.
- Tý có 5 phần bắt đầu từ trái sang phải
trước hết: Giáp Tý, rồi đến Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý.
Sau Tý sẽ đến Sửu (xin xem bản địa bàn
(la kinh) của Cao Trung.
Ta đã hiểu, như trên, từ trái sang phải
là chiều Dương hay chiều Tả Toàn hay Tả hành hay Tả Biên.
43. Khởi tự: Hợi, Tý, phân minh
Theo tả toàn thì Hợi rồi đến Tý.
44. Tiến lên ngăn ngắn, thuận hành tả
biên.
Long đi theo chiều Dương, đi từ trái
sang phải (Tả biên). Các đốt long cứ từng đốt dài, ngắn đi theo chiều
kim đồng hồ (nếu sự di chuyển này ở trước mặt chúng ta, còn như đi sau
lưng, nếu ta không quay lại, thì sẽ đi ngược lại).
45. Qua Dần, Mão đến Tuất Càn.
Tý đến Sửu đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ,
Mùi rồi Thân, Dậu, Tuất, Hợi là theo chiều dương.
Nhưng vòng địa bàn có 24 ô, chứ không
phải chỉ là 12 ô địa chi, nên ta cũng có thể viết:
Hợi, Nhâm, Tý, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp,
Mão, Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu,
Tân, Tuất, Càn.
Các đốt long ít khi đi đủ vòng tròn như
trên. Thực tế nhiều khi long:
- Chỉ đi độ vài chữ, ít khi thành một
vòng tròn đầy đủ.
- Và long cũng không mấy khi bắt đầu đi
từ Tý. Long có thể bắt đầu đi từ bất cứ chữ nào và cũng có thể chấm dứt
cuộc đi để vào đất kết từ bất cứ chỗ nào.
46. Chuyển Hợi nhập cuộc, chi huyền phân
minh.
Ví dụ: Long đi từ Tuất, Càn rồi chuyển
vào Hợi mà nhập thủ vào đất kết.
Tuy gọi là đi vòng phải, hay vòng trái,
nhưng không bao giờ Long đi thẳng đúng như một vòng tròn, Long đó thường
đi khúc khuỷu, khi sang phải, lúc sang trái, trông như chữ chi và chữ
huyền. (Long đi chữ chi, chữ huyền mới là Long tốt, có nhiều sinh khí,
tưởng tượng như con rắn, con rồng uốn khúc.
47. Quân tiên đi có tống nghênh
Cụ Tả Ao cho địa lý là môn học của bậc
thần tiên, nên nhìn long đi, cụ tưởng tượng như là “bầy tiên đi” (quần
tiên).
Long tốt đi, có sa và thủy đón đỡ hoặc
nghênh tiếp các đốt long. Cụ gọi đó là quần tiên (các đốt long) đi có
tống nghênh (sa, thủy đón đỡ là tống nghênh).
48. Mạch nào bên hữu, đã đành chân long.
Long đi tả toàn, là long từ bên hữu sang
bên tả là chân long.
49. Xa nhận nước ở tả cung
Long đi từ trái sang phải (tả toàn) lúc
vào kết huyệt, thường nhận được nước vào minh đường từ bên tả, bên phải
đế (nước ở tả cung).
Lý do long tả toàn không nhận nước ở xa
từ hữu đến vì long quay sang phải hay gặp nước ở phát tổ sơn về từ bên
phải, và ngược lại long hữu toàn, long quay sang tay trái, hay nhận được
nước xa đến, từ bên trái. Nước này thường là nước, mà đi ngược lên ta
có thể tìm đến nguồn nó, là nước từ thiếu tổ sơn hoặc thiếu tông sơn đi
ra. Nó chính là nước bát tự, nước mở cửa cho long từ tổ sơn đi ra.
50. Dương thủy chảy lại, hội đồng thiên
tâm.
Phải có thêm nước từ bên trái (nách tay
long của ngôi đất) lại hội với thủy, ở xa, từ bên phải đến, mới là thủy
giao hội mới tốt.
Nước từ xa đến là dương thủy.
Nước ở huyệt trường hoặc nách long, hổ
sa gọi là âm thủy.
(tài liệu mờ)
B. Long hữu toàn
Sau khi phân tích long tả toàn (trái
sang phải) rồi, ta thử tìm hiểu xem cụ Tả Ao nói gì về long hữu toàn
(phải sang trái).
Chúng tôi đã phân tích kỹ long tả toàn ở
phần trên rồi, phần long hữu toàn dưới này, chúng tôi sẽ nói cô đọng
hơn. Chỉ trừ ra câu nào đặc biệt mới phân tích:
51. Đạo trời hạ chí sinh âm:
Theo tiết khí thì vào khoảng tháng năm,
mùa hạ là tháng có tiết Hạ chí, lúc này thời tiết bắt đầu chuyển sang
âm.
52. Nãi âm Giáp Tý, khí lâm hữu toàn.
Đi tả toàn là đi theo chiều dương, thì
đi hữu toàn là đi chiều âm. Cũng nói bắt đầu từ Giáp Tý, nhưng đi ngược
chiều kim đồng hồ chạy.
53.Tổng tý nghịch suy Hợi Càn.
Đi theo Càn, Hợi là đi thuận, thì bây
giờ đi theo Hợi, Càn là đi nghịch.
(Ta cũng bắt đầu từ Tý là cho dễ).
54. Qua Dậu, Thân, Ngọ đến bên Mão, Dần.
Đi nghịch thì từ Tý đến Hợi, Càn, Tuất,
Dậu, Thân, Khôn, Mùi, Đinh, Ngọ, Bính, Tỵ, Tốn, Thìn, Ất, Mão, Giáp, Dần
v.v… (xin xem hình bìa).
55. Nghịch hành về Cấn Sửu hành
Cứ thế, nếu long cứ đi tiếp nối nghịch
chiều (hữu toàn) thì đến Cấn, Sửu và Quý rồi cùng trở về đến Tý là đủ
một vòng tròn.
56. Chuyển tả nhập cuộc ấy phần âm long
Âm long là long đi chiều nghịch từ phải
(hữu) quay sang trái (tả).
57. Dù hòa thấy nước hữu cung
Long đi chiều nghịch, hữu toàn, phải
sang trái, dễ nhận được nước xa, ở bên trái (tả) đến.
58. Âm thủy chảy lại hội đồng giao dương
Lại phải có âm thủy (nước từ nách long
hổ hoặc từ huyệt trường) chảy ra gặp đường thủy (nước từ xa đến) mới là
trọn vẹn. Hai nước này hội ở trước huyệt.
59. Âm long, dương thủy đã tường.
60. Dương long, âm thủy minh đường gặp
nhau.
Ta đã có âm lẫn dương thủy, nên ta có:
1. Dương long (tả toàn) gặp âm thủy
2. Âm long (hữu toàn) gặp dương thủy.
Và nếu đối với nước ở xa đến thì:
1. Long tả toàn khi gặp nước ở xa lại
thì là long bên hữu đến gặp nước ở xa bên tả đến.
2. Long hữu toàn khi gặp nước ở xa lại
thì là long bên tả đến gặp nước ở xa bên hữu đến.
Đây là hai điểm quan trọng của nội cuộc
đất, để biết có huyệt kết hay không. Ít thầy địa lý hiểu được điểm này,
và cũng ít sách nói đến.
( Còn tiếp)
0 comments:
Post a Comment