Xem thủy triều, con nước đi câu

 OZ-Thủy triều không chỉ dành cho dân đi câu, đánh lưới xem biết thời điểm thích hợp mà bắt cá, trong xem ngày cất nhà ở một số vùng thường chọn thời điểm nước lên để cất nóc, đổ mái. Đây là vấn đề tâm linh, nên xin đăng tải ý nghĩa của thủy triều ở đây cho mọi người tham khảo.

Thủy triều

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong ngày. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều cường) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình elípsoid. Một đỉnh của elipsoid nằm trực diện với mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi tốc độ góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất: Đó là miền Xích đạo của Trái đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái đất, mà là: Hệ Quả Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên Trọng điểm của hệ Trái đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.

Thủy triều cực đại đạt được khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía với Trái Đất - lực hấp dẫn đạt cực đại, còn khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm đối diện nhau so với Trái Đất thì mức triều lên đạt cực tiểu.

Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều.
Một số nơi trên thế giới cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều là con nước thủy triều lên và xuống một lần trong mỗi ngày (24 giờ). Bán nhật triều là con nước lên xuống 2 lần trong một ngày, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo.
Wikipedia
Đi câu cá bờ biển thì lịch thủy triều có quan trọng không?

Trả lời:
-Sự chuyển động và phương hướng chuyển động của thủy triều đều có vai trò sống còn với cá biển vì chúng dựa vào đó để thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn .Cửa sông và những đầm lầy, bãi đá ngầm khe lạch là nơi cung cấp nguồn thức ăn của chúng .Khi thủy triều lên cao, nước sẽ làm ngập lụt những khu vực này. Cua cáy ,cá nhỏ và các loài thủy sinh sẽ đi theo đó mà ra và các loài cá lớn sẽ cũng theo cùng để tìm kiếm thức ăn .

Làm cách nào để chọn thời điểm câu thích hợp nhất?

trả lời:
- Cần thủ cần phải có khả năng để sử dụng một biểu đồ thủy triều để lập kế hoạch cho các chuyến đi câu . Đa số những biểu đồ thủy triều cho thấy ngày tháng và thời gian và mực nước triều thấp cũng như chiều cao của thủy triều và mọi sự lên xuống của thủy triều đều liên quan đến sự chuyển động của mặt trăng.

Chọn thời điểm đi câu bờ biển theo chu kỳ hoạt động của mặt trăng
- Tuần trăng chia ra làm 4 chu kỳ (1)đầu tuần trăng(2)trung tuần trăng (3)thượng tuần trăng (4)hạ tuần trăng

Đầu tuần trăng (trăng non): "những ngày đầu tháng âm lịch" Thời điểm này nước triều bất đầu dâng.Chiều cao đã ở trên mực trung bình của mực nước kiệt khoảng từ 1,6m đến 2m lúc này luồng nước có sự thay đổi đổi lớn, dòng trở nên mạnh mẽ hơn , phù sa và những cặn dưới đáy bị khuấy động từ dưới lên Nước sẽ rất đục, làm con cá giảm bớt khả năng nhìn thấy mồi câu của các bạn.
Không đi câu vào thời điểm này

Trung tuần:Trong thời gian này mặt trăng sáng vàng như pha sáp, dòng thủy triều bớt mạnh và nước biển sẽ trong hơn.
đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của các cần thủ

Thượng tuần (trăng rằm):Khoảng ba ngày trước rằm mực nước rất cao,biển thường có sóng và kéo dài cho đến hết tuần trăng.Thời gian này chỉ thích hợp với đi dạo .
-Cá tráp thường đẻ trứng vào thượng tuần trăng.Khoảng từ cuối tháng ba cho đến hết tháng năm hàng năm. Các cần thủ nên ngừng mọi hoạt động đánh bắt trong khoảng thời gian này để giữ nguồn cá cho những mùa câu tiếp theo.

Hạ tuần trăng: Lúc này mặt trăng bắt đầu khuyết, nước triều bắt đầu xuống.Đợi đến khi mực nước xuống thấp khoảng từ 1,8m đến 2m(trên mực trung bình của mực nước kiệt) bạn hãy đi câu.

Ngư phủ và kinh nghiệm về nước lên, nước ròng[1] để trù liệu chính xác những chuyến ra khơi hoặc trở về đất liền.

Tháng giêng tháng bảy phân minh

Mồng năm, mồng chín, thìn sinh tị hồi.

Tháng tám cho lẫn tháng đôi

Mồng ba mười bảy tị lai, ngọ hòan

Tam cửu tòng như nguyệt tiền

Ngày hai mươi chín nước liền thụ thai

Mười ba sinh con thứ hai

Tuất thăng, mão giáng chẳng sai chút nào.

Tháng tư đối với tháng mười.

Sinh con mười một cùng thời hăm lăm

Tháng một chi khác tháng năm

Đã tường mồng chín, chớ nhằm hăm ba

Tháng sáu, tháng chạp suy ra

Mồng bảy, hăm mốt ấy là nước sinh.

[1]Mực nước cực tiểu trong một chu kì dao động thủy triều, ở những vùng thiên về bán nhật triều, hằng ngày có thể có hai lần nước ròng với độ cao khác nhau.

Mô tả Hiện tượng thủy triều

Trong thiên nhiên, người ta quan sát được hiện tượng dao động tuần hoàn của mực nước biển theo phương thẳng đứng, hiện tượng này được gọi là thuỷ triều. Nước dâng lên là triều dâng, nước rút xuống là triều rút. Trạng thái cao nhất của mực nước là nước lớn (triều cường), trạng thái thấp nhất của mực nước là nước ròng.

Đồng thời trong biển và đại dương, người ta còn quan trắc được một hiện tượng gọi là triều lưu là sự dịch chuyển tuần hoàn của khối nước theo phương ngang.Thuỷ triều có nhiều loại, phổ biến nhất là bán nhật triều. Bán nhật triều là hiện tượng trong một ngày trăng (24 giờ 50 phút) có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng. Biên độ của 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng gần như nhau.

Khoảng thời gian giữa 2 lần nước lớn liên tiếp và nước ròng liên tiếp là bằng nhau. Đường cong biểu diễn mực nước theo hiện tượng bán nhật triều là đường cong hình sin. Đường cong này bị phá vỡ ở vùng cửa sông.Ngoài ra còn có các loại thủy triều khác như: bán nhật triều không đều, nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đôi, bán nhật triều mặt trời…

Nguyên nhân
Từ thời cổ xưa, con người đã biết được mối quan hệ trực tiếp giữa dao động tuần hoàn thẳng đứng của mực nước biển và sự vận động tương hỗ giữa trái đất, mặt trời, mặt trăng.Năm 1967, định luật vạn vật hấp dẫn ra đời, giúp chứng minh được rằng thuỷ triều là hệ quả của sự tác động tương hỗ giữa trái đất – mặt trăng – mặt trời, giải thích được nguyên nhân và quy luật biến đổi phức tạp của mặt trời.Để đơn giản, ta xem như bề mặt trái đất toàn là nước. Các lực tác động lên trái đất dưới sự ảnh hưởng của mặt trăng có thể chia làm 3 nhóm. Trong đó, nhóm 3 là nhóm các lực gây triều. Tại mỗi điểm của bề mặt trái đất, có các lực tác động sau:

1) Trọng lực: theo định luật Newton sẽ là :

Lực này không đổi về hướng và độ lớn nên chỉ góp phần làm thủy triều rút chứ không gây ra hoàn toàn hiện tượng thuỷ triều

2) Lực ly tâm: xuất hiện do trái đất quay quanh trục riêng của mình

Trong đó : w là vận tốc góc của trái đấ ta là vĩ độ địa lý của điểm đã cho.Lực này không đổi về hướng về độ lớn nên chỉ góp phần làm triều dâng chứ không gây ra hoàn toàn hiện tượng thuỷ triều.

3) Lực kéo của mặt trăng lên trái đất: lên mỗi điểm có khối lượng là 1 đơn vị

– Tại những điểm khác nhau của bề mặt trái đất mà lực có hướng khác nhau.– Tại những điểm khác nhau của bề mặt trái đất độ lớn của lực cũng thay đổi do khoảng cách thay đổi.
– Tại một điểm đã cho trên bề mặt trái đất, lực này thay đổi theo thời gian do chính sự quay của trái đất quanh trục riêng, sự chuyển động mặt trăng quanh trái đất làm thay đổi liên tục khoảng cách giữa hai chất điểm trên trái đất và mặt trăng.

4) Lực ly tâm của hệ thống trái đất – mặt trăng – mặt trời

Ta biết rằng, từ bài toán hai vật thể, ta có thể suy ra được rằng trái đất và mặt trăng thực chất xem như chuyển động quanh một tâm là O nằm giữa trái đất và mặt trăng do ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Điểm O này cách tâm trái đất một khoảng cách là 4600 km, cách bề mặt 1771,2 km. Chính sự chuyển động quanh không quay này làm xuất hiện lực ly tâm của hệ thống trái đất – mặt trăng:

– Lực này trong tất cả các điểm cắt của bề mặt trái đất đều bằng nhau và bằng lực ly tâm xuất hiện trong tâm trái đất cũng với chuyển động này.
– Lực ly tâm hệ thống có hướng từ mặt trăng và tác động lên tất cả các điểm của trái đất theo phương song song với đường nối tâm.
–Lực này có độ lớn bằng với lực ly tâm tại tâm trái đất nhưng có hướng ngược lại.
– Tại cùng một thời điểm, tất các điểm đều chịu cùng một lực như nhau về độ lớn và hướng.


Các loại thủy triều

Thủy triều là chuyển động sóng có chu kỳ dài do tác động của lực tạo triều tuần hoàn gây ra. Vì thế hàng ngày mực nước biển đều dâng lên hạ xuống một hoặc nhiều lần. Quá trình mực nước lên cao gọi là triều lên. Quá trình mực nước biển hạ thấp gọi là triều rút.

Mực nước cao nhất khi triều lên gọi là nước lớn hay đỉnh triều. Mực nước xuống thấp nhất khi triều rút gọi là nước ròng hay chân triều.

Chu kỳ triều là khoảng thời gian giữa hai lần nước lớn hoặc giữa hai lần nước ròng kế tiếp nhau.

Tùy thuộc chu kỳ triều người ta phân ra các loại thủy triều cơ bản sau:

1. Bán nhật triều đều là loại thủy triều trong một ngày có hai lần nước lớn, hai lần nước ròng. Khoảng thời gian giữa hai lần nước lớn xấp xỉ bằng nữa ngày mặt trăng (12 giờ 25 phút).

Ở VN chỉ có cửa Thuận An và vùng biển lân cận có loại thủy triều này. Trên thế giới thì thủy triều ở Banboa (Panama) là .điển hình cho loại triều này.

2. Nhật điều đều là loại thủy triều trong một ngày chỉ có một lần nước lớn, một lần nước ròng. Chu kỳ trung bình bằng một ngày mặt trăng (24giờ 50 phút). Đảo Hòn Đáu thuộc thành phố Hải Phòng là một nơi điển hình có loại nhật triều này.

Ở bờ biển Úc, có một lòai chim biển nhận biết rất chính xác chu kỳ triều. Cứ mỗi ngày chúng bay đến bờ biển chậm đi 50 phút, đúng vào lúc triều rút để kiếm những thức ăn mà thủy triều để lại trên bãi biển.

3. Bản nhật triều không đều là loại thủy triều trong nữa tháng có đa số ngày có chu kỳ nửa ngày, còn lại là chu kỳ ngày.

Ở VN, Vũng Tàu là nơi có chế độ triều này.

4. Nhật triều không đều là loại thủy triều trong nửa tháng, có đa số ngày có chu kỳ ngày còn lại là chu kỳ nửa ngày.

Ở VN, Đà Nẵng là cảng có chế độ nhật triều không đều. Trong nửa tháng, có tới mươi ngày chỉ có một lần nước lớn, một lần nước ròng trong ngày.

Hai loại triều dưới gọi chung là triều hỗn hợp hay tạo triều.

Trong vòng nửa tháng có 3 - 5 ngày triều lên xuống mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi là kỳ nước cường. Sau đó dao động triều giảm dần kéo dài chừng 5 - 6 ngày, tiếp đó là 3 - 5 ngày triều lên xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Các kỳ nước cường và nước kém cứ xảy ra một cách tuần hoàn như vậy.

Con nước thủy triều ở bờ biển thì gần giống như nhau, chỉ vào sâu trong đất liền mới do địa hình cho nên có chỗ lên trước, có chỗ lên sau. Một chu kỳ thường là bắt đầu từ con nước con, rồi thời gian chảy mới thay đồi theo từng giờ. Ngày sau thường trễ hơn ngày trước một tiếng đồng hồ. Nếu các bác đi câu cửa sông, cửa biển thì nên tìm một thổ địa có số điện thoại đàng hoàng để liên lạc mà hỏi giờ nước lên nước xuống. Thường thường cá ăn nhiều vào khoảng chuẩn bị nước đổi, con cá sống dưới sông lâu ngày nên nước như thế nào nó hiểu rõ nhất, chuẩn bị nước đổi là nó bơi đi kiếm ăn. Lúc này chính là lúc cần thủ ra tay, sợ gì lóc trắng. Nếu chuẩn bị câu vào đúng lúc đó thì thật là tuyệt, chỉ cần trong vòng tiếng đồng hồ thôi là đã kiếm vài ký cá như chơi. Còn không thì để dành cho ngày nước con, ngày mà nước không lên cũng không xuống, chỉ chảy lòng vòng cho mấy con cá kiếm ăn thôi, dại gì mà không làm vài đường câu? Ngày 27 ÂL này là ngày nước con đấy các bác. Có ai thử xem đúng như vậy chưa, còn tôi luôn luôn tuân theo cho nên đi về là có cá.

Hôm trước tôi có bỏ mấy ngày xuống vùng đầm phá để nghiên cứu mấy con nước con, để đi câu cho nó vui đời. Nhưng sau khi đi hỏi các "chiên gia", các ngư "cụ" chuyên đi đánh cá thì theo kinh nghiệm cho thấy những ngày nước con thì cá ăn nhiều hơn. Con nước thì phụ thuộc vào mặt trăng, mà tháng âm lịch cũng theo chu kỳ mặt trăng cho nên cứ dựa vào mặt trăng mà tính con nước. Ví dụ như tháng giêng thì nước con vào ngày mồng 05 ÂL rồi đến cuối tháng có ngày 19 ÂL là ngày cũng nước con, riêng tháng hai và tháng 08 ÂL thì đặc biệt có 3 con nước đó là vào những ngày 05, 17, 23. Bởi vì thế cho nên mới đặc biệt rồi tháng 03 bắt đầu từ 13 ÂL đến ngày 27 lại có nước con. Từ tháng 4, 5, 6, 7 thì cứ ngày nước con đầu trừ đi hai ngày là ra ngày nước con đầu tháng của tháng sau, tương tự ngày nước con cuối tháng cũng như vậy. Ví dụ: tháng 3 nước con đầu là 13AL thì đến tháng 04 là 11AL, tháng 3 là 27 thì tháng 4 là 25. đến tháng 9 lại 13 AL là nước con đầu tiên. Nếu tháng nhuần thì tháng nhuần sau con nước cũng như tháng trước ( tháng nhuần như anh em sinh đôi vậy ). Tùy vào từng vị trí địa lý của từng nơi mà giờ nước lên nước xuống khác nhau nhưng nước con thì giống nhau hết vì ngày nước con là ngày nước không thèm chảy, lên đó rồi xuống đó như anh chàng thiếu Viagra vậy, nhưng cũng mong như vậy vì những ngày này cá ăn nhiều phải biết. Chúc các bác đi câu cho vui đời. Ngày mồng 05 tháng 02 vừa rồi vì con nước mà câu được cá Chẻm đó mấy bác

Chà, Nhóm 6 trái chơi toàn hàng xịn không à, cần ugly 2m7 đăc thì quá ngon nhưng hơi nặng (à mà các bạn dùng cần đặc hay bọng ?). máy penn chắc loại SS750 hay SS850 cũng quá đã nhưng bị nhược điểm ban đêm mà lỡ gỡ ổ dây ra thì hơi khó gắn lại. Máy Shimano thì quá tuyệt rồi. Đây toàn là đồ quí tộc để chơi cá bông lau không à.

Các bạn chơi dây tới 0.47-0.52mm hèn gì mà không chơi chì lớn. Đựợc một cái là nếu có lỡ gặp phải khủng long thì cũng OK. Sao không thử chơi thẻo chì dài chỉ khoảng 20 - 30 cm thôi, sẽ thấy hiệu quả và chì đỡ phải lớn. Dây cũng có loại chịu được 20-25lb mà chỉ lớn có 0.4mm thôi. Vì thế đánh cũng sướng tay và cũng nhẹ chì hơn.

Sao các bạn không thử thẻo lưỡi dài trên 3 mét xem sao :) (cái vụ này phải hỏi Bác Sĩ Nhật, BS Dũng). Có người chơi thẻo lưỡi dài trên 10m đấy (một số ngư phủ)

Nếu đúc lại hình dáng viên chì thì cũng có thể giảm bớt được trọng lượng cục chì mà vẫn không bị trôi (cái vụ này thì có lẽ anh Phước trên đường Lý Thái Tổ là sư phụ :). Chắc chỉ trừ có dây câu và máy câu, không có cái nào mà anh Phước không chế được cả. Mấy cái đèn led mà anh Phước độ lại thành đèn câu thì quá tuyệt. Cái vợt bắt cũng thuộc loại "có một không hai"- quá tuyệt.)

Theo một số ngư phủ nói: cá bông lau đi thành bầy, mỗi bầy cách nhau khoảng 3-5km (dân câu giăng nói) vì thế nếu lỡ câu phải một bầy toàn cá nhỏ thì nên di chuyển, không nên ở lại chỗ đó mà câu. Tuỳ theo con nước mà sẽ phán đoán là đi thuận hay ngược dòng nước. Và cũng tùy theo bầy cá mình đang câu nữa. Nếu có con lơn + con bé thì sẽ di chuyển kiểu khác, nếu toàn là mới thôi bú thì di chuyển kiểu khác :). Theo quan điểm của mình thì dù có câu một chục con cá nhỏ cũng chẳng đáng bằng 1 chú cá lớn. Vì thế mình sẽ rời bỏ điểm câu nếu gặp cá nhỏ.

Và bầy nhỏ thường đi trước bầy lớn :) theo chiều con nước.

Cũng tuy theo cách ăn của con cá mà có thể đoán ra là có cá lớn ở dưới hay không (sử dụng lý thuyết "Bầy gà") để quyết định thả câu.

Nếu đã bị cá chốt, đù... phá dù là con nước đang chảy mạnh thì không nên ở lại câu tiếp vì chắc rằng dưới đó không có cá lớn vì cá lớn nuốt cá bé. Nếu có cá lớn thì bọn nó (cá con) làm sao mà dám lai vãng tranh mồi.

Thẻo lưỡi dài cũng giúp tăng biên độ hoạt động của mồi làm cá nhỏ cũng khó mà theo được.

Bạn Nhung à, mình hiện đang sống ở SG, và cũng sinh ra ở SG chứ không phải dân miền tây đâu :). Mình chỉ dành phần lớn thời gian câu cá bông lau thôi, các thứ cá khác không rành :). Mình sẽ tel. bạn :)

Còn cái vụ mê câu cá thì đúng là nhiều khi khó cưỡng nổi. Chỉ cần đi qua cầu bình lợi, bình triệu là đã thấy ngứa ngáy tay chân rồi :)

Rất vui khi các bạn đã nói rõ địa điểm câu. Thuờng thì một số tay câu ít khi nói hoặc nói sai vị trí địa điểm câu :).

À, các bạn dùng lưỡi câu của ai (hiệu, nước SX) lưỡi câu là yếu tố cực kỳ quan trọng :) góp phần vào bắt cá. Dây để túm thẻo lưỡi là loại gì, kích thước?
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm