trong những hộp nhỏ lót nhung đỏ và ghi nhãn hiệu “Ngọc Thiên Thạch”…, sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy các nông dân ở Đà Lạt vứt những viên tectit lăn lóc ở góc vườn hoặc ở những hố rác vì họ không biết rõ giá trị của nó.
Tectit là những viên đá màu đen, có hình gậy dài như ngón tay, hoặc hình quả lê bằng quả sung hoặc bằng ngón chân cái, hoặc hình dẹp và tròn như cái bánh dầy…
Mỗi viên tectit có trọng lượng trung bình từ vài chục gram đến vài trăm gram. Các viên lớn nặng hơn 1 kilôgram được ghi nhận là rất hiếm.
Nếu đập vỡ ta thấy tectit có dạng thủy tinh màu đen, mài mỏng nhìn thấy trong suốt, có tỷ trọng khoảng 2,4.
Lưu ý độc giả đừng lẫn lộn tectit với đá vỏ chai (obsidienne). Đá vỏ chai cũng có dạng thủy tinh màu đen hoặc màu xám đen, nhưng đá vỏ chai nằm thành khối lớn do dung nham trong lòng quả đất chảy ra ngoài và nguội quá nhanh nên không có dạng tinh thể. Đá này khi bị vỡ có hình trôn ốc giống như thủy tinh nên gọi là đá vỏ chai.
Thành phần hóa học của tectit
Đem phân chất tectit, ta thấy chúng có thành phần hóa học như sau:
- 70 – 80 % SiO2
- 10 -16 % Al2O3
- 2 – 5 % K
- 4 – 5,5 % FeO
- 1-3,5 % Mg
- Không có nước
- Có chứa Rb và O18
Tuổi của tectit
Theo sự khảo sát các lớp địa tầng và đo đồng vị phóng xạ, người ta tính được tuổi của tectit không quá 10.000.000 năm.
Nguồn gốc của tectit
Người ta biết chắc chắn tectit từ ngoài vũ trụ rơi vào quả đất, nhưng nguồn gốc từ đâu đã tạo thành tectit thì chưa ai quả quyết được. Có nhiều giả thiết được đưa ra:
- Tectit có thể là những mảnh vụn của sao băng, bị sức hút của quả đất lôi kéo vào khí quyển rồi rơi xuống mặt đất.
- Có giả thiết khác cho rằng tectit có nguồn gốc từ đá mặt trăng.
- Nhưng cũng có một số người cho rằng tro hoả sơn được tung lên thượng tầng không khí, ngừng kết lại rồi rơi xuống, bị cọ xát với khí quyển nên nóng chảy rồi đông lại thật nhanh tạo thành tectit.
Phân bố địa lý của tectit
Theo các tài liệu địa chất thì người ta ghi nhận tectit có ở những vùng sau đây:
- Phi-lip-pin có tectit philippinit;
- Uực châu có tectit australit;
- Ở Đông Dương có tectit indochinit, nhưng nhiều nhất là ở vùng Đà Lạt, một số ít có ở Campuchia… Tại Đà Lạt, người ta tìm thấy nhiều ở vùng Đa Thiện, Cô Giang, Thái Phiên, Tây Hồ, Lạc Dương… có nơi có mật độ khoảng 10 -20 viên trong 1 mét khối đất.
Tectit cũng tìm thấy ở vùng Trung Aõu và một vài nơi ở Phi châu nhưng rất ít.
Công dụng của tectit
- Người ta đẽo gọt tectit thành những hạt xâu chuỗi, những mặt nhẫn, những đồ trang sức đeo ở cổ, mặt hoa tai, mặt nút măng sét… Sau khi đánh bóng, nó đen tuyền, đẹp chẳng khác gì hạt huyền.
- Một số nghệ nhân lựa một vài viên tectit tương đối lớn, điêu khắc thành những hình tượng rất mỹ thuật và bán với giá rất đắt.
Giá trị của tectit
Các tiệm kim hoàn và các gian hàng buôn bán các đá quý thường mua tectit với giá cả tùy theo loại có cỡ lớn hay nhỏ và tùy theo hình dạng cần thiết cho sự gọt dũa hoặc điêu khắc của các nghệ nhân để trở thành những vật trang sức hoặc thành những tác phẩm nghệ thuật.
Nếu ta để ý tìm kiếm thì một ngày có thể nhặt được khoảng vài kilôgram tectit. Nếu đem bán có thể kiếm được vài chục ngàn đồng, tưởng rằng như thế là được giá. Thật ra, các nhà buôn bán kim hoàn, sau khi gọt dũa thành đồ trang sức, bán ra gấp hàng trăm lần giá trị họ đã mua vào. Tuy nhiên, họ vẫn ép giá, làm khó dễ hoặc không chịu mua tectit của ta. Đề nghị cơ quan ngoại thương chào hàng cho nước ngoài vì có thể tectit là một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của tỉnh Lâm Đồng.
Trước đây, năm 1963, một tờ báo Pháp cho biết hãng đồng hồ Ômêga đã sản xuất một đồng hồ nhỏ có đường kính khoảng 6 mm, mặt đồng hồ làm bằng kính lúp mới đọc được chỉ số, đồng hồ này chạy chính xác đến nỗi một tháng sai lệch không đầy 1/10 giây. Đồng hồ này gắn trên một vật đeo cổ hình một giọt nước mắt được gọt đẽo bằng đá tectit. Tác phẩm này được đặt tên “Thời gian hữu hạn gắn liền với không gian vô hạn”, ý nói đồng hồ chỉ thời gian rất chính xác gắn liền với loại đá quý từ ngoài vũ trụ xa xôi rơi vào quả đất chúng ta. Vật đeo cổ và đồng hồ này đã được bán ra với giá năm ngàn đôla. Người ta mua quá đắt như vậy vì thích đồng hồ hay vì thích tectit?
Một ngày nào đó, khi có nhiều công ty thu mua tectit, lúc đó người Đà Lạt mới thấy rằng tectit đúng là của trời cho (vì trên trời rơi xuống mà!) mà bấy lâu chúng ta đã quên lãng, thậm chí đôi khi còn khó chịu và phải nhặt chúng gom lại ở góc vườn để khỏi trở ngại cho việc trồng trọt canh tác.
Tectit chính là loại Ngọc Thiên Thạch mà các bạn trầm trồ ngắm nghía ở gian hàng trưng bày ngọc và đá quý của Việt Nam. Chúng ta phải biến tectit thành mặt hàng mỹ nghệ có giá trị cao để phục vụ du lịch và xuất khẩu .
0 comments:
Post a Comment