Thầy rắn Thất Sơn - Kỳ cuối: Khắc tinh nọc độc
Miếng sừng dinh nhỏ bằng đầu đũa ăn vậy mà có thể hóa giải được tất cả các loại nọc độc của những loài rắn, rết.
Ở vùng Bảy Núi – An Giang chỉ có ông Bùi Thanh Tùng, ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên sở hữu miếng sừng dinh quý giá hút được mọi loại nọc độc.
* Cứu nguy cho đồng đội:
Ông Tùng, sinh năm 1927, nguyên là Phó Chính trị viên Huyện đội Tịnh Biên. Năm 1963, trong lần đi dự Đại hội giải phóng quân miền Nam, ông được một đồng chí tặng cho 2 mắt sừng dinh rắn nhỏ bằng ngón tay út . Theo lời đồng chí này, sừng dinh rất quý và hiếm vì khả năng hút được tất cả các loại nọc độc, nhất là nọc rắn. Đơn vị ông trước đây là tiểu đoàn 510, thường xuyên hành quân, băng rừng, lội ruộng trên các chiến trường ở Campuchia nên không ít chiến sĩ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại xứ người vì bị rắn độc cắn chết.
Từ khi có được khúc sừng dinh, ông Tùng gói theo ba lô hành quân, phòng khi đồng đội gặp nạn là đem ra cứu chữa. Lúc đó, do có nhiều tiểu đoàn bủa ra các cánh nên rất nhiều người bị rắn cắn. Anh em đồng đội vác về đơn vị tìm ông Tùng để nhờ khúc sừng dinh hút nọc. Ông kể: “Còn ngay trong đơn vị tôi, anh tư Tài bị rắn cắn hỏi mượn sừng dinh của tôi, giải độc xong, ổng cắt hết một lóng để dành. Rồi tới tư Lợi, Hùng Nẻo, Chín Nhóc và nhiều anh khác hỏi mượn. Tôi dặn kỹ là đừng có chẻ nhỏ sừng ra, sợ bị mất công hiệu, nhưng mỗi ông được chữa khỏi đều chẻ lấy một miếng … phòng thân. Lúc đem trả tôi khúc sừng chỉ còn lại bằng đầu đũa ăn. Giận quá tôi quăng vô bụi tre rừng nhưng trúng ngay cây tre văng ngược ra ngoài. Mấy đứa em thấy vậy lượm lại đưa tôi giữ tới bây giờ”.
Sau lần đó, ông cất giữ miếng sừng dinh còn lại cẩn thận, ai bị rắn cắn là ông trực tiếp đem sừng đi hút độc chứ không cho mượn nữa. “Đang hành quân, trong đoàn có người bị rắn cắn là anh em vác lên võng để tôi dán miếng sừng dinh vô vết thương hút độc. Đi một quãng là nạn nhân khỏe lại, hành quân tiếp”, ông Tùng nói về công hiệu giải độc của sừng dinh. Cũng nhờ có khúc sừng dinh mà chiến sĩ trong đơn vị ông và các đơn vị khác nhiều lần được cứu nguy giữa chốn rừng thiên nước độc.
* Uy lực sừng dinh:
Ông Tùng rất “nể” uy lực của miếng sừng dinh nhỏ bé bởi ông nhớ hoài cái lần con rắn lục đuôi đỏ bị “giữ chân” suốt 10 ngày trên nhánh cây tràm. Hôm đó, do hành quân xa, ông bỏ lại chiếc ba lô ở đơn vị, treo dưới gốc tràm. Lo sợ bị mất miếng sừng dinh quý báu, ông gói cẩn thận trong ba lô. “Lúc khởi hành, tôi đã nhìn thấy con rắn lục đang có chữa nằm trên nhánh tràm nhưng chẳng quan tâm. 10 ngày sau về lại, vẫn thấy con rắn ốm lòi xương nằm y chỗ đó. Tới khi tôi lấy chiếc ba lô đi, nó mới từ từ rời khỏi cành cây được”, ông Tùng cho biết. Lần khác, ông muốn kiểm chứng uy lực của sừng dinh nên khi phát hiện một con rắn bự cỡ cườm tay đang trườn đến cửa nhà. Ông ném cục sừng dinh xuống đất, cách con rắn chừng 1m, nó bất ngờ khựng lại và nằm luôn ở đó. “Thấy vậy, tôi kêu nhiều người tới xem cho biết. Con rắn cứ uốn lượn thân mình, còn đầu thì chúi xuống đất mà không sao bò tới hay thối lui được. Mấy đứa thanh niên chụp lấy khúc cây nện con rắn mấy cái rồi đem vô làm thịt”, ông Tùng kể lại.
Trong nhà, ông để cục sừng dinh vào một cái hộp nhựa nhỏ, cất trong tủ cẩn thận. Chị Lan, con gái ông Tùng đưa cho chúng tôi xem rồi giải thích: “Hiện tại miếng sừng không có nọc độc nên các cạnh của nó có lốm đốm trắng như bị bụi bám. Còn khi có nọc độc, chỉ cần dán nó vô chỗ đang chảy máu là dính ở đó luôn. Người bệnh có thể đi lại, ăn uống bình thường, miếng sừng cũng không bị rớt. Đến khi hút hết nọc nó sẽ tự động rớt ra, muốn dán nữa cũng không thể dính”. Chị Lan còn cho biết thêm, chỉ khi vết thương có nọc độc thì miếng sừng mới có thể dán vào giải độc. Có lần chị bị đứt tay, dán mãi nó vẫn không chịu dính. “Ở đây gần núi, cứ tới mùa mưa thì rắn độc trên núi bò vô nhà thấy ớn. Vậy mà khi chúng vô gần tới cửa, gần chỗ để sừng dinh, lại tự quay trở ra đi mất, có con thì nằm yên không cựa quậy, con nào bò trên trần nhà thì bị rớt xuống đất ngay”, chị Lan khẳng định.
Ngày nay, dẫu khoa học đã có nhiều phương thuốc chữa rắn cắn bằng Tây y, thế nhưng những bài thuốc trị rắn dân gian, rồi chiếc lưỡi đen kỳ diệu vùng Bảy Núi – An Giang vẫn là một trong những phương pháp chữa trị cổ truyền đại tài. Điều đã được chứng minh và mãi tồn tại, sự kỳ bí của vùng đất linh thiêng với những dị nhân trị rắn và những bài thuốc bí truyền.
Bài, ảnh: BẢO TRỊ
Dinh là loài thú có hình dáng y như con trâu nước, nặng khoảng 1 - 2 trăm cân, chúng ngủ dưới sình lầy. Tối ngủ chúng móc sừng lên cành cây, đầu thì dúi trong bụi cây. Loài thú này sống trong rừng tự nhiên ở Châu Phi. Loài dị thú này có: Dinh cỏ, dinh rắn và dinh cá đầu mọc 1 chiếc sừng cong cong như lưỡi câu. Dinh cỏ và dinh cá chỉ ăn cỏ và cá, lâu lâu mới kiếm rắn ăn; còn dinh rắn thì chuyên ăn các loại rắn độc.
Ở vùng Bảy Núi – An Giang chỉ có ông Bùi Thanh Tùng, ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên sở hữu miếng sừng dinh quý giá hút được mọi loại nọc độc.
* Cứu nguy cho đồng đội:
Ông Tùng, sinh năm 1927, nguyên là Phó Chính trị viên Huyện đội Tịnh Biên. Năm 1963, trong lần đi dự Đại hội giải phóng quân miền Nam, ông được một đồng chí tặng cho 2 mắt sừng dinh rắn nhỏ bằng ngón tay út . Theo lời đồng chí này, sừng dinh rất quý và hiếm vì khả năng hút được tất cả các loại nọc độc, nhất là nọc rắn. Đơn vị ông trước đây là tiểu đoàn 510, thường xuyên hành quân, băng rừng, lội ruộng trên các chiến trường ở Campuchia nên không ít chiến sĩ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại xứ người vì bị rắn độc cắn chết.
Từ khi có được khúc sừng dinh, ông Tùng gói theo ba lô hành quân, phòng khi đồng đội gặp nạn là đem ra cứu chữa. Lúc đó, do có nhiều tiểu đoàn bủa ra các cánh nên rất nhiều người bị rắn cắn. Anh em đồng đội vác về đơn vị tìm ông Tùng để nhờ khúc sừng dinh hút nọc. Ông kể: “Còn ngay trong đơn vị tôi, anh tư Tài bị rắn cắn hỏi mượn sừng dinh của tôi, giải độc xong, ổng cắt hết một lóng để dành. Rồi tới tư Lợi, Hùng Nẻo, Chín Nhóc và nhiều anh khác hỏi mượn. Tôi dặn kỹ là đừng có chẻ nhỏ sừng ra, sợ bị mất công hiệu, nhưng mỗi ông được chữa khỏi đều chẻ lấy một miếng … phòng thân. Lúc đem trả tôi khúc sừng chỉ còn lại bằng đầu đũa ăn. Giận quá tôi quăng vô bụi tre rừng nhưng trúng ngay cây tre văng ngược ra ngoài. Mấy đứa em thấy vậy lượm lại đưa tôi giữ tới bây giờ”.
Sau lần đó, ông cất giữ miếng sừng dinh còn lại cẩn thận, ai bị rắn cắn là ông trực tiếp đem sừng đi hút độc chứ không cho mượn nữa. “Đang hành quân, trong đoàn có người bị rắn cắn là anh em vác lên võng để tôi dán miếng sừng dinh vô vết thương hút độc. Đi một quãng là nạn nhân khỏe lại, hành quân tiếp”, ông Tùng nói về công hiệu giải độc của sừng dinh. Cũng nhờ có khúc sừng dinh mà chiến sĩ trong đơn vị ông và các đơn vị khác nhiều lần được cứu nguy giữa chốn rừng thiên nước độc.
* Uy lực sừng dinh:
Ông Tùng rất “nể” uy lực của miếng sừng dinh nhỏ bé bởi ông nhớ hoài cái lần con rắn lục đuôi đỏ bị “giữ chân” suốt 10 ngày trên nhánh cây tràm. Hôm đó, do hành quân xa, ông bỏ lại chiếc ba lô ở đơn vị, treo dưới gốc tràm. Lo sợ bị mất miếng sừng dinh quý báu, ông gói cẩn thận trong ba lô. “Lúc khởi hành, tôi đã nhìn thấy con rắn lục đang có chữa nằm trên nhánh tràm nhưng chẳng quan tâm. 10 ngày sau về lại, vẫn thấy con rắn ốm lòi xương nằm y chỗ đó. Tới khi tôi lấy chiếc ba lô đi, nó mới từ từ rời khỏi cành cây được”, ông Tùng cho biết. Lần khác, ông muốn kiểm chứng uy lực của sừng dinh nên khi phát hiện một con rắn bự cỡ cườm tay đang trườn đến cửa nhà. Ông ném cục sừng dinh xuống đất, cách con rắn chừng 1m, nó bất ngờ khựng lại và nằm luôn ở đó. “Thấy vậy, tôi kêu nhiều người tới xem cho biết. Con rắn cứ uốn lượn thân mình, còn đầu thì chúi xuống đất mà không sao bò tới hay thối lui được. Mấy đứa thanh niên chụp lấy khúc cây nện con rắn mấy cái rồi đem vô làm thịt”, ông Tùng kể lại.
Trong nhà, ông để cục sừng dinh vào một cái hộp nhựa nhỏ, cất trong tủ cẩn thận. Chị Lan, con gái ông Tùng đưa cho chúng tôi xem rồi giải thích: “Hiện tại miếng sừng không có nọc độc nên các cạnh của nó có lốm đốm trắng như bị bụi bám. Còn khi có nọc độc, chỉ cần dán nó vô chỗ đang chảy máu là dính ở đó luôn. Người bệnh có thể đi lại, ăn uống bình thường, miếng sừng cũng không bị rớt. Đến khi hút hết nọc nó sẽ tự động rớt ra, muốn dán nữa cũng không thể dính”. Chị Lan còn cho biết thêm, chỉ khi vết thương có nọc độc thì miếng sừng mới có thể dán vào giải độc. Có lần chị bị đứt tay, dán mãi nó vẫn không chịu dính. “Ở đây gần núi, cứ tới mùa mưa thì rắn độc trên núi bò vô nhà thấy ớn. Vậy mà khi chúng vô gần tới cửa, gần chỗ để sừng dinh, lại tự quay trở ra đi mất, có con thì nằm yên không cựa quậy, con nào bò trên trần nhà thì bị rớt xuống đất ngay”, chị Lan khẳng định.
Ngày nay, dẫu khoa học đã có nhiều phương thuốc chữa rắn cắn bằng Tây y, thế nhưng những bài thuốc trị rắn dân gian, rồi chiếc lưỡi đen kỳ diệu vùng Bảy Núi – An Giang vẫn là một trong những phương pháp chữa trị cổ truyền đại tài. Điều đã được chứng minh và mãi tồn tại, sự kỳ bí của vùng đất linh thiêng với những dị nhân trị rắn và những bài thuốc bí truyền.
Bài, ảnh: BẢO TRỊ
Dinh là loài thú có hình dáng y như con trâu nước, nặng khoảng 1 - 2 trăm cân, chúng ngủ dưới sình lầy. Tối ngủ chúng móc sừng lên cành cây, đầu thì dúi trong bụi cây. Loài thú này sống trong rừng tự nhiên ở Châu Phi. Loài dị thú này có: Dinh cỏ, dinh rắn và dinh cá đầu mọc 1 chiếc sừng cong cong như lưỡi câu. Dinh cỏ và dinh cá chỉ ăn cỏ và cá, lâu lâu mới kiếm rắn ăn; còn dinh rắn thì chuyên ăn các loại rắn độc.
0 comments:
Post a Comment