Thầy rắn Thất Sơn-Kỳ 2: Đệ tử chân truyền của “Thần y”
Nhờ sự truyền dạy từ lão sư phụ quá cố vốn được người dân tôn kính như “thần y” nên vị sư cả trẻ tuổi dưới chân núi Nam Quy đã dùng phương thuốc ấy cứu sống hàng trăm người bị rắn độc cắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Đó là sư cả Chau Sóc Kol chùa Phnom Pi Lơ dưới chân núi Nam Quy thuộc xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn). Chưa đầy 30 tuổi nhưng Chau Sóc Kol đã trở nên nổi tiếng cả vùng vì cứu sống hàng trăm người là nạn nhân của những loài rắn độc.
Phát hiện tình cờ:
Chùa Phnom Pi Lơ do cố Hòa thượng Chau Som, người dân tộc Khơ-me ở xã Châu Lăng kế thừa và xây dựng ngay dưới chân núi Nam Quy cách đây hơn nửa thế kỷ. Những ngày đầu mới đến đây tu học, quanh chùa còn rất hoang sơ, vắng vẻ và có rất nhiều rắn độc. Khi đó, cả những sư sãi, à cha ở chùa và người dân trong khu vực thường bị rắn độc cắn, trong đó không ít người phải bỏ mạng. Chúng có mặt khắp nơi: Trong hang núi, bờ đất, bờ ruộng, trong các bụi rậm, ngay cả trên các thân cây… nên hiểm họa luôn rình rập, khó lường. Chứng kiến cảnh sinh ly tử biệt của người dân, nhà sư quyết lòng đi tìm thầy học. Nghe đồn ở Sà Tón, cách núi Nam Quy một cánh rừng hiểm trở có người biết bài thuốc “bí truyền” chữa trị nọc rắn đại tài, sư liền băng rừng để tầm sư học nghề.
Thấy ông có quyết tâm và chí hướng giúp đời nên ông Tà Huôl đã truyền dạy hết lòng. Chỉ trong một thời gian ngắn, sư cả Chau Som đã thông thạo và bắt đầu làm thuốc cứu người. Lần đầu tiên tự tay phục dược cứu người bị rắn cắn, nhà sư không khỏi “toát” mồ hôi vì hồi hộp. Như lời thầy chỉ dạy, với những vị thuốc núi hết sức bình thường nhưng được kết hợp lại đã loại trừ được nọc độc, giữ lại mạng sống cho nạn nhân. Tiếng lành đồn xa, khắp nơi trong vùng mỗi khi có người bị rắn cắn đều tức tốc chở đến nhờ nhà sư cứu chữa. Tuy nhiên, lúc bấy giờ đường rừng núi chông chênh khó đi nên những nạn nhân ở xa khi đưa được đến chùa thì đã vô phương cứu chữa, khiến nhiều lúc ông cảm thấy đắng lòng. “Hôm đó, có đến 3 người bị rắn hổ cắn được đưa đến chùa cùng một lúc, sư cả để họ nằm trước sà la (nơi ngủ trưa và cúng lạy của người dân Khơ-me tại chùa – P.V) rồi ra rừng hái thuốc. Trong 3 nạn nhân, có một người mình mẩy tím tái nên không qua khỏi. Sư cả Chau Som buồn quá đi lang thang trong rừng, tình cờ bắt gặp cảnh một con rắn run rẩy khi bị vướng vào một loài cỏ lạ, khiến sư cả đứng quan sát rồi sau đó quyết định nhổ cây lạ về trồng. Ông cho rằng cây lạ “khắc” với con rắn độc tức trị được nọc của nó. Sư cả Chau Sóc Kol, kể lại: “Thầy cho biết cây lạ là một loại ngải rừng mà ông gọi là Pro-ti-puốt. Sau khi ông kết hợp ngải này với bài thuốc đã học được của thầy Tà Houl để giải độc rắn, hiệu quả giải độc tăng thêm. Nhờ có loại thuốc mới mà những người bị rắn độc cắn vẫn có cơ may sống sót. Tương truyền, ngày ấy, sư thầy đã cứu sống được không dưới 1.000 người nên mọi người tôn kính coi người như “thần y” trị rắn”.
Lĩnh hội chân truyền:
Sau đó, Hòa thượng Chau Som lên rừng tìm ngải Pro-ti-puốt đem về trồng trong vườn chùa để tiện dụng. Trong số nhiều đệ tử đang tu học tại chùa, sư cả đã chọn một đệ tử trẻ có chân tu, hợp với nghiệp làm thầy là Chau Sóc Kol để truyền dạy lại bài thuốc bí truyền và cũng để sau này quản lý chùa Phnom Pi Lơ khi ông tuổi già sức yếu. Năm 2005, hòa thượng Chau Som qua đời thì Chau Sóc Kol đảm nhiệm cương vị sư cả chùa khi mới tròn 23 tuổi.
Mặc dù trẻ tuổi nhưng nhờ lĩnh hội được chân truyền bí quyết từ sư phụ nên sư thầy Chau Sóc Kol cũng rất “mát tay” phục dược. Một người kinh doanh dược liệu tại thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, từng được vị sư trẻ tuổi giải độc rắn, cứu mạng sống trong cơn “thập tử nhất sinh” kể, hôm đó, tờ mờ sáng anh mở cửa chuẩn bị dọn hàng ra bán thì bất ngờ bị một con rắn đang đeo trên cây cột nhà mổ vô tay. “Cắn xong con rắn buông mình rớt xuống đất rồi bò đi mất. Tôi tá hỏa không biết là rắn gì cắn, có nọc độc hay không nhưng để yên tâm tôi lấy thuốc của mình bán đắp vô vết thương “phòng hờ” rồi lo loay hoay làm việc. Độ một giờ sau tôi xay sẩm mặt mày, toàn thân tím tái rồi nằm lăn ra đất. Người nhà đưa tôi sang tận núi Nam Quy nhờ sư cả Chau Sóc Kol cứu chữa. Giữ được mạng sống, tôi xin được trả ơn nhưng nhà sư nhất định không chịu nhận bất cứ thứ gì” anh tâm sự.
“Tôi làm theo lời dạy của thầy trước lúc mãn phần. Dù có khó khăn đến mấy cũng phải dốc hết sức, làm hết lòng để cứu người. Đó là tiếp nối tâm nguyện cứu người của thầy và là đạo của nhà tu chân chính”, sư cả Chau Sóc Kol, bộc bạch.
Phía trước gian phòng của sư cả Chau Sóc Kol là một vườn thuốc nam “mi ni” luôn xanh tốt. Chỉ tay vào những củ khô ngoằn ngoèo lố nhố lên mặt đất, sư bảo đó là ngãi Pro-ti-puốt do sư phụ ông mang từ rừng về trồng nhiều năm trước và được ông bảo dưỡng đến bây giờ. “Nhìn thấy cây khô cháy hết lá vậy chứ ngãi Pro-ti-puốt có sức sống rất mãnh liệt. Mùa khô là cây rụng hết lá, củ ẩn dưới lớp đất đá nhưng không bao giờ chết. Tới khi mưa đầu mùa rớt hột là ngải lại xanh tốt, nhảy củ khắp nơi. Chính sức sống tìm tàng đó, loại cây củ này mới kháng được nọc rắn dù là cực độc” - vị sư trẻ cho biết.
Bài, ảnh: BẢO TRỊ
Đó là sư cả Chau Sóc Kol chùa Phnom Pi Lơ dưới chân núi Nam Quy thuộc xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn). Chưa đầy 30 tuổi nhưng Chau Sóc Kol đã trở nên nổi tiếng cả vùng vì cứu sống hàng trăm người là nạn nhân của những loài rắn độc.
Phát hiện tình cờ:
Chùa Phnom Pi Lơ do cố Hòa thượng Chau Som, người dân tộc Khơ-me ở xã Châu Lăng kế thừa và xây dựng ngay dưới chân núi Nam Quy cách đây hơn nửa thế kỷ. Những ngày đầu mới đến đây tu học, quanh chùa còn rất hoang sơ, vắng vẻ và có rất nhiều rắn độc. Khi đó, cả những sư sãi, à cha ở chùa và người dân trong khu vực thường bị rắn độc cắn, trong đó không ít người phải bỏ mạng. Chúng có mặt khắp nơi: Trong hang núi, bờ đất, bờ ruộng, trong các bụi rậm, ngay cả trên các thân cây… nên hiểm họa luôn rình rập, khó lường. Chứng kiến cảnh sinh ly tử biệt của người dân, nhà sư quyết lòng đi tìm thầy học. Nghe đồn ở Sà Tón, cách núi Nam Quy một cánh rừng hiểm trở có người biết bài thuốc “bí truyền” chữa trị nọc rắn đại tài, sư liền băng rừng để tầm sư học nghề.
Thấy ông có quyết tâm và chí hướng giúp đời nên ông Tà Huôl đã truyền dạy hết lòng. Chỉ trong một thời gian ngắn, sư cả Chau Som đã thông thạo và bắt đầu làm thuốc cứu người. Lần đầu tiên tự tay phục dược cứu người bị rắn cắn, nhà sư không khỏi “toát” mồ hôi vì hồi hộp. Như lời thầy chỉ dạy, với những vị thuốc núi hết sức bình thường nhưng được kết hợp lại đã loại trừ được nọc độc, giữ lại mạng sống cho nạn nhân. Tiếng lành đồn xa, khắp nơi trong vùng mỗi khi có người bị rắn cắn đều tức tốc chở đến nhờ nhà sư cứu chữa. Tuy nhiên, lúc bấy giờ đường rừng núi chông chênh khó đi nên những nạn nhân ở xa khi đưa được đến chùa thì đã vô phương cứu chữa, khiến nhiều lúc ông cảm thấy đắng lòng. “Hôm đó, có đến 3 người bị rắn hổ cắn được đưa đến chùa cùng một lúc, sư cả để họ nằm trước sà la (nơi ngủ trưa và cúng lạy của người dân Khơ-me tại chùa – P.V) rồi ra rừng hái thuốc. Trong 3 nạn nhân, có một người mình mẩy tím tái nên không qua khỏi. Sư cả Chau Som buồn quá đi lang thang trong rừng, tình cờ bắt gặp cảnh một con rắn run rẩy khi bị vướng vào một loài cỏ lạ, khiến sư cả đứng quan sát rồi sau đó quyết định nhổ cây lạ về trồng. Ông cho rằng cây lạ “khắc” với con rắn độc tức trị được nọc của nó. Sư cả Chau Sóc Kol, kể lại: “Thầy cho biết cây lạ là một loại ngải rừng mà ông gọi là Pro-ti-puốt. Sau khi ông kết hợp ngải này với bài thuốc đã học được của thầy Tà Houl để giải độc rắn, hiệu quả giải độc tăng thêm. Nhờ có loại thuốc mới mà những người bị rắn độc cắn vẫn có cơ may sống sót. Tương truyền, ngày ấy, sư thầy đã cứu sống được không dưới 1.000 người nên mọi người tôn kính coi người như “thần y” trị rắn”.
Lĩnh hội chân truyền:
Sau đó, Hòa thượng Chau Som lên rừng tìm ngải Pro-ti-puốt đem về trồng trong vườn chùa để tiện dụng. Trong số nhiều đệ tử đang tu học tại chùa, sư cả đã chọn một đệ tử trẻ có chân tu, hợp với nghiệp làm thầy là Chau Sóc Kol để truyền dạy lại bài thuốc bí truyền và cũng để sau này quản lý chùa Phnom Pi Lơ khi ông tuổi già sức yếu. Năm 2005, hòa thượng Chau Som qua đời thì Chau Sóc Kol đảm nhiệm cương vị sư cả chùa khi mới tròn 23 tuổi.
Mặc dù trẻ tuổi nhưng nhờ lĩnh hội được chân truyền bí quyết từ sư phụ nên sư thầy Chau Sóc Kol cũng rất “mát tay” phục dược. Một người kinh doanh dược liệu tại thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, từng được vị sư trẻ tuổi giải độc rắn, cứu mạng sống trong cơn “thập tử nhất sinh” kể, hôm đó, tờ mờ sáng anh mở cửa chuẩn bị dọn hàng ra bán thì bất ngờ bị một con rắn đang đeo trên cây cột nhà mổ vô tay. “Cắn xong con rắn buông mình rớt xuống đất rồi bò đi mất. Tôi tá hỏa không biết là rắn gì cắn, có nọc độc hay không nhưng để yên tâm tôi lấy thuốc của mình bán đắp vô vết thương “phòng hờ” rồi lo loay hoay làm việc. Độ một giờ sau tôi xay sẩm mặt mày, toàn thân tím tái rồi nằm lăn ra đất. Người nhà đưa tôi sang tận núi Nam Quy nhờ sư cả Chau Sóc Kol cứu chữa. Giữ được mạng sống, tôi xin được trả ơn nhưng nhà sư nhất định không chịu nhận bất cứ thứ gì” anh tâm sự.
“Tôi làm theo lời dạy của thầy trước lúc mãn phần. Dù có khó khăn đến mấy cũng phải dốc hết sức, làm hết lòng để cứu người. Đó là tiếp nối tâm nguyện cứu người của thầy và là đạo của nhà tu chân chính”, sư cả Chau Sóc Kol, bộc bạch.
Phía trước gian phòng của sư cả Chau Sóc Kol là một vườn thuốc nam “mi ni” luôn xanh tốt. Chỉ tay vào những củ khô ngoằn ngoèo lố nhố lên mặt đất, sư bảo đó là ngãi Pro-ti-puốt do sư phụ ông mang từ rừng về trồng nhiều năm trước và được ông bảo dưỡng đến bây giờ. “Nhìn thấy cây khô cháy hết lá vậy chứ ngãi Pro-ti-puốt có sức sống rất mãnh liệt. Mùa khô là cây rụng hết lá, củ ẩn dưới lớp đất đá nhưng không bao giờ chết. Tới khi mưa đầu mùa rớt hột là ngải lại xanh tốt, nhảy củ khắp nơi. Chính sức sống tìm tàng đó, loại cây củ này mới kháng được nọc rắn dù là cực độc” - vị sư trẻ cho biết.
Bài, ảnh: BẢO TRỊ
0 comments:
Post a Comment