Đặt tên con theo các loài cây.

Leave a Comment
Một cách đặt tên phổ biến khác là đặt theo các loài cây. Cách này dùng để đặt tên cho cả bé trai lẫn bé gái, nhưng phổ biến hơn thường dùng để đặt tên con trai.
BÁCH: cây Bách chia là Viên Bách, Trắc Bách, Bặc Địa Bách.
Viên Bách là loài cây thân gỗ, quanh năm xanh tươi. Viên Bách chịu lạnh, chịu khô rất tốt.
Trắc Bách cũng chịu lạnh, chịu khô tốt nhưng là loại cây rậm rạp xanh tốt quanh năm.
Bặc Địa Bách còn gọi là Địa Bách. Có thể nói Địa Bách có tư thế phong cách rất độc đáo: cây nằm rạp trên mặt đất, cành cây có thể vươn dài tới vài mét trên mặt đất và lá cành xanh biếc.
Vì cây Tùng và Bách có nhiều điểm tương đồng, nên người ta hay gọi gộp hai cây lại. Khi đặt tên cho con bạn có thể mở rộng, sáng tạo ra tên riêng của mình dựa vào những đặc tính của cây.
PHONG: cây Phong là loài cây thân gỗ, lá rụng, lá mọc cách mỗi đốt một lá, mùa thu lá biến màu đỏ, nở hoa vàng. Xưa nay có nhiều người vẫn dùng Phong đặt tên với nghĩa là gió, nhưng bạn hoàn toàn có thể đặt tên Phong cho con mình với nghĩa là cây.
QUANG (cây Báng): Hiện nay người ta quen dùng Quang đặt tên với nghĩa là ánh sáng. Nhưng Quang còn là một loài cây. Đây là loại cây gỗ, lá xanh quanh năm, lá xít nhau hình lông vũ, quả hình dùi tròn, sinh trưởng tại vùng nhiệt đới. Là loài cây rất hữu ích: tủy trong cây có thể làm tinh bột và sơ trong vỏ cây có thể làm dây thừng.

AN: Cây An còn có tên là Ngọc Thụ, cây thân gỗ, lá xanh. Thân cây An thẳng đứng, gỗ có thể dùng làm vật liệu xây dựng, cành và lá có thể ép dầu gọi là dầu khuynh diệp. Dùng chữ An (cây) làm tên khá ít vì cây này cũng hiếm. Xưa nay người ta thường lấy chữ An đặt tên với ý nghĩa là tốt lành mà thôi.
NAM: Nam Mộc là loại cây thân gỗ lớn lá rụng, gốc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Lá cây hình bầu dục hoặc hình kim dài, mặt trên bóng mặt dưới có lông mềm. Hoa tương đối nhỏ, màu xanh, quả mọng màu xanh đen. Gỗ cây Nam là loại vật liệu xây dựng quý, ngày xưa thường được dùng làm cột cung điện. Dùng Nam đặt tên là mong muốn con cao lớn, khỏe mạnh, kiên cường.
THU: cây Thu là cây thân gỗ lá rụng, nở hoa màu vàng hoặc màu trắng, quả hình trứng gà ba góc hoặc hình bầu dục. Hoa màu trắng có chấm tím có thể dùng trong xây dựng. Hiện nay, khi đặt tên mọi người thường thích dùng tên Thu (mùa thu), nhưng tên Thu (cây thu) cũng đồng âm với Thu (mùa thu), thích hợp dùng làm tên cho cả nam lẫn nữ.
CỬ: Cử là cây Sồi rừng hay còn gọi là Thủy Thanh Phong, thuộc họ thân gỗ lá rụng cao hơn 20m. Lá hình lá liễu hoặc hình tròn bầu, hoa có hình sợi dạng bông mọc ở ngoài, quả cứng, thân gỗ thường được dùng làm tà vẹt đường ray. Tà vẹt đường ray thường được mọi người kính trọng vì nó là kẻ âm thầm cống hiến, không bao giờ biết kêu và mệt mỏi, hơn nữa lại có thể chịu áp lực hàng nghìn kg. Qua đó, việc lấy tên Cử để đặt tên cho bé trai thể hiện mong muốn con mình sau sẽ là bậc quân tử, cao thượng.
CHI: Linh Chi là loài thực vật khá quen thuộc, bề ngoài nhìn giống như nấm mạ, màu nâu hoặc màu tím đậm, có tác dụng làm thuốc bổ. Thời xưa Linh Chi dùng để tượng trưng cho niềm may mắn, mạnh khỏe. Người ta còn coi Linh Chi là tiên thảo có thể cứu mạng sống con người. Tên Linh Chi là rất phổ biến được dùng để đặt tên cho con.
HƯƠNG: Hương là một loài cỏ được ghi chép lại trong sách cổ, có ý nghĩa giống như hương thơm. Hương thơm dùng để đặt tên đã khá phổ biến, giờ đây việc dùng chữ hương (quê hương) để đặt tên cũng có ý nghĩa không kém.
VÂN: Vân Hương là một loài thực vật lâu năm cành thẳng, lá dài tròn, nở hoa vàng, toàn thân toát ra mùi thơm. Vân Hương là loài cỏ cực kì thơm. Dùng chữ Vân Hương để đặt tên cho con cũng khá lý tưởng.
TRƯỜNG: Trường là loại cây có trong sách cổ, hiện nay rất khó hình dung ra hình dáng của nó như thế nào. Khi dùng đặt tên, cây Trường có thể đồng âm với chữ Trường (dài). Chữ Trường được dùng khá rộng rãi, nó có thể dùng làm đệm hoặc tên.
CẦM: Cầm là thực vật thuộc nhà Hộ Vĩ. Thường được nói tới trong sách cổ, đọc trùng âm với Cầm (đàn). Qua âm đọc của nó rất phù hợp để đặt tên.
LONG: Long cũng là một loài thảo mộc, đồng âm với chữ Long (rồng). Hiện nay người ta dùng chữ Long (rồng) đặt tên khá nhiều, vì thế, dùng chữ Long (thảo) đặt tên cũng là một cách đặt tên khác lạ.
LINH: Linh là loài thực vật ký sinh trên cây sung, hình giống cây cam nhưng vỏ màu nâu đen hoặc màu phấn hồng, có giá trị về dược liệu. Chữ đồng âm với Linh có rất nhiều như Linh, Linh Linh. Tuy những chữ ấy xưa nay đã dùng để đặt tên, nhưng dùng chữ Linh (thảo) này có hàm ý độc đáo của nó. Bởi trong các loài cỏ thơm thì cỏ Linh thuộc vào loại cỏ có giá trị, có thể được gọi là loại cỏ kì diệu, nên đặt tên cho con bạn bằng chữ Linh này rất lý tưởng.
GIANG: Giang Thổ là loài thực vật cỏ sống lâu năm, lá nhỏ dài, hoa màu xanh nâu. Giang đồng âm với chữ Giang (sông), lấy chữ Giang với cả hai ý nghĩa này để đặt tên cho con đều được.
THỜI: Thời là loài sinh vật cỏ, sinh trưởng lâu năm, lá dạng bông, nở hoa vàng, quả hình bầu dục, rất thơm, có thể ép làm dầu thơm, phụ gia. Ngoài ra, thời còn có hàm nghĩa là di tà (đuổi tà).
MINH: Minh chủ yếu chỉ các loại cây mới nhú mầm, hoặc sự vật vừa mới bắt đầu xảy ra. Chữ Minh có thể dùng để đặt tên, cũng có thể dùng làm tên đệm. Minh còn có nghĩa là ánh sáng, và ý nghĩa ánh sáng này rất được người Việt ưa chuộng khi đặt tên cho con.
Cách đặt tên cho con của Quan Hi Hoa và Kiều Diệp (biên soạn)
*Nhược Thủy (st)

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm