Những kho báu giá trị của thế giới bị thất lạc

Leave a Comment
Bảo vật ngàn đời của dân tộc Do Thái, của cải châu báu của thành cổ Lima, những đồ tuỳ táng của các vị vua Pharaoh, nơi chôn giấu tiền vàng của tướng cướp Râu Đen… tất cả những kho báu  này đều có thật nhưng đều bị thất lạc trong quá khứ và cho tới nay chúng vẫn thu hút sự chú ý của hàng nghìn đoàn thám hiểm truy tìm báu vật trên khắp thế giới.

Phòng Hổ Phách của Piốt Đại Đế
Phòng Hổ Phách (The Amber Room) của Sa hoàng Nga được sử sách mô tả là kỳ quan nhân tạo đứng thứ 8 trong danh sách những công trình nghệ thuật kiệt tác của nhân loại.

Phòng Hổ Phách “nhái” được xây dựng lại và trưng bày trong điện Catherine ở Nga. 

Sở dĩ nó có tên gọi là Phòng Hổ Phách vì toàn bộ đồ đạc, vật dụng trang trí trong căn phòng có diện tích rộng gần 4 mét vuông này được chế tác toàn bằng vàng bạc, châu báu. Khi thắp nến để chiếu sáng, cả căn phòng bỗng trở lên vàng rực như đang đứng  trong một khối hổ phách khổng lồ.

Không chỉ có vậy, trong căn phòng đặc biệt này còn có rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật quý giá nhất thời bấy giờ của người Phổ (Prussia) và người Nga. Phòng Hổ Phách đầu tiên được thiết kế dành riêng cho vua Phổ Friedrich I, sau đó báu vật này được chuyển giao cho Sa hoàng Nga Piốt Đại Đế (Peter the Great) vào năm 1716.
Phòng Hổ Phách của Piốt Đại Đế được bố trí tại Cung điện Catherine gần thành phố Saint Petersburg. Trị giá của căn phòng này nếu tính theo đơn giá hiện tại ít nhất cũng tương đương 142 triệu USD chưa kể giá trị lịch sử của nó.

Đầu năm 1940, khi trùm Phát xít Adolf Hitler lê cỗ máy chiến tranh xâm lược lãnh thổ Nga, người Nga đã cố gắng bảo vệ căn phòng đặc biệt này bằng cách cố gắng di chuyển mọi đồ đạc của căn phòng đi chỗ khác nhưng không thành công vì lúc này dưới tác động của biến cố chiến tranh toà cung điện Catherine bắt đầu có hiện tượng đổ vỡ. Chính vì vậy người ta đã cố gắng bí mật bảo vệ nó bằng cách trang trí lại căn phòng bằng giấy dán tường.



Nỗ lực này cũng không thực hiện được khi vào 10/1941 quân Phát xít Đức đã bắt đầu tràn vào thành phố Leningrad (nay là thành phố Petersburg). Gần như toàn bộ số đồ đạc và các tác phẩm nghệ thuật trong Phòng Hổ Phách của Piốt Đại Đế được chuyển tới trưng bày tại lâu đài Königsberg Castle trong 4 năm sau đó.

Tuy nhiên, vào tháng 4/1945, khi lâu đài Königsberg bị quân Đức bao vây, người ta không có thêm bất kỳ thông tin nào về kho báu truyền đời này nữa.
Kể từ đó rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra nhưng không có câu trả lời đại loại như: Người Đức đã chiếm đoạt kho báu và mang về chính quốc? Hay người Nga đã phá huỷ kiệt tác này bằng những quả bom? Liệu người Nga đã chôn kho báu này trong một boongke dưới lòng đất hay khối tài sản khổng lồ này đã bị phá huỷ khi lâu đài Königsberg Castle bị đốt cháy lúc bị bao vây?

Kho báu của tướng cướp Râu Đen


Cướp biển Râu Đen (Blackbeard) tên thật là Edward Teach. Là một tướng cướp nổi tiếng hung bạo và liều lĩnh người Anh chuyên tổ chức chiếm đoạt các thuyền chở của cải của thực dân Tây Ban Nha đang trên đường từ các nước thuộc địa chở về chính quốc. Kho báu của tên cướp biển nổi tiếng này được y và những đồng bọn của mình thu lượm chỉ trong vòng 2 năm từ 1716 – 1718.


Cướp biển Râu Đen (Blackbeard). 

Trong khi quân thực dân Tây Ban Nha còn đang mải mê bóc lột của cải từ thuộc địa Mexico và Nam Mỹ chở về chính quốc thì tướng cướp Râu Đen và tay chân của mình chỉ việc lẳng lặng “chờ mồi” khi những con thuyền chở đầy vàng bạc này trên đường chở về Tây Ban Nha.

Địa bàn hoạt động của những tên hải tặc do thủ lĩnh Râu Đen làm thủ lĩnh chủ yếu tập trung quanh khu vực West Indies ở Carribe và vùng biển ven bờ Đại Tây Dương của khu vực Bắc Mỹ.
Tổng hành dinh của tổ chức hải tặc khét tiếng này có cả ở Bahamas và Bắc Carolina. Sự nghiệp cướp phá của tướng cướp Râu Đen và những tay chân của mình kết thúc tháng 11/1718 khi một chỉ huy người Anh dẫn quân vây bắt và bêu đầu tên tướng cướp này trên cột buồm của ông.

Tuy nhiên, cho tới tận lúc trước khi bị chặt đầu, tướng cướp Râu Đen cũng không hề hé răng khai một câu nào về nơi chôn giấu đống tài sản khổng lồ mà trong 2 năm tay chân của y đã cướp được. Những bí mật về kho báu của tướng cướp Râu Đen từ đó đến nay vẫn còn thu  hút sự chú ý của rất  nhiều người, đặc biệt là giới săn tìm kho báu và cổ vật châu Âu.

Người ta tin rằng, chiếc tàu chỉ huy của tướng cướp Râu Đen đã được tìm thấy vào năm 1996 gần khu vực Beaufort, Bắc Carolina. Tuy nhiên, trên chiếc thuyền này không hề có bất cứ của cải, châu báu gì. Người ta đồn thổi rằng, kho báu của tướng cướp Râu Đen có thể được chôn đâu đó quanh các hòn đảo ở khu vực Carribe, Vịnh Chesapeake – bang Virginia và cũng có thể chúng được giấu trong các hang động trên quần đảo Cayman.


Kho báu của thành Lima

Vào năm 1820, thành phố Lima của Peru có sự biến động. Tổng chấn thành Lima đã quyết định đưa hết tài sản của thành phố sang Mexico cất trữ với hy vọng sẽ đảm bảo hậu sự về sau. Những tài sản của thành Lima gồm rất  nhiều thứ quý giá, đáng chú ý trong đó có 2 bức tượng Đức mẹ Mary ôm Chúa hài đồng Jesus.


Tiền cổ bằng vàng tìm thấy ở Lima, Peru. 

Tất cả của cải chuyển tới Mexico của thành Lima được chất đầy trên 11 chiếc thuyền và được đặt dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng William Thompson. Lẽ ra trước khi giao phó đống tài sản khổng lồ cho William Thompson, Tổng chấn thành Lima phải tìm hiểu kỹ xuất thân của vị thuyền trưởng này, nhưng người đứng đầu thành Lima khi ấy đã không làm điều đó và kết cục ông hối hận cũng đã quá muộn.

Khi 11 chiếc thuyền chở bảo vật thành Lima ra khơi, Thuyền trưởng William Thompson mới lộ rõ bản chất là một tên cướp biển thực thụ. Ngay lập tức, William Thompson ra lệnh chặt đầu các thành viên trung thành Lima và ném xác những người này xuống biển.

William Thompson chỉ huy những tay chân thân tín của mình đưa đoàn thuyền chở của cái đến quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương. Người ta cho rằng đây là nơi những tên hải tặc đã chôn cất khối tài sản  khổng lồ của thành Lima để chờ đợi khi tình hình yên ả trở lại sẽ tụ họp lại cùng nhau chia chác khối tài sản kếch xù này.

Tuy nhiên, sau đó không lâu, tất cả những tên cướp lật mặt đã bị bắt giữ. Toàn bộ những tay chân của  Thompson đều bị xử tử bằng hình thức treo cổ ngoại trừ thủ lĩnh William Thompson và một tay chân thân tín nhất của ông ta được tạm tha mạng do đồng ý dẫn quân Tây Ban Nha tới khu vực chúng đã chôn giấu kho báu thành Lima.

Tuy nhiên, trong quá trình dẫn giải tới quần đảo Cocos để tìm lại kho báu đã mất cả William Thompson và tay chân duy nhất của mình đã may mắn trốn chạy thoát thân và trong rừng già. Kể từ đó đến nay không có bất cứu tin tức gì liên quan đến William Thompson, người tay chân của ông ta và cả kho báu thành Lima được đề cập. Đã có khoảng 300 đoàn thám hiểm truy tìm kho báu thành Lima quanh khu vực quần đảo Cocos nhưng chưa đoàn thám hiểm nào thành công.

Kho báu của các Pharaoh Ai Cập

Năm 1922, khi Howard Carter tìm thấy lăng mộ của vua Tutankhamen (vị vua trẻ nhất Ai Cập cổ đại, đồng thời cũng là vị vua duy nhất của Ai Cập cổ đại có lăng mộ còn nguyên vẹn chưa bị cướp phá), ông thực sự choáng ngợp trước những đồ tuỳ táng, và nhất nhiều trong số đó là các trang sức được chế tác bằng vàng bạc châu báu. Số đồ tuỳ táng quý giá nhiều đến mức phải mất 10 năm sau Howard Carter mới thống kê và đặt tên đầy đủ sau phát hiện khảo cổ chấn động thế giới này.

Đồ tuỳ táng trong lăng mộ vua Tutankhamen. 

Tuy nhiên, tài sản của vua Tutankhamen không thể so sánh được với những vua Ai Cập tổ tiên của ông. Khi lăng mộ của những vua Ai Cập trước thời đại vua Tutankhamen được tìm thấy chúng thực sự chỉ còn những lăng mộ trống không. Tất cả của cải đồ đạc tuỳ táng quý giá đã bị những kẻ cướp mộ không rõ danh tính, thời kỳ cướp phá trong nhiều thế kỷ trước đó.

Vậy những tài sản của các vị vua Ai Cập nổi tiếng trước thời kỳ vua Tutankhamen nắm quyền nằm ở đâu trong Thung lũng lăng mộ những vua vĩ đại của Ai Cập cổ đại. Câu trả lời không bao giờ có vì lịch sử đã quan đi từ rất lâu, nhân chứng vật chứng tuyệt  nhiên không còn. Chỉ có thể tin vào những những nhận định được kết luận sau những nghiên cứu khảo cổ của các học giả chuyên ngành.

Một số học giả tin rằng chỉ những thầy tu đảm nhiệm việc chôn cất các vị vua Pharaoh trong Thung lũng lăng mộ những vua Ai Cập  vào giao đoạn đầu Triều đại Ai Cập thứ 20 và 21 (tức năm 425 – 344 trước Công Nguyên) mới nắm được những bí mật về các kho báu này.
Các vị vua Pharaoh thường không bao giờ dùng lại những đồ tuỳ táng và của cải của tổ tiên mình trước khi chết, chính vì vậy có thể tin rằng những của cải này đã được chôn theo khi các vị vua trị vì Ai Cập cổ đại băng hà.

Điều đáng lưu ý là trong quá trình chôn cất lại thi hài các vua Pharaoh rất có thể đã có sự đánh tráo đồ đạc tuỳ táng hoặc mặc nhiên lấy trộm những báu vật được chôn theo các vua Pharaoh cổ đại.

Lãnh chúa Herihor - người nắm giữ một vị trí khá cao trong triều đại vua Ai Cập Ramses XI. Sau khi vua Pharaoh này qua đời Herihor đã nhanh chóng sử dụng vũ lực để chiếm đoạt quyền lực, thống lĩnh ngôi báu.
Herihor cùng thống trị vương quốc Ai Cập cùng con rể mình là Piankh - nhận vật này được giao trọng trách chôn cất lại  lăng mộ các vua Pharaoh tiền nhiệm tại Thung lũng lăng mộ các vua Pharaoh.

Piankh là người duy nhất nắm giữ những bí mật liên quan đến những của cải, vàng bạc, châu báu trong lăng mộ các vua Pharaoh. Nhiều học giả chuyên ngành khảo cổ tin rằng chính Piankh là người đã chỉ huy tay chân cướp mộ của các vị vua trước triều đại Tutankhamen trị vì.

Cho đến tận bây giờ, dấu tích về mộ huyệt của Piankh vẫn chưa được tìm thấy. Giới khảo cổ cho rằng nếu tìm ra lăng mộ của Piankh, rất có thể sẽ mở ra những bí mật liên quan đến các kho báu trong các lăng mộ những vị vua Pharaoh.

Hòm pháp điển của người Do Thái

Đối với người Do Thái, hòm đựng pháp điển (Ark of the Covenant) là một vật linh thiêng của cả dân tộc Do Thái. Theo kinh thánh, chiếc hòm này do đức Chúa trời tạo ra. Chiếc hòm cí chiều dài 1,1 mét, rộng 0,6 mét được làm bằng gỗ keo khảm vàng nguyên chất bao quanh. Trên lắp hòm có hai thiên sứ bằng vàng đặc được bố trí quay đầu vào nhau, hướng lên trên.


Hòm pháp điển của người Do Thái. 

Hòm đựng pháp điển cùng hai bức bài thạch ghi 10 lời răn của chúa (Ten Commandments). Vật thiêng này được người dân Israel và cộng đồng người Do Thái trên toàn thế giới coi là báu vật vô giá mang đậm giá trị lịch sử tôn giáo.

Vào năm 607 trước Công Nguyên thành Jerusalem – vương quốc của người Do Thái trước đây, nơi lưu giữ báu vật Hòm pháp điển linh thiêng đã bị người Babylon bao vây và xâm chiếm. Cả triệu người Do Thái đã bị giết hại, những người được tha chết phải sống trong tình trạng quản thúc chặt chẽ của người Ả Rập.

70 năm sau đó, người Israel quay lại xây dựng lại cơ nghiệp đã mất trong tay người Babylon trước đây thì linh vật Hòm pháp điển linh thiêng của họ đã không còn nhưng cũng không ai rõ thế lực nào đã cất giấu chiếc gương báu vật này.

Người ta tin rằng trước khi người Babylon chiếm thành Jerusalem, những người trông coi báu vật Hòm pháp điển đã được lệnh đem chôn giấu báu vật ngàn đời này để tránh trường hợp bị người Ả Rập cướp mất.
Những địa điểm có thể là nơi cất dấu Hòm pháp điển nằm trong một vực khu vực rộng lớn từ ngọn núi Nebo đến Ethiopia. Môt bài toán cực kỳ khó giải đối với các nhà thám hiểm truy tìm bảo vật của nhà nước Israel.

Một số học giả khác lại cho rằng, Hòm pháp điển đã bị những người Babylon phá huỷ do đây là vật thiêng của dân tộc Do Thái. Người Ả Rập đã phá bỏ kiệt tác tôn giáo này nhằm mục đích để dân tộc Do Thái sau này không tìm được nguồn gốc tổ tiên?

Theo Bình Nguyên (Theo Khoa Học Đời Sống)

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm