Cấu trúc tâm linh trong cơ thể con người

Leave a Comment
OZ-Một bài nghiên cứu khá công phu, dẫn chứng cụ thể, giải đáp phần lớn những bí ẩn về y học qua tâm linh. Bài được đăng trên TGVH bởi anh Bin571, theo đó tác giả là Đỗ Đức Ngọc hiện đang cư trú tại Canada. Xin giới thiệu cùng các bằng hữu.
http://minhkhai.vn/hinhlon/213507.jpgI.NGUYÊN NHÂN BỆNH :

Theo y học hiện đại, nhờ vào những xét nghiệm y khoa trong việc khám và chẩn bệnh, chúng ta mới biết được nguyên nhân hầu tìm ra cách chữa trị có hiệu qủa. Tuy nhiên đa số các bệnh đều là tổn thương thực thể, có những kết qủa xét nghiệm bất bình thường so với tiêu chuẩn mẫu mực. Ngược lại, có những bệnh không tìm ra được nguyên nhân vì các kết qủa xét nghiệm y học đều bình thường, trong trường hợp ấy chúng ta không rõ nguyên nhân, cho là bệnh tâm lý thần kinh. Nếu không biết cách chữa, một thời gian sau có biến chứng làm tổn thương thực thể rõ ràng, lúc đó việc chữa trị lại khó khăn hơn.
Đối với y học phương đông, tìm nguyên nhân bệnh không dựa vào kết qủa xét nghiệm y khoa bằng máy móc dụng cụ, mà dựa vào quy luật khí hóa ngũ hành của tạng phủ (nguồn gốc của dịch y đạo), giống như dựa vào bảng tiêu chuẩn mẫu mực của Tây y, để so sánh giữa hai tình trạng khỏe và bệnh.
Khí hóa ngũ hành của tạng phủ là những biến đổi trong cơ thể tạo ra những chu kỳ tuần hoàn của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục, hệ miễn nhiễm, hệ nội tiết, hệ thần kinh… thộng qua các tạng phủ và các chức năng riêng mà nó đảm nhận. Khi tất cả các sự biến đổi trong con người được điều hòa tốt, gọi là sự khí hóa chính thường, thì con người được khỏe mạnh, còn sự khí hóa bất thường làm mất quân bình sự khí hóa chung của tổng thể thì con người bị bệnh, do đó phải truy tìm nguyên nhân.
Có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bên ngoài cơ thể và nguyên nhân bên trong cơ thể. :
Nguyên nhân bên ngoài gồm nguyên nhân chủ quan như va chạm tổn thương, môi trường sống và làm việc, do ăn uống, ngủ nghỉ không đúng cách... nguyên nhân khách quan ảnh hưởng do sự tuần hoàn của vũ trụ tác động bởi mặt trời và nước biển tạo ra khí hậu, thời tiết, mùa màng, cây cỏ, vạn vật để nuôi dưỡng con người bị khác thường không phù hợp. Đó là do ảnh hưởng khí hóa của vũ trụ.
Nguyên nhân bên trong là sự khí hóa của tiểu vũ trụ để nuôi dưỡng tế bào, tác động bởi hai yếu tố tâm-thận. Tâm thuộc hỏa giống như mặt trời, Thận thuộc thủy giống như nước biển. Tim mạch và hơi thở tạo ra nhiệt năng tác động lên thận tạo ra sự tuần hoàn bên trong gọi là sự khí hóa tạng phủ. Vũ trụ và tiểu vũ trụ tạo ra sự tuần hoàn đều đặn nhờ vào sự biến đổi của hai yếu tố thủy-hỏa (âm-dương) để khí hóa, do đó đông y gọi là thiên nhân đồng nhất thể.

Dù do nguyên nhân nào làm cho sự khí hóa bất thường sẽ không nuôi dưỡng tế bào, mà còn làm hại tế bào gây ra bệnh tật. Đông tây y cùng quan điểm, nhưng tây y tìm nguyên nhân qua xét nghiệm, đông y tìm nguyên nhân theo khí hóa.
Theo đông y, có 4 loại khí hóa bất thường gây ra bệnh gọi là sự tắc tuần hoàn. :

1-Tắc tuần hoàn khí : Không bị tổn thương thực thể, xét nghiệm không thấy, nhưng vẫn có hậu qủa của nó như mạch đập đều nhưng mạnh hơn hay yếu hơn, chỗ mạnh hơn, chỗ yếu hơn khi bắt mạch.. làm cho nhức đầu, chóng mặt, đau nhức phong tê thấp, chậm tiêu hóa, mệt mỏi.. chỗ đau không nhất định..

2-Tắc tuần hoàn huyết : Có tổn thương thực thể, đau nhức một chỗ cố định như huyết tụ, máu bầm, sung huyết não, tắc nghẽn mạch, huyết khô hóa vôi làm thoái hóa xương khớp…

3-Tắc tuần hoàn tiêu hóa : Thức ăn chứa lâu trong bao tử và đường ruột do tiêu hóa chậm sẽ hóa nhịêt độc gây táo bón, tiêu chảy, loét bao tử, tiểu đường, hoặc phát sinh vi khuẩn, sán lãi, vi trùng… thấm vào máu thành bệnh nhiễm trùng…

4-Tắc tuần hoàn tâm sinh lý : Do thói quen, phong tục tập quán về ăn, mặc, ngủ, nghỉ, tư duy, cố chấp, bảo thủ, thành kiến, tánh tình vui, buồn, giận, lo sợ, xúc động, tích cực, tiêu cực, tánh khí bất thường…..có ảnh hưởng đến sức khỏe như vui qúa làm thần kinh hưng phấn tim mạch sẽ đập mạnh, vui qúa hóa điên dại mất lý trí, buồn hay thở dài hại phổi ( một trong những nguyên nhân ung thư vú của phụ nữ), giận qúa làm cơ gân co rút hại gan, tục ngữ có câu giận bầm gan tím ruột, lo qúa ăn mất ngon hại tỳ vị, sợ vãi đái hại thận ảnh hưởng thần kinh…Tắc tuần hoàn tâm sinh lý cũng không xét nghiệm được trực tiếp, chỉ khi nào do tình trạng bệnh kéo dài làm tắc tuần hoàn chuyển từ tắc khí sang tắc huyết làm tổn thương thực thể mới xét nghiệm được. Lý do biến đổi tâm sinh lý lại tùy thuộc vào mỗi người mỗi khác có liên quan đến cấu trúc tâm linh trong cơ thể nó tác động vào cấu trúc vật chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cho nên phương pháp chữa bệnh của đông y liên kết được cả hai phần vô hình và hữu hình qua sự khí hóa ngũ hành của tạng phủ.

II: CẤU TRÚC VẬT CHẤT VÀ TÂM LINH :

Ở mỗi con người chúng ta ai cũng có hai phần cấu trúc hữu hình và vô hình.
Phần cấu trúc hữu hình là cơ thể vật chất tạo ra hình hài cơ thể nam nữ với đầy đủ các cơ quan tạng phủ do các tế bào hòa hợp lại.
Phần cấu trúc vô hình là cấu trúc tâm linh, trong đó có một phần là tâm tánh khí tạo ra nét đặc thù của cá tính mỗi người do gène (DNA) mà khoa học đã chứng minh được, còn phần quan trọng nhất là thứ lớp của cấu trúc tâm linh hiện diện vô hình trong cơ thể, chúng ta cảm nhận được mà khoa học chưa chứng minh được.
Chúng ta hãy xét nghiệm các trường hợp sau đây để có thể hình dung ra được các thứ lớp của cấu trúc theo quan niệm đông y. Đó là chìa khóa tìm hiểu sự khí hóa của tạng phủ trong việc chữa bệnh :

1-Thể Xác : Khi cơ thể không còn sự sống, mất sự hiện diện của các thể tâm linh, thân xác nằm bất động không còn thở, chúng ta gọi là xác chết, đó là phần cấu trúc vật chất.

2-Thể Phách : Khi con người hôn mê bất tỉnh, thân bất động, chỉ còn hơi thở để duy trì sự sống ( trong trường hợp hôn mê sâu=coma ), đông y gọi là còn thể phách. Đông y nói “ Phế tàng phách” là phần tâm linh vô hình cư trú ở phổi chỉ huy chức năng hoạt động của phổi, giúp phổi thở để duy trì sinh mạng thông qua sự tuần hoàn của khí.

3-Thể Vía : Thể vía chỉ huy mọi cử động cơ học, là phần tâm linh vô hình cư trú ở tiểu não sau gáy, khi bị va chạm tổn thương, hay say rượu, trúng độc hôn mê, đứt mạch máu não làm tê liệt, cử động sẽ bị giới hạn mất kiểm soát như ý muốn.

4-Thể Hồn : Thể hồn chỉ huy mạng lưới gân cơ, thần kinh, làm co rút hoặc thư giãn khiến cho cơ thể biết đau hoặc không đau. Đông y nói “Gan tàng hồn” là phần tâm linh vô hình cư trú ở gan, có nhiệm vụ giúp gan hoạt động theo chức năng của nó. Khi mất cảm giác, vô tri, là thể hồn đã rời thể xác. Còn đau đớn qúa sức chịu đựng làm thể hồn bị tổn thương kêu la thảm thiết như trường hợp ung thư hành hạ đau đớn, mà thực thể gan không bị tổn thương, thể hồn bị tổn thương sinh ra ác mộng.

5-Thể Thần : Thể thần chỉ huy tình cảm, hệ thống tim mạch, hệ thống tuần hoàn huyết làm cho da thịt hồng hào, mặt tươi tỉnh hoặc mặt mày mất sắc, mất thần như ngây dại, hoảng hốt. Đông y nói “ Tâm tàng thần” là phần tâm linh vô hình cư trú tại tâm giúp cho tâm hoạt động theo chức năng của nó về hệ tuần hoàn tim mạch và thần kinh… Khi bị tổn thương thì tim mạch nhảy loạn, thần sắc thay đổi, dễ xúc động, qúa khích động như điên khùng hoặc qúa bi quan, nói năng cười khóc bất thường.

6-Thể Ý : Thể ý chỉ huy sự diễn đạt của tư tưởng, tập trung hoặc mất tập trung, biết phân biệt tốt xấu, ưa thích hay không ưa thích, tính qủa quyết hay do dự… qua sự tiết hormone như truyền một tín hiệu có ảnh hưởng đến các cơ quan, phối hợp sự nói năng và cử chỉ phù họp với ý muốn. Đông y nói “ Tỳ tang ý ” là phần tâm linh vô hình cư trú tại lá lách. Khi thể ý bị tổn thương sẽ mất đi sự quyết đoán, không ham muốn, không thích cử động nói năng và ăn uống nữa mặc dù thực thể của lá lách không bị tổn thương.

7-Thể Chí : Thể chí chỉ huy sự hoạt động của bộ não, ẩn tàng sức mạnh ý chí, lý tưởng của thể xác và tinh thần, bao gồm phần tiên thiên và hậu thiên, phần tiên thiên là những dữ liệu tích lũy từ những kiếp trước đem vào bộ nhớ của não khi sinh ra, và những gène ( chủng tử) của cha mẹ, phần hậu thiên do sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần và sự học hỏi kinh nghiệm thu thập được trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đông y nói “Thận tàng chí” là phần tâm linh vô hình cư trú ở thận, về tinh thần, nó làm cho con người phát triển hay không phát triển phần hạ trí như thông minh hay đần độn, nhớ dai hay mau quên, có ý chí sáng tạo hay ỉ lại…, về thể xác, nó điều hòa chức năng thận biến hóa các chất bổ dưỡng chuyển thành khí huyết, sinh tinh tủy, nuôi xương, bổ não, duy trì và phát triển, sản xuất tế bào mới thay thế tế bào cũ. Thể chí mạnh, duy trì được sự minh mẫn, trẻ trung, kéo dài tuổi thọ. Khi thận không bị tổn thương thực thể mà bị bệnh mất trí nhớ, mất ký ức phải nghĩ ngay đến phần hạ trí bị tổn thương do thể chí.

8-Thể Trí: Thể trí gồm hai phần, phần hạ trí và thượng trí. Thể trí cư trú ở não làm cho não phát triển.
a-Thể Hạ Trí : Do con người khi phát triển đã học hỏi, tích lũy đươc những kinh nghiệm và khi sử dụng những kiến thức ấy thì cũng mới chỉ chiếm tối đa 7-8% tế bào não trong mọi sinh hoạt thường ngày.
b-Thể Thượng Trí : Các thần đồng, các nhà bác học, các bậc thiền sư, kỳ nhân.. đã sử dụng được các phần tế bào não vượt ngoài giới hạn 8% so với những người khác. Những kiến thức hiểu biết này đặc biệt không ai có, nó khác lạ mới mẻ, chúng ta gọi nó là thể thượng trí. Trong bộ óc chúng ta, hơn 90% tế bào não còn lại là những băng đĩa còn bỏ trống chưa chứa dữ kiện nào, nó dành sẵn cho con người ghi thêm những kết qủa, những kinh nghiệm đã tìm tòi phát minh được ở đời này, hoặc để ghi nhận được những điều mới lạ học hỏi được ở các cõi thiền định hoặc trong những giấc mơ có ý thức khi ao ước tìm tòi phát minh một điều gì. Phần còn lại là những băng đĩa đã ghi đầy những kinh nghiệm trong qúa khứ nhiều đời tích lũy được, nhưng những dữ kiện ấy đem vào thân xác đời này bị vô minh che lấp nên không có khả năng khai mở được hết mà chỉ sử dụng được một phần nào, chúng ta gọi là bẩm sinh để trở thành các kỳ nhân, thần đồng, các nhà khoa học, mỹ thuật, nghệ thuật. Còn thông thường khi chúng ta có một vấn đề khó giải quyết, qua một đêm yên tĩnh nghỉ ngơi, tự nhiên sáng dạy đã tìm được cách giải quyết, người đời gọi là thông minh.
Thể thượng trí được khai mở qua phương pháp tập thiền, tập khai mở luân xa như yoga, hoặc do sau tai nạn bị chấn thương sọ não.. Khi sử dụng được thể thượng trí, nó dẫn ta vào không gian 4 chiều như thân xác ở một chỗ, mà thể hồn đi vào không gian khác, không gian qúa khứ để thấy biết những hoạt động của tiền kiếp, hay không gian tương lai ở những cảnh giới khác để học hỏi, tìm tòi, sau này trở thành một nhà phát minh như các nhà khoa học, hoặc trở thành nhà tiên tri.., còn đối với những người thỉnh thoảng mới xuất hiện thể thượng trí, khi có khi không, người ta gọi là linh tính, giác quan thứ sáu…

Bẩy thể tâm linh vô hình cư trú trong cơ thể vật chất, có liên quan hai chiều nhờ vào thể thần, thông qua hệ thần kinh và các màng lưới thần kinh. Tất cả đều điều khiển chức năng hoạt động của tạng phủ, vừa nuôi dưỡng bảo vệ tạng phủ theo một quy luật tuần hoàn chung gọi là sự khí hóa ngũ hành.

http://www.khicongydaotoronto.com/images/ddn.jpg
Chân dung Thầy Đỗ Đức Ngọc (Internet)

III.THÂN BỆNH-TÂM BỆNH

Qua tám trường hợp trên, chúng ta thấy, ngoài Thể Xác được góp nhặt từ cát bụi ( theo Thiên Chúa giáo ) hay tinh cha huyết mẹ ( theo Phật giáo), thành một thân tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa, mà đông y gọi là lục phủ ngũ tạng, có đủ tứ đại : đất thuộc thổ, trong thổ có chứa kim, nước thuộc thủy, gió thuộc phong mộc, lửa thuộc hỏa, trong thân còn chứa 7 thể tâm linh để giúp cho cơ thể hoạt động theo nhịp sinh học đều đặn và quyết định sự sống chết của con người khi phần tâm linh rời khỏi cơ thể thì thân xác chết, thi thể tan rã lại trở về với cát bụi.
Như vậy sự bệnh hoạn, sống chết của thân ta lệ thuộc vào phần cấu trúc tâm linh, nó định đoạt cho ta tất cả mà chúng ta không biết chúng từ đâu tới, nó ở với ta bao lâu, khi nó lìa khỏi thân ta, nó đi về đâu, và chính bản chất nó được cấu tạo ra sao ? Những câu thắc mắc ấy đã được giải đáp đầy đủ trong triết lý Phật giáo.
Đứng trên quan điểm y học, Tây y tìm tòi mọi phương pháp chữa bệnh tiên tiến nhất cũng chỉ giải quyết được phần thể xác, về lãnh vực trị liệu tâm lý thần kinh chưa phân biệt rõ phần tâm linh nào bệnh, và cách chữa ra sao nên vẫn chưa đạt được hiệu qủa như ý muốn.
Dựa vào sự cấu trúc của cơ thể, phần bệnh của thể xác chúng ta tạm gọi là thân-bệnh, Phần cấu trúc tâm linh bị bệnh chúng ta gọi là tâm-bệnh.

1-Thần làm hại khí :
Cấu trúc tâm linh là phần vô hình cư trú trong tạng phủ để điều khiển mọi chức năng hoạt động của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục.. qua hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.. cho nên khi chúng bị bệnh sẽ làm xáo trộn mọi chức năng của các cơ quan, chứ không làm tổn thương thực thể thì y học tây phương tìm không ra bệnh, đông y gọi là giai đoạn thần làm hại khí.

2-Khí làm hại huyết :
Nếu tâm bệnh cứ tiếp diễn lâu dài sẽ làm tổn thương thực thể, làm thay đổi hình dạng cấu trúc của thân xác như sưng, gẫy, lở loét, viêm, phù, thắt nghẹt lưu thông khí huyết tạo ra khối u hay chèn ép nứt xương…thì Tây y sở trường chữa được những loại bệnh này hơn là đông y.
Nhưng những loại bệnh này, đông y chia làm hai loại cấp tính và mãn tính. Loại cấp tính do nguyên nhân bên ngoài như tai nạn, cần phải giải phẫu, hay cấp cứu ngay nếu không sẽ chết thì đông y không làm được. Còn loại sưng đau chấn thương chưa nguy đến tính mạng thì cách chữa đông y có thể thu ngắn thời gian và có kết qủa trị liệu hơn tây y. Loại bệnh mãn tính, theo đông y, phải tìm nguyên nhân gốc, và chắc chắn đã có ảnh hưởng không tốt cho phần cấu trúc tâm linh, giai đoạn này đông y gọi là khí làm hại huyết, cho nên tây y dùng phẫu thuật cũng chưa giải quyết được gốc bệnh, đa số các loại bệnh của con người ở loại này. Tây y thường giải quyết trực tiếp vào phần cơ thể bị bệnh bằng phẫu thuật để tránh lây lan và dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi trùng gây ra mầm bệnh.

3-Tinh-Khí-Thần :
Phương pháp này khác hẳn về quan điểm chữa bệnh của tây y so với đông y. Tại sao ? Vì đông y coi con người là một tổng thể hòa hợp của thân và tâm, nên đã nhìn ra được ba yếu tố quan trọng trong vấn đề bệnh hoạn và sự sống chết của con người, đó là tinh-khí-thần.

Tinh :
Là những chất bổ do ăn uống để nuôi cơ thể, nếu hợp với nhu cầu mà cơ thể cần sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, không đúng nhu cầu sẽ làm cho cơ thể bệnh mặc dù khi phân chất thức ăn đó không có độc tố, trái lại chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, nhưng cơ thể không muốn hấp thụ làm cơ thể phải tốn mất thêm năng lượng đào thải chúng ra ngoài, như vậy cơ thể cũng bị bệnh nếu lạm dụng nhiều chất bổ không cần thiết. (Thí dụ như chất đường, chất béo, chất vôi…không có độc, nhưng dư thừa làm con người bị bệnh.)

Khí :
Là chức năng hoạt động của các cơ quan lục phủ ngũ tạng làm công việc biến dưỡng, chuyển tinh hóa khí, chuyển khí hóa thần, ở thể động là sinh hóa thức ăn như co bóp, tiết dịch, phân tích, tổng hợp, hấp thụ, đào thải…ở thể tĩnh như nghỉ ngơi là chuyển hóa dưỡng trấp thành máu, vinh khí, nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, và thành năng lượng vệ khí bảo vệ cơ thể, duy trì sức khoẻ và sự sống.

Thần :
Có hai loại là dục thần do cha mẹ sinh ra mang tâm tánh của cha mẹ, và thức thần mang tâm tánh cá biệt của mình có từ nhiều đời, cả hai loại là vô hình, nhưng phần hữu hình là tim mạch, bộ óc và hệ thần kinh cùng các gène mang tính di truyền. Thần có nhiệm vụ kiểm soát, điều chỉnh, hòa hợp mọi hoạt động của cơ thể thông qua những chức năng của các tạng phủ, cả hai loại thần được phát triển về hai mặt, mặt tiềm năng do bẩm sinh cấu tạo ra chức năng và tâm tính của mỗi người do ảnh hưởng cha mẹ và do ảnh hưởng qúa khứ nhiều đời, mặt khác do học hỏi tiếp tục ở trường học, xã hội và kinh nghiệm đang trải qua ở đời này.

4-Ngũ nguyên :Để có thể điều chỉnh được tinh-khí-thần hòa hợp giữa hai phần cấu trúc vật chất và tâm linh, đông y dùng hệ thống lý luận ngũ hành để liên kết chúng vào cùng một hành như :

1-Qủa tim, hệ tim mạch gồm đường kinh tâm, tâm bào, thuộc hành hỏa ,về phần tâm linh có hàm chứa nguyên thần, cái tạo ra cho con người biết trọng lẽ phải, biết suy nghĩ đúng sai, gọi là Lễ mới sinh ra thức thần. Khi thức thần bị dao động mạnh do cảm xúc sẽ làm hại tim.

2-Lá lách và kinh Tỳ thuộc hành thổ, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên khí, cái tạo ra khí phách con người biết trọng chữ Tín hay không, nó sinh ra vọng ý nhiều hay ít, nếu vọng ý quá đáng sinh lo nghĩ nhiều sẽ hại tỳ ăn mất ngon.

3-Phổi và kinh Phế thuộc hành kim, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tình, cái tạo ra tình người có Nghĩa hay không, nó tạo thành phách, nó tạo ra tình cảm, khi tình cảm bị giao động sinh buồn sẽ làm hại phổi.

4-Thận và kinh thận thuộc hành thủy, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tinh, cái tạo ra sự khôn ngoan hiểu biết gọi là Trí, cái không hiểu biết, chỉ ham sắc dục nó sinh ra trược tinh mất sáng suốt, khi bị giao động sinh sợ hãi sẽ làm hại thận ( sợ vãi đái).

5-Gan và kinh Can thuộc hành mộc, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tánh, là bản chất tình người gọi là Nhân do hồn dẫn dắt, khi giận giữ mất tánh người sẽ làm hại gan ( giận bầm gan, giận mất khôn ).

Như vậy, các bệnh liên quan đến chức năng của tạng phủ, tâm lý thần kinh, bệnh thuộc tâm linh, đông y dùng phương pháp lý luận ngũ hành hỏa, thổ, kim, thủy, mộc để điều chỉnh lại sự khí hóa của tổng thể, vì khi thân bệnh cũng ảnh hưởng đến tâm bệnh và ngược lại tâm bệnh cũng ảnh hưởng đến thân bệnh. Cả hai loại bệnh đều làm rối loạn chức năng hoạt động của tạng phủ, trực tiếp là rối loạn chức năng nội tiết mà đông y gọi là hệ nội dược.
IV-NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN Y HỌC :

Có sự đối đãi hai chiều giữa thân bệnh và tâm bệnh. Khi thân bệnh dù có tổn thương thực thể nhưng chưa làm mất chỗ cư trú của phần tâm linh thì thân bệnh không đáng ngại, nhưng tâm bệnh có thể làm tổn thương thân bệnh. Chúng ta hãy nghiên cứu đến các hiện tượng sau :

1-Hiện tượng chưa tổn thương thể phách :
Thân thể dù có bệnh do thế gian đặt tên và phân loại bệnh dễ chữa hay khó chữa, miễn là nó chưa làm mất nơi cư trú của phần tâm linh và chưa làm hại đến sự rối loạn chức năng của hơi thở là thể phách, thì thân có bệnh không chữa được cũng vẫn kéo dài sự sống như bệnh phong cùi, lở lói, ung nhọt ngoài da.. có thể làm hư hỏng ngũ quan, tứ chi, ung thư da, hoặc coma, mà không làm rối loạn thể phách, thể phách vẫn điều khiển hơi thở đều đặn thì mạng sống vẫn được duy trì.

2-Hiện tượng rối loạn thể phách :
Người khỏe mạnh, trung bình một phút hít vào thở ra tự nhiên được 18 hơi đều đặn, nhưng khi bệnh do cơn đau, hay bị ngộp thở do trúng độc, va chạm tổn thương, hoặc do khí tắc như suyễn sẽ làm hơi thở ngắn gấp, nhanh, dồn dập, đứt đoạn.. sẽ làm rối loạn thể phách thì khó bảo toàn tính mạng.

3-Hiện tượng rối loạn thể vía :
Thể vía cư trú ở não sau gáy, khi bị va chạm đụng mạnh vào gáy, hay sung huyết não, trúng độc do thuốc, rượu, làm hôn mê nhẹ sẽ bị giới hạn cử động như tê liệt, bán thân bất toại, múa vờn, Parkinson, chân tay đầu cổ mắt mặt co giật, nói cà lăm, ngọng..

4-Hiện tượng rối loạn thể hồn :
Khi thể hồn rối loạn hay mơ thấy xuất hồn đi vơ vẩn không chủ đích, ngay cả lúc thân có bệnh, đi đứng nằm ngồi như người mất hồn, ngơ ngẩn. Ngoài bệnh gan, các bệnh mãn tính cũng làm ảnh nhưởng đến gan làm gân mạch và thần kinh co thắt gây đau đớn. Khi bệnh chạm vào thể hồn thì nhân cách và tánh tình thay đổi. Bệnh thực thì ngông cuồng qúa khích, dễ nổi nóng giận. Bệnh hư thì sinh bi quan, yếu đuối, hèn hạ, hờn dỗi, không phải gan bị tổn thương mà chức năng gan qúa yếu không thể tàng trữ huyết, không lọc được độc tố, không trao đổi oxy, không nuôi dưỡng được phần gân móng, làm chùng gân, không khai khiếu ra nơi tròng đen mắt làm mờ mắt, hỏng gai thị… nhìn cặp mắt như không có hồn. Đa số những người bị rối loạn thể hồn do thân bệnh đều liên quan đến sự thiếu máu trầm trọng, áp huyết rất thấp. Loại người này dễ bị du hồn vất vưởng mất thân xác nhập vào trở thành điên loạn tâm thần..

5-Hiện tượng rối loạn thể thần :
Thể thần có hai loại là dục thần và thức thần.
Dục thần do cha mẹ sinh ra cư trú ở tâm, nên đông y gọi tâm tàng thần, có ảnh hưởng tâm tánh cha mẹ theo gènes. Còn thần thức là tâm tánh cá biệt do học hỏi nằm trong tiềm thức có ảnh hưởng đến sự phát triển con người. Thức thần sinh tam tâm là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm tương lai.
Tâm qúa khứ ảnh hưởng đến tâm hiện tại, có cách suy nghĩ và hành sử theo bản năng riêng đã tích lũy được trong qúa khứ, cho nên tục ngữ có câu : cha mẹ sinh con, trời sinh tánh, còn tâm hiện tại ảnh hưởng của cha mẹ có sẵn và tâm tương lai do ảnh hưởng của học hỏi ở cả hai mặt vô hình và hữu hình trong cuộc sống thường nhật.
Về hữu hình do sự giáo dục từ gia đình, học đường, xã hội, tu học, kinh nghiệm sống…Về vô hình do tu thiền, quán tâm, trong giấc ngủ có ý thức hoặc tập khí công thiền. Theo đông y, làm sao tập luyện được tâm không viên, ý không mã, lúc đó tâm không động thì định được thần, thần không động thì định được khí, ví như người làm xiếc đi trên dây thừng cao 10 mét, mặc cho khán giả la hét cổ võ, nếu tâm thần và khí không bị ảnh hưởng bên ngoài, mà trụ ở trên mỗi bước chân, cho nên họ đi trên dây đu một cách dễ dàng. Như vậy muốn khỏi động tâm thì tập mắt ngơ tai điếc tánh viên thông, làm cho tâm được sáng suốt sẽ học hỏi được nhiều điều ở trong cõi thiền. Vào được cảnh giới tĩnh lặng do thiền hay do tĩnh công như đi vào không gian 4 chiều. Không gian và thời gian của thân thì ở một chỗ, còn thể tâm linh có thể đi vào thời gian qúa khứ hay tương lai.
Thần là cái biết trong tình trạng nhập thiền, mình vẫn biết rõ ràng mạch lạc khi nhắm mắt còn tỉnh thức, hoặc cơn ngủ sâu mà thấy cảnh giới quá khứ hay tương lai như một buổi xem phim chiếu bóng, mình có thể ở ngoài cuộc hay tham dự trong cuộc, mọi chi tiết đều nhớ rõ mà không hoang mang sợ sệt, chỉ dùng cái biết để quan sát, khi tỉnh dậy hoặc xuất thiền, nếu có thắc mắc, khi nhập thiền lại, vẫn có thể tìm hiểu thêm cho tường tận được.
Thể thần khi bị rối loạn làm tình trạng tim mạch bất thường, tâm thay đổi bất thường kéo theo các thể tâm linh khác rối loạn theo, khi ngủ hay thấy ác mộng, lửa cháy, máu chảy, sợ bị giết hại…

a-Trường hợp nhập thiền vào qúa khứ :
Có một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, hai môi tím, dầy lên và xệ xuống miệng không khép chặt lại được, 10 ngón tay mầu đen như dính thuốc nhuộm quần áo, thở mệt, ngồi một chỗ, đi đứng thì mệt mỏi, nói chuyện còn tỉnh táo nhưng nói nhỏ hơi, nói nhiều cũng mệt.
Bệnh nhân đã chữa đông tây y dược đủ thứ mà không khỏi. Tôi thấy ái ngại và để tâm suy nghĩ làm sao chữa được bệnh này. Khi trong mơ gặp được vị y tổ trong quá khứ mô tả một cây thuốc tên gọi cây óc chó phối hợp với lá hẹ chữa được bệnh hở van tim. Hình dáng của cây đã thấy trong mơ, nơi cây mọc đã được chỉ dẫn là ở hàng rào, bờ ruộng chỗ nào cũng có, cách dùng cũng được nghe giảng. Khi tỉnh dậy, cho người đi tìm hái về ở vùng Hốc Môn. Về tên của cây, dân gian cũng đã có tên sẵn, ở miền Nam gọi là cây ổi dại, ở miền Bắc gọi là cây sung dại.Cách sử dụng : Lấy 9 đọt (1 đọt là ngắt bẻ một đoạn dài bằng một gang tay đo từ ngọn xuống ). Pha một ít nước rồi giã 9 đọt cây óc chó, vắt lọc thành nửa ly . Giã 50g lá hẹ với một ít nước, vắt lọc thành nửa ly. Hai ly để riêng đem phơi đêm để lấy sương khí, lúc nửa đêm uống 1 ly nào trước cũng được, nửa giờ sau uống tiếp ly thứ hai. Uống luôn 2 đêm liên tiếp, bệnh nhân đã khỏi bệnh, khỏe mạnh như cũ, hai môi thu nhỏ, đổi sắc hồng, mười đầu móng tay hết tím xanh, người hết bị mệt thở.
Như vậy bà bệnh nhân này cũng có tu được chút phước duyên mới có cơ hội được các vị thầy vô hình thông qua vị thầy thuốc để chữa khỏi bệnh cho mình.
Nếu người thầy thuốc không tu tạo phước, nhân công lao đó về mình do tính kiêu ngạo, vị thầy đó sẽ mất hết khả năng chữa bệnh bằng tâm linh, sau này sẽ chỉ là một thầy thuốc tấm thường như các thầy khác ở thế gian. .

b-Trường hợp nhập thiền trong hiện tại :
Tôi có người bạn tu thiền, ngày 30 tháng 4 năm 1975, vợ chạy di tản, anh và con gái 5 tuổi bị kẹt ở lại, sau anh phải đi học tập cải tạo, anh gửi con gái anh cho một bạn gái, hai năm sau anh trở về, bạn gái anh cho biết bé đi học đã bị lạc mất tích.
Mấy năm sau anh vẫn tập thiền đều đặn theo thời khóa 4 lần mỗi ngày vào giờ tý, ngọ, mẹo, dậu, mỗi lần nửa giờ. Tự nhiên một buổi trưa anh nhập thiền thấy con gái mình đứng trước cửa một căn nhà ở Củ Chi, anh ghi nhận mọi chi tiết về địa điểm căn nhà, rồi anh xả thiền, lấy xe gắn máy đến Củ Chi, quả thật anh đến đúng nơi và xin chủ nhà cho anh nhận lại đứa con gái của mình về.

Môt trường hợp đặc biệt khác. Khi tôi đang làm việc tại phòng mạch ở Montreal, bỗng có điện thoại từ Ý gọi đến của một bệnh nhân người Ý xin cầu cứu, đứa con trai 6 tuổi sinh thiếu tháng, não thiếu oxy nên xương cổ èo oặt, hiện nó đang bị lên cơn crise cardiac chân tay dẫy dụa co giật, bà không gọi xe cứu thương mà bà gọi tôi. Tôi nhắm mắt lại, thấy một linh ảnh, đứa bé đang bị cúi gục đầu xuống nên nghẹt cổ họng không thở được, cơ thể thiếu oxy khiến tim sẽ ngưng đập. Tôi vội vàng nói với bà ta : Bà hãy mau dựng cổ đứa bé ngay lại. Sau đó tôi hỏi : Con bà hết co giật chưa. Bà trả lời : Nó khỏi rồi. Nhưng tôi cứ phải giữ cổ nó luôn à. Tôi trả lời. Nguyên nhân nó làm cơn do cổ nó yếu, bị gục xuống sát ngực nên ngộp thở. Bà nên mua một cái vòng chống cổ (collier) để giữ cho cổ khỏi bị gục xuống là không bao giờ bị lên cơn nữa.
Một năm sau, bà đem cháu sang Montreal để tôi tái khám, bà nói : Từ ngày ông nói cho cháu đeo vòng cổ, cháu không bao giờ bị co giật nữa. Nhưng tôi không hiểu sao các bác sĩ chữa cho cháu lại không tìm ra nguyên nhân bị co giật là do cổ yếu, vì cứ mỗi tháng cháu bị vài lần như thế, môi tím tái, đều đem đi cấp cứu chữa về tim mạch và cho uống thuốc thần kinh mà không hết bệnh.

c-Trường hợp nhập thiền vào tương lai :
Có những cảnh tôi thường gặp khi tâm tĩnh lặng, cảnh đó xuất hiện nhiều lần rất quen thuộc, nhưng trên thực tế chưa đi đến bao giờ, ngay cả người và việc. Nhưng về sau tôi có dịp đến một nơi nào lạ lần đầu tiên thì cũng đúng là cảnh đã từng thấy làm tôi không bỡ ngỡ chút nào. Có lần, gia đình chúng tôi cần một người giúp đỡ để cho con đi ra khỏi Việt Nam sau năm 1975, địa chỉ ở vùng quê Trà Vinh, chỉ có số nhà, và Khóm, Xã, không có tên đường. Đêm hôm đó tôi xuất thần đi tìm để ghi nhận hình ảnh, địa điểm. Sáng hôm sau hai vợ chồng tôi đón xe đò đi xuống Trà Vinh. Tôi quan sát những đoạn đường đã đi qua, đến một nơi hai bên đường là đồng ruộng, có một xóm nhỏ vài nhà nằm cách đường lộ khoảng 100m phải đi qua một cây cầu khỉ, chúng tôi xuống xe giữa đường còn cách xa thị xã Trà Vinh. Bà xã tôi sợ quá, nếu không phải chỗ này, mà phải đi nữa thì tìm đón xe đi tiếp là chuyện rất khó khăn vào thời ấy. Tôi nói đúng chỗ này rồi, bà xã tôi lo lắng hỏi, anh đã đi đến đây bao giờ đâu mà nói đúng chỗ rồi, nhưng qủa thật chúng tôi vào đúng nhà đúng chỗ mặc dù chưa quen biết trước diện mạo chủ nhà.

d-Trường hợp nhập thiền để học hỏi :
Tôi có người bạn thiền muốn tu đốn ngộ, anh cứ thắc mắc thế nào là quả báo nhãn tiền ? Khi anh nhập thiền, anh thấy mình đang đứng ở đầu một ngõ hẻm cụt, nhìn thấy một tên ăn cắp tay cầm một cái ví tiền, chạy qua mặt anh vào trong ngõ cụt, rồi một thanh niên khác đuổi theo đang ngơ ngác không biết chạy vào ngõ hay chạy thẳng, anh buột miệng chỉ đường. Khi người thanh niên lấy lại được cái ví xong rồi chạy đi, tên ăn cắp đến đánh anh vì cái tội không biết đầu đuôi câu chuyện mà chỉ bậy, tên kia cũng là tên ăn cắp chạy theo để cướp lại. Bấy giờ anh mới hiểu, việc gì xảy ra cũng có nhân duyên qủa báo.
Trường hợp suy nghĩ tìm tòi để phát minh ra những cái mới lạ cũng là một cách nhập tâm để vào thiền, có liên quan tổng hợp cả quá khứ, hiện tại, tương lai, thường xảy ra đối với các nhà khoa học, bác học, bác sĩ, nghệ sĩ, mỹ thuật hội họa, và các nhà tiên tri…

6-Hiện tượng rối loạn thể ý :
Thể ý cư trú ở Tỳ, hay mưu toan nghĩ ngợi, lo qúa làm ăn mất ngon. Tỳ chủ hình sắc, ăn ngon, mặc đẹp, ngăn nắp, sạch sẽ, tính tình mực thước, đa mưu. Tỳ chủ ý muốn, sinh tâm nên ý chạy thì tâm chạy cho nên nhà Phật có câu nói tâm viên ý mã ( tâm như con vượn nhảy nhót lung tung không lúc nào dừng nghỉ, ý như con ngựa chạy theo).
Khi thể ý bị tổn thương làm thành bệnh hoang tưởng. Thí dụ một người bị thương cụt tay, trong giấc ngủ mơ vẫn không thấy tay bị cụt, không cảm thấy đau. Trường hợp này thực tế là xác-thân có bệnh cụt tay, nhưng ý-thân không có bệnh. Ngược lại, khi ngủ mơ thấy bất cứ cảnh nào trong mộng cũng thấy tay còn nguyên nhưng bị đau như lúc tỉnh, như vậy bệnh mãn tính đã làm tổn thương thể tâm linh, ý-thân cũng bị bệnh đau tay, đó là lý do tại sao một thương binh đã bị cưa cụt tay mà vẫn cảm thấy đau ngoài cổ tay. Muốn chữa loại bệnh này cũng phải dùng ý để chữa, một thiền sư đã cho bệnh nhân một loại thuốc bôi đặc biệt để dụ bệnh nhân tin rằng bôi thuốc này vào sẽ hết đau. Thiền sư dặn, khi nào bệnh nhân cảm thấy tay đau, hãy bình tĩnh tìm xem chỗ đau ở đâu, rồi dùng thuốc này bôi vào. Cuối cùng bệnh nhân giác ngộ chỗ đau không có tay làm sao mà bôi thuốc, rõ ràng là bệnh không có thực mà do ý làm ra bệnh. Ý tại tâm, vạn pháp do tâm sinh ( nghĩ là có tay bị đau) thì vạn pháp cũng do tâm diệt (nghĩ rằng không có tay làm sao mà đau được.)
Khi rối loạn thể ý, trong mơ hay thấy nhiều sự việc lung tung không có mạch lạc rõ ràng, thể ý bệnh làm cho thân bị bệnh mộng du, tỉnh dậy không hay biết mình đã làm gì, hoặc thân bị bệnh nói nhảm như điên khùng, như ma nhập thuộc bệnh tâm thần.
Khi một người chết đi, thân xác không còn, bẩy thể tâm linh do ý làm chủ, lúc đó không phải là xác-thân mà là ý-thân thì thời gian và không gian không còn ngăn cách họ. Họ nghĩ muốn đến một nơi nào xa xôi là họ đã có mặt ở đó ngay.

7-Hiện tượng rối loạn thể hạ trí :
Thể hạ trí liên quan đến thận và trí nhớ. Thể hạ trí bị rối loạn do sợ hãi một điều gì kinh khủng, do va chạm tổn thương thận, do mổ thận, chọc tủy sống, do té ngã va chạm não bộ làm mất trí nhớ. Có trường hợp không tổn thương thực thể về thận hoặc não, nhưng bị đe dọa tinh thần, bị khủng bố trí não, bị nghe những tiếng rên la thảm thiết, hoặc bị giam cầm hành hạ trí não làm rối loạn thể trí sẽ bị mất trí nhớ, hoặc bị ngộp thở do khí độc làm não thiếu oxy, hoặc trẻ em khi sinh ra thiếu oxy trong não làm trí nhớ kém phát triển.

8-Hiện tượng rối loạn thể thượng trí :
Trường hợp ít gặp. Rối loạn thể thượng trí trong trường hợp cháy não do thiền sai tẩu hỏa nhập ma, do tập trung vào việc học sử dụng tối đa bộ não, nói đến những điều cao siêu hoang tưởng không ai hiểu được, thay vì là một thiên tài bị trở thành người vô dụng. Ngoài ra do một tình cờ va chạm làm rối loạn thể thượng trí một phần, làm màng lưới vô hình giữa hai luân xa vía và luân xa ý thông với nhau tạo ra một người có khả năng tiên tri làm thầy bói khi đúng khi sai, hoặc là người có giác quan thứ sáu tự nhiên, hoặc là phù thủy…
V-NHỮNG HIỆN TƯỢNG SIÊU HÌNH :

1-Tự nhiên bị hôn mê xuất hồn :
Người tập Yoga, khí công hoặc nhập thiền thường hay gặp trường hợp này. Thân xác còn hơi thở như ngủ say một lúc, hoặc lâu cả tháng như các nhà yoga, đó là tình trạng xuất hồn. Có 4 trường hợp xuất hồn :

a-Xuất hồn không mục đích :
Do uống thuốc ngủ nặng liều hay do làm việc qúa mệt mỏi rồi ngủ say như chết người khác mang đi chỗ khác mà không hay biết, lúc đó hồn rong chơi không mục đích tùy theo tam tâm dẫn dắt, ý dẫn thần, thần dẫn hổn, hồn dẫn trí, còn phách ở lại với thân, cho nên thân của một nhà bác học và một tướng cướp nằm ngủ thì không khác nhau, nhưng giấc mơ của hai người khác nhau. Nhà khoa học mơ thấy đang giảng dạy, đang phát minh, còn tên cướp mơ thấy cướp của hay tù ngục. Giấc mơ vượt không gian, thời gian, có thể chúng ta ở trong mộng thấy cảnh từ sơ sinh, lớn lên sinh cơ lập nghiệp, đi bao nhiêu nơi chốn, sinh con đẻ cái đầy nhà, rồi đến lúc gìa chết, khi tỉnh dậy là mộng không phải thực.

b-Xuất hồn có mục đích :
Do thiền quán sát, hoặc muốn tìm hiểu cầu học, phát minh, tìm chân lý, những nghi tình ấy lúc nào cũng ám ảnh trong đời sống thực cũng như trong mộng liên tục, do đó các nhà khoa học mới thành công trong lãnh vực khám phá tìm tòi những cái mới, hay, có lợi ích để phục vụ nhân loại về lãnh vực khoa học, y tế, nghệ thuật. Trong lịch sử Phật giáo, các vị tổ Thiên Thân, Vô Trứ, Mã Minh từng xuât hồn lên cung trời Đâu Suất học đạo với Đức Phật Di Lặc để sau này truyền bá Phật giáo đại thừa, trước ba vị tổ này, Phật giáo đa số theo nguyên thủy tiểu thừa. Về lãnh vực đông y, tên những vị thuốc cây cỏ và tên các huyệt cũng đựoc tìm ra và bổ sung vào kho tàng y học phương đông cũng nhờ ở các danh y nghiên cứu tìm tòi ra bằng cách này.

c-Trường hợp xuát hồn do đánh đồng thiếp :
Có những vị thầy có khả năng làm cho một người nằm ngủ, xuất hồn đi vào cõi chết để tìm người thân qúa cố, như trường hợp bà ngoại tôi nhờ thầy đánh đồng thiếp đưa hồn của bà xuống âm phủ tìm gặp ông ngoại tôi. Khi bà xuất hồn đi thì thầy pháp dùng thần lực theo dõi du hồn của bà đề phòng bất trắc hồn lìa khỏi xác sẽ bị chết, lúc đó, thầy pháp bắt ấn, đọc chú, tay vẩy nước hay miệng phun rượu vào người bà làm bà tỉnh lại. Bà kể, bà đã xuống gặp và đang nói chuyện hàn huyên tâm sự với ông, bà muối ở lại với ông (lúc đó bà không biết ở lại tức là chết), bà nói : Bỗng nhiên trời mưa, bà thấy ngoài sân đang phơi quần áo, bà phải chạy ra sân lấy quần áo vào. Khi bà chạy ra sân thì cảnh đó biến mất, mở mắt ra bà thấy mọi người đứng trước mặt, thế là hồn của bà đã nhập lại xác thân.

d-Gọi hồn về :
Một nam bệnh nhân kể, sau một tai nạn đụng xe. Em đang đi vào một vườn hoa đẹp chưa từng thấy, bỗng nhiên nhìn bên trái thấy có một bông hoa rất lớn đẹp đặc biệt, em đi lại đó, rồi nhìn sang bên phải tít đằng xa lại có một bông hoa giống như thế, rồi lại một bông hoa khác bên trái cũng mãi ở xa xa, cứ thế em đi tìm những bông hoa lạ. Tự nhiên em nghe văng vẳng tiếng ai gọi tên em, gọi to nữa, gọi to nữa, rồi em có cảm giác có người vừa gọi tên em vừa tát vào má em. Em mở mắt ra thấy cô y tá tây vừa gọi vừa tát vào má của em. Em mừng qúa, ôm ngay cô y tá và cám ơm cô đã cứu sống mạng em, nhờ cô em mới tỉnh lại, hồn nhập vào xác, nếu không gọi kịp thì em đã chết hồn lìa khỏi xác rồi.


2-Liên lạc bằng thể ý giữa cõi sống và chết :
Trong vũ trụ có rất nhiều làn sóng điện từ trường, các thể tâm linh cũng phát sóng ở tần số giao động cố định, nhưng con người tùy theo sự mẫn cảm của thần kinh và cảm xúc của tình cảm sẽ phát ra những sóng khác nhau, khi vui chơi, khi làm việc, khi nghỉ ngơi, khi ngồi thiền, tần số phát ra khác nhau. Các thể tâm linh phát sóng rất thấp, nhỏ hơn 1 hertz, nếu người nào đã loại bỏ được những tâm phiền trược chỉ còn tâm vi tế nghĩ đến một vấn đề duy nhất để giúp người, lúc nào cũng chỉ có một tâm ở trong mộng cũng như trong đời sống thực, thì tự nhiên sẽ bắt được liên lạc với thể ý của người đã chết. Có ba trường hợp: Họ nhờ vả mình giúp đỡ, mình nhờ họ chỉ điểm, và mình học hỏi nơi họ.

a-Nhờ vả giúp đỡ:
Năm 1969, khi tôi còn ở trong một đơn vị quân đội vùng Quảng Ngãi. Đêm nằm trong pháo đài phòng thủ, đọc sách dưới ánh sáng của cây nến nhỏ, kẻng điểm 10 giờ tối, tôi tắt đèn mắt nhắm lại để ngủ, căn hầm tối thui, tôi thấy một người nhỏ bằng ngón tay cái mặc quần áo trắng đang nhảy nhót trước mắt tôi, tôi mở mắt ra lại không thấy. Cứ nhắm mắt thì thấy, mở mắt thì không thấy. Tôi nghĩ nếu cứ như thế cả đêm sẽ mất ngủ. Sau tôi nhắm mắt và nghĩ thầm, nếu có ai chết oan ức muốn nhờ tôi giúp đỡ gì thì cứ cho tôi biết, sau đó tôi nhắm mắt chờ đợi. Người tí hon xuất hiện từ từ lớn bằng một người cao khoảng 1,80m tuổi khoảng 40, mặc quần áo bà ba trắng, máu đỏ đang chảy từ giữa ngực xuống thấm đỏ áo, bước đi loạng choạng. Tôi tự tay nhéo vào cánh tay mình cảm thấy đau, là biết mình đang tỉnh không phải trong mơ. Chúng tôi trao đổi với nhau bằng thể ý, nghĩa là những câu hỏi chỉ nghĩ đến chứ không nói ra lời, còn tai tự nhiên nghe được lời nói của anh ta kể giọng nói rõ ràng, âm thanh lớn, diễn tả cảm xúc như người bình thường, chuyện xảy ra như trong mơ chỉ tôi biết và nghe được, những quân nhân khác đang ngủ trong pháo đài không hề hay biết. Anh ta kể cho tôi biết tên là Nguyễn Mật, quần áo trắng đang mặc là bộ quần áo mới đi ăn giỗ, đi qua khu Rừng Lăng (khi xưa còn hoang vắng, không có đồn trại như hiện tại), anh bị đồn Tây đóng ở đó tưởng anh là Việt Minh nên bắn chết, xác chôn ngay dưới đất chỗ tôi đang nằm ngủ. Anh ta nhờ tôi tìm đến nhà anh ở một huyện khác báo cho mẹ anh và em trai của anh tên là Nguyễn Sơn biết ngày chết của anh, và đem hài cốt của anh về quê cải táng.
Khi tôi nhận lời hứa giúp anh, anh liền biến nhỏ lại từ từ và biến mất. Tôi mở mắt thắp nến, quay số điện thoại dặn trực ban dành cho tôi một chiếc xe jeep để sáng hôm sau tôi đi tìm hiểu hư thực. Sáng hôm sau tôi đi, ý-thân của anh đi theo dẫn tôi đến đúng ngay trước cửa nhà anh lúc 12 giờ trưa, để hỏi thăm một bà cụ già đang ngồi trên võng. Tôi hỏi cụ có phải là mẹ của anh Nguyễn Sơn không, bà cụ không nhận, và cụ chỉ nơi ở của anh Nguyễn Sơn quanh co. Tôi nghĩ giữa tôi và bà cụ xa lạ, và câu chuyện của anh Nguyễn Mật nhờ vả tôi nhắn lại với mẹ anh, sợ mẹ anh không tin, nên tôi cáo lỗi đi quay trở ra. Lúc tôi quay ra cửa, bỗng nhiên trông thấy một bàn thờ nhỏ bên cạnh cửa có ảnh thờ một người trung niên, tôi mừng qúa nói lớn : Anh Nguyễn Mật đây rồi. Bà cụ ngạc nhiên hỏi : Cậu làm sao quen biết thằng Mật, nó chết lâu rồi mà..
Tuy tôi không được gặp người em trai của anh là Nguyễn Sơn như anh kể, nhưng đã gặp được mẹ anh và tôi đã kể những điều mà anh muốn nhờ vả để nhắn gửi cho mẹ anh.

b-Được chỉ điểm :

Trước kia tôi chữa bệnh bằng châm cứu, sau sợ cây kim sẽ lây lan truyền bệnh cho người khác, nên đổi sang cách bấm huyệt. Khi chưa có khí công nội lực, chỉ chữa bệnh bằng bấm huyệt làm tôi mất sức rất nhiều, tôi phải tự chữa cho mình bằng huyệt, bằng thuốc uống đông y cũng không phục hồi sức khỏe như cũ được. Sau mơ được một vị thầy vô hình, một vị cố danh y tiền bối chỉ điểm công dụng và cách vận hành 6 đại huyệt để phục hồi và tăng cường sức khỏe, vừa chữa bệnh và phòng chống được bệnh, từ đó tập theo và lập ra phương pháp chữa bệnh bằng khí công như hiện nay.

c-Học hỏi :
Học hỏi có nhiều cách :
Trao đổi bằng thể ý trong lúc ngủ hoặc lúc thiền :
Thí dụ khi tôi chữa bệnh cho một người thấy không có gì biến chuyển tốt, tìm hiểu nguyên nhân vẫn chưa tìm ra tại sao.
Nếu một người lúc nào cũng ôm ấp suy nghĩ tìm tòi để giải quyết một vấn đề nào đó cho ra lẽ, thì đó cũng chính là một hình thức như thiền công án và vấn đề đó vẫn theo vào trong giấc ngủ. Như vậy ban ngày thì xác-thân cũng dùng ý để suy nghĩ, ban đêm mặc dù xác-thân nghỉ ngơi, nhưng ý-thân vẫn làm việc ở ngoài xác-thân, trong cõi vô hình để học hỏi cho đến khi sóng não truyền đi tín hiệu vào cõi vô hình cùng tần số, sẽ hiện ra một cảnh giới như được gặp thấy một bệnh nhân giống tình trạng như bệnh nhân của mình đang được một vị thầy trong cõi vô hình chữa khỏi…, cảnh đó giống như mình đang xem một cuộn phim tài liệu biểu diễn các thao tác và các huyệt có trên kinh mạch, ngoài kinh mạch, lúc đó mình có những điểm thắc mắc vì thấy trái với kinh nghiệm thường ngày của mình, mình sẽ nêu câu hỏi bằng ý và tức khắc được nghe tiếng giảng giải, có thể thấy mặt thầy hay không thấy mặt thầy trong cõi vô hình, nhưng những kiến thức học được qua những bài giảng trong cọi vô hình ấy rất mới lạ hoàn toàn, khiến cho mình nhận ra những sách vở mình học vẫn còn thiếu sót. Khi tỉnh dậy đem áp dụng chữa cho bệnh nhân thấy có kết qủa, sau đó nghiên cứu thêm để liên kết chúng lại thành một hệ thống mạch lạc. Những người có khẳ năng này đa số là những nhà khoa học, bác học, các nhà nghiên cứu sáng tạo, và người đời gọi những vị này là những nhà phát minh (chỉ phát minh ra những cái mà thế gian chưa có, không thể dựa vào chứng từ thống kê nào để có thể kiểm chứng đúng sai. Vì thống kê chỉ là đánh giá thành qủa tiến bộ của khoa học trong qúa khứ, chứ không phải là thành qủa tiến bộ của khoa học trong tưong lai)..

Được dạy trong lúc ngủ :
Mỗi đêm trong lúc ngủ vào một giờ nhất định được kỳ nhân truyền cho kinh nghiệm kiến thức, những vị này có thể là thầy của mình trong qúa khứ hoặc là các vị ẩn tu đắc đạo đang tu ở một nơi nào xa xôi, là thầy vô hình dạy mình trong giấc ngủ về những vấn đề nan giải mà thế giới chưa giải quyết được, như bệnh ung thư máu, nhồi máu cơ tim, hệ thống vận hành kỳ diệu của kỳ kinh bát mạch trong vấn đề chữa bệnh…Khi đem áp dụng với những điều đã học được vào đời sống hiện tại có kết qủa, lúc đó mình sẽ đúc kết được kinh nghiệm thực tế.
Trong phương pháp tập thở khí công thiền có câu : Vân thông khí công soi cốt tiết. Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần. Nhờ đó tôi đã thấy nguyên nhân đau nhức vai kinh niên của một bệnh nhân khi chụp quang tuyến X không có tổn thương, nhưng bà ta cảm thấy xương đòn gánh đau nhức buốt như bị gẫy, tôi nhờ soi cốt tiết mà thấy được khúc xương có máu tụ lấm tấm như thâm kim, liền dùng kim tam lăng châm nặn máu ra là bà ta khỏi bệnh.
3-Cái chết đến như thế nào ?
Khi chúng ta bị bệnh nan y, các thầy thuốc bó tay, mình đành chờ cái chết đến hoặc trong đau đớn, hoặc trong lo sợ, hoặc trong bình an.
Thực ra cái chết của thân bệnh không phải qua một cơn bệnh mà chết được dễ dàng như chúng ta tưởng, vì sự sống chết của con người còn lệ thuộc vào yếu tố tâm linh. Chúng đến để cư trú vào thân xác ta do cha mẹ sinh ra bằng cách nào, tại sao đến, đến để làm gì, chúng ở bao lâu, chúng rời khỏi thân xác ta rồi đi đâu vẫn là điều bí mật đối với khoa học. Cho nên khi phần tâm linh chưa chịu rời khỏi thân xác thì dù có bệnh ung thư nó cũng chẳng chịu đi. Khi nó muốn đi, thân không có bệnh ta cũng chết. Do ý tạo nên nghiệp mới sinh ra làm người để kinh qua 4 giai đoạn khổ là sinh, già, bệnh, chết.
Sinh là khổ :
Thí dụ sinh ra trong hoàn cảnh không như ý là khổ.
Già là khổ :
Giầu có sung sướng mong được trẻ mãi để hưởng những cái mình có mà không được cũng khổ, vì lúc đó lưng còng má hóp, tay chân run rẩy, ăn chẳng được, nói chẳng ra hơi. Hoặc suốt đời vất vả không đủ cơm ăn áo mặc, qúa già mà nghèo khổ mãi mới thấm thía cái già là khổ.
Bệnh là khổ :
Công danh sự nghiệp đang có đầy đủ mà thân xác tự nhiên bị bệnh nằm ngồi một chỗ, đi đứng khó khăn, ăn uống chẳng được, ngủ chẳng yên, thuốc thang chẳng bớt, không muốn bệnh mà bệnh cứ đến hành hạ đau đớn khổ sở sống không bằng chết, muốn chết cũng không xong, nếu nghèo mà bệnh cứ dây dưa kéo dài lại còn khổ hơn.
Chết là khổ :
Hạnh phúc, danh lợi, tài, sắc, sự nghiệp đầy đủ, tự nhiên phải bỏ lại tất cả những công lao thành qủa đã tạo ra mà chưa được hưởng, phải từ giã những người thân thuộc trong cơn hấp hối, hơi thở thoi thóp, giầu cũng như nghèo, sắp phải đi vào cõi chết cô đơn, sợ hãi, muốn níu kéo sống thêm một lúc cũng không được cũng là khổ.

Tất cả tứ khổ đó ngoài ý muốn. Cái chết đến do thể ý dẫn thần, hồn, phách và trí rời khỏi thể xác, cho nên Phật giáo nói Ý tạo ra nghiệp mới sinh luân hồi. Nhưng ý tạo ra nghiệp, dẫn nghiệp được thì ý cũng có thể cải nghiệp được. Ý dẫn nghiệp tạo ra tuổi thọ, ý tạo nghiệp làm ra bệnh, ý cải nghiệp tạo ra phước. Cho nên con người chỉ chết được khi hội đủ ba điều kiện là hết phước, hết nghiệp bệnh, và hết thọ mạng. Vì thế, có những bệnh nhân nan y chỉ chờ chết mà tự nhiên khỏi bệnh, y học tây phương cho là một phép lạ, thực ra thân xác bị bệnh là thân nghiệp bệnh mà phước và thọ mạng của họ còn.
Đông và Tây y từ trước đến nay vẫn tin vào khoa học huyền bí là tử vi, có định các sao bổn mạng thuộc thọ mạng ở cung Mệnh, cung Thân, các sao ở cung Phúc đức là phước mạng, các sao bệnh nghiệp ở cung Tật ách, mặc dù lá số tử vi có phản ảnh sẵn hình ảnh của một đời người nhưng không phải lúc nào cũng cố định cho cả ngàn người sinh ra cùng năm tháng ngày giờ. Vì tử vi còn có câu đức năng thắng số, hành động xấu tốt tạo ra nghiệp của mỗi người mỗi khác, nên cuối cùng thọ mạng, nghiệp mạng, phước mạng cũng không giống, do đó khi chết hay bệnh hoạn, sung sướng hay khổ sở đều khác nhau.
Tin tử vi chỉ là tương đối, nhưng phước tích lũy ở kiếp trước và kiếp này do hành động tốt hay xấu đem lại có thể làm tăng hay giảm nghiệp. Do cộng nghiệp và những liên đới giữa những người thân ở kiếp trước nên đời này đã định sẵn anh em, cha mẹ và tuổi thọ cùng những tai nạn và bệnh hoạn. Nhưng tạo nghiệp là do ý, sẽ đổi thành tốt hay xấu hơn, cho nên những người không biết đời sống tương lai của mình ra sao và chết như thế nào, bao giờ chết, thì họ gọi đó là số mạng.
Chúng ta hãy phân tích những trường hợp về số mạng tiêu biểu cho một số người :

a-Trường hợp 1: Thí dụ một người có phước mạng đến 80 tuổi, thân mạng 70 tuổi,, nghiệp bệnh 60 tuổi. Vậy khi đến 60 tuổi sẽ có bệnh nặng. Nếu trong đời thân khẩu ý không tạo điều ác hại người, lại có nhiều phước nên dư tiền của, bạn bè thương, có người thân chăm nom săn sóc thuốc thang đầy đủ, bệnh sẽ qua khỏi, sống đến 70 tuổi mới chết, phước mạng dư nên bệnh nặng hóa nhẹ, vẫn sống vui vẻ hạnh phúc, khi chết tự nhiên như ngủ, có nhiều người thân bên cạnh. Nếu tạo điều ác, phước mạng giảm, chỉ ỷ lại tiền của giầu có, nhưng không được bạn lành, thầy giỏi, thuốc hay, nên bệnh lây lất khổ sở mãi đến 70 tuổi mới chết, nhưng phước mạng cũ còn nên tang lễ đầy đủ. Nếu trong đời tạo nhiều điều thiện, nghiệp bệnh sẽ giảm nhẹ.

Có một bà người Canada tốt bụng, biết tu thiền, nhận hai người con nuôi, một em bé gái 3 tuổi từ VN và một bé gái Ấn dộ mới sinh ở Canada, năm nay hai đứa ngoài 20 tuổi. Bà mới bị tai nạn xe đụng hôn mê sâu, bác sĩ cho biết không cứu được sau khi cưa lấy nửa hộp đầu sọ để lấy máu bầm ra mà không lấy hết được. Người nhà phía anh em và cha mẹ của bà đồng ý để bác sĩ rút ống thở cho bà ra đi, còn người chồng thương vợ không đành lòng để vợ ông bị chết, ông tin vào phương pháp đông y khí công của tôi may ra có thể cứu được, như ông đã từng chứng kiến nhiều trường hợp giống như vợ ông cũng đã được tôi cứu khỏi.
Hai ý kiến trái ngược nên không ai chịu ai, họ nhờ đến một phù thủy tây phương cho biết số mạng của bệnh nhân còn cứu được không. Bà phù thủy cho biết 3 điều : Bà nói tôi nghe tiếng gọi tên nạn nhân là Odette, tôi thấy nạn nhân ngồi trong xe hơi, bị xe khác đụng ở một góc đường X vào buổi sáng, Tôi thấy hồn bà đang đứng cạnh giường trong bệnh viện, nạn nhân đã nghe được bác sĩ nói không cứu được nên không muốn nhập vào xác để trở thành phế nhân, bà nguyện rằng nếu có ai cứu khỏi bệnh hoàn toàn trở lại như người bình thường thì bà mới chịu nhập xác. Bà phù thủy kết luận : Vậy để tùy người nhà quyết định.
Trong ba điều bà phù thủy nói thì hai điều trên đúng 100%, còn điều thứ 3 chưa biết nên họ cần phải thử. Họ mời tôi đến bệnh viện, lúc đó có mặt đứa con gái nuôi người Ấn có học yoga và thiền. Tự nhiên nó nói với bố nuôi là chồng của bà rằng : Maitre Do, theo nó nhìn thấy, có khả năng giúp me sống lại được. Như vậy mọi chuyển xảy ra trên thế gian này đều do phước duyên tốt mới gặp nhau được.
Tôi đứng trước giường, thấy thần sắc của bà còn khỏe, như ngủ say, nửa đầu mổ lấy sọ ra rồi khâu lại mà không ráp mảnh sọ vào, da đầu dính sát óc mềm nhũn lùng bùng, nếu chỉ đụng nhẹ là hư bộ óc dễ làm chết người.
Tôi bấm trên huyệt Nhân Trung, Thần Đình và gọi tên bà để hồn nhập vào xác, sau khi chữa xong, bà đột nhiên tỉnh dạy và la lên Oh,no, Oh,no, bà rất khỏe, chân tay vùng vẫy, dùng tay gạt tay tôi ra, như vậy thể vía còn mạnh. Tôi dặn người nhà cho bà đội nón an toàn để bảo vệ cái đầu và tay đeo găng đánh box để bà đừng chạm vào đầu. Vài ngày sau, các bác sĩ thực sự tin rằng bà đã sống lại, nên ráp lại nửa hộp xương sọ cho bà. Tuần lễ kế tiếp, tôi đề nghị y tá cho bà ngồi trên xe lăn đẩy đi chơi, và dặn chồng bà kể lại những kỷ niệm của 2 người trong qúa khứ để đánh thức thể ý thể thần giúp bà phục hồi thể trí.
Hiện nay bà đã khỏe hẳn, tính tình thay đổi hiền dịu, nói năng nhẹ nhàng, đi đứng bình thưòng.

b-Trường hợp 2 : Thí dụ phước mạng 40 tuổi, thân mạng 60 tuổi, nghiệp bệnh 50 tuổi. Khi đến 40 tuổi hết phước, tài sản, gia đình, người thân ly tán, sống nghèo khổ đến 50 tuổi bệnh dây dưa lây lất khổ sở kéo dài đến 60 tuổi mới chết. Nếu từ nhỏ biết làm việc thiện, phước mạng tăng, gia đình sẽ không ly tán, bệnh sẽ nhẹ hơn. Nếu làm ác, dù có bệnh ung thư cũng không chết ngay mà phải chịu đau đớn hành hạ khổ sở kéo dài đến 60 tuổi, cho nên sống chết không phải do bệnh, mà bệnh là hiện tướng của ác nghiệp để cho người biết để tu tỉnh sửa tâm tánh, nếu ý dừng không tạo thêm nghiệp, không lo sống chết, không lo bệnh hoạn nghèo khổ, coi như tự nhiên ai cũng phải trải qua. Nếu ý không loạn, thần sẽ không loạn, tâm sẽ được bình yên thì trí, hồn, thần, vía, phách vẫn bảo vệ duy trì hơi thở đều đặn, nếu để tâm tĩnh lặng quán sát hơi thở, tự nhiên các thể tâm linh không bị tổn thương sẽ duy trì được thân mạng.
Thân, khẩu, ý, dừng là đã không còn tạo thêm nghiệp, khi hiện tướng của nghiệp đến, muốn cải nghiệp tốt cho thân xác bớt khổ những ngày còn lại ở kiếp này hoặc tốt hơn ở kiếp sau thì hãy buông bỏ hết tham sân si, bỏ hết lo nghĩ buồn phiền oán trách thân phận, hãy tập cho thân khẩu ý chân thật, thiện lành, hữu ích ( thân chân thật, thân thiện lành, thân hữu ích, khẩu chân thật, khẩu thiện lành, khẩu hữu ích, ý chân thật, ý thiện lành, ý hữu ích). Khi ý dừng thì tâm bình, tâm bình thì thế giới nội tại trong con người chúng ta cũng bình yên, tế bào sẽ hoạt động trật tự điều hòa trở lại, lúc đó chúng ta mới hiểu được triết lý sâu xa của nhà Phật : Vạn pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt.

c-Trường hợp 3 : Thí dụ phước mạng 70 tuổi, thân mạng 80 tuổi, nghiệp bệnh 60 tuổi. Khi 60 tuổi bị bệnh, phước mạng còn thì gia đình có tiền của chạy chữa thuốc thang được khỏi bệnh, đến 70 tuổi hết phước phải sống khổ sở đến 80 tuổi mới chết. Nếu biết làm việc thiện từ nhỏ, phước mạng tăng khi chết không khổ mấy. Nếu làm việc ác bệnh sẽ kéo dài qua 70 tuổi hết tiền chạy chữa thuốc thang bệnh lây lất kéo dài khổ sở đến 80 mới chết.

d-Trường hợp 4 : Thí dụ phước mạng 70 tuồi, thân mạng 80 tuổi, nghiệp bệnh không có gì nặng lắm. Cuộc đời ít có bệnh và tai nạn, sống hạnh phúc trong giầu sang sung sướng đến 70 tuổi, sau 70 tuổi mới khổ về vật chất, tình cảm, đến 80 tuổi mới chết. Nếu từ nhỏ biết làm việc thiện, sau 70 tuổi sống bình thản đủ ăn mặc, 80 tuổi chết già như ngủ. Nếu làm việc ác, sau 70 tuổi sống không hạnh phúc, không đầy đủ vật chất, chết trong cảnh nghèo khổ.

e-Trường hợp 5 : Thí dụ phước mạng 80 tuổi, thân mạng 70 tuổi, nghiệp bệnh không có gì nặng. Cả một đời sung sướng hạnh phúc, danh lợi đầy đủ. 70 tuổi chết già không bệnh tật, cái chết đến như là một giấc ngủ say. Nếu từ nhỏ biết làm việc thiện, thân mạng kéo dài sống thêm được vài năm. Nếu làm việc ác là đã tạo nghiệp xấu, chết bất đắc kỳ tử năm 70 tuổi.

f-Trường hợp 6 : Thí dụ phước mạng không, thân mạng 50 tuổi, nghiệp bệnh không. Cuộc đời khổ sở ăn xin, không có phước thì không có may mắm được học hành, không được may mắn ở trong gia đình hạnh phúc, không cha mẹ, người thân, khổ cho đến 50 tuổi mới chết. Nếu làm việc thiện, cuộc đời không giầu được, đủ nuôi thân. Nếu làm ác tạo nghiệp bệnh, chịu thêm bệnh hoạn đau đớn, dù có bệnh ung thư cũng 50 tuổi mới chết để đền bù lại những việc ác đã gây ra.

g-Trường hợp 7 : Phước mạng không, thân mạng không, nghiệp bệnh 5 tuổi. Sinh ra đời không có phước, thân mạng không có, ăn chẳng được do bệnh hoạn èo oặt, cha mẹ phải chịu cộng nghiệp chăm sóc nuôi nấng trong khổ sở thiếu thốn đến 5 tuổi chết bệnh.

h-Trường hợp 8 : Phước mạng không, thân mạng 30 tuổi, nghiệp bệnh 30 tuổi. Sống nghèo khổ, tự lập đến 30 tuổi chết bất đắc kỳ tử. Nếu biết làm việc thiện cuộc sống không khổ mấy, 30 tuổi chết bệnh. Nếu làm việc ác cuộc sống khổ cực, chết bất đắc kỳ tử hoặc tai nạn trước năm 30 tuổi.

i-Trường hợp 9 : Phước mạng, thân mạng, nghiệp bệnh cùng tuổi. Cuộc đời đang hạnh phúc đầy đủ, đến tuổi chết bất đắc kỳ tử. Nếu làm việc thiện chết sẽ sau thân mạng hoặc chết bệnh một cách nhẹ nhàng. Nếu làm ác chết bất đắc kỳ tử do tai nạn.

j-Trường hợp 10 : Phước mạng và thân mạng không, nghiệp bệnh 1 tuổi. Khi sinh ra đã chết để qua một kiếp trả nghiệp.

Qua những trường hợp trên, chúng ta nhận thấy con người chết là do nghiệp, nghiệp tạo ra bởi ý thiện hay ác cho nên ý cũng có thể cải được nghiệp. Dùng ý cải nghiệp sẽ tăng phước mạng và thân mạng, bệnh hoạn sẽ qua khỏi hoặc nhẹ. Ý đừng lo nghĩ đến sống chết, bệnh hoạn, ý đừng nghĩ đến điều ác, hướng dẫn thân khẩu chân thật, thiện lành, hữu ích, giúp ích kẻ khác vô vụ lợi thành một thói quen tự nhiên mà khỏi cần tính toán, như vậy ý dừng, tâm dừng thì thần định khí tụ. Khi bệnh đến, ý không xao động, nên thân có bệnh mà tâm không bệnh. Tâm bệnh làm tổn thương cấu trúc tâm linh, tâm không bệnh nên trong giấc ngủ không bao giờ mơ thấy thân bệnh. Thí dụ thân bệnh té ngã gẫy chân, trong mơ, thân thể vẫn toàn vẹn, đi lại dễ dàng. Nếu trong đời biết làm việc thiện sẽ gặp được người giúp đỡ, gặp thầy gặp thuốc chữa khỏi bệnh. Nếu là người tu tâm dưỡng tánh, giữ giới, thân -khẩu-ý làm thiện thể hiện tâm từ, khi bệnh hoạn, trong mơ cũng gặp được người mách bảo cách tìm thuốc thang để tự chữa khỏi bệnh. Trong trường hợp cả thân-khẩu-ý lúc nào cũng ở trong chánh định khi mơ vẫn tỉnh thức, biết thân mình có bệnh gặp được thánh nhân chữa khỏi qua các thể cấu trúc tâm linh, khi tỉnh dậy tự nhiên hết bệnh, y học gọi là một phép lạ.
4-Ranh giới giữa sống và chết :
Bất kỳ một lý do gì, phần cấu trúc tâm linh rời thể xác gọi là chết. Không phải ai chết cũng thành ma.
Khi bị tai nạn, uống thuốc độc, té ngã, coma lâu, bị chặt đầu, đâm chém…. tạng phủ hư hại làm phần cấu trúc tâm linh mất chỗ dựa làm cho con người chết. Nếu tâm một người còn ham sống, ham danh lợi, người không biết tu tâm dưỡng tánh làm tâm tánh bất định, ba phải, lừng khừng, luyến ái trần gian, tiền của, gia đình, vợ con, bạn bè thân thuộc, phần tâm linh mất thể xác họ phải luẩn quẩn bên người thân gọi là ma, mọi điều mình nói họ nghe được nhưng họ nói mình không nghe được, một thời gian khi cái xác rữa ra, phần tâm linh phải tìm một thân xác khác để đầu thai.
Khi con người đã tạo nhiều nghiệp ác trong qúa khứ, lại thêm nghiệp ác trong hiện tại chồng chất, nên trong mơ, thấy bị bắt bớ giam cầm đánh đập hay bị giết chết, thời gian trong mơ do ý ác dẫn đi phản ảnh lại những điều mình đã gây ra cho người khác, phần tâm linh bị tổn thương như bị bóp cổ, bị đánh què chân, trong mơ sợ hãi kêu la, khi tỉnh dậy tự nhiên phần thể xác bị tật nói ngọng, đi què, người đời gọi là quả báo. Những gì người đó thấy trong mơ không thể kể lại, một là nói không được vì bị ngọng, hai là đã thấy luật nhân quả bị trừng phạt nên sợ hãi, hoặc biết tu tỉnh đổi tánh, hoặc trở thành điên khùng. Có khi phần tâm linh trong cơn mơ rời thể xác quá lâu, người thân tưởng đã chết đem chôn xác, khi phần tâm linh trở về không còn xác nên cứ vất vưởng quyến luyến ở nơi quen thuộc, người đời gọi là ma.
Những người tự tử vì dại dột, không vì lý tưởng, thể xác chết nhưng thể ý còn luyến ái, oán giận, nuối tiếc… nên thể tâm linh chưa dứt bỏ được, cứ quanh quẩn ở bên cạnh những người họ muốn trả thù, muốn chọc phá, như vậy gọi là ma.
Còn những người tuẫn tiết vì lý tưởng như hy sinh thân mạng vì chính nghĩa, vì lợi ích cho người khác họ sẽ thành thần như thần làng ( thành hoàng), thần đình, miếu, mặc dù không còn thể xác nhưng thể tâm linh của họ vẫn theo đuổi lý tưởng của họ.

Những người đã hội đủ ba điều kiện hết phước, hết thân mạng, hết nghiệp bệnh, khi chết đau đớn, và một thời gian sau tùy theo nghiệp dư thừa lành ác khác nhau sẽ tái sinh để nhận thân xác mới.
Những người dư phước, tu thiện, làm lành, trong những giấc mơ khi ngủ, họ đã mơ thấy từng đến cảnh giới thiện lành mà họ thích, cho nên ở giấc ngủ cuối cùng, thể tâm linh của họ đã bỏ xác đến cảnh giới đó để tiếp tục tu học một thời gian, thời gian ở thể ý tùy theo nơi họ đến, nhưng đối với thế gian, họ đã chết trong một giấc ngủ sâu an lành bộ mặt vui vẻ.
Có một trường hợp bệnh nhân uống thuốc hạ áp huyết xuống thấp qúa bị chóng mặt và hôn mê phải đưa vào bệnh viên cấp cứu. Bác sĩ cho biết bộ não đã chết, khuyên người nhà đồng ý cho bác sĩ rút ống thở. Họ mời tôi đến cứu lúc buổi sáng. Máy chỉ áp huyết 65/60mmHg, Máy trợ thở 100%, anh ta không tự thở được, mặt hồng hào khỏe mạnh, da thịt ấm áp, như đang ngủ rất say. Buổi sáng khi tôi bấm huyệt tăng áp huyết lên đến 140/90mmHg xong, thì áp huyết lại tụt xuống khoảng 80-90, tăng cường hơi thở để tự thở được 40%, buông tay không bấm huyệt thì hơi thở xuống 10%. Đến giờ ăn cơm trưa, y tá mời ra khỏi phòng, chúng tôi nghĩ có thể có hy vọng vào buổi chiều trở lại bệnh viện chữa tiếp để xem bộ thần kinh của bệnh nhân có thể phục hồi lại được những chức năng khí hóa như bình thường hay không.
Nhưng con người có số, buổi trưa khi chúng tôi vắng mặt, bác sĩ vào khám thấy có thay đổi các thông số trên các máy theo dõi biểu đồ tim mạch, nên quyết định làm hai cái test, chích một loại phóng xạ vào người để xem máu có lên nuôi não không, chích oxy tối đa vào phổi xong rút máy trợ thở ra trong 10 phút xem phổi có tự thở được một mình hay không. Cả hai test đều thất bại, họ xem như anh đã chết rồi nên không gắn máy trợ thở vào nữa để xác anh nằm ngoài hành lang lâu khoảng nửa giờ và gọi chúng tôi đến vĩnh biệt anh lần cuối.
Khi chúng tôi đến, nhìn mặt anh vẫn hồng hào tươi tỉnh như ngủ, chân tay vẫn ấm áp bình thường, vợ anh không chịu tin là anh đã chết, khóc lóc năn nỉ bác sĩ cứu mạng, bà không tin ở cách thử như thế. Ông bác sĩ cho thử một test khác ngoại lệ cho mọi người được xem scan bộ não, trong não khô không còn tí máu nào để cho não hoạt động, rồi ông đưa xác anh vào phòng gắn lại các ống dây đo áp huyết, máy trợ thở cho anh và cho phép người nhà ở lại với anh 24 tiếng đồng hồ nữa để chờ đợi thân nhân ở xa về nhìn mặt anh lần cuối.
Lúc đó máy đo áp huyết chỉ 65/60 mmHg, máy trợ thở 100% như cũ. Người nhà yêu cầu tôi ở lại thêm một ngày may ra cứu sống được anh. Lúc đó là 2 giờ trưa, tôi có chuyến bay phải về Montreal lúc 5 giò chiều. Tôi nói nếu cơ thể còn ấm cho đến chiều và áp huyết hay hơi thở tăng lên sau khi chữa thì mới có hy vọng, nhưng bấm huyệt thì nó tăng, buông tay ra thì nó như cũ. Tôi nói với mẹ của anh là anh ấy đi rồi, Mẹ anh khóc òa lên gọi tên anh, thể tâm linh anh còn đứng bên cạnh anh, anh nhập phần hồn và phần vía để báo cho mẹ anh biết bằng cách lắc lắc 10 đầu ngón chân nhiều lần giống như có ai cù chân bị nhột có nghĩa là con đây, con đây, và anh chảy nước mắt. Tôi nói, cụ ơi, anh ấy trả lời cụ này. Cụ gọi nữa đi. Cụ khóc và gọi tiếp, anh trả lời bằng chân tiếp. Vợ anh mừng tưởng anh sống lại, nhưng mấy lần sau anh không trả lời nữa. Tôi nói với người nhà là anh muốn đi, hãy để anh đi thanh thản nhẹ nhàng theo con đường anh đã chọn, thân xác anh đang ngủ như say, mặt mày bình thản vui vẻ, chân tay vẫn ấm áp.

Còn những người tu xuất gia hay tại gia, lúc nào thân-khẩu-ý cũng ở trong chánh niệm, chánh định, thể xác và thể tâm linh chung một lý tưởng, họ sẽ biết trước và chuẩn bị ngày bỏ xác của họ.

Cuộc đời của những người làm nhiều việc ác, trước khi chết, trong giấc ngủ, họ mơ thấy những điều sợ hãi, hốt hoảng, họ la hét không muốn chết, ý của họ dẫn các thể tâm linh trải qua tất cả các sự việc và hành động của họ đã làm trong quá khứ giống như họ được xem phim về cuộc đời của họ do chính họ đóng vai chính, càng coi càng sợ hãi vì những cảnh họ gây khổ đau cho người khác lại xẩy ra trên chính mình họ ( trên thân- ý, không phải trên thân- xác) khiến họ đau đớn la hét, cảnh đó cứ tái diễn lập đi lập lại nhiều lần, ý thân của họ cứ dần đi từ cảnh này sang cảnh khác phản ảnh của thiện nghiệp và ác nghiệp nhiều đời nhiều kiếp. Xác thân trên thế gian của họ đã chết, nhưng ý thân đang phản ảnh nhiều đời nhiều kiếp gọi là địa ngục, cuối cùng thân ý dẫn thể tâm linh vào một thân xác mới hợp với nó để tái sinh.
Nếu một người vừa chết, thể tâm linh xuất ra, thay vì thể ý cũng dẫn các thể tâm linh khác trải qua những thiện nghiệp và ác nghiệp nhiều đời, nhưng khi lúc thân xác còn sống đã biết ăn năn hối cải, tu thiện lành, có bạn đạo, khi ý thân dẫn qua các cảnh sợ hãi, họ được may mắn nghe tiếng đọc kinh cầu nguyện của bạn đạo, họ trở về chánh niệm, chánh định, ý thân dừng lại và cũng tụng niệm theo, họ không còn phai trải qua các cảnh sợ hãi phản ảnh nhiều đời nhiều kiếp của họ.
Nếu một người có đời sống đơn giản, không bon chen trong cuộc sống, biết tri túc, tu tâm dưỡng tánh làm thiện, khi chết xác-thân họ đi vào gíâc ngủ sâu, ý-thân cũng dẫn các thể tâm linh qua các cảnh thiện ác phản ảnh những gì họ đã làm trong nhiều kiếp nhưng tất cả các cuộc sống nhiều đời nhiều kiếp không có gì phức tạp, khi cuốn phim đời trải qua trước mặt, đôi lúc họ hài lòng mỉm cười với những hành động thiện, ý thân sẽ dẫn các thể tâm linh vào một thân xác mới hợp với nó để tái sinh.
Những người có tâm ưa thích hoạt động làm những công việc giúp ích kẻ khác như các nhà khoa học, tu sĩ, giáo dục, y tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật… với tinh thần làm việc vô vụ lợi không mệt mỏi, không bao giờ làm ác. Lúc nào cũng chỉ muốn theo đuổi nghề như một lý tưởng, thì cái chết đến rất nhẹ nhàng như một giấc ngủ và như thay một cái áo, thân xác già nua bỏ lại, tái sinh vào một thân xác mới phù hợp với điều kiện thuận lợi tiếp tục theo đuổi ngành nghề của mình, vì thế có những người kiếp nào cũng làm một nghề như giáo sư, bác sĩ.. Nếu cuộc đời là phàm phu có thiện có ác, ý không chuyên tâm vào việc nào thì lại phải trải nghiệm qua cuộn phim đời trước khi chọn xác thân mới.
Những người phước mạng dư, lại biết làm việc thiện, nghiệp bệnh hết, dù thân mạng hết cũng sống được lâu hơn số mạng, cái chết đến như một giấc ngủ nhẹ nhàng, thể tâm linh đi vào một cảnh giới khác để tiếp tục học hỏi, nếu họ chưa muốn vào cảnh giới đó mà muốn quay trở lại thân xác cũ thì họ sống lại như sau một giấc ngủ. Có người sống lại trong trường hợp còn nằm trên giường sau 3,4 ngày ngủ, có người sống lại khi đã nằm trong quan tài, họ kêu lên cho người thân biết đê mở hòm ra, có trường hợp đã chôn xuống đất. Trong trường họp họ sống lại, cuộc sống của họ thay đổi hẳn so với thói quen lúc trước, ăn uống đơn giản, ít nói chuyện thế gian, chuyên tu cầu học hoặc hướng dẫn chỉ bảo người khác làm điều thiện lành, sở dĩ họ trở lại thế gian là để làm gương cho con cháu và những người thân thuộc.
Có những người ngồi thiền, thể tâm linh thường xuỵên vào được những cảnh giới lạ, thể tâm linh của họ rời bỏ xác lúc nào cũng dễ dàng nếu họ muốn vào cảnh giới đó để tu học và tiến hóa tiếp.

Đỗ Đức Ngọc
(Nguồn Thegioivohinh.com)
(Còn nữa)

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm