Hôm nay NCD tôi muốn bàn về vấn đề mà có lẽ từ nhà thường cho đến cơ sở kinh doanh mua bán đều quan tâm: Đó là phương Sinh Vượng và cách đặt Tài Thần.
Phương vị này còn được gọi là "TÀI VỊ", nó khác với phương Chính Thần trong Huyền Không học. Có ba thuyết nói về phương vị này khác nhau:
_ Thuyết thứ nhất là theo trường phái Huyền Không, chọn phương Chính Thần làm phương của TÀI VỊ.
_ Thuyết thứ hai là theo Phi Tinh của Huyền Không, cho rằng phương của Tam Bạch phi đến mới là phương của TÀI VỊ. Tam Bạch chính là: Nhất Bạch, Lục Bạch và Bát Bạch.
_ Thuyết thứ ba là chọn phương chéo với cửa ra vào làm phương TÀI VỊ.
Riêng bản thân NCD thì chọn theo thuyết thứ ba. Hai thuyết trên nói cũng có lý nhưng không thích hợp lắm. Nếu một lúc nào đó Vượng Khí Chính Thần hay Tam Bạch Tinh phi đến phương vị Cửa, chẳng lẽ đem Tài Thần ra đặt ở đấy à? Huyền Không Phi Tinh có nhiều điểm rất hay, nó có thể giải thích các hiện tượng động đất, sụp lỡ, hỏa hoạn, trộm cướp, chết người, đau bệnh, làm ăn thua lỗ...vv... mà các trường phái Bát Trạch Minh Cảnh và Dương Trạch Tam Yếu không thể giải thích thỏa đáng. Vì các trường phái kia thuộc TĨNH, các phương vị, an sao đều cố định nên gặp nạn tai thì không thể nói được, khi nhà và Sao đều vẫn tốt so với mạng gia chủ như lúc đầu. Còn trường phái Huyền Không thì các Phi Tinh luân chuyển, khó có được năm tháng ngày giờ trùng Sao lại như nhau (năm và tháng còn có thể nhưng thêm ngày và giờ thì rất hiếm hoi). Lại thêm khi các sao đi đơn lẻ thì khác, đi kèm với Sao khác thì có thể ý nghĩa biến đổi, hoặc còn ảnh hưởng với Sao của Trạch Vận khác nhau mà cho kết quả khác nhau, Thiên hình Vạn trạng. Sự huyền diệu của Phi Tinh là vậy, nhưng không phải lúc nào cũng cứng nhắc các Vượng Khí, Phi Tinh vào Dương Trạch, phải biết lúc nào áp dụng phương pháp nào cho thích hợp. Không phải vô tình mà người ta bố trí bàn làm việc nơi góc chéo với cửa ra vào, bởi nó là nơi tập trung Quyền lực trong một căn phòng, là nơi Tàng Phong Tụ Khí.
Theo khoa Phong Thuỷ thì tại phương TÀI VỊ này, người ta thường đặt các cây xanh lá to hay các tượng Tài Thần. Phương TÀI VỊ này có một số điều nên và không nên như sau:
1/. Các điều NÊN ở TÀI VỊ:
_ Nơi phương TÀI VỊ nên sáng sủa, quang minh, không thể để tối ám. Sáng là năng lượng Dương, thích hợp với Dương Khí. Sinh Khí không ưa nơi tối tăm, nên phương này tuyệt đối không nên để tối, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn.
_ Nơi phương TÀI VỊ nên có Sinh Cơ, tức là chỉ nơi đây thiết bày cây xanh là tốt, phải nhớ là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi. Nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn (nê thổ), không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên kiếm các loại cây lá to, dầy, lá xanh mãi như cây Vạn Niên Thanh chẳng hạn.
_ Nơi phương TÀI VỊ tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy, để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó, hít thở không khí của TÀI VỊ hay nói cách khác là được thấm nhuần nguồn TÀI KHÍ nơi đó, sẽ giúp ích cho Tài Vận người trong nhà.
_ Nơi phương TÀI VỊ nên đặt giường ngủ là rất thích hợp. Đến đây thì có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao các sách bày bán trên thị trường luôn khuyên "đặt giường chéo góc với cửa phòng", có điều họ không nói rõ ra nguyên ủy bên trong thôi. 1/3 thời gian trong ngày con người nằm ngủ nghĩ nơi đó, thường xuyên hít thở nguồn TÀI KHÍ nơi đó cũng rất tốt cho Tài Vận vậy.
_ Nơi phương TÀI VỊ nên đặt vật hay biểu tượng Cát lành. Bởi phương này là nơi Vượng Khí ngưng tụ, nếu ta đặt thêm một biểu tượng Cát Lành thì tốt càng thêm tốt, như gấm thêu thêm hoa vậy. Biểu tượng này thường là các Vật Khí kích hoạt Tài Lộc, tuỳ theo tính chất Ngũ Hành và Phi Tinh của Trạch Vận Bàn nơi đó mà lựa chọn vật đặt cho thích hợp.
2/. Các điều KỴ của TÀI VỊ:
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách, kệ sắt, máy móc nặng sẽ làm tổn hại đến Tài Vận của phòng đó.
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ THỦY. Đấy cũng là lý do vì sao ở trên kia lại bảo nơi đây không thích hợp cho các loại cây trồng trong nước. Vì nơi đây là Cát Thần tọa vị, nay ta đem nước đến là Cát Thần lạc Thủy, khéo hóa ra vụng đấy!
_ Nơi phương TÀI VỊ phía sau nên có tường che chắn, không thể trổ cửa, trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục "Tàng phong Tụ khí" trong Phong Thuỷ, Tài Vận mới tụ được.
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn, cạnh tủ..vv.. sẽ làm tổn hại Tài Khí nơi đó.
_ Nơi phương TÀI VỊ là nơi Cát Thần tọa vị nên ĐẠI KỴ ô uế, dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế, bụi bậm nơi đây.
_ Nơi phương TÀI VỊ không nên để tối tăm, vì u tối thì Sinh Khí không sinh sôi được, sẽ ảnh hưởng đến Tài Vận, sinh kế.
3/. Tài Thần:
Nói đến Tài Thần thì có lẽ không ai không biết đấy là vị Thần ban phước lộc, tiền tài, của cải cho mọi người. Thần Tài mà hôm nay NCD đề cập đến không phải là Địa Chủ Tài Thần mà mọi người hay thờ. Địa Chủ Tài Thần là một khuôn bài vị với hai dòng chữ ở giửa là : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN mà mọi người hay thờ, hai bên có hai câu đối ("Kim chi sơ phát diệp_ Ngân thụ chánh hoa khai", hay là "Thổ vượng nhân tòng vượng_ Thần an trạch tự an", hay là "Thổ năng sinh Bạch ngọc_ Địa khả xuất Hoàng kim"). Ngày xưa người ta thường thờ Địa Chủ Tài Thần bên trong, bên ngoài thờ Môn Thần; ngày nay do nhiều nơi không cho thờ cúng bên ngoài nên chỉ còn thờ mỗi Địa Chủ Tài Thần bên trong, coi như vị Thần này kiêm luôn việc bảo hộ cho Trạch Chủ, không cho tà ma xâm nhập.
Tài Thần mà NCD đề cập ở đây là tượng Văn- Võ Tài Thần theo quan niệm người Hoa (vì vốn dĩ thuật Phong Thuỷ truyền từ Trung Quốc sang đây nên NCD cũng soạn theo tư liệu gốc của người Hoa vậy).
a/VĂN TÀI THẦN:
Chia làm hai là Tài Bạch Tinh Quân và Tam Đa Tinh.
_ Tài Bạch Tinh Quân: Ngoại hình như một vị trưởng giả giàu có, mắt trắng râu dài, người mặc áo gấm thắt đai ngọc, tay trái ôm 1 thỏi Kim Nguyên Bảo (thỏi vàng mả người ta hay để chưng nơi Thần Tài, nó cũng là một dụng cụ hóa sát trong Phong Thuỷ), tay phải ôm tờ giấy cuốn lại có in dòng chữ "Chiêu Tài Tiến Bảo".
Theo truyền thuyết ông vốn là Thái Bạch Kim Tinh trên thượng giới, chức tước là "Đô Thiên chí phú Tài Bạch Tinh Quân" chuyên quản tiền tài vàng bạc của thiên hạ. Nên người ta hay đặt tượng ông nơi TÀI VỊ, có người còn thờ ông nữa.
_ Tam Đa Tinh: Nghe tên thì thấy lạ, nhưng thật ra đó là Phước- Lộc- Thọ Tam Tinh đấy thôi.
Phúc Tinh tay ôm đứa bé tượng trưng có con thì vạn sự đủ phúc khí. Lộc Tinh mặc triều phục sặc sỡ, tay ôm Ngọc Như ý, tượng trưng thăng quan tiến chức, thêm tài tăng lộc. Thọ Tinh tay ôm quả đào thọ, mặt lộ vẻ hiền hòa, hạnh phúc, tượng trưng cho an khang trường thọ. Trong ba vị chỉ có Lộc Tinh mới là Tài Thần, nhưng do xưa nay Tam Vị Nhất Thể đi chung không rời, nên người ta luôn làm chung tượng của 3 vị. Nếu đặt cả Tam Tinh vào TÀi VỊ thì cả nhà an vui, hạnh phúc, phúc lộc song thu.
Những người giữ chức văn, những người làm công nên đặt tượng Văn Tài Thần nơi TÀI VỊ, hay thờ Văn Tài Thần.
Các tượng Văn Tài Thần nên đặt quay mặt vào.
b/ VŨ TÀI THẦN:
Cũng chia làm hai là: Triệu Công Minh miệng đen mặt đen, và Quan Thánh Đế (còn gọi là Quan Công) mặt đỏ râu dài.
_ Triệu Công Minh: Vị thần này nếu quý vị nào có xem qua truyện Phong Thần ắt biết tiểu sử ông. Sau khi tử trận lên bảng Phong Thần, ông được Khương Tử Nha sắc phong làm "Chính Nhất Long Hổ Huyền Đàn chân quân" thống lĩnh bốn vị Thần: Chiêu Bảo, Nạp Trân, Chiêu Tài, Lợi Thị.
Ông vừa giúp tăng tài, tiến lộc vừa có thể hàng ma phục yêu, nên một số người Hoa cũng thích thờ ông, hay đặt tượng ông nơi TÀi VỊ, vừa giúp vượng tài, vừa giúp bình an.
_ Quan Thánh Đế: Nói đến Ngài, có lẽ không cần xem truyện Tam Quốc thì ai cũng từng nghe và biết. Gần như 99% người Hoa đều có thờ Quan Thánh Đế trong nhà cả! Ông không chỉ tượng trưng cho Chính Khí sáng lòa, mà còn có thể giúp cho người chiêu tài, tiến bảo, làm ăn thuận lợi, tai qua nạn khỏi, trừ tà hộ thân.
Những người làm quan võ, theo nghiệp lính, những ông chủ kinh doanh nên thờ Vũ Tài Thần hoặc đặt tượng Vũ Tài Thần nơi phương TÀI VỊ.
Các tượng VŨ Tài Thần nên đặt hướng ra cửa.
PHONG THỦY CHO VIỆC ĐÀM PHÁN, THƯƠNG LƯỢNG
Trong thực tế cuộc sống, khi ra làm ăn kinh tế, hay khi đi làm công chức nhà nước, làm cơ quan, cty ...vv... chúng ta ai cũng phải ít nhiều cần đến những cuộc thương lượng, hay ở những vai trò cao hơn thì có những cuộc đàm phán để ký kết làm ăn...vv.... Chúng ta có thể sử dụng Phong Thủy để hỗ trợ cho mình, mang lại vận may khi thực hiện việc đàm phán, thương lượng (chứ không thể chắc chắn 100% đâu nghen, chỉ giúp có vận may thôi, còn phần tài năng thì quý vị phải có thực tài, chứ Phong Thủy không phải là phép Tiên, xin nhớ cho!)
Cách đơn giản nhất là chọn chỗ ngồi đối diện với 1 trong 4 hướng tốt nhất, tính theo Quái số của các anh chị, các bạn_ tức là cung Phi đấy. Hướng tốt nhất là Hướng Sinh Khí, kế đến là hướng Phục Vì, hai hướng còn lại cũng được nhưng không tốt bằng.
Nếu trong trường hợp không nhớ hướng tốt nhất của mình, hoặc không thể xác định hướng nơi đó, thì xin hãy áp dụng cách sau:
_ Chọn chỗ ngồi xa nhất so với cửa ra vào.
_ Trong mọi tình huống đàm phán, thương lượng, không nên ngồi quay lưng ra cửa, phải ngồi ở nơi luôn có thể nhìn thấy cửa ra vào.
_ Không ngồi quay lưng ra cửa sổ, nếu như cửa sổ đó không đối diện với một tòa nhà kiên cố.
_ Tránh ngồi ngay bên dưới xà nhà.
_ Nên chọn chỗ ngồi có chỗ để tay và lưng dựa cao.
_ Không nên ngồi ở vị trí khiến chân mình hướng ra cửa.
_ Đại Kỵ ngồi ở góc bàn, hay ngồi ở chỗ có cạnh bàn hay vật nhọn chĩa vào người.
Trên đây là một số điều cần biết trong Phong Thủy khi đàm phán, thương lượng. Ngoài ra, các anh chị, các bạn còn có thể dùng màu áo hay màu của bình hoa tươi trên bàn để giúp cho cuộc đàm phán của mình.
_ Màu xanh dương: Giúp diễn đạt những cách nghĩ và những ý tưởng thuận lợi, để đạt được những lợi ích trong trường hợp phải ký hợp đồng, hoặc phải thương lượng. Lúc thương lượng nếu gặp phải đối tượng khó thuyết phục, thì màu xanh dương sẽ giúp chúng ta dùng lý trí sắt thép và điềm đạm để giải quyết tốt vấn đề.
_ Màu đỏ: Là màu khiến đối tác không thể giành được thế áp đảo, đồng thời còn có thể giúp chúng ta học được cách phân tích tình hình mà biết tiến thoái đúng lúc, đúng nơi, để trong quá trình đàm phán tránh được những cuộc gây gỗ và thương lượng không thành công. Ngoài ra, màu đỏ còn giúp chúng ta làm cho đối tác yêu mến cá tính và năng lực của chúng ta một cách tâm phục khẩu phục.
_ Màu xanh ngọc bích: Giúp chúng ta có được những cách nghĩ sáng tạo và tư duy nhạy bén, nhằm tăng khả năng ứng phó, để có được phản ứng nhanh kịp lúc, tạo ra những quyết sách chính xác trong tình huống nguy cấp. Đồng thời còn giúp chúng ta nhìn rõ các vấn đề cốt lõi còn tồn đọng ở đối tác, hầu có lợi ích trong các giao kèo hợp đồng.
Nếu nơi đàm phán chúng ta có thể chủ động, thì có thể đặt một lẵng hoa tươi với các hoa:
Cúc Vân Nam (màu lam, tím)
Hoa cẩm chướng (màu đỏ)
Lá bạc (màu xanh ngọc bích)
trên bàn, và trước khi bàn vào vấn đề, hãy nhìn vào lẵng hoa, hít một hơi thật sâu và tưởng tượng làn hương của các bông hoa ấy len vào tâm trí mình. Có thể hít ngửi hương của lẳng hoa ấy thật sâu vài hơi trước khi vào cuộc đàm phán.
Với vài bí quyết nhỏ của Phong Thủy, mong các anh chị, các bạn nào có các cuộc đàm phán, thương lượng sẽ gặp nhiều may mắn hơn nhé!
DỌN DẸP SAU KHI CÓ ĐẠI TANG
Một người trong nhà qua đời, bạn phải làm sạch căn phòng mà người đó ở trước khi chết. Nếu người đó mất vì bệnh tật, thì đồ đạc của họ nên chôn hoặc hỏa thiêu theo. Điều này sẽ làm tiêu hủy bệnh tật. Với những người Á Đông chúng ta nói chung và người theo Phật Giáo nói riêng, thì trong quá trình làm sạch phòng người mất, thường có mời các nhà sư tụng kinh và cầu siêu. Tiếng chuông leng keng trong lúc hành lễ là một nghi thức thanh lọc không khí vậy. Song song việc đó là thắp hương. Năng lực tẩy sạch Khí Âm của nhang rất mạnh, nên cần lựa chọn nhang cẩn thận. Thông thường, loại nhang tốt nhất trong trường hợp này là nhang trầm hoặc nhang mùi đàn hương.
Vì vậy hãy dùng: Chuông và Nhang
Đi quanh căn phòng 3 lần theo chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa gõ chuông.
Sau đó lại đi 3 lần như vậy với nhang.
Nếu quý vị nào là người tín ngưỡng Phật Giáo, thì có thể tăng cường thêm bằng cách đọc Mật Chú trong lúc đi quanh phòng. (Có thể chỉ là Đại Bi Chú, Lục Tự Đại Minh Chú hay các Mật Chú Tây Tạng khác).
LÀM SẠCH KHÍ ÂM SAU KHI CÓ NGƯỜI MẤT
Sau khi có người mất, cần phải tẩy rửa toàn bộ ngôi nhà với Dương Thủy. Có người dùng nước trời mưa khi chưa chạm đất là Dưong Thủy, nhưng theo NCD thì dùng nước được phơi dưới ánh nắng Mặt Trời chừng 3 giờ làm Dưong Thủy. Sau quá trình làm sạch không gian bằng chuông và nhang, vào ngày "Thất" đầu tiên nên tẩy rửa toàn bộ căn nhà bằng nước Duơng Thủy này. Khi làm việc tẩy rửa này, nhớ tẩy rửa cả nền nhà, nước Dương Thủy sẽ thấm vào nền nhà, cung cấp Sinh khí và tẩy rửa năng lượng chết chóc còn sót lại. Nếu đó là một căn hộ trong chung cư không tiện tẩy rửa, thì dùng giẻ nhúng nước Dương Thủy này để lau nền nhà. Nhớ rằng ngày tốt nhất dể làm diều này là ngày thứ 7 sau khi có người mất, tức là ngày cúng Thất đầu tiên theo Đạo Phật.
PHONG THỦY HƯƠNG HOA ĐỂ CẢI THIỆN QUAN HỆ MẸ CHỒNG- NÀNG DÂU
Trong quan hệ Á Đông chúng ta xưa giờ, quan hệ mẹ chồng nàng dâu thường hay phát sinh căng thẳng nhất. Hôm nay NCD xin hiến một cách cải thiện mối quan hệ này, với liệu pháp Hương hoa.
Liệu pháp này có thể dùng trong các trường hợp: nàng dâu ngang bướng không nghe lời dạy bảo của mẹ chồng, bà mẹ chồng khó tính hay trách móc con dâu, cô dâu mới không biết cách chung sống sao cho hòa hợp mẹ chồng, bà mẹ chồng không hiểu được ý cô con dâu mới.
1/. Hoa BÁCH HỢP THỦY HƯƠNG: Màu vàng chanh
Giải trừ những cảm giác căng thẳng, bất an và có khoảng cách giửa mẹ chồng nàng dâu, khiến giửa hai người không còn sự nghi kỵ lẫn nhau, những tình cảm chân thành tự phát sẽ nảy sinh giửa hai người. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ chồng nàng dâu hiểu được niềm hạnh phúc và sự tôn trọng lẫn nhau, giảm nhẹ những ưu tư, căng thẳng, giúp cho quan hệ mẹ chồng nàng dâu ngày càng tốt đẹp hơn.
2/. Hoa THẠCH THẢO: Màu lam nhạt
Giúp tâm hồn được thoải mái, vui vẻ, hiểu thấu tấm lòng nhau để quan hệ mẹ chồng nàng dâu được tốt đẹp hơn, gần gũi hơn, thân tình hơn. Ngoài ra, màu này còn giúp hai người có những hành động yêu thương thiết thực, cụ thể hơn, giúp hai người tăng thêm lòng tự tin nương tựa vào đối phương, tránh được những hiềm khích giửa hai người.
3/. Cách thức dùng:
Mỗi sáng thứ 2, cắm những đóa hoa tươi mới và đặt chúng trong phòng khách hoặc trên bàn ăn. Mỗi ngày hít 3 lần hương hoa này thật sâu vào buồng phổi, năng lượng và hương thơm của hoa sẽ hòa quyện vào cơ thể bạn.
4/. Có thể cắm một bình hoa với các loại:
bách hợp thủy hương.
thạch thảo.
lan tiểu thương.
hoàng kim bách.
PHONG THỦY HƯƠNG HOA LÀM CON CÁI VÂNG LỜI CHA MẸ
Cách này dành cho những đứa trẻ hay chống đối, quậy phá, quá hiếu động hoặc quá khép kín, không cởi mở và ít nói. Càng thích hợp dành cho những thanh thiếu niên mới lớn thường hay bốc đồng.
1/. Hoa HÒNG KIM BÁCH hay CÁT CÁNH: màu lục
Giúp các bậc cha mẹ tăng thêm tính nhẫn nại với con cái, để cho mối quan hệ giửa cha mẹ và con cái trở nên thuận hòa, nhằm có được không gian yên tĩnh để nghe ra ý của nhau.
Ngoài ra, màu lục của các hoa này còn có thể giúp trẻ tập trung chú ý, và chúng trở nên sâu sắc hơn, qua đó có thể hiểu được nỗi lòng của cha mẹ chúng, đồng thời nâng cao khả năng phân tích tốt xấu để con cái nghe lời cha mẹ.
2/. Hoa THẠCH THẢO: màu lam tím
Giúp những đứa trẻ bị cản trở trong học tập hoặc chậm chạp trong ngôn ngữ và không thích nói chuyện, luôn buồn rầu trở nên cởi mở, vui vẻ.
Đồng thời giúp cho các thanh thiếu niên trong tuổi mới lớn có bản tính bốc đồng có thể trở nên chín chắn hơn.
Ngoài ra, hoa màu lam còn giúp trẻ phát triển tính sáng tạo, ham mê sách vỡ hơn.
3/. Hoa THỦY TINH hoặc hoa ĐỒNG TIỀN: màu hồng phấn
Giúp cho mối quan hệ giửa cha mẹ và con cái thêm tình yêu thương, để con cái có thể hiểu và trân trọng những gì cha mẹ làm cho chúng. Giúp cho trẻ có tính tự lập, tự lực khi không có cha mẹ gần bên, và giúp chúng cảm nhận tình yêu thương bao la vô bờ bến của cha mẹ dành cho chúng.
4/. cách thức dùng:
Đặt hoa tươi trên bàn ăn, 1 tuần thay hoa mới 1 lần. Hãy cố gắng mỗi ngày cùng ăn cơm với con mình 1 buổi.
Ngoài ra, cũng nên kích thích cung Tử Tức_ cung Đoài. Xin lưu ý các bậc cha mẹ nào có con gái cỡ tuổi thanh thiếu niên: TUYỆT ĐỐI TRÁNH ao- mương- hồ nước ở phía TÂY. Vì Đoài vi Thiếu nữ, nếu nơi đây có Thủy, chủ.....Đại dâm, sẽ khiến trẻ sớm sa vào con đường hư hõng, đàng đúm cùng bạn xấu. CẨN THẬN!
PHONG THỦY HƯƠNG HOA GIÚP TÌM ĐƯỢC CÔNG VIỆC TỐT
Ngoài các cách Động cung Nghề Nghiệp_HƯỚNG BẮC_ để kiếm việc làm ra, Phong Thủy còn có liệu pháp hương hoa giúp chúng ta tìm được công việc tốt. Cách này dành cho những ai muốn tìm cho mình một công việc tốt hơn, hay muốn thuyên chuyển chỗ làm.
1/. Hoa THẠCH THẢO: màu lam
Giúp tràn đầy sức mạnh và năng lực biết được công việc mà bản thân muốn để nổ lực đạt được. Nó giúp ta hiểu được tính cách của bản thân để tìm được công việc phù hợp với mình, đồng thời giúp ta nhận rõ ước mơ của mình để từ đó theo đuổi và cố gắng đạt được.
Ngoài ra, màu lam của hoa Thạch Thảo còn giúp ta dù trong hoàn cảnh nào cũng kiên định với lý tưởng, ước mơ của bản thân, giúp dung hòa giửa công việc và cuộc sống để bản thân tự tin hơn.
2/. Hoa LÊ PHỤNG SAN HÔ: màu đỏ
Giúp ta hiểu rằng trước khi tìm được việc như ý, điều cần thiết là phải thật nỗ lực và chịu học tập, có vậy mới làm việc được tốt, và tìm được công việc tốt.
3/. Cách thức dùng:
Đặt hoa trong văn phòng, phòng đọc sách, bàn làm việc, mỗi ngày hít thật sâu 3 lần hương hoa, hương hoa và năng lượng của nó sẽ hòa vào Khí trường của cơ thể bạn, giúp bạn trong việc tìm một công việc tốt.
4/. Có thể chưng một lẳng hoa, một giỏ hoa gồm:
hoa Thạch Thảo (màu lam).
hoa Lê Phụng San Hô (màu đỏ).
quả dưa Sơn Nam (màu cam).
tiểu lâm đầu.
Hồng Trúc.
Hoàng Kim Bách.
*****
A/. HUYỀN KHÔNG BÁT TRẠCH :
Nói đến Huyền Không Bát Trạch , là phải nói đến bậc Thầy về PT , là Dương Quân Tùng đời Đường , chính ông đã đưa ra những thuyết về Huyền Không cho Bát Trạch , chuyên dùng để định Sa , Thủy , Lập Hướng cho Dương Trạch và Âm Trạch.
Huyền Không Bát Trạch có 2 phần : Đại Huyền Không và Tiểu Huyền Không. Dựa trên nguyên tắc Sinh , Khắc , Vượng , Tướng của Ngũi Hành mà chọn.
1/. Tiểu Huyền Không Ngũ Hành :
Đây là cách để đo lường Cát , Hung của Dương Trạch , Âm Trạch dựa trên Sa , Thủy. Lấy Hướng mà định. Theo ông Dương Quân Tùng thì :
Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hỏa
Càn Khôn Mẹo Ngọ thuộc Kim
Hợi Giáp Cấn Quý thuộc Mộc
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm thuộc Thủy.
( cái này thì các bạn phải tự học thuộc rùi nhé ).
Thủy lai ( đến ) phải từ các Sơn có Ngũ Hành Vượng , Tướng.
Thủy khứ ( đi ) phải từ các sơn có Ngũ Hành Hưu , Tù.
Ví dụ cho dễ hiểu nha : Một căn nhà tọa Nhâm hướng Bính chẳng hạn.
_ Mình xem bảng ở trên thấy Bính thuộc Hỏa. Vậy thì các Hành Vượng Tướng so với Hỏa chính là Hỏa ( cùng Hành với Hỏa , nên Hỏa là Vượng ) , và Mộc ( Mộc sinh Hỏa , nên Hỏa được Tướng ).
Vậy thì các sơn có thể tiếp nhận Thủy lai là Bính , Đinh , Dậu , Ất , Hợi , Giáp , Cấn , Quý.
_ Bính thuộc Hỏa , vậy thì các Hành Hưu Tù so với Hỏa chính là Thổ ( Hỏa sinh xuất cho Thổ , nên Hỏa bị Hưu ) và Thủy ( Thủy khắc nhập Hỏa , nên Hỏa bị Tù )
vậy các sơn để Thủy khứ là Tuất , Canh , Sửu , Mùi , Tý , Dần , Thìn , Tốn , Tân , Tị , Thân , Nhâm.
Ví dụ nữa nè : Một ngôi mộ tọa Thìn hướng Tuất.
_ Ta thấy Hướng Tuất thuộc Thổ
Vậy thì các Hành Vượng Tướng so với Thổ chính là : Thổ và Hỏa
=> các sơn tiếp nhận Thủy lai là Bính , Đinh , Dậu , Ất , Tuất , Canh , Sửu ,Mùi.
_ Tuất thuộc Thổ
Vậy thì các Hành Hưu Tù so với Thổ chính là : Kim và Mộc.
=> các sơn để Thủy khứ là Càn , Khôn , Mẹo , Ngọ , Hợi , Giáp , Cấn , Quý.
Khi ứng dụng phép xem theo Tiểu Huyền Không ,phải dùng hoàn toàn Ngũ Hành theo Tiểu Huyền Không này , chớ xen lẫn Ngũ Hành các thuyết khác. Bởi trong Bát Trạch , ngoài Chính Ngũ Hành , còn có Tiểu Huyền Không Ngũ Hành , Đại Huyền Không Ngũ Hành , Hồng Phạm Ngũ Hành , Tam hợp cục Ngũ Hành , Nạp âm Ngũ Hành. Nếu dùng lẫn lộn e sẽ xảy ra lầm lẫn đáng tiếc. Cẩn thận ! Cẩn thận !
Đây chỉ mới là cách tính thuận , phần sau mình sẽ bàn cách tính Nghịch , từ Thủy luận ngược lại chọn Hướng cho Nhà và Mộ.
Hôm qua là nói về cách tính thuận, nhưng đó chỉ là cách trên sách vỡ thui. Còn thực tế , chúng ta phải tính nghịch là thường nhất. Nghĩa là từ thế Thủy thực tế mà ta chọn Hướng cho nhà ở hay mộ phần. Cách này thì mình làm ngược thui ý mà!
Ví dụ cho dễ hiểu : Đứng trên 1 cuộc đất , ta thấy Thủy lai đáo sơn Càn ( Khi dùng chữ Thủy lai này , xin các bạn hiểu cho là Nhím đang nói về Âm Trạch , mộ phần đó nhen ! ) , muốn chọn hướng cho Huyệt mộ , ta xét :
Càn theo Tiểu Huyền Không Ngũ Hành là thuộc Kim.
Vậy các Hướng cần lập là Kim và Thủy ( không còn là Kim và Thổ như cách tính thuận nữa đâu , xin đừng lầm , lầm 1 cái là chít liền đó ). Tức là 1 cái đồng Ngũ Hành với Thủy lai , 1 cái là được Thủy lai sinh cho.
=> các hướng để lập mộ sẽ là Càn , Khôn , Mẹo , Ngọ , Tý , Dần , Thìn , Tốn , Tân , Tị , Thân , Nhâm.
Dễ hén !
Thêm 1 ví dụ nữa cho Dương Trạch đi : Với Dương Trạch , Thủy lai chính là các ngã đường gần nhất so với cuộc đất mình chọn. Do đó , các bạn hay thấy SH yêu cầu người cần tư vấn tả xem ngã 3-4 gần nhà nhất thuộc sơn gì so với nhà là vậy đó. Đứng tại trung tâm đất đặt La bàn , chiếu tới ngã 3-4 gần đó nhất , xem nó rơi vào sơn gì , thì đó chính là sơn của Thủy lai trong Dương Trạch.
Nhà trong khu đô thị thường mình khó có thể xoay hướng khác , trừ phi....nhà biệt thự . Mà thường nhất là nhà cố định hướng sẵn , trong trường hợp này , mình vẫn xác định hướng Thủy lai để....Khai môn.
Nhà tọa Cấn hướng Khôn đi, có ngã tư gần nhà nhất thuộc sơn Càn.
Ta thấy theo Tiểu Huyền Không Ngũ Hành thì Càn thuộc Kim.
Vậy các sơn có thể Khai môn sẽ thuộc : Kim và Thủy
=> các sơn Khai môn là Càn, Khôn, Mẹo, Ngọ, Tý, Dần, Thìn, Thân, Tốn, Tị, Nhâm, Tân.
2/. Đại Huyền Không Ngũ Hành :
Đây cũng là cách để định Thủy lai , Thủy khứ trong cả Dương trạch lẫn Âm trạch. Pháp này được ghi lại trong Thiên Ngọc Kinh , 24 sơn cũng chia ra theo Ngũ Hành , cụ thể là :
Tý , Dần , Thìn , Cấn , Bính , Ất thuộc Kim
Ngọ , Thân , Tuất , Khôn , Nhâm , Tân thuộc Mộc
Mẹo , Tị , Sửu , Càn , Canh , Đinh thuộc Thủy-Thổ
Dậu , Hợi , Mùi , Tốn , Giáp , Quý thuộc Hỏa
Nguyên tắc xét PT không ra ngoài sơn , hướng , sa thủy.
Theo cách tính của Đại HKNH , thì dùng Chi làm Chính thần , Can làm Linh thần. Nghĩa là Sơn Hướng phải dùng các sơn thuộc Địa Chi , Thủy lai phải đến các sơn thuộc Thiên Can hoặc Tứ duy ( Càn , Khôn , Cấn , Tốn ).
Khi xét Thủy lai theo Đại HKNH , thì lấy thế Hướng và Thủy cùng Ngũ Hành và Tương Sinh.
Nói khơi khơi như vậy chắc khó hiểu lắm , thôi để mình ghi ví dụ cho dễ.
Ví dụ : Nhà hay Mộ có các hướng thuộc Kim : Tý , Dần , Thìn.
nên chọn Thủy lai ở các sơn Cấn , Bính , Ất ( cùng Ngũ Hành ) , Càn , Canh , Đinh (tương sinh ).
Nhà hay Mộ có các hướng thuộc Hỏa : Dậu , Hợi , Mùi
nên chọn Thủy lai ở các sơn Tốn , Giáp , Quý ( cùng Ngũ Hành ) , Khôn , Nhâm , Tân ( tương sinh ).
Cũng như cách Tiểu HKNH , đây là cách tính thuận , còn trên thực tế thường tính nghịch lại , lấy Thủy thực tế mà chọn Hướng.
Âm Trạch lấy Chân Thủy , Dương trạch lấy Giao lộ gần nhà làm Thủy. Đây là nguyên tắc chính , xin đừng quên !
Trong thực tế , mình có thể áp dụng cả 2 phương pháp Đại và Tiểu HKNH chung với nhau để định Thủy , hoặc lập hướng , khai môn.
Đứng trước 1 thế đất nào đó , nếu xây mộ thì nhìn Thủy đáo sơn nào , nếu khai môn thì xem giao lộ gần nhất ở sơn nào so với trung tâm , mình xét theo Đại HKNH thì nó thích hợp với các sơn nào để lập hướng , khai môn ; rồi lại xét tiếp theo Tiểu HKNH xem nó thích hợp với sơn nào. Mình gộp các sơn đó lại , chọn sơn nào có ở cả 2 pp mà lấy. Có đôi khi , nó không thích hợp , chẳng hạn nếu chọn khai môn ở bên hông nhà sao được ? Khi ấy ta phải dùng các pp khác nữa để chọn , cái này Nhím sẽ nói ở sau.
Ví dụ : Cuộc đất có Thủy đáo sơn Khôn , muốn lập hướng cho mộ , ta tính thử xem nhé !
Theo Tiểu HKNH thì Khôn thuộc Kim , vậy các sơn cần để lập hướng phải thuộc Kim hay Thủy
=> các sơn để lập hướng là : Càn , Khôn , Mẹo , Ngọ , Tý , Dần , Thìn , Tốn , Tân , Tị , Thân , Nhâm.
Theo Đại HKNH thì Khôn thuộc Mộc , vậy các sơn cần lập hướng phải thuộc Mộc và Hỏa
=> các sơn để lập hướng là : Khôn , Nhâm , Tân , Tốn , Giáp , Quý.
Gộp cả 2 lại , ta thấy có các sơn thích hợp là : Khôn , Tốn , Tân , Nhâm.
Ví dụ nữa : Nhà ở thành phố có giao lộ gần nhất thuốc sơn Tuất , muốn chọn sơn Khai môn , ta tính thử xem :
Theo Tiểu HKNH thì Tuất thuộc Thổ , vậy các sơn cần để Khai môn phải thuộc Thổ , Hỏa
=> các sơn để Khai môn là : Tuất , Canh , Sửu , Mùi , Bính , Đinh , Dậu , Ất.
Theo Đại HKNH thì Tuất thuộc Mộc , vậy các sơn cần để Khai môn phải thuộc Mộc , Hỏa
=> các sơn để Khai môn là : Khôn , Nhâm , Tân , Tốn , Giáp , Quý
Gộp cả 2 lại , ta thấy không có sơn thích hợp. Như vậy , ta phải dùng pp khác để chọn thôi.
B/. SONG SƠN NGŨ HÀNH :
Ta thấy 1 vòng Địa bàn có 24 sơn , mà trên tựa đề là Song sơn , như vậy đủ thấy rõ sẽ có 12 cặp trong 24 sơn.
Đây thực ra chỉ là phương pháp chọn theo Tam hợp cục Ngũ Hành , và phối thêm các sơn đứng trước mỗi chữ Địa chi đó thành 1 cặp thôi.
_ Dần , Ngọ , Tuất là Tam hợp hóa Hỏa , nay thêm các sơn đứng kế trước nó , sẽ có Tam hợp cục Hỏa theo song sơn như sau : Cấn , Dần , Bính , Ngọ , Tân , Tuất.
_ Tị , Dậu , Sửu là Tam hợp hóa Kim , nay thêm các sơn kề trước nó , sẽ có : Tốn , Tị , Canh , Dậu , Quý , Sửu là Tam hợp cục Kim theo song sơn.
_ Thân , Tý , Thìn là Tam hợp hóa Thủy , nay thêm các sơn kế trước nó , sẽ có Tam hợp cục Thủy theo song sơn là : Khôn , Thân , Nhâm , Tý , Ất , Thìn.
_ Hợi , Mẹo , Mùi là Tam hợp hóa Mộc , nay thêm các sơn kề trước nó , sẽ có Tam hợp cục Mộc theo song sơn như sau : Càn , Hợi , Giáp , Mẹo , Đinh , Mùi.
Phương pháp song sơn này được ứng dụng rất rộng rãi trong phép Tiêu sa, nạp thủy.
Ví dụ : Thế đất có Thủy lưu đáo sơn Nhâm.
Ta thấy Nhâm thuộc Tam hợp Thủy cục, vậy các hướng cần chọn là Thân, Tý , Thin , rất gọn.
Vì dụ : Thế đất có Thủy đáo sơn Tân
Ta thấy Tân thuộc Tam hợp Hỏa cục , vậy các hướng cần chọn là Dần , Ngọ , Tuất. Chííííít liền đó !!! Đây là 1 cái bẫy. Vì sao ?
Trong phép Tiêu sa, nạp Thủy, luôn luôn Thủy lai phải từ các sơn Sinh, Vượng, Lâm Quan; Thủy khứ phải từ các sơn Mộ khố.
Ở đây, Tuất là Mộ khố của cục Hỏa, nên chỉ có thể là Thủy khứ, nay Thủy lai, ta không thể chọn theo phương pháp này được, mà phải dùng pp khác. Hãy cẩn thận!
Do ở trên có đề cập tới Mộ khố của cuộc đất, nên hôm nay mình giới thiệu tiếp luôn về pp Thập nhị thần:
C/. THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP :
Trong tất cả các phương pháp Tiêu Sa - Nạp Thủy của Phong Thủy , thì đây là phương pháp quan trọng nhất. Đây là biểu hiện trạng thái của vạn vật từ thai nghén đến sinh trưởng , lớn lên cho đến suy tàn.. Cụ thể như sau :
_ Tuyệt : Biểu thị trạng thái không có gì , vạn vật chưa tượng hình , như trong bụng mẹ trống không chưa mang thai.
_ Thai : Tức là vạn vật phôi thai , mới tượng hình , nảy mầm. Cũng như bào thai mới thụ khí bẩm sinh của cha mẹ.
_ Dưỡng : Muôn vật đã hình thành , tựa như bào thai đã phát triển chờ ngày khai hoa nở nhụy.
_ Trường sinh : Vạn vật bắt đầu sinh ra , như đứa trẻ lọt lòng mẹ , còn rất yếu ớt , non nớt.
_ Mộc dục : Vạn vật phát triền , như cây dần lớn lên , bắt đầu hứng chịu nóng lạnh , gió mưa , bão táp. Như đứa trẻ mới lớn , vẫn còn cần vòng tay của cha mẹ.
_ Quan đới : Như cây đã bắt đầu ra hoa , như người đã trưởng thành.
_ Lâm quan : Như cây đã kết trái , như người thi cử đỗ đạt ra làm quan , có được công việc ổn định.
_ Đế vượng : Như trái đã chín mùi , như thời hưng vượng thành đạt nhất của đời người , có được vinh hoa phú quý , hạnh phúc.
_ Suy : Vạn vật từ Trưởng chuyển sang Tiêu , như người đã leo đến đỉnh núi tất phải quay trở xuống vậy , như giai đoạn đời người đã lớn tuổi , đã nghỉ hưu . Như cây sau mùa ra trái , bắt đầu suy yếu , kiệt dinh dưỡng vậy.
_ Bệnh : Như người đã già yếu , bắt đầu bệnh tật xâm hại. Như cây suy yếu bị côn trùng , nấm mối tấn công vậy.
_ Tử : Như người đã già cỗi đến chết , như cây đã cằn cỗi chết đi
_ Mộ : Như người đã chôn xuống mộ sâu , mục rữa trở về đất lạnh.
Do ý nghĩa 12 cung như vậy , nên người ta mới chọn Trường Sinh làm cung khởi đầu , lấy tượng con người mới sinh ra làm giai đoạn đầu.
Trong đó có 4 cung Cát nhất là : Trường Sinh , Quan Đới , Lâm Quan , Đế Vượng. Người ta dùng 4 Cát để Nạp Sa , Thu Thủy.
3 cung trung bình là : Mộc Dục , Thai , Dưỡng ít dùng tới .
5 cung Hung là : Suy , Bệnh , Tử , Mộ , Tuyệt. Người ta dùng 5 cung Hung để chọn sơn Thủy Khứ ( chảy đi ).
Cách khởi cung của Thập Nhị Thần này , khời từ Trường Sinh cho đến cuối cùng là Dưỡng , 12 cung trên 24 sơn , với mỗi cung là 2 sơn trong Song Sơn Ngũ Hành ( đã nói ở trên ). Và phép khởi có 2 điểm cần lưu ý :
_ Khởi cung dựa theo đặt tính Tam Hợp Cục Ngũ Hành của sơn Địa Chi trong song sơn , để chọn cung Trường sinh ở đâu.
_ Khởi cung Trường Sinh đi thuận nghịch là tùy theo thế đất Âm hay Dương.
Thế đất Âm hay Dương là gì ?
Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái , giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải , giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.
Thế đất Dương phải phối với Thủy Âm _ Thế đất Âm phải phối với Thủy Dương.
Thủy lưu Âm là dòng nước chảy từ phải sang trái , ngược chiều kim đồng hồ là nghịch , nên gọi là Âm.
Thủy lưu Dương là dòng nước chảy từ trái sang phải , thuận chiều kim đồng hồ , nên là Dương.
Tam Hợp Cục Ngũ Hành :
_ Dần Ngọ Tuất là Hỏa cục : Dương khởi Trường Sinh tại Dần đi thuận
Âm khởi trường Sinh tại Dậu đi nghịch.
_ Thân Tý Thìn là Thủy cục : Dương khởi Trường Sinh tại Thân đi thuận
Âm khởi Trường Sinh tại Mẹo đi nghịch.
_ Tị Dậu Sửu là Kim cục : Dương khởi Trường Sinh tại Tị đi thuận
Âm khởi Trường Sinh tại Tý đi nghịch.
_ Hợi Mẹo Mùi là Mộc cục : Dương khởi Trường Sinh tại Hợi đi thuận
Âm khởi Trường Sinh tại Ngọ đi nghịch.
Có 2 cách để dễ nhớ cho các vòng Âm Dương này :
_ Cung Lâm Quan của Dương là Đế Vượng của Âm , và ngược lại , Đế Vượng của Dương là Lâm Quan của Âm.
_ Dương khời Trường Sinh tại cung đầu tiên trong Tam Hợp , Âm khởi Trường Sinh tại cung cuối cùng trong Tam Hợp lùi lại 1 cung.
Bây giờ xin đi vào phần thực hành của phương pháp Thập Nhị Thần này :
Khi Nạp Sa phải dùng Sơn (Long) của Mộ phần để nạp.
Thu Thủy phải dùng Hướng của Mộ phần để định.
Với Dương Trạch chỉ dùng Sơn của nhà để định thôi.
Ví dụ 1 : Ngôi mộ Cấn Long , Đinh Hướng. Thế đất Dương.
a/. Nạp sa
_ Thế đất Dương là khởi thuận.
_ Cấn Long thuộc song sơn Cấn Dần , thuộc Tam hợp Hỏa cục ( Dần Ngọ Tuất )
_ Là Dương Hỏa cục nên khởi Trường sinh tại Dần => Mộc dục tại Giáp Mẹo , Quan đới tại Ất Thìn , Lâm Quan tại Tốn Tị , Đế Vượng tại Bính Ngọ , Suy tại Đinh Mùi.....Dưỡng tại Quý Sửu.
_ Các cung để Nạp Sa là : Cấn , Dần , Ất , Thìn , Tốn , Tị , Bính , Ngọ.
b/. Thu thủy
_ Đinh Hướng thuộc song sơn Đinh Mùi , thuộc Tam hợp Mộc cục ( Hợi Mẹo Mùi )
_ Là Dương Mộc cục nên khời Trường sinh tại Càn Hợi => Mộc dục tại Nhâm Tý , Quan Đới tại Quý Sửu , Lâm Quan tại Cấn Dần , Đế Vượng tại Giáp Mẹo , Suy tại Ất Thìn....Dưỡng tại Tân Tuất.
_ Các cung để Thu Thủy là : Càn , Hợi , Quý , Sữu , Cấn , Dần , Giáp , Mẹo.
c/. Nếu là khởi cho Dương Trạch :
_ Đinh Hướng thì tất là Quý Sơn.
_ Quý thuộc Song sơn Quý Sửu , thuộc Tam hợp Kim cục ( Tị Dậu Sửu )
_ Là Dương Kim cục nên khởi Trường Sinh tại Tốn Tị => Mộc dục tại Bính Ngọ , Quan Đới tại Đinh Mùi , Lâm Quan tại Khôn Thân , Đế Vượng tại Canh Dậu , Suy tại Tân Tuất....Dưỡng tại Ất Thìn.
Ví dụ 2 : Ngôi mộ Tọa Canh Hướng Giáp . Thế đất Dương.
a/. Nạp sa :
_ Thế đất Dương nên đây là cục Dương , khởi thuận.
_ Tân thuộc song sơn Canh Dậu , thuộc Tam Hợp Kim cục ( Tị Dậu Sửu )
_ Là Dương Kim cục nên khởi Trường sinh tại Tốn Tị => Mộc dục tại Bính Ngọ , Quan Đới tại Đinh Mùi , Lâm Quan tại Khôn Thân , Đế Vượng tại Canh Dậu , Suy tại Tân Tuất....Dưỡng tại Ất Thìn.
_ các cung để Nạp Sa là : Tốn , Tị , Đinh , Mùi , Khôn , Thân , Canh , Dậu.
b/. Thu Thủy :
_ Giáp thuộc Song sơn Giáp Mẹo , thuộc Tam hợp Mộc cục ( Hợi Mẹo Mùi )
_ Là Dương Mộc cục nên khởi Trường sinh tại Càn Hợi => Mộc dục tại Nhâm Tý , Quan Đới tại Quý Sửu , Lâm Quan tại Cấn Dần , Đế Vượng tại Giáp Mẹo , Suy tại Ất Thìn....Dưỡng tại Tân Tuất.
_ Các cung để Thu Thủy là : Càn , Hợi , Quý , Sửu , Cấn , Dần , Giáp , Mẹo.
c/. Nếu khởi cho Dương Trạch :
_ Tọa Canh thuộc Song sơn Canh Dậu , thuộc Tam hợp Kim cục ( Tị Dậu Sửu )
_ Là Dương Kim cục nên khởi giống ở VD trên.
Ví dụ 3 : Ngôi mộ Tọa Tân Hướng Ất. Thế đất Âm.
a/. Nạp Sa :
_ Thế đất Âm nên khởi nghịch.
_ Tọa Tân thuộc song sơn Tân Tuất , thuộc Tam hợp Hỏa cục ( Dần Ngọ Tuất ).
_ Là Âm Hỏa cục nên khởi Trường Sinh tại Canh Dậu => Mộc dục tại Khôn Thân , Quan Đới tại Đinh Mùi , Lâm Quan tại Bính Ngọ , Đế Vượng tại Tốn Tị , Suy tại Ất Thín....Dưỡng tại Tân Tuất.
_ Các cung để Nạp Sa là : Canh , Dậu , Đinh , Mùi , Bính , Ngọ , Tốn , Tị.
b/. Thu Thủy :
_ Hướng Ất thuộc Song sơn Ất Thìn , thuộc Tam hợp Thủy cục ( Thân Tý Thìn ).
_ Là Âm Thủy cục nên khởi Trường Sinh tại Giáp Mẹo => Mộc dục tại Cấn Dần , Quan Đới tại Quý Sửu , Lâm Quan tại Nhâm Tý , Đế Vượng tại Càn Hợi , Suy tại Tân Tuất....Dưỡng tại Ất Thìn.
_ Các cung để Thu Thủy là : Giáp , Mẹo , Quý , Sửu , Nhâm , Tý , Càn , Hợi.
c/. Nếu là Dương Trạch :
_ Tọa Tân thuộc Song sơn Tân Tuất , thuộc Tam hợp Hỏa cục ( Dần Ngọ Tuất ).
_ Là Âm Hỏa cục nên khởi Trường Sinh tại Canh Dậu => Mộc dục tại Khôn Thân , Quan Đới tại Đinh Mùi , Lâm Quan tại Bính Ngọ , Đế Vướng tại Tốn Tị , Suy tại Ất Thìn....Dưỡng tại Tân Tuất.
***Lưu ý :
Đối với Dương Trạch, nếu nhà ở nông thôn, thì Sa, Thủy dùng như Sa, Thủy của Mộ phần Âm Trạch (Chân Sơn núi, đồi; Chân thủy sông, rạch, suối).
Nhưng ở khu đô thị thì sao ? Ở thánh phố, lấy các nhà cao tầng nhất trong khu đó, hay các khu gần đó làm Sa; lấy các giao lộ ngã 3-4-5 gần nhà làm Thủy.
Trong Lý thuyết thì chúng ta lấy từ Sơn (Long), Hướng ra để chọn Nạp Sa, Thu Thủy, NHƯNG trong thực tế, thường những cái đó đã có trước, cho nên ta thường phải làm ngược lại. Tức là từ Sa, Thủy có sẵn đó, ta chọn Hướng phù hợp với Sa, Thủy đó => Nhìn thế đất Dương hay Âm trước, sau đó xác định Sa, Thủy đó rơi vào 4 cung Cát nào (Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng) của CỤC nào, từ đó xác định Sơn Hướng.
Thông thường , mọi người chỉ biết phép biến Du niên theo lệ Đông Tây Trạch. Thật ra , đó chỉ là phép biến tương tự của Đại Du Niên thôi , còn phép biến Tiểu Du Niên còn được gọi là Tham Lang Quyết Pháp. Nay mình xin ghi rõ ra 2 cách biến này :
1) ĐẠI DU NIÊN :
Cách này vốn dĩ tương tự như phép biến thông thường. Có điều biến hào dưới cùng cho ra Du Niên Họa hại trước. Kế đến là biến hào giửa , cho ra Du Niên Thiên Y....Cụ thể 8 cung biến với nhau cho kết quả Du Niên lần lượt như sau : Phục Vì , Họa Hại , Thiên Y , Diên Niên , Lục Sát , Sinh Khí , Ngũ Quỹ , Tuyệt Mệnh
_ Càn : Càn , Tốn , Cấn , Khôn , Khảm , Đoài , Chấn , Ly.
_ Khảm : Khảm , Đoài , Chấn , Ly , Càn , Tốn , Cấn , Khôn.
_ Cấn : Cấn , Ly , Càn , Đoài , Chấn , Khôn , Khảm , Tốn.
_ Chấn : Chấn , Khôn , Khảm , Tốn , Cấn , Ly , Càn , Đoài.
_ Tốn : Tốn , Càn , Ly , Chấn , Đoài , Khảm , Khôn , Cấn.
_ Ly : Ly , Cấn , Tốn , Khảm , Khôn , Chấn , Đoài , Càn.
_ Khôn : Khôn , Chấn , Đoài , Càn , Ly , Cấn , Tốn , Khảm.
_ Đoài : Đoài , Khảm , Khôn , Cấn , Tốn , Càn , Ly , Chấn.
Chúng ta thấy các cung biến với nhau vẫn cho ra kết quả Du Niên y vậy thôi , nhưng thứ tự biến hào của nó khác , nên thứ tự cũng khác lệ thường luôn.
Pháp Đại Du Niên này chọn 3 cung Cát : Sinh Khí , Diên Niên , Thiên Y để Khai Môn cho Dương Trạch.
Trên thực tế , khi áp dụng các pp Đại-Tiểu HKNH , nếu các sơn được chọn để Khai Môn trùng với các sơn thuộc Tam Cát Du Niên này thì càng tốt thêm.
2). TIỂU DU NIÊN
Pháp này lấy theo số Tiên Thiên : Càn 1 , Đoài 2 , Ly 3 , Chấn 4 , Tốn 5 , Khảm 6 , Cấn 7 , Khôn 8.
Ứng dụng của pháp này để Nạp Sa cho Âm Trạch , chọn Nội-Ngoại Khí Khẩu hoặc Nhị Môn trong Dương Trạch . Lần lượt các bước biến như sau :
_ Biến hào trên , là sao Tham Lang , làm cung Sinh Khí.
_ Biến hào giửa , là sao Cự Môn , làm cung Thiên Y.
_ Biến hào dưới , là sao Lộc Tồn , làm cung Họa Hại.
_ Biến hào giửa , là sao Văn Khúc , làm cung Lục Sát.
_ Biến hào trên , là sao Liêm Trinh , làm cung Ngũ Quỹ.
_ Biến hào giửa , là sao Vũ Khúc , làm cung Diên Niên.
_ Biến hào dưới , là sao Phá Quân , làm cung Tuyệt Mệnh.
VD như : Quẽ Càn tam liên ( 3 vạch liền ).
_ Biến lần 1 : đổi hào trên thành Đoài thượng khuyết. Vậy Càn Đoài là Sinh Khí , sao Tham Lang
_ Biến lần 2 : đổi tiếp hào giửa thành Chấn ngưỡng bồn. Vậy Càn Chấn là Thiên Y , sao Cự Môn.
_ Biến lần 3 : đổi tiếp hào dưới thành Khôn lục đoạn. Vậy Càn Khôn là Họa Hại , sao Lộc Tồn.
.......
Cụ thể các cung biến nhau được kết quả sau ( ghi theo thứ tự 7 bước biến bên trên ) :
_ Càn : Đoài , Chấn , Khôn , Khảm , Tốn , Cấn , Ly
_ Khảm: Tốn , Cấn , Ly , Càn , Đoài , Chấn , Khôn.
_ Cấn : Khôn, Khảm , Đoài , Chấn , Ly , Càn , Tốn.
_ Chấn: Ly ,Càn , Tốn , Cấn , Khôn , Khảm , Đoài.
_ Tốn : Khảm , Khôn , Chấn , Đoài , Càn , Ly , Cấn.
_ Ly : Chấn , Đoài , Khảm , Khôn , Cấn , Tốn , Càn.
_ Khôn: Cấn , Tốn , Càn , Ly , Chấn , Đoài , Khảm.
_ Đoài : Càn , Ly , Cấn , Tốn , Khảm , Khôn , Chấn.
Phương pháp Tiểu Du Niên này còn gọi là Tham Lang Quyết pháp , là cách khởi Tam Cát Môn ( Sinh Khí , Thiên Y , Diên Niên ) cực kỳ quan trọng trong PT Bát Trạch. Vì từ Tam CÁt Môn này , nạp giáp vào , ta sẽ có Lục Tú ; rồi nạp thêm quẻ Liêm Trinh ( Ngũ Quỹ ) và nạp giáp của nó , ta sẽ có Bát Quý. Cho nên , phép khởi Tham Lang Quyết này rất quan trọng đấy !!!
Cũng như trên thôi , ta cũng chọn 3 sao tốt , du niên tốt đó để Nạp Sa hay Dụng sự cho Dương Trạch. NHƯNG ở Đại Du Niên thì các Du Niên tốt , sao tốt này là do hỗ biến giửa các cung cùng nhóm Đông hoặc Tây Trạch. Trong khi đó , ở đây , các cung thuốc Tam Cát không còn phân biệt Đông -Tây nữa , tất cả qui về 1 mối. Đây mới chính là điểm khác biệt giửa người mới học Bát Trạch và người chuyên sâu về Bát Trạch vậy.
Pháp này lấy Sơn làm gốc để biến hào chọn Tam Cát Môn , không phải lấy Hướng.
Nhân tiện ở trên nói về Nạp Giáp và Lục Tú, mình xin nói luôn để các bạn tiện tham khảo
_ Càn nạp Giáp
_ Khảm nạp Quý (kiêm Thân , Thìn )
_ Cấn nạp Bính
_ Chấn nạp Canh ( kiêm Hợi , Mùi )
_ Tốn nạp Tân
_ Ly nạp Nhâm ( kiêm Dần , Tuất )
_ Khôn nạp Ất.
_ Đoài nạp Đinh ( kiêm Tị , Sửu ).
Phần Nạp Giáp này cộng thêm Tam Cát Môn ở trên ( của Tiểu Du Niên ) sẽ thành Lục Tú.
VD như : Càn sơn có Tam Cát Môn là Đoài Chấn Cấn . Nay thêm 3 cung Nạp Giáp vào thành ra Lục Tú : Đoài, Chấn, Cấn, Đinh, Canh, Bính.
Khảm sơn có Tam Cát là Tốn Cấn Chấn. Nay thêm Nạp Giáp vào sẽ có Lục Tú là : Tốn, Tân, Cấn, Bính, Chấ , Canh.
Bạn nào có xem được La Kinh sẽ thấy có tầng chỉ đề 8 chữ : Tham, Cự, Lộc, Văn, Liêm, Vũ, Phá, Phụ. Đấy chính là chỉ từng sơn ta có Tam Cát Môn, Lục Tú ứng nơi sơn nào vậy. 8 chữ đó là lấy chữ đầu của 8 sao khi biến ra Du Niên mà ở trên mình đã ghi đấy.
Tương ứng với phép Nạp Giáp này, ta cũng có cách Thu Thủy, và lựa ngày giờ theo Nạp Giáp.
_ Như Ly nạp Nhâm , Dần , Tuất chẳng hạn.
Tọa hướng Ly, thấy Thủy ở Nhâm, Dần, Tuất là đắc cách.
Hoặc tọa Nhâm, Dần, Tuất thấy Thủy ở Ly cũng đắc cách.
_ Như Chấn nạp Canh, Hợi, Mùi chẳng hạn.
Tọa Chấn thấy Thủy ở Canh, Hợi, Mùi là đắc cách.
Tọa Canh, Hợi, Mùi thấy Thủy ở Chấn cũng đắc cách.
........
Các cung khác cũng tương tự như vậy. Cách Nạp Thủy này, trong Bát Trạch gọi là Đại cục Mẫu tử nạp Thủy.
Cũng có khi chỉ sử dụng mỗi cung Nạp Giáp thuộc Bát Quái, không dùng cung kiêm, người ta gọi đó là Đại cục Quy nguyên Thủy
_ Chẳng hạn như Tốn Long thấy Tân Thủy , hay Tân Long thấy Tốn Thủy
_ Hay Đoài sơn thấy Đinh Thủy , và ngược lại.
...........
Còn phép lựa ngày theo Nạp Giáp chỉ là phụ trợ cho các cách tính ngày khác , nhưng mình cũng đưa ra đây cho các bạn tham khảo luôn
_ Nhà hay Mộ Hướng Đoài lựa các ngày Đinh , Tị , Sửu.
_ Nhà hay Mộ Hướng Khảm lựa các ngày Quý , Thân , Thìn
...........
Lựa ngày theo Nạp Giáp cũng tính cả theo biến Du Niên :
_ Nhà Hướng Càn , mà chọn ngày Giáp là được Phục Vì , chọn ngày Ất là được Diên Niên ( vì Càn Khôn là Diên Niên , mà Khôn Nạp Ất ) , chọn ngày Quý , Thân , Thìn là bị Lục Sát ( vì Càn Khảm là Lục Sát , mà Khảm nap Quý , Thân , Thìn )....
_ Nhà hướng Đoài , mà chọn các ngày Đinh , Tị , Sửu là được Phục Vì ; nếu chọn các ngày Giáp thì được Sinh Khí ( vì Càn Đoài là Sinh Khí , mà Càn nạp Giáp ) ; nếu chọn các ngày Ất thì được Thiên Y ( vì Đoài Khôn là Thiên Y , mà Khôn nạp Ất ).....
Tuy vậy, bên trong còn có những ngoại lệ , những trường hợp không nên dùng ( giống như dùng Mã trong phần xem ngày vậy, có tuổi nên dùng, có tuổi không nên dùng). Cái này, là kinh nghiệm và sự ứng biến linh hoạt của người xem vậy.
E/. THÀNH MÔN NHỊ CUNG :
Trước nay , mọi người chỉ nghe nói thuật ngữ này trong phái Huyền Không , nhưng thật ra từ "Thành Môn" đã có từ lâu lắm rồi. Nó xuất phát từ cử ở 4 phương , 8 hướng ngày xưa của các thành trì. Cách đơn giản nhất để sử dụng Thành Môn là mở cửa thông khí ( ngoài ra , Thành Môn còn có thể là giao lộ , bến cảng , cột phát sóng , ao hồ đầm , ngã ba sông.....).
Có 2 Thành Môn :
_ Chính Thành Môn được gọi là Chính Cách hay Chính Mã.
_ Phụ Thành Môn còn gọi là Thiên Cách ( lệch cách ) hay Tá Mã (mượn ngựa).
Nguyên tắc chọn Thành Môn Chính dựa trên sự kết hợp của số Tiên Thiên mà ra. Lấy Hướng nhà làm chủ đạo. Quẽ đứng kề trước quẽ của Hướng được chọn làm Thành Môn Chính. Quẽ đứng kề sau quẽ Hướng làm Thành Môn Phụ.
Ví dụ 1 : Nhà Tọa Khảm Hướng Ly. Lấy Ly làm chính để tìm Thành Môn.
Trước Ly là Tốn. Số của Ly là 9, số của Tốn là 4. 4-9 tác hợp thành Kim Tiên Thiên. Nên Tốn là Chính Thành Môn.
Sau Ly là Khôn, nên Khôn là Phụ Thành Môn.
Ví dụ 2 : Nhà tọa Đoài Hướng Chấn. Lấy Chấn làm chính để tìm Thành Môn.
Trước Chấn là Cấn. Số của Chấn là 3, số của Cấn là 8, 3-8 tác hợp thành Mộc Tiên Thiên. Nên Cấn là Chính Thành Môn.
Sau Chấn là Tốn, nên Tốn là Phụ Thành Môn.
...................
Các Hướng khác cứ theo đây mà suy ra vậy.
Như trên kia đã nói, Ngũ Hành trong thuật PT có rất nhiều loại, nay mình xin đưa ra 1 nhóm Ngũ Hành nữa để các anh chị các bạn tham khảo.
F/. HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH :
Trước đây, nhiều người cho rằng thuyết này do Cơ Tử, đời vua Vũ nhà Hạ soạn ra. Nhưng thực tế, khi giải thích cách biến đổi giửa các hào, lại dùng công thức Nạp Giáp, phương vị Bát Quái Hậu Thiên. Vậy thì không thích hợp, bởi khi ấy, các công thức này chưa có.
Huống chi ứng dụng của nó trong phép Mộ Long Hoán Tuế, sử dụng trong thuật Trạch Cát xem ngày giờ, cũng có sau này.
Cho nên , có thể nói Hỗn Thiên Ngũ Hành là do các Phong Thủy gia sau này viết ra vậy. Cụ thể như sau :
_ Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân
thuộc Thủy, Mộ khố tại Thìn.
_ Sửu, Quý, Khôn, Canh, Mùi
thuộc Thổ, Mộ khố tại Thìn.
_ Ly, Nhâm, Bính, Ất
thuộc Hỏa, Mộ khố tại Tuất.
_ Cấn, Chấn, Tị
thuộc Mộc, Mộ khố tại Mùi.
_ Càn, Hợi, Đoài, Đinh
thuộc Kim, Mộ khố tại Sửu.
Mình chỉ luận sơ qua về cách biến thui, các trường hợp tương tự các bạn suy ra nhé!
_ Giáp thuộc Mộc nạp vào Càn, Ất thuộc Âm Mộc nạp vào Khôn.
Càn và Khôn phối với nhau (là 2 quẽ đối nhau trong Tiên Thiên Bát Quái), biến đổi 2 hào thượng và hạ => Càn hóa thành Khảm, Khôn hóa thành Ly.
Giáp theo Càn, mà nay Càn hóa Khảm, nên Giáp thuộc Thủy.
Ất theo Khôn, nay Khôn hóa Ly, nên Ất thuộc Hỏa.
_ Canh thuộc Dương Kim nạp vào quẽ Chấn, Tân thuộc Âm Kim nạp vào quẽ Tốn.
Chấn, Tốn phối nhau (là 2 quẽ đối trong Tiên Thiên), biến đổi hào thượng của Tốn được quẽ Khảm, biến hào hạ của Chấn được Khôn.
Canh theo Chấn, mà Chấn hóa Khôn, nên Canh thuộc Thổ
Tân theo Tốn, nay Tốn hóa Khảm, nên Tân thuộc Thủy.
F/. HÀ ĐỒ TỨ ĐẠI CỤC :
Đây cũng là cách từ Thủy lưu đáo sơn gì mà chọn Hướng, đa phần dùng cho Âm Trạch. Nếu trong thiên nhiên mà đắc cách này là rất tuyệt vời, bởi nó là sự phối hợp cả Tiên Thiên và Hậu Thiên, không gì cát lợi hơn.
_ Mộc cục Thủy pháp : Tọa Hướng Giáp thu Ất Thủy
Tọa Hướng Ất thu Giáp Thủy
Hai loại này hợp cách "Thiên Địa định vị". vì sao ? Giáp, Ất vốn thuộc cung Chấn, ở Hậu thiên cư Chính Đông.
Càn nạp Giáp, Khôn nạp Ất. Nay Giáp Ất phối cũng chính là Càn Khôn phối, nên mới gọi là hợp cách Thiên Địa định vị.
Thế đất gặp Thủy lai ở sơn Giáp, Ất mà Lập Hướng theo Mộc cục của hà Đồ là Đại Cát.
Cụ thể là : Thủy lai ở Giáp, lập mộ Tọa tân, Hướng Ất.
Thủy lai ở Ất, lập mộ Tọa Canh, Hướng Giáp.
_ Thủy cục Thủy pháp : Tọa Hướng Nhâm nạp Quý Thủy
Tọa Hướng Quý nạp Nhâm Thủy
Hai loại này hợp cách " Thủy Hỏa ký tế ". Vì sao ? Nhâm Quý vốn thuộc cung Khảm, ở Hậu Thiên cư Chính Bắc.
Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý, Nhâm Quý phối nhau tức Khảm Ly hợp nhau, nên mới gọi là Thủy Hỏa ký tế.
Cụ thể của cục này như sau : Thủy lai ở Nhâm, lập mộ Tọa Đinh, Hướng Quý.
Thủy lai ở Quý, lập mộ Tọa Bính, Hướng Nhâm.
_ Kim cục Thủy pháp : Tọa Hướng Canh nạp Tân Thủy
Tọa Hướng Tân nạp Canh Thủy
Hai cách này hợp với cách " Lôi Phong tương bạc ". vì sao ?
Canh Tân vốn thuộc cung Đoài, ở Hậu Thiên cư Chính Tây.
Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân, nay Canh tân phối nhau cũng chính là Chấn Tốn hợp với nhau, cho nên mới gọi là Lôi Phong tương bạc.
Cục này cụ thể như sau : Thủy lưu đáo Tân, lập mộ Tọa Giáp, Hướng Canh.
Thủy lưu đáo Canh, lập mộ Tọa Ất, Hướng Tân
_ Hỏa cục Thủy pháp : Tọa hướng Đinh, nạp Bính Thủy
Tọa hướng Bính, nạp Đinh Thủy.
Hai cách này hợp với cách " Sơn Trạch thông khí ". Vì sao?
Bính Đinh vốn thuộc cung Ly, ở Hậu Thiên cư Chính Nam.
Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, nay Bính Đinh phối nhau, tức là Cấn Đoài hợp nhau , cho nên nói là Sơn Trạch thông khí.
Cụ thể của cục này là : Thủy lai ở Bính, lập mộ Tọa Quý, Hướng Đinh.
Thủy lai ở Đinh, lập mộ Tọa Nhâm, Hướng Bính.
G/. LẠC THƯ TỨ ĐẠI CỤC :
Đây cũng là cách Tiên Thiên, Hậu Thiên phối hợp nên rất tốt, và cách dụng cũng là từ Thủy lưu đến sơn nào mà xác định Hướng của Mộ phần.
1). Thủy cục Thủy pháp :
_ Tọa Khảm (Quý, Thân, Thìn cũng vậy) nạp Càn (hay Giáp) Thủy.
_ Tọa Càn (hay Giáp) nạp Thủy Khảm (hay Thân, Thìn, Quý Thủy)
Ở đây ta lại thấy sử dụng công thức Nạp Giáp cho Bát Quái trên kia. Cho nên, các anh chị các bạn hãy lưu ý bảng Nạp Giáp đó, mình đã nói là nó rất quan trọng rồi đấy. Trong khoa Âm Trạch thì hầu như luôn luôn sử dụng Nạp Giáp cho Bát Quái.
Khảm ở Lạc Thư là số 1, nạp Càn Thủy số của Lạc Thư là 6, Mà trong Tiên Thiên , Thủy cục chính là 1-6. Vậy Thủy cục của Hà đồ làm Thể, Khảm 1 và Càn 6 của Lạc thư làm Dụng. Một sự phối hợp tuyệt vời giửa Hà đồ và Lạc thư.
Mặt khác, các bạn có thể cũng nhận thấy: Ở Hậu Thiên, vị trí của Khảm là chính Bắc; ở Tiên Thiên, vị trí của Càn cũng là chính Bắc. Vậy Khảm Càn phối nhau chính là sự hợp nhất của Tiên Hậu Bát Quái.
Còn các sơn Thân, Quý, Thìn nạp Giáp theo Khảm, và Giáp nạp theo Càn, nên cũng có tác dụng tương tự như thế.
Thực tế: Khi gặp thế đất Thủy lưu đáo sơn Càn hay Giáp, ta có thể lập Mộ phần theo 1 trong các hướng Tý , Quý , Thân , Thìn.
Khi gặp thế đất Thủy lưu đáo sơn Tý, hoặc Quý, Thân, Thìn, ta có thể lập Mộ phần theo hướng Càn hoặc Giáp.
2). Mộc cục Thủy pháp :
_ Tọa Chấn (hay Canh, Hợi, Mùi cũng vậy) nạp Thủy Cấn (hay Bính)
_ Tọa Cấn (hay Bính) nạp Thủy Chấn (hay Canh, Hợi, Mùi Thủy cũng vậy)
Ta thấy Chấn trong Lạc thư là số 3 , Cấn trong Lạc thư là số 8 ; mà 3-8 cũng là Mộc cục của Hà đồ. Vậy Hướng và Thủy của Chấn với Cấn phối với nhau chính là Thể của hà đồ , và Dụng của Lạc thư.
Mặt khác , trong Bát Quái Tiên Thiên , vị trí của Khảm chính là vị trí Đông Bắc của Cấn ở Hậu Thiên. Cho nên , đây cũng là cục Tiên Hậu Bát Quái phối hợp.
Thực tế : Khi gặp thế đất Thủy lưu đáo sơn Cấn (hay Bính), ta có thể lập Mộ phần theo 1 trong các Hướng Mẹo, Canh, Hợi, Mùi.
Khi gặp thế đất Thủy lưu đáo 1 trong các sơn Mẹo, Canh, Hợi, Mùi, ta có thể lập Mộ phần theo Hướng Cấn hoặc Bính.
3). Kim cục Thủy pháp :
_ Tọa Tốn (hoặc Tân) nạp Thủy Ly (hay Nhâm, Dần, Tuất Thủy cũng vậy).
_ Tọa Ly (hay Nhâm, Dần, Tuất cũng vậy) nạp Thủy Tốn (hay Tân Thủy).
Ly trong lạc thư là số 9 , Tốn trong lạc thư là số 4 , mà trong Hà đồ thì 4-9 là cục Kim . Vậy hướng Ly nạp Tốn thủy _ hướng Tốn nạp Ly thủy chính là cục Kim của Hà đồ làm Thể , Ly 9 Tốn 4 của Lạc thư làm Dụng.
Cục này không Cát bằng 2 cục ở trên.
Thực tế : Khi gặp thế đất có Thủy lưu đáo 1 trong các sơn Ngọ, Nhâm, Dần, Tuất, ta có thể lập hướng Mộ phần là Tốn ( hoặc Tân ).
Khi gặp thế đất có Thủy lưu đáo sơn Tốn (hoặc Tân), ta có thể lập Mộ phần theo 1 trong các hướng Ngọ, Nhâm, Dần, Tuất.
4). Hỏa cục Thủy pháp :
_ Tọa Khôn (hay Ất cũng vậy) nạp Thủy Đoài (hay Đinh, Tị, Sửu, Thủy).
_ Tọa Đoài (hay Đinh, Tị, Sửu cũng vậy) nạp Thủy Khôn (hay Ất Thủy).
Khôn ở Lạc Thư là số 2, Đoài ở Lạc thư là số 7; ở hà đồ 2-7 là Hỏa cục. Vậy, Hướng và Thủy của Khôn phối với Đoài có thể nói là Hỏa cục của Hà đồ làm Thể, Khôn 2 Đoài 7 của Lạc thư làm Dụng.
Cục này cũng như cục Kim bên trên , không Cát bằng 2 cục đầu.
Thực tế : Khi gặp thế đất có Thủy lưu đáo sơn Khôn ( hoặc Ất), ta có thể lập Mộ phần 1 trong các Hướng Dậu, Đinh, Tị, Sửu.
Khi gặp thế đất có Thủy lưu đáo 1 trong các sơn Dậu, Đinh, Tị, Sửu, ta có thể lập Mộ phần theo Hướng Khôn hoặc Ất.
*** Hai cục Thủy và Mộc ngoài được sự phối hợp Hà đố - Lạc thư, còn là sự phối hợp của Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái, nên rất tốt.
Hai cục Kim và Hỏa chỉ là sự phối hợp của Đồ-Thư, không Cát bằng, vì có sự tạp loạn.
1). Nguồn gốc và nguyên tắc
Vốn dĩ khi chúng ta nghiên cứu PT , ai cũng biết nó dựa trên nguyên lý Âm Dương , Ngũ Hành , Bát Quái và không ra ngoài Ý của Dịch.
Theo sử sách ghi lại có tới 9 loại Dịch , gọi là Cửu Dịch , nhưng theo thời gian đã thất truyền , chỉ còn lại 3 loại Dịch hiện nay đang sử dụng , đó là Liên Hoa Dịch , Quy Tàng Dịch và Kinh Dịch. Mà Liên Hoa Dịch và Quy Tàng Dịch là nội dung chính trong cuốn Thái Ất Thần Kinh ( do dòng họ Lương Nhữ Hốt người Hoa gốc Việt soạn ra theo tài liệu cổ, sau truyền lại cho Lương Đắc Bằng , và cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là được truyền lại từ Lương Đắc Bằng ). Muốn nghiên cứu tài liệu này , phải có sự thông hiểu Kỳ Môn Độn Giáp mới nghiên cứu nổi , vì lời văn trong sách này rất cao sâu , thâm thúy.
Nguyên tắc của Kinh Dịch là lấy Quái đơn xếp chồng lên Quái đơn tạo thành quẽ kép. Quẽ trên là quẽ Ngoại , hay còn gọi là Quẽ Thượng. Quẽ dưới gọi là quẽ Nội , còn gọi là Quẽ Hạ.
Trong PT , nếu theo Âm trạch thì lấy Long và Thủy Hướng , 2 điểm chính để lập quẽ ; theo Dương Trạch thì lấy Tọa và Hướng , 2 điểm chính để lập quẽ. Và Long ( hay Tọa ) được chọn làm quẽ nội ( tức quẽ Hạ ) , Thủy ( hay Hướng ) làm quẽ Ngoại ( tức quẽ Thượng ).
Ví dụ như : Mộ có Càn Long , Thủy lưu đáo Tốn.
Càn vi Trạch làm quẽ Hạ , Tốn vi Phong làm quẽ Thượng.
Vậy Mộ này xác lập quẽ : Phong Trạch Trung Phu.
Mỗi quẽ đơn có 3 hào , nên khi chồng quẽ lên có 6 hào. Số hào được đếm từ dưới lên trên , và từng hào có tên riêng của nó như sau :
_ Hào 1 : Là hào dưới cùng , gọi là Hào Sơ , nếu hào này là Hào Dương thì gọi là Sơ Cửu , nếu hào này là Âm thì gọi là Sơ Lục.
_ Hào 2 : Là hào giửa của quẽ Hạ , gọi là Hào Nhị , nếu hào này là hào Dương thì gọi là Cửu Nhị , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Lục Nhị.
_ Hào 3 : Là hào trên cùng của quẽ Hạ , gọi là Hào Tam , nếu hào này là hào Dương thì gọi là Cửu Tam , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Lục Tam.
_ Hào 4 : Là hào dưới cùng của quẽ Thượng , gọi là Hào Tứ , nếu hào này là hào Dương thì gọi là Cửu Tứ , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Lục Tứ.
_ Hào 5 : Là hào giửa của quẽ Thượng , gọi là Hào Ngũ , nếu hào này là Dương thì gọi là Cửu Ngũ , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Lục Ngũ.
_ Hào 6 : Là hào trên cùng của quẽ Thượng , gọi là Hào Lục , nếu hào này là hào Dương thì gọi là Thượng Cửu , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Thượng Lục.
Hào Dương là vạch liền __ , Hào Âm là vạch đứt nối --
Người ta sử dụng chữ Cửu để ám chỉ Hào Dương , chữ Lục để ám chỉ Hào Âm. Đấy là trên nguyên tắc Âm Dương , 9 là số lẽ là Dương , 6 là số chẵn là Âm.
2). Tên và Ý nghĩa cơ bản của 64 quẽ Dịch : Đây chỉ là ý nghĩa cơ bản theo Dịch Số PT , chứ chưa phải Ý Nghĩa theo Dịch Lý. Nó chỉ có ý nghĩa gói gọn trong trường phái này thôi , cho nên chết nghĩa , mới là Dịch Số ; chỉ khi thoáng ý mới là Dịch Lý.
_ Bát thuần Càn ( trên Càn , dưới Càn ) :
Mạnh tốt , cứng cáp , kiêu sa.
_ Thiên Phong Cấu (trên Càn , dưới Tốn ) :
Gặp gỡ , coi chừng hạng con gái hư hỏng , lăng loàn.
_ Thiên Sơn Độn ( trên Càn , dưới Cấn ) :
Trốn tránh thì hanh thông , không nên lộ diện.
_ Thiên Địa Bĩ ( trên Càn , dưới Khôn ) :
Thời vận không hợp , rất xấu , đang bị suy sụp.
_ Phong Địa Quán ( trên Tốn , dưới Khôn ) :
Đã có tiếng tăm không nên khoe khoang , nên giữ điều chính đáng.
_ Sơn Địa Bác ( trên cấn , dưới Khôn ) :
Đến thời suy , hãy ngưng việc , tiến tới sẽ thất bại.
_ Hỏa Địa Tấn ( trên Ly , dưới Khôn ) :
Làm việc lớn sẽ có lợi lớn , được đón tiếp nồng hậu.
_ Hỏa Thiên Đại Hữu ( trên Ly , dưới Càn ) :
Vận lớn đã tới , rất hanh thông Cát tường.
8 quẽ trên đây đều thuộc cung CÀN , thuộc Kim.
_ Bát thuần Đoài ( trên Đoài , dưới Đoài ) :
Được vui vẻ , thông cảm lẫn nhau.
_ Trạch Thủy Khốn ( trên Đoài , dưới Khảm ) :
Thời vận đang xấu , không nên làm việc gì.
_ Trạch Địa Tụy ( trên Đoài , dưới Khôn ) :
Nhóm họp , dâng quà biếu lên người trên thì tốt.
_ Trạch Sơn Hàm ( trên Đoài , dưới Cấn ) :
Yêu đương , chuyện tình cảm , thứ nữ có lợi.
_ Thủy Sơn Kiển ( trên Khảm , dưới Cấn ) :
Hướng Tây nam có lợi , hướng Đông Bắc thì hao tổn.
_ Địa Sơn Khiêm ( trên Khôn , dưới Cấn ) :
Nên khiêm tốn , nhún nhường ắt được việc tốt.
_ Lôi Sơn Tiểu Quá ( trên Chấn , dưới Cấn ) :
Chỉ nên làm những việc nhỏ thôi , không nên làm những việc lớn.
_ Lôi Trạch Qui Muội ( trên Chấn , dưới Đoài ) :
Như con gái về nhà chồng , phải nhẫn nhịn , nép mình.
8 quẽ này thuộc cung Đoài , thuộc Kim.
_ Bát thuần Ly ( trên Ly , dưới Ly ) :
Chính đáng , nuôi trâu bò súc vật thì tốt.
_ Hỏa Sơn Lữ ( trên Ly , dưới Cấn ) :
Mất gốc , phải xa nhà , nên tùy thời mà ứng biến
_ Hỏa Phong Đỉnh ( trên Ly , dưới Tốn ) :
Phục vụ cho mọi người , việc gì cũng tốt.
_ Hỏa Thủy Vị tế ( trên Ly , dưới Khảm ) :
Thời xấu , không nên làm việc gì.
_ Sơn Thủy Mông ( trên Cấn , dưới Khảm ) :
Chưa sáng sủa , chưa thành đạt , còn non nớt.
_ Phong Thủy Hoán ( trên Tốn , dưới Khảm ) :
Lìa tan , chia ly , có níu kéo cũng chẳng được gì.
_ Thiên Thủy Tụng ( trên Càn , dưới Khảm ) :
Bị kiện cáo , hãy nhờ người minh oan , không nên kiện cáo người.
_ Thiên Hỏa Đồng Nhân ( trên Càn , dưới Ly ) :
Thời vận hanh thông , nên kết hợp làm ăn , thuận lợi cát tường
8 quẽ này thuộc cung Ly , thuộc Hỏa.
_ Bát thuần Chấn ( trên Chấn , dưới Chấn) :
Có những sự việc bất ngờ tới , hãy vững tâm , sau sẽ rất tốt.
_ Lôi Địa Dự ( trên Chấn , dưới Khôn ) :
Nên khởi công làm việc , rất tốt.
_ Lôi Thủy Giải ( trên Chấn , dưới Khảm ) :
Đi về phía Tây Nam thì có lợi , không nên khuếch trương hãy giử yên như cũ , đừng đa sự , làm việc phải thật nhanh , chậm trễ thì hỏng.
_ Lôi Phong Hằng ( trên Chấn , dưới Tốn ) :
Cưới hỏi rất tốt , lập gia đình vững bền , cát tường.
_ Địa Phong Thăng ( trên Khôn , dưới Tốn ) :
Thời vận đang hướng lên, cứ tận dụng.
_ Thủy Phong Tĩnh ( trên Khảm , dưới Tốn ) :
Thời mạt vận , có nhiều người quấy nhiễu , hãy vững tâm sẽ vượt qua được.
_ Trạch Phong Đại Quá ( trên Đoài , dưới Tốn ) :
Căn bản không vững vàng , coi chừng sụp đổ , có việc xấu.
_ Trạch Lôi Tùy ( trên Đoài , dưới Chấn ) :
Làm việc chính đáng tốt sẽ có nhiều người theo.
8 quẽ trên đây đều thuộc cung Chấn , thuộc Mộc.
_ Bát thuần Tốn ( trên Tốn , dưới Tốn ) :
Hanh thông nhỏ , tiến hành chầm chậm , nên theo người hay.
_ Phong Thiên Tiểu Súc ( trên Tốn , dưới Càn ) :
Bị ngăn cản nhỏ , đang gặp khó khăn , nhưng tự thân vẫn bình an.
_ Phong Hỏa Gia Nhân ( trên Tốn , dưới Ly ) :
Đàn bà chính đáng thì có lợi , đàn ông nên nhún nhường.
_ Phong Lôi Ích ( trên Tốn , dưới Chấn ) :
Đi làm rất có lợi , nên tiến lên làm việc.
_ Thiên Lôi Vô Vọng ( trên Càn , dưới Chấn ) :
Hành động chính đáng thì tốt , làm điều mờ ám sẽ nguy hại.
_ Hỏa Lôi Phệ Hạp ( trên Ly , dưới Chấn ) :
Phải cương mãnh , dụng luật thật nghiêm.
_ Sơn Lôi Di ( trên Cấn , dưới Chấn ) :
Nuôi nấng , tự mình quật cường đi lên sẽ tốt.
_ Sơn Phong Cổ ( trên Cấn , dưới Tốn ) :
Sụp đổ thất bại , hãy cẩn thận trước , sau gầy dựng sẽ thành công , nên tự lực không nên nương nhờ vào ai.
8 quẽ trên đây đều thuộc cung Tốn , thuộc Mộc.
_ Bát thuần Khảm ( trên Khảm , dưới Khảm ) :
Hoàn cảnh xung quanh rất bất lợi , hãy vững tâm.
_ Thủy Trạch Tiết ( trên Khảm , dưới Đoài ) :
Kềm hãm vừa phải thì được , không nên khắt khe quá.
_ Thủy Lôi Truân ( trên Khảm , dưới Chấn ) :
Non nớt , mới sinh , khó khăn.
_ Thủy Hỏa Ký tế ( trên Khảm , dưới Ly ) :
Mọi việc đã thành tựu , tuy vậy cũng nên đề phòng có việc xấu sẽ xảy đến.
_ Trạch Hỏa Cách ( trên Đoài , dưới Ly ) :
Hãy vững bền chờ đợi , thời gian hơi có chuyển hướng tốt.
_ Lôi Hỏa Phong ( trên Chấn , dưới Ly ) :
Vận lớn đang tới , nên khuếch trương làm việc.
_ Địa Hỏa Minh Di ( trên Khôn , dưới Ly ) :
Tối tăm , kẻ gian tà có lợi , người quân tử nên cẩn thận.
_ Địa Thủy Sư ( trên Khôn , dưới Khảm ) :
Cộng tác làm việc phải chính đáng , nên xét rõ người.
8 quẽ trên đây đều thuộc cung Khảm , thuộc Thủy.
_ Bát thuần Cấn (trên Cấn, dưới Cấn) :
Mọi việc bị ngưng trệ, hãy chờ thời cơ.
_ Sơn Hỏa Bí (trên Cấn, dưới Ly) :
Trang sức, nên tỏ vẻ bề ngoài có lợi nhỏ.
_ Sơn Thiên Đại Súc (trên Cấn, dưới Càn) :
Làm điều chính đáng sẽ cát lợi.
_ Sơn Trạch Tổn (trên Cấn, dưới Đoài) :
Hãy giảm bớt thì tốt, làm ăn có hiện tượng thua lỗ.
_ Hỏa Trạch Khuể (trên Ly, dưới Đoài) :
Chuyện nhỏ thì tốt, không nên làm chuyện lớn.
_ Thiên Trạch Lý (trên Càn, dưới Đoài) :
Nên nhu thuận với mọi người, gặp việc khó cũng thành công.
_ Phong Trạch Trung Phu (trên Tốn, dưới Đoài) :
Hãy giử vững đức tin, cẩn thận, có chuyện xấu.
_ Phong Sơn Tiệm (trên Tốn, dưới Cấn) :
Có tiến bộ, lợi với nữ nhi.
8 quẽ trên đây đều thuộc cung Cấn, thuộc Thổ.
_ Bát thuần Khôn ( trên Khôn, dưới Khôn ) :
Nhu thuận, có đến đầy, nên nhờ người.
_ Địa Lôi Phục (trên Khôn, dưới Chấn) :
Thời vận đang tới, sẽ có bạn bè rất tốt.
_ Địa Trạch Lâm (trên Khôn, dưới Đoài) :
Công việc thịnh đạt, đến tháng 8 sẽ xấu, hãy coi chừng.
_ Địa Thiên Thái (trên Khôn, dưới Càn) :
Hanh thông, việc lớn thành công, cát.
_ Lôi Thiên Đại Tráng (trên Chấn, dưới Càn) :
Lớn mạnh, theo điều chính đáng rất tốt.
_ Trạch Thiên Quải (trên Đoài, dưới Càn) :
Sẽ có sự xung đột này sinh, hãy cứng rắn nhưng không nên dùng vũ lực mà phải tế nhị xử sự.
_ Thủy Thiên Nhu (trên Khảm, dưới Càn) :
Không thể tiến lên được, hãy chờ đợi, đang gặp khó khăn.
_ Thủy Địa Tỷ (trên Khảm, dưới Khôn) :
Giúp đỡ nhau, họp bạn cần những người tới trước, những người tới sau hãy dè chừng, nên cẩn thận những người tới sau.
8 quẽ trên đây đều thuộc quẽ Khôn.
Sở dĩ mình tách riêng từng Nhóm quẽ thuộc Quẽ chủ thể, là vì giai đoạn sau, khi chúng ta lập ra 6 hào, sẽ phân Ngũ Hành cho từng hào theo hào Huynh đệ (trong Lục Thân: Huynh đệ, Tử tôn, Phụ Mẫu, Quan Quỹ, Thê Tài), mà Ngũ hành của hào Huynh đệ lại tương ứng với Ngũ Hành của quẽ chủ thể.
Khi đã có đủ Ngũ Hành cho Lục Thân của các hào rồi, chúng ta sẽ xem xét vấn đề ngôi nhà, ngôi mộ đó khuyết gì trong Lục Thân, cần kích hoạt ở phương vị nào để kích hoạt với Luc thân tương ứng. Phần này, mình sẽ nói cụ thể ở các phần sau.
Khi đã xác định được quẽ Bát Quái kép từ Long ( Tọa ) và Hướng, ta tiến hành bước tiếp theo là xác định quẽ kép này thuộc nhóm quẽ ở cung nào. Đó là phần mình vừa nói ở trên đấy.
Kế tiếp là chúng ta nạp Chi và Lục Thân cho quẽ. Bước này rất quan trọng , vì chỉ cần sai 1 Chi là khi kích hoạt cung sẽ sai trầm trọng liền.
_ Nạp Chi : Tất cả thứ tự Địa Chi của từng quẽ sau đây là mình tính từ dưới lên. Ví dụ như ở quẽ nội Càn , Nhím ghi là Tý, Dần, Thìn. Tức là hào Sơ nạp Tý, hào Nhị nạp Dần, hào Tam nạp Thìn. Còn ở quẽ ngoại Càn, mình ghi là Ngọ, Thân, Tuất. Tức là hào Tứ nạp Ngọ, hào Ngũ nạp Thân, hào Thượng nạp Tuất. Các bạn đừng quên nha.
Quẽ nội của Càn : Tý thủy, Dần mộc, Thìn thổ.
Khảm : Dần mộc, Thìn thổ, Ngọ hỏa
Cấn : Thìn thổ, Ngọ hỏa, Thân kim
Chấn : Tý thủy, Dần mộc, Thìn thổ
Tốn : Sửu thổ, Hợi thủy, Dậu kim
Ly : Mẹo mộc, Sửu thổ, Hợi thủy
Khôn : Mùi thổ, Tị hỏa, Mẹo mộc
Đoài : Tị hỏa, Mẹo mộc, Sửu thổ
Quẽ ngoại của Càn : Ngọ hỏa, Thân kim, Tuất Thổ
Khảm: Thân kim, Tuất thổ, Tý thủy
Cấn : Tuất thổ, Tý thủy, Dần mộc
Chấn: Ngọ hỏa, Thân kim, Tuất thổ
Tốn : Mùi thổ, Tị hỏa, Mẹo mộc
Ly : Dậu kim, Mùi thổ, Tị hỏa
Khôn : Sửu thổ, Hợi thủy, Dậu kim
Đoài : Hợi thủy, Dậu kim, Mùi thổ
Việc phân bổ Địa chi theo Ngũ hành chắc ai cũng đã biết Hợi Tý thủy, Dần Mẹo mộc....nên mình không nhắc lại ở đây làm gì.
_ Nạp Lục Thân: Như trên kia đã nói, Lục Thân chính là thể hiện những mối quan hệ xung quanh chúng ta.
Ngang hàng chúng ta tức là anh em ta (Huynh đệ)
Sinh ra chúng ta là cha mẹ ta (Phụ mẫu)
Ta sinh ra chính là con cháu (Tử tôn)
Ta khắc chính là vợ, là của cải (Thê tài)
Khắc ta chính là chồng, là công danh sự nghiệp (Quan quỹ)
Vậy làm thế nào để biết là ngang bằng, là sinh ta, là ta sinh....?
Bây giờ chúng ta mới quay lại phần trên, xem quẽ chúng ta lập ra được là quẽ gì ? Nhất là nó thuộc cung gì ? và cung đó thuộc Ngũ hành gì ?
Lấy Ngũ hành đó làm mốc xác định. Chúng ta đem so các Ngũ hành của từng hào so với Ngũ hành đó, xem nó sinh khắc thế nào sẽ biết hào nào là Quan quỹ, hào nào là Thê tài...
Nói vậy chắc khó biết, để mình làm thừ 1 ví dụ cho các bạn xem sẽ dễ hiểu hơn.
Ví dụ: Ta xác lập được quẽ Thiên Phong Cấu cho nhà mình đi.
Trước tiên, ta xem từng quẽ đơn: quẽ Nội là Tốn, quẽ Ngoại là Càn.
Ta so với ở trên, để nạp Chi vào 6 hào, sẽ có kết quả:
hào thượng : Tuất thổ
hào ngũ : Thân kim
hào tứ : Ngọ hỏa
hào tam : Dậu kim
hào nhị : Hợi thủy
hào sơ : Sửu thổ.
Nếu chưa quen thì các bạn có thể tách riêng từng quẽ Nội, Ngoại ra mà nạp Chi, sau đó chồng quẽ lên lại, cũng cho ra kết quả như trên thôi.
Bước kế tiếp ta tìm xem quẽ Thên Phong Cấu thuộc cung gì, sẽ thấy nó thuộc cung Càn, thuộc Kim.
Vậy ngang với chúng ta phải là Kim, tức là Huynh đệ thuộc Kim. Sanh ra Kim là Thổ, vậy Phụ mẫu là Thổ. Kim sanh ra Thủy, vậy Thủy chính là Tử tôn. Cái khắc Kim chính là Hỏa, vậy Quan quỹ là Hỏa. Cái KIm khắc chính là Mộc, vậy Thê tài chính là Mộc.
Khi đã xác định được Ngũ Hành của Lục Thân, ta đem so vào các Chi trong quẽ. Và áp Ngũ hành tương ứng với nhau, ta sẽ biết Lục Thân của từng hào. Cụ thể của ví dụ trên sẽ là:
hào thượng : Phụ mẫu Tuất thổ
hào ngũ : Huynh đệ Thân kim
hào tứ : Quan quỹ Ngọ Hỏa
hào tam : Huynh đệ Dậu kim
hào nhị : Tử tôn Hợi thủy
hào sơ : Phụ mẫu Sửu thổ.
Sau khi đã xác định được Luc Thân, ta xét tiếp Ngũ hành của quẽ, và so nó với Ngũ Hành của từng hào, tìm hào sinh vương, suy trong các hào.
4). Nạp Can cho quẽ:
Trong 6 hào của quẽ, ngoài việc Nạp Chi, ta còn phải Nạp Can cho nó, vì khi xét sự tốt xấu của hào so với quẽ, ta phải xét Nạp Âm của hào, nên buộc phải Nạp Can. Và cách nạp như sau:
_ Quẽ Càn : nội nạp Giáp, ngoại nạp Nhâm
_ Quẽ Khảm : nội ngoại đều nạp Mậu
_ Quẽ Cấn : nội ngoại đều nạp Bính
_ Quẽ Chấn : nội ngoại đều nạp Canh
_ Quẽ Tốn : nội ngoại đều nạp Tân
_ Quẽ Ly : nội ngoại đều nạp Kỷ
_ Quẽ Khôn : nội nạp Ất, ngoại nạp Quý
_ Quẽ Đoài : nội ngoại đều nạp Đinh.
Như ví dụ trên, quẽ Thiên Phong Cấu khi Nạp Can vào sẽ là:
_ Hào thượng : Nhâm Tuất
_ Hào ngũ : Nhâm Thân.
_ Hào tứ : Nhâm Ngọ
_ Hào tam : Tân Dậu
_ Hào nhị : Tân Hợi
_ Hào sơ : Tân Sửu
Và hoàn thiện hẳn_ thêm Lục thân và Nạp âm vào cho các hào_ ta sẽ có kết quả :
_ Hào thượng là Nhâm Tuất, chủ về Phụ mẫu, hành Thủy (vì Nhâm Tuất là Đại Hải Thủy)
_ Hào ngũ là Nhâm Thân, chủ về Huynh đệ, hành Kim (vì Nhâm Thân là Kiếm Phong Kim)
_ Hào tứ là Nhâm Ngọ, chủ về Quan quỹ, hành Mộc (vì Nhâm Ngọ là Dương Liễu Mộc)
_ Hào tam là Tân Dậu, chủ về Huynh đệ, hành Mộc (vì Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc)
_ Hào nhị là Tân Hợi, chủ về Tử tôn, hành Kim (vì Tân Hợi là Xoa Xuyến Kim)
_ Hào sơ là Tân Sửu, chủ về Phụ Mẫu, hành Thổ vì Tân Sửu là Bích Thượng Thổ).
Hành ở đây mới chính xác là Ngũ Hành của từng Hào trong quẽ.
Chúng ta đem Hành này so đối với Hành của quẽ để xem sự sinh khắc thế nào, và biết hào nào Cát, Hung hầu tìm cách hóa giải.
Cũng tiếp theo ví dụ trên để các bạn liền...mạch tư tưởng, đỡ phải tính lại từ đầu:
Quẽ Thiên Phong Cấu thuộc Kim. Như đã biết mối tương quan giửa hành Kim và các Hành khác trong Ngũ Hành như sau: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Kim khắc Mộc, Hỏa khắc Kiim. Áp sự sinh khắc này vào cho từng hào, ta thấy :
_ Hào thượng hành Thủy, sinh, Cát
_ Hào ngũ hành Kim, vượng, Cát
_ Hào tứ hành Mộc, khắc, Hung
_ Hào tam hành Mộc, khắc, Hung
_ Hào nhị hành Kim, vượng, Cát
_ Hào sơ hành Thổ, sinh, Cát.
Vậy kết luận sơ khởi là căn nhà này :
_ Các việc chủ về cha mẹ (Phụ Mẫu) , con cháu (Tử Tôn) là tốt.
_ Các việc chủ về anh em (Huynh Đệ) có tốt có xấu.
_ các việc chủ về người chồng hay sự nghiệp (Quan Quỹ) là xấu.
Đây mới chỉ là kết luận sơ khởi ban đầu, bởi Lục Thân không chỉ ảnh hưởng những người và việc như thế.
5). Làm gì khi Lục Thân khuyết, thừa:
Không phải lúc nào trong 6 hào cũng đầy đủ Lục Thân, có lúc thiếu hào này , có lúc thiếu hào kia, cũng có lúc 2 hào cùng 1 Lục Thân.
Khi gặp trường hợp thừa thì còn đỡ, ta chỉ việc xét xem hào nào mới là quyết định chính.
Nhưng trường hợp khuyết, ta phải tìm xem Lục Thân khuyết của nó là Lục Thân gì, và ở quẽ chính (quẽ chủ thể trong 8 quẽ của 1 cung) Lục Thân đó nằm ở hào nào. Ta xem đó là Lục Thân Ẩn. Và muốn nó Phục Nguyên Vị, cần phải có điều kiện gì, tác động thế nào.
Hào mang Lục Thân khuyết được xem là hào Phục (Phục Vị); hào chiếm vị trí đó được xem là hào Phi.
Cũng ở ví dụ trên, ta thấy quẽ Thiên Phong Cấu thiếu mất hào chủ về Thê Tài (người vợ, của cải).
Quẽ Thiên Phong Cấu thuộc nhóm quẽ Càn, ta xét quẽ Bát Thuần Càn, sẽ thấy Lục Thân Thê Tài nằm ở hào Cửu Nhị, Dần.
Khi xét chung cho việc luận đoán, ta dùng Nạp Âm của hào, nhưng khi xét tính trường hợp cho hào Phục Vị, ta lại dùng Ngũ Hành của Địa Chi.
Ta thấy hào nhị ở quẽ Thiên Phong Cấu là Hợi, Hợi mang tính Thủy. Dần mang tính Mộc, Thủy sinh Mộc và Mộc Trường Sinh tại Hợi.
Như vậy trong trường hợp này, Dần Mộc đã ngầm ẩn nơi Hợi hào Phục được hào Phi sinh, và được Trường Sinh tại đó), ta không cần phải tác động gì. Tuy không tác động nhưng, nếu luận đoán về người vợ trong nhà, sẽ luôn phải chịu thiệt thòi, lép vế, cam chịu. Và lương duyên khó bền vững.
Với các trường hợp hào Phục không được hào Phi Sinh không gặp Trường Sinh, ta phải tính xem hào Phục Trường Sinh ở đâu, chỉ cần tác động cung Trường Sinh đó, vào đúng thời gian nào đó.
Những trường hợp này, hào Phục không bị hao tổn (Tiết Khí vì sinh cho hào Phi), cũng bị tổn hại (hào Phục bị hào Phi khắc, không cho quay lại)
_ Bị hao tổn thì gây ra sự thất thoát về tài chính, bệnh tật về nhân sự, mất chỗ dựa (...ô dù ?!) trên dường công danh, sự nghiệp...
_ Bị khắc hại thì tài sản tiêu tán, bệnh tật nan y, nhân sự phản trắc.
Trong các trường hợp bị tổn hại, nguy hiểm nhất hào Phục rơi vào vị trí Tuyệt, nó không những khó xuất hiện mà còn có cơ nguy chết hẳn
Điển hình như quẽ Trạch Lồi Tùy:
Hào thượng, Đinh Mùi, Thê Tài
Hào ngũ, Đinh Dậu, Quan Quỹ
Hào tứ, Đinh Hợi, Phụ Mẫu, hào Phi
Hào tam, Canh Thìn, Thê tài
Hào nhị, Canh Dần, Huynh Đệ
Hào sơ, Canh Tý, Phụ Mẫu
Ta thấy hào Phục ở hào tứ là Canh Ngọ. Ngọ là Hỏa, Hợi là Thủy. Hào Phục bị hào Phi khắc. Ngọ Hỏa Trường Sinh tại Dần, Trường Sinh tại Ngọ, Tuyệt tại Hợi. Mà hào khuyết đây là hào Tử Tôn, nên nếu muốn cầu con e rằng cực kỳ khó (nhưng không phải không được, có điều ngày giờ tác động phải tính toàn thật kỹ, không thể sơ sót mảy may mới được).
6). Lục Thân luận đoán :
_ Hào Phụ mẫu : Trong Lục Thân của 6 hào thì hào Phụ Mẫu là quan trọng nhất. Có thể nói Phụ Mẫu là gốc của cái nhà. Tương ứng với hào Phụ Mẫu trong cấu trúc nhà là Xà nhà , dầm nhà , đường đi , phần mộ. Cho nên điều cần nhất là hào Phụ Mẫu nên tĩnh , không nên động.
Phụ Mẫu ở thế hưng vượng là đất nơi đó có hồn khí.
Phụ Mẫu không nên lâm vào Không Vong ( ta phải xét theo Nạp Âm mới thấy hào có lâm Không Vong hay không ). Nếu gặp Tuần Không là rất dễ đi đến cảnh bán nhà
Nói hào Phụ Mẫu quan trọng , nhưng nếu có hào Phụ Mẫu mà không có hào Tử tôn là nhà hư hại. Có hào Tử tôn mà không có hào Phụ Mẫu là nhà cô đơn.
Nếu hào Thê Tài động ( phần xác định hào động Nhím sẽ nói sau ) khắc hào Phụ Mẫu sẽ hại bậc cha mẹ trong nhà . Nhưng nếu hào Phụ Mẫu ở hào 5 là Chính Ngôi , thì dù hào Thê Tài có là hào động vẫn không khắc được nó.
_ Hào Tử Tôn : Còn gọi là Thần Phúc. Vì người xưa nói " có Phúc con cháu đầy nhà " mà.
Cũng như hào Phụ Mẫu , hào Tử Tôn cũng tối kỵ rơi vào Không Vong. Nếu gặp là không con nối dõi , hay muộn con , hay đời sau không hưng vượng.
Hào Tử Tôn còn là của cải. Khi không có hào Tử Tôn là của cái không có nguồn , sẽ bị hao tán. Và thêm vào đó , hào Tử Tôn là hào khắc hào Quan Quỹ , nên khi không có hào Tử Tôn , hào Quan Quỹ không còn ai khắc chế sẽ sinh nhiều chuyện rắc rối.
Hào Tử Tôn được ở Hào 5 , lại tương hợp với hào Phụ Mẫu là nhà con nối nghiệp cha. Hào Tử Tôn hình khắc hào Phụ Mẫu thì con ngỗ ngược , bất hiếu , không nối được nghiệp cha ông.
Hào Thê Tài động hóa hào Tử Tôn ( trong quẻ biến ) thì bất lợi trong đường công danh sự nghiệp.
_ Hào Quan Quỹ : Trong 6 hào thì hòa Quan Quỹ ngoài việc chủ về người chồng , là công danh, còn chủ về những việc tai bay họa gửi. Cho nên với hào Quan Quỹ thì tối kỵ Động. Động là nhà đó phát sinh việc kiện tụng . NHƯNG nếu có hào Tử Tôn để kềm chế Quan Quỹ , thì nó có Động cũng không gây hại.
Hào Quan quỹ nếu có thêm sự trợ giúp mà không bị kềm chế là rất xấu , người ta gọi đó là Âm thịnh đại suy. Ví dụ như hào Quan Quỹ là Ngọ Hỏa , trong 6 hào lại có Mộc sinh Hỏa , mà không có Thủy để kềm chế Hỏa , là phát sinh tai họa.
Hào Quan quỹ có nhưng thiếu hào thê tài thì nhà đó tai họa liên miên , người nhà nhiều bệnh . Ngược lại , có hào Thê tài mà không có hào Quan Quỹ thì nhà đó hao tán.
Hào Quan Quỹ có Quý Nhân , Phúc Lộc và có Thái Tuế ( của năm Xây cất hay Nhập trạch ) sinh cho là nhà đó có người thi cử đỗ đạt cao
Hào Quan Quỹ rơi vào vị trí Mộ là không tốt cho người chồng , hay cho đường công danh.
Ngoài ra , hào Quan Quỹ còn là giang hồ , là kỹ thuật , nghệ thuật. Những người làm nghề đánh cá hoặc săn bắn , nếu gặp hào Quan Quỹ động thì trong Hung có Cát.
_ Hào Thê Tài : Trong 6 hào thì hào Thê Tài ngoài việc chủ về người vợ , tài sản , còn chủ về những việc ngoài ý muốn. Cho nên , hào Thê Tài cũng nên Tĩnh , không nên Động. Hào Thê Tài Động thì có hao tổn và vợ có bệnh tật , hoặc xảy ra những việc khiến phải ân hận.
Hào Thê Tài không bị xung phá , lại có hào Tử Tôn trong quẽ , thì nhà đó giàu có , vinh hoa. Nếu hào Thê Tài hưng vượng lại được sinh phù thì nhà đó chẳng những giàu có mà còn có thế lực.
Hào Thê Tài Vượng lại lâm Mộ khố thì nhà đó giàu được lâu bền.
Hào Thê Tài được hào Tử Tôn sinh trợ , nếu Động nữa thì sẽ làm hại cha mẹ. NHƯNG nếu hào Phụ Mẫu là hào 5 thì không khắc được.
Hào Thê tài và hào Quan Quỹ cùng 1 cung thì vợ chồng nhà đó ở cùng quê., nếu có hào Tử Tôn trong quẽ là vì quen biết nhau mà đi đến lấy nhau.
0 comments:
Post a Comment