QUAN CÔNG tên thật là QUAN VŨ tự là
TRƯƠNG SINH sau đổi thành VÂN TRƯỜNG người làng GIẢI LƯƠNG tỉnh HÀ ĐÔNG
từ thủa nhỏ nghĩa khí của QUAN CÔNG đã bộc lộ nhân thấy có kẻ cừơng hào
hiếp đáp người yếu QUAN CÔNG liền giết đi rồi sống cuộc sống giang hồ
phiêu bạt .Rồi QUAN CÔNG gặp LƯU BỊ và TRƯƠNG PHI 3 người kết nghĩa vườn
đào thề cùng sống chết đem lại giang sơn cho nhà HÁN . Đi theo phò tá
LƯU BỊ QUAN CÔNG luôn một lòng vì chủ không quản ngại vào nơi nước sôi
lửa bỏng .Luôn giữ một tấm lòng son sắt sáng ngời .
Khi bất đắc dĩ phải hàng TÀO THÁO để
giữ mạng sống cho CAM ,MI phu nhân ( vợ LƯU BỊ ) QUAN CÔNG luôn giữ
được nghĩa khí của mình luôn biết giữ đúng phép tắc kính trên nhường
dưới.Có một lần để TÀO THÁO đã bố trí cho QUAN CÔNG và 2 vị CAM ,MY phu
nhân o cùng một phòng QUAN CÔNG đã cầm nến đứng hầu ở ngoài cả đem không
biết mệt mỏi THÁO được tin đó không khỏi khâm phuc cái nghĩa khí đó của
QUAN CÔNG. Dù TÀO THÁO có dùng của cải ,gái đẹp ,và đỗi đãi với QUAN
CONG rất hậu(hơn LƯU BỊ rất nhiều): 3 ngày một tiệc nhỏ ,5 ngày một tiệc
lớn ,lên ngựa thưởng một nén vàng ,xuống ngựa thưởng một nén bạc
….nhưng tất cả những thứ đó không thể nào làm thay đổi được tấm lòng son
sắt của QUAN CÔNG .Khi biết được tin anh minhở chỗ VIÊNTHIỆU, QUAN CÔNG
đã kô ngại gian lao vất vả “qua 5 quan chém 6 tướng để về với LƯU BỊ:
Treo ấn phong vàng giã tướng TÀO
Tìm anh dấn bước dạ xôn xao
Xông pha nghìn dặm bon chân ngựa
Xung đột năm quan múa lưỡi đao
Trời đất chứa chan lòng tiết nghĩa
Núi non lừng lẫy tiếng anh hào
Một mình chém tương ai đuơng nổi
Đề vịnh xưa nay kể xiết bao
Trước khi từ giã TÀO THÁO để về với chủ
cũ QUAN CÔNG đã không quên trả ơn cho THÁO (chém 2 tướng giỏi của VIÊN
THIỆU là NHAN LƯƠNG vÀ VĂN SÚ,giải vây thành BẠCH MÃ giúp TÀO THÁO )
.Khi TÀO THÁO gặp nạn ở HOA DUNG .QUAN CÔNG đã nghĩ đến tình nghĩa trước
đây của THÁO mà tha chết cho y .Cái nghĩa khí ấy của QUAN CÔNG khiến
cho người ta vô cùng bội phục.Ngay cả TÀO THÁO cũng phải kính trọng nói
với các tướng của mình rằng:”tước lọc và tiền bạc không đổi chí lúc đến
lúc đi đều phân minh những người như vậy ta vô cùng kính trọng_các ngươi
nên học theo”.
Về sau QUAN CÔNG đã bị LỤC TỐN dùng
quỷ kế bắt dâng cho TÔN QUYỀN và bị xử tử vào năm KIẾN AN thứ
24(219).thọ 58 tuổi thiên hạ mất đi một vi anh hùng cái chết của ông là
do tính kiêu ngạo mang lại ông đã coi thường LỤC TỐN một kẻ không có
danh tiếng nhưng mưu mô sâu sắc và chính kẻ không có danh tiếng đó đã
đánh cho ông thể thảm và ông đã phải trả cái giá quá đắt cho tính kiêu
ngạo của mình _bằng chính tính mạng mình .Nhưng cái tính kiêu ngạo của
ông hầu như bị lu mờ bởi phẩm chất trung nghĩa của ông .
Anh hùng còn nhớ GIẢI LƯƠNG xưa
Lãm liệt QUAN CÔNG tiếng đến giờ
Huynh đệ một ngày tình nghĩa nặng
Đế vương muôn kiếp khói huơng thờ
Gương trung vằng vặc soi trời bể
Nghĩa khí ầm ầm nổi gió mưa
Đình miếu đến nay đâu chẳng có
Trải qua ngày tháng vẫn trơ trơ!
QUAN CÔNG mất đi nhưng tiếng tăm còn để
lại đến muôn đời .Một vị anh hùng không hề biết khiếp sợ trước cường
quyền luôn coi cái chết nhẹ tựa lông hồng .
Ngôi mộ Quan Công nằm ở thị trấn Quan Lâm, thuộc vùng ngoại ô phía
Nam thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Đối với người dân Trung Quốc, đây
là một thánh địa hết sức thiêng liêng. Hàng năm, vào mùa thu, người Hoa
trong nước và Hoa kiều hải ngoại tụ tập về đây rất đông để dự một lễ hội
nhiều ngày có tên là Quan Lâm quốc tế triều thánh đại điển. Một trong
bảy cố đô củaTrung Quốc
Trung Quốc có rất nhiều thành phố vốn là
kinh đô cổ xưa, nhưng nay người ta phân loại và xếp hạng có bảy kinh đô
lớn, gọi là thất đại cổ đô (Trung Quốc dùng từ cổ đô chứ không gọi là
cố đô như ở Việt Nam). Đó là Bắc Kinh, Nam Kinh, Tây An, Hàng Châu, Lạc
Dương, An Dương, Khai Phong. Riêng trong tỉnh Hà Nam, đã có 3 cổ đô là
Lạc Dương, An Dương, Khai Phong.
Thành phố Lạc Dương (nơi có ngôi mộ Quan Công) ra đời cách đây hơn 3.000
năm (11 thế kỷ trước Công nguyên). Trước sau, có tất cả chín triều đại
đã kiến đô tại đây: Đông Chu, Ngụy, Tây Tấn, Bắc Ngụy, Đường, Hậu Lương,
Hậu Đường… Vì thế, Lạc Dương còn được gọi là Cửu triều cổ đô.
Lạc Dương hiện nay là một thành phố cỡ
trung bình, dân số khoảng 1 triệu người, nằm ở tả ngạn con sông Lạc Hà,
đổ ra con sông lớn Hoàng Hà nằm ở phía Bắc thành phố. Lạc Dương thu hút
du khách vì có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, như hang đá Long Môn
(Long Môn Thạch Oa) với 100.000 pho tượng Phật khắc vào vách đá, được
UNESCO xếp vào di sản văn hóa thế giới vào năm 2000, chùa Bạch Mã, ngôi
chùa Phật xưa nhất của Trung Quốc, mộ Quan Công và thành cổ thời Hán và
Ngụy. Ngoài ra, Lạc Dương còn nổi tiếng là xứ sở của hoa mẫu đơn, được
chọn là “quốc hoa của Trung Quốc”.
Lăng mộ của “thánh nhân”
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nơi an táng các bậc đế vương được
gọi là lăng, còn nơi an táng của tất cả các người khác, từ quan đại thần
cho đến dân thường, đều gọi là mộ. Thế nhưng, trong lịch sử Trung Quốc,
có hai nhân vật không phải là vua hay hoàng đế nhưng nơi an táng lại
được gọi là lăng mộ hay lăng tẩm: đó là Khổng Tử và Quan Công, cả hai
đều được tôn xưng là “thánh nhân”, một người là “văn thánh”, một người
là “võ thánh”.
Khổng Tử người nước Lỗ thời Xuân Thu là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ
đại của Trung Quốc cổ đại, học thuyết Nho gia của ông là cơ sở văn hóa
của xã hội Trung Quốc trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Nhân dân Trung
Quốc tôn vinh ông là “thánh sư”, là bậc “chí thánh”.
Quan Công, tên là Quan Vũ, tự là Vân Trường, là một viên tướng thời Tam
Quốc. Ông không phải là nhà quân sự lỗi lạc, ông là một viên tướng giỏi
đánh trận như rất nhiều viên tướng khác trong ba nước Ngụy, Thục, Ngô.
Nhưng qua sự miêu tả của La Quán Trung trong bộ tiểu thuyết lịch sử Tam
Quốc diễn nghĩa, Quan Công nổi bật như một điển hình về khí tiết của
người quân tử với những đức tính nhân, nghĩa, tín, dũng (còn về trí thì
còn thua kém nhiều người).
Sau khi chết, Quan Công còn hiển thánh ở
núi Ngọc Tuyền và nói chuyện với nhà sư Phổ Tĩnh. Trong Tam Quốc Diễn
Nghĩa, Quan Công là nhân vật được hư cấu nhiều nhất và đã trở thành
“thánh nhân”, thậm chí những gì có liên quan đến Quan Công, như thanh
long đao, ngựa Xích Thố đều trở thành những nhân vật linh thiêng.
Những câu hỏi xung quanh việc thờ tượng Quan công
Xin cho hỏi vì sao thờ Ông ?
-Trả lời : người Hoa tin rằng khi thờ Quan công sẽ mang lại vận
khí cho gia chủ , tránh tà ma và những điều không mai mắn .Quan diểm
người Việt theo Phật giáo thờ Quan Công nhằm tôn trọng đức tính trung
hiền của ông , là tấm gương con cháu noi theo .
Tuổi nào nên thờ thân nam hay nữ ?
-Lứa tuổi thờ Quan Công có thể sớm nhất từ năm 25-45 tuổi , chỉ
có thân nam được thờ phượng và cúng bái .
Cách thức thờ và an vị Ông ?
Về việc tượng Quan Công thì người ta thờ ông ta vì kính trọng sự
trung nghĩa của ông ấy. Vì vậy mới tôn là …Trung Nghĩa Thiên Thu Đế
Quân.
Và vì vậy, nên nếu bạn thành kính mà thờ thì trong nhà cũng tăng
thêm chánh khí, khiến cho tà ma, ngoại đạo cũng phải kiêng dè một chút!
Linh bao nhiêu là tùy vào tâm thành và sự tôn kính của ta.
Quan Vũ là người luôn tôn trọng tư cách của một người quân tử theo
truyền thống nho giáo, vì vậy, nếu thờ ông ta thì phải chọn nơi thanh
tịnh, sạch sẽ, trang nghiêm. Mua một cái trang thờ, để tượng ông ta đứng
bên trong, rồi thường xuyên đốt nhang là đủ. Nhưng khi thiết lập trang
thờ và những lúc đốt nhang, phải mặc áo quần dài đàng hoàng, và nhất là
thân thể phải sạch sẽ.
Khi trang bị mọi thứ đâu đó sẵn sàng thì chọn ngày tốt mà thiết lập
bàn thờ. Khi đặt tượng, hoa, quả, hương án xong, chỉ cần thành tâm chấp
tay khấn như vầy.
“…Con tên …, 25 tuổi, vì ngưỡng mộ sự trung nghĩa và đức độ của
Ngài mà nay đã thiết lập bàn thờ Ngài tại tư gia/cơ quan như vầy. Kính
mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân nhập tượng, trấn trạch, duy trì
chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của
Ngài. Đệ tử thành tâm phụng thỉnh! (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy).”
Miếu Thờ Quan Vũ
Khi đã thờ thì không gọi bất cứ tên nào của ông ta cả mà chỉ gọi là
Ông. Bàn thờ phải có 1 bóng đèn đỏ. Không được để đèn sáng quá. Tốt nhất
là để bàn thờ nơi mình làm việc. Bàn thờ phải để cao hơn đầu người. Có
rèm che thì càng tốt. Vì nơi thờ thần linh thì không nên để người ta
nhìn thấy thẳng mặt vị thần được thờ. Và chỗ thờ Ngài không được làm
những chuyện ô uế, gian trá, ..v…v…
Không ăn thịt trâu, chó, chuột và gà trống. Nghĩa là không cố tình,
hoặc biết thì không được ăn. Còn vô tình ăn phải thì cũng không sao.
Nếu bạn trưng như một cái tượng thì nó sẽ là 1 cái tượng. Nhưng nếu
bạn thờ như một vị thần thì Ông sẽ là một vị thần, giúp cho gia đình
bình an, mọi người sáng dạ, làm ăn ngay thẳng mà vẫn phát triển thịnh
vượng.
Thông thường người ta làm tượng Ngài 1 tay cầm thanh long đao, 1 tay
vuốt râu (nếu đứng). Và 1 tay cầm sách, 1 tay vuốt râu (nếu ngồi). Do
vậy, không liên quan gì đến ấn thủ cả. Có thể người ta làm theo lối vuốt
râu rồi bị biến dạng mà thôi !
Nhớ ngày thường thì đốt nhang thôi cũng được. Nhưng khi cúng trang
trọng thì phải …có rượu (3 chung) và thịt cho Ông. Thịt thì mua loại làm
sẵn chứ không nên mua về làm để tránh sát sanh nhé !
Mỗi khi cúng thì đọc như vầy…Hôm nay nhân ngày ….gì đó, để tưởng nhớ
tới công ơn trì gia, trấn trạch, của Ngài, đệ tử có bày chút ít hoa,
quả, rượu, thịt …thành tâm xin phụng thỉnh Ngài về hưởng dụng chứng
giám.
Mỗi năm thì dùng hoa cúc nhúng nước mà …tẩy trần (rửa bụi)…cho Ngài 1
lần vào trước giờ Giao Thừa nhé !
Thờ Quan Công (Quan Đế) có hai kiểu thông dụng.
1. Tượng ba Ông: Quan Công ngồi giữa, tay vuốt râu (đôi khi vẽ tay
kia cầm kinh Xuân thu). Sau lưng là Quan Bình giữ ấn (trái), Châu Thương
cầm đao Thanh Long (phải).
Châu Thương (cũng gọi Châu Xương, Châu đại tướng quân). Theo TQC (tr.
459, 460, 568), Quan Công đưa hai chị dâu (vợ Lưu Bị) tìm Lưu. Gần tới
núi Ngọa Ngưu thì gặp tướng cướp Châu Thương, mặt đen, râu xồm, cao lớn,
hình dung dữ tợn. Châu bỏ lâu la đi theo Quan. Nghe tin Quan Công và
Quan Bình bị Tôn Quyền chém, Châu đâm cổ tự vẫn. Châu được tôn thờ là
Cương trực Trung dũng Đại thiên tôn. Kinh MT tả: Phù thiên dũng tướng.
Sát địa mãnh thần. Thiết tu ngân xỉ. Hắc diện châu thần. (Tướng khỏe phụ
giúp trời. Thần khỏe trông coi đất. Râu sắt răng bạc. Mặt đen môi đỏ.)
Quan Bình. Theo TQC (tr. 446-468), sau khi gặp Châu, Quan Công tiếp
tục tìm Lưu Bị và Trương Phi. Đến Hà Bắc, gặp ông lão Quan Định có con
thứ là Quan Bình biết võ, 18 tuổi, bèn xin Bình làm con nuôi. Kinh MT và
các chùa thờ Quan Đế tôn Bình là Quan thái tử, tôn xưng là Cửu thiên Uy
linh Hiển hóa Đại thiên tôn.
2. Tượng năm Ông (ngũ công): Giống tượng ba Ông, nhưng vẽ thêm Trương
Tiên cầm cung đứng sau Quan Bình; và Vương Thiên Quân cầm giản đứng sau
Châu Thương.
Vương Thiên quân là Thiên Lôi (Lôi Công, Linh Quan, Thái ất Lôi thinh
Ứng hóa Thiên tôn). Kinh MT tả: Kim tinh châu phát. Hiệu tam ngũ hỏa xa
Lôi Công. Phụng chủy ngân nha. Thống bách vạn tỳ hưu thần tướng. Phi
đằng vân vụ, hiệu lịnh lôi đình. Giáng vũ khai tình, khu tà trị bịnh.
(Mắt vàng tóc đỏ. Hiệu là Lôi Công coi ba mươi lăm xe lửa. Miệng nhọn
như mỏ chim phượng, răng bạc. Chỉ huy một trăm vạn thần tướng dũng mãnh.
Lướt mây cưỡi mù, lịnh ban sấm sét. Tuôn mưa làm nắng, đuổi tà trị
bịnh.)
Trương Tiên là Linh ứng Trương tôn Đại đế Thất khúc Dục thánh Thiên
tôn. Theo kinh MT, Trương phù trợ sản phụ, trẻ sơ sinh, v.v… Vũ khí là
đạn vàng và cung trúc (kim đạn, trúc cung) nhưng có khi tranh thờ dân
gian vẽ cầm cung và một mũi tên.
Phía trên tượng năm ông thường viết bốn chữ Hán “Ngũ Công Vương
Phật”, tương truyền xuất hiện ở Trung Quốc từ đời Thanh, Càn Long thứ 46
(1781).
Thờ Ông thì không được ăn thịt Trâu…vì mình đã thấy cảnh người bà con
bị Ông nhập vào hành…thấy ghê lắm…Ông hành xong người đó bịnh gần hai
tháng mới hết….
(ST internet)
0 comments:
Post a Comment