1.SAPHIR ( Sapphire )
Công thức :
Al2O3Tên gọi : thuật ngữ “xaphir” xuất phát từ hy lạp Sapfeiros mà từ
này có thể bắt nguồn từ từ do thái cổ Shappir và từ Ấn Độ Sanipriya có
nghĩa là “được Saturn yêu mến”.
Tên gọi khác, biến thể: Yakhont màu xanh da
trời–tên gọi saphir trong tiếng Nga cổ.
Những đặc điểm chính : Saphir
là một biến thể của coridon.
Sắc thái xanh lam của nó là do các tạp chất chứa titan và sắt. Còn có
saphir màu vàng, xanh lá cây, tím và thậm chí cả hồng.
Tính chất vật lý:
- Độ cứng : 9,0
- Tinh hệ : Ba phương
- Tỷ trọng : 4,0 g/cm3
-
Ánh : Thuỷ tinh
Tính chất chữa bệnh:
Để làm xuất hiện những tính chất chữa bệnh của saphir, người sở hữu
nó phải là người thông thái và tốt bụng. Không phải ngẫu nhiên mà saphir
được gọi là “đá của các nữ tu”, nó giúp họ gìn giữ trinh tiết. Người ta
cho rằng saphir có năng luợng cảm thụ; Chúng làm giảm huyết áp, có tác
dụng chống mất ngủ, đau lưng, cảm mạo và thậm chí cả với ung thư. Nhẫn,
vòng tay gắn saphir đeo ở tay trái giúp điều trị bệnh hen suyễn, bênh
tim và bệnh đau dây thần kinh. Người ta tin rằng, saphir có khả năng
chữa khỏi bệnh phong và “mọi thứ u ác khác”. Nước ngâm saphir giúp chữa
các bệnh về mắt.
Tính chất khác:
Từ xa xưa, saphir đã được coi như biểu tượng của sự thông thái, quyền
lực, chiến thắng và sự công bằng. Người ta cho rằng, saphir làm cho con
người trở nên bình tĩnh, chế ngự niềm đam mê và có khả năng ảnh hưởng
tới dòng chảy của thời gian. Đặc biệt “có sức mạnh” là những viên đá mà
nhờ có tạp chất rutin nên khi mài xong sẽ xuất hiện ba tia sáng cắt nhau
trên bề mặt của chúng. Những viên đá này có liên hệ với các sức mạnh vĩ
đại là niềm tin, hy vọng, tình yêu. Người ta cũng cho rằng nhẫn gắn
saphir giúp cảm nhận được lời nói dối. Nó cũng có khả năng giúp con
người tìm được mục đích trong cuộc sống, vựơt qua sợ hãi, lười biếng và
sự vô công rồi nghề, đánh thức sự khát khao kiến thức. Saphir là biểu
tượng của chòm sao Nhân Mã trong cung hoàng đạo, năng lượng cảm thụ của
âm có tác dụng đối với luân xa vùng trán: Tác động tới các cơ quan ở
vùng đầu. Luân xa này có liên quan đến kinh mạch đi qua bàng quang và
ruột, nó giúp thực hiện những ý tưởng, kích thích tính hoạt động thể
lực.
Công dụng khác:
Thứ trong suốt có màu đẹp dùng làm đồ trang sức. Saphirloại chất
lượng kém nhờ có độ cứng cao được dùng để làm chất mài. Người ta dùng nó
để chế ra các đĩa, bàn mài, giấy ráp, dùng trong kỹ nghệ kim loại.
Nguồn gốc sinh thành:
Thường thấy trong các đá magma sâu giầu alumin và nghèo silic, như
syenit có corindon và anoctozit, cùng với felspat, hiếm hơn cũng thấy
trong các đá khác (Andesit, bazan…). Ngoài ra còn thấy những pegmatit
syenit chứa corindon có giá trị công nghệ. Các đá có corindon cũng có
thể thành tạo do hiện tượng biến chất khu vực của các đá trầm tích sét.
2.Opal
Opal có công thức hóa học là : SiO2nH20Tên gọi của
nó bắt nguồn từ tiếng Phạn upala – ” đá quý ” . Opal là silicdioxit ngậm
nước , có nghĩa là thạch anh vô định hình chứa từ 6 – 10 % nước .
Tên gọi khác biến thể :
-Alenkin – Có các đốm sặc
sỡ loang lổ mầu đỏ , xanh lá cây , vàng và xanh da trời .
- Hyalit – Opal trong suốt trông như mầu thủy tinh .
- Girazol – Đá mầu trắng nhợt với đốm mờ phớt xanh da trời hay phớt
đỏ .
- Opal hoàng đế – Opal có ruột mầu đỏ sẫm và phần rìa mầu xanh lá cây
tươi .
Những đặc điểm chính : Có hơn một trăm biến thể với rất nhiều mầu sắc
do chứa các tạp chất của sắt , mangan , niken và nhiều nguyên tố khác ,
tùy theo mầu sắc một số loại opal có tên gọi riêng . Tính chất đặc
trưng của những loại đá này có thể không còn bị mất nước hoặc khi tiếp
xúc với dầu mỡ .
Tính chất vật lý
- Độ cứng : 5.5 đến 6.5 – Tinh hệ : Vô định hình
- Tỷ trọng : 2.1 g/Cm3 – Ánh thủy tinh
Tính chất chữa bệnh :
Người Hindu cho rằng , opal có thể giúp cho trẻ e mau lớn . có ý kiến
cho rằng , khi opal mất đi ánh lấp lánh là dấu hiệuk báo có bệnh ở chủ
nhân của đá .
Các nhà thạch học trị liệu hiện đại cho rằng , opal phát triển trực
giác và có ảnh hưởng tốt tới hệ thần kinh , tuyến yên và đầu xương . Cho
rằng , opal điều hòa tất cả các chức năng của cơ thể và bảo vệ chống
bệnh nhiễm khuẩn .
Tính chất khác :
Nhờ có sự phong phú về mầu sắc mà từ thời cổ opal đã là biểu tượng
của sự thất thường , tượng chưng cho số phận hay thay đổi , nó làm cho
trực giác trở nên tinh nhạy và giúp tạo ra cảm hứng . Ở Phương Đông ,
nhất là Ấn Độ , opal từ lâu đã được coi là đá của tình yêu , sự tin
tưởng và lòng chắc ẩn . Bằng ánh lấp lánh trên bề mặt viên đá opal soi
sáng trí tuệ , xua đuổi những ý nghĩ u tối và sợ hãi . Khi nhìn vào opal
những thầy pháp Ấn Độ hồi tưởng những hóa thân của mình trước kia .
opal là biểu tượng của hạnh phúc , hy vọng và tình yêu trìu mến dịu dàng
. Những loại đá này liên tưởng đến những ý nghĩ trong sáng và sự đồng
cảm .
Opal là biểu tượng của chòm sao Song ngư trong cung hoàng đạo , năng
lượng chiếu xạ của Dương tùy thuộc vào mằu sắc của đá .
Công dụng khác :
Opal quý dùng làm đá trang sức , trang hoàng . Đá khuê tảo (tripôli)
dùng để đánh các đồ kim khí . Kissengua dùng để chế đồ gốm , làm gạch
nhẹ .
Nguồn gốc sinh thành :
Opal nhiều khi đọng trong suối nhiệt dịch và suối phun ở các khu vực
núi lửa , đôi khi thành những thạch nhũ trắng , trong suốt có quang thái
ngọc .Opal cũng phổ biến trong các hỗng và khe giữa những đá phún xuất .
Đôi khi thành hốc khoáng và hạnh nhân . Những khối chính của Opal tạo
thành trong điều kiện ngoại sinh , do sự phá hủy silicat trong quá trình
phong hóa các đá .
Nguồn: Hoangthantai
0 comments:
Post a Comment