1.Đá tự nhiên (natural gemstone)
Đá quý tự nhiên được hình thành do các quá trình tự
nhiên (chủ yếu là quá trình địa chất) diễn ra trong lòng Trái Đất hoặc
trên bề mặt Trái Đất và không chịu bất kỳ tác động nào của con người trừ
việc gia công chế tác.
Đá quý tự nhiên đa số đều là các khoáng vật (kim cương), corindon,
beryl, spinel…), một phần là các tập hợp khoáng vật hoặc các loại đá (đá
hoa, đá vôi diorit, ngọc bích, obsidian, moldavit, gỗ hoá đá…) hoặc các
vật liệu tự nhiên khác (san hô, ngọc trai, hổ phách, ngà voi…). Chúng
có thể có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ.
Trong các lĩnh vực có sử dụng đá quý (trang sức, trang trí, mỹ nghệ,
điệu khắc và sưu tập) đến nay người ta đã thống kê được hơn 100 khoáng
vật khác nhau. Một loại khoáng vật (species) có thể có nhiều biến loại
(variety) khác nhau, tuỳ thuộc vào thành phần hoá học, màu sắc, hình
dạng tinh thể…Ví dụ, ruby (màu đỏ), saphir (màu lam) là các biến loại
khác nhau của cùng một khoáng vật corindon; emerald (màu lục), aquamarin
(màu lơ), morganit (màu hồng), goshenit (không màu)… là các biến loại
khác nhau của cùng một khoáng vật đá quý beryl. Số vật liêu có nguồn gốc
hữu cơ được dùng làm đá quý không nhiều, chỉ hơn 10.
Ngoài các tên gọi khoa học (tên gọi khoáng vật học), trong lĩnh vực
đá quý người ta còn sử dụng các tên gọi thương trường. Cho đến nay người
ta đã thống kê được hơn 200 tên gọi thương trường khác nhau. Các tên
gọi này đương nhiên không thể có trong các từ điển khoáng vật học.
Vì một số đá quý tự nhiên rất hiếm hoặc rất đắt tiền nên từ lâu con
người đã tìm cách thay thế chúng bằng các đá quý tự nhiên khác rẻ tiền
hơn hoặc bằng các sản phẩm do mình tự tạo ra.. Đó là các đá tổng hợp
hoặc các sản phẩm nhân tạo.
2.Đá tổng hợp (Synthetic stones)
Đá tổng hợp là các sản phẩm kết tinh hoặc tái kết tinh, được con
người chế tạo mới hoàn toàn hoặc một phần. Các tính chất vật lý, hoá học
và cấu trúc tinh thể của chúng về cơ bản tương tự các sản phẩm gặp
trong tự nhiên. Cho đến nay, bằng các phương pháp khác nhau, con người
đã tổng hợp được một số loại đá là kim cương, corindon (ruby, saphir),
sponel, emerald, elexandrit, thạch anh, opal, rutil, lapis lazuli,
moisanit…Các loại đá khác cho đến nay chưa được con người tổng hợp, hoặc
là vì lý do công nghệ tổng hợp phức tạp, hoặc vì không có hiệu quả kinh
tế.
3.Sản phẩm nhân tạo (Artificial products)
Sản phẩm nhân tạo là các vật liệu (chủ yếu là kết tinh) hoàn toàn do
con người chế táo ra và không có các vật liệu tương tự trong tự nhiên.
Có thể kê ra các sản phẩm nhân tạo phổ biến nhất như sau: oxyt zirconi
lập phương (còn có tên gọi CZ, phianit hoặc djevalit) dùng để thay thế
kim cương), GGG (Granat Gadolini Gali – Gadollinium Gallium Garnet), YAG
(Granat Nhôm Itri – Ytrium Aluminium Garnet), moisanit (moissanite)…Hầu
hết các sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế kim cương
4.Đá xử lý (Treated stones)
Ruby trướcvà sau xử lý
Là các đá tự nhiên được con người xử lý bằng các phương pháp khác
nhau nhằm mục đích nâng cấp chất lượng của chúng. Những phương pháp xử
lý thường gặp nhất là xử lý nhiệt, chiếu xạ, tẩy và nhuộm màu.
5.Đá thay thế (Imitations, substitules)
Là những vật liệu có đặc điểm bên ngoài (chủ yếu là màu sắc và độ trong
suốt) tương tự đá quý tự nhiên, nhưng lại có thành phần hoá học và
(hoặc) các tính chất vật lý và (hoặc) cấu trúc bên trong khác hẳn chúng.
Đá thay thế có thể là đá tự nhiên, đá tổng hợp, sản phẩm nhân tạo
hoặc đá xử lý. Các đá thay thế của nhưng đá quý tự nhiên thường gặp là:
- Kim cương
Để thay thế kim cương người ta có thể sử dụng các đá tự nhiên như
corindon không màu, zircon, topaz, thạch anh…, hoặc các đá tổng hợp như
spinel, saphir…, hoặc các sản phẩm nhân tạo như CZ, GGG, YAG,
niobatliti…
- Corindon
+ Ruby
Ngoài các sản phẩm tổng hợp do các hãng khác nhau sản xuất, để thay
thế ruby người ta có thể dùng granat (pyrop, almandin), spinel đỏ, thạch
anh hồng, topaz hồng, turmalin hồng, thuỷ tinh đỏ…
+ Saphir
Ngoài các đá tổng hợp (saphir lam tổng hợp, spinel lam tổng hợp, thuỷ
tinh màu lam…) còn có thể dùng các đá tự nhiên có màu lam như iolit,
tanzanit, spinel, turmalin…để thay thế saphir.
- Beryl
+ Emeral
Thay thế emerald có thể là các đá tự nhiên (demantoit, jadeit, turmalin,
peridot, diopsit, tsavolit…), các đá xử lý (thạch anh nhuộm màu…),
emerald tổng hợp, các sản phẩm nhân tạo (YAG, CZ…), thuỷ tinh, đá ghép.
+ Aquamarin
Những vạt liệu dùng để thay thế aquamarin thường gặp là spinel tổng hợp,
topaz chiếu xạ, thuỷ tinh nhân tạo.
6.Đá ghép (ghép đôi, ghép ba)
Là sản phẩm được ghép một cách nhân tạo (gắn keo hoặc bằng phương
pháp khác) từ hai, ba thành phần khác nhau. Các thành phần này có thể là
đá quý tự nhiên, là các khoáng vật tự nhiên khác, các đá tổnghợp hoặc
đá thay thế. Thông thường đá ghép đôi (doublet) gồm 2 phần, một phần có
màu, còn ghép ba (triplet) gồm 3 phần và có màu tạo nên do lớp keo gắn.
ĐÁ THẬT, ĐÁ GIẢ.
Khái niệm đá thật, đá giả hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của con
người. Đá giả là khi con người dùngmột loại này nhưng lại bán với tên
gọi một loại đá khác. Đá giả có thể là đá quý tự nhiên, đá tổng hợp, đá
thay thế hoặc sản phẩm nhân tạo, và ngược lại, đá thật cũng có thể là đá
tổng hợp, đá thay thế hoặc sản phẩm nhân tạo với điều kiện người ta bán
đúng tên của chúng.
Nhiều người cứ cho rằng đá tổng hợp, sản phẩm nhân tạo đều là đá giả
và có tên gọi trên thương trường là “hàng copy”. Điều này hoàn toàn
không phải như vậy.
Việc phân loại đá quý thường phải đáp ứng một mục đích nhất định của
người sử dụng, nhằm thiết lập một quan hệ có hệ thống nào đó giữa các
loại đá quý. Các tiêu chuẩn được chọn để phân loại đá quý như vậy rõ
ràng phụ thuộc vào chủ tâm chủ người xây dựng phân loại. Không chỉ giữa
các nhà khoáng vật học và các nhà kinh doanh đá quý mới có các cách phân
loại đá quý khác nhau mà cả các nhà sử học, các nhà mỹ học…cũng chọn
cho mình một kiểu phân loại phù hợp với mục đích của mình.
Theo thống kê của nhà khoáng vật học người Bungari, Kostov (1988),
cho đến nay đã có 7 kiểu phân loại đá quý khác nhau.
*Phân loại theo chữ cái
Đó là các phân loại torng các công trình của Webster (1976), Anderson
(1983) và Liddicoat (1989).
*Phân loại theo hình thái tinh thể học.
Đây là các phân loại giống như phân loại tinh thể trong các giáo trình
Tinh thể học.
*Phân loại trên cơ sở thực tiễn sử dụng theo các tính chất
vật lý của đá quý.
Đây là một trong những các phân loại đá quý lâu đời nhất và được sử dụng
nhiều nhất. Tiêu chuẩn phân loại ở đây là các tính chất vật lý như độ
cứng, tỷ trọng, độ trong suốt…, và ảnh hưởng của các tính chất này đến
việc sử dụng đá quý (chế tác, công nghệ…). Các phân loại điển hình của
kiểu này là của Kluge và Kievlenko
Bảng 1.2 phân loại đá quý của Kluge (1860)
NHÓM ĐÁ QUÝ
1.Đá quý thực sự
Cấp những khoáng vật đá quý cơ bản
A: Kim cương, corindon (ruby, saphir), chrysoberyl, spinel
B: Zircon, beryl (emerald, aquamarin), topaz, turmalin, granat, opal
quý
C: Cordierit, idocras, peridot, axinit, staurolit, andalusit,
chiastolit, epidot,
biruza
2.Đá bán quý
Cấp D: Thạch anh pha lê, amethyst, chrysopras, aventurin, thạch anh mắt
mèo, thạch anh hồnganh hồng, canxedon, agat, onyx, cornelian, heliotrop,
ngọc bích, opal lửa, hydrophan, opal thường, adula, amazonit, labrador,
obsidian, lazurit, hypersten, diopsit, fluorit, hổ phách.
C: Đá huyền, nephrit, serpentin, agalmatolit, steatit, dialogit,
bronzit, bastit, thạch
cao dạng sợi, đá hoa, thạch cao, malachit, pyrit, rodocrosit, hematit,
natrolit,
sepiolit.
Bảng 1.3 phân loại đá quý theo Kievlenko (1980)
NHÓM ĐÁ TRANG SỨC
1.Cấp những khoáng vật đá quý
I: Ruby, emerald, kim cương, saphir
II: Alexandrit, saphir da cam, saphir lục, saphir tím, opal đen,
jadeit quý
III: Demantoit, spinel, opal quý trắng, opal lửa, aquamarin, topaz,
rodolit,
turmalin
IV: Chrysolit, zircon, kunzit, đá Mặt trăng (adula), đá Mặt trời
(oligoclas),
beryl vàng, beryl hồng, pyrop, almandin, biruza, amethyst, chrysopras,
citrin.
2.Đá trang sức & trang trí
Cấp
I: Lazurit, jadeit, nephrit, malachit, hổ phách, thạch anh tinh thể và
ám khói.
II: Agat, azurit, hematit, rodonit, felspat ngũ sắc, obsidian ngũ
sắc, đá
granat-epidot.
+Đá trang trí
Ngọc bích, onyx cẩm thạch, obsidian, đá huyền, gỗ hoá đá, listvenit,
pegmatit vân chữ, quarzit chứa aventurin, flurit, sepiolit, agalmatolit(
pagodit), đá hoa nhiều màu
*Phân loại theo nguồn gốc
Kiểu phân loại này dựa trên nguồn gốc địa chất của đá quý, ví dụ như
phân loại của Samsonov và Turinge (1984). Các phân loại này được trình
bày trong các giáo trình Khoáng sản học.
*Phân loại hoá tinh thể
Đây là kiểu phân loại thuần tuý khoa học, thường được các nhà khoáng vật
học sử dụng. Có thể tìm thấy các phân loại này trong các giáo trình
Khoáng vật học (Dana, Betechin, Kostov…)
*Phân loại theo lĩnh vực sử dụng
Theo kiểu phan loại này đá quý được chia ra theo lĩnh vực sử dụng như
trang sức, y học, nghệ thuật, quang học…
*Phân loại hỗn hợp
Có những cách phân loại đá quý dựa theo vài tiêu chuẩn khác
nhau, ví dụ như phân theo Tiêu chuẩn Việt Nam (xem TCVN 1994: Đá quý –
Thuật ngữ và Phân loại). Gần đây (1999), Schumann W. đã chia tất cả đá
quý thành các nhóm như sau:
+ Các đá quý được sử dụng nhiều nhất:
Bao gồm tất cả các loại đá quý đã được sử dụng truyền thống từ trước đến
nay. Các đá này thường được chế tác để gắn lên hàng trang sức hoặc
thành các sản phẩm mỹ nghệ.
+ Các đá quý mới được sử dụng gần đây
Là những loại đá quý trước đây tương đối hiếm trên thương trường nhưng
đang dần trở nên thông dụng. Trong quá khứ đá quý này chủ yếu chỉ được
sử dụng làm đá sưu tập, chỉ gần đây chúng mới được chế tác để gắn lên
hàng trang sức.
+ Các đá sưu tập
Có một số khoáng vật chỉ được chế tác làm đồ sưu tập vì chúng hoặc quá
mềm, hoặc quá giòn hoặc quá hiếm.
+ Các đã được sử dụng làm đá quý
Do có các kiến trúc hấp dẫn hoặc có màu sắp lôi cuốn, một số loại đá
(rocks) cũng được chế tác làm hàng trang sức hoặc thành các sản phẩm mỹ
nghệ, như đá hoa onyx, đá hoa phong cảnh, tuf, diorit dạng cầu,
kakortokit, obsidian, moldavit, alabaster (thạch cao tuyết hoa),
agalmatolit, đất sét trắng, các hoá thạch, đá gneis, charoit.
+ Các đá quý nguồn gốc hữu cơ
Đây không phải là các khoáng vật hay các loại đá mà là các sản phẩm có
nguồn gốc hữu cơ (liên quan đến hoạt động sống của các sinh vật), và vì
vậy không có các tính chất đặc trưng của khoáng vật hay đá. Nhóm đá quý
nguồn gốc hữu cơ có ý nghĩa khá quan trọng trong thế giới đá quý, nhất
là ngọc trai và hổ phách. Thuộc nhóm này có san hô, gagat (than hoá
thạch), ngà voi, xương động vật, odontolit, hổ phách, ngọc trai,
ammolit.
Các mỏ đá quý phân bổ rất không đều trên bản đồ thế giới và không phụ
thuộc vào các biên giới quốc gia. Để hình thành một mỏ đá quý cần phải
hội tụ đầy đủ các điều kiện địa chất đặc thù mà không phải quốc gia nào
cũng có được.
Những nước giàu đá quý nhất trên thế giới là:
- Sri Lanka: có ruby, saphir, granat, chrysoberyl, thạch anh, đá Mặt
trăng, spinel, topaz, zincon, turmalin, andalusit, sinhalit…
- Myanma: có ruby, saphir, spinel, spodumen, topax, turmalin, zircon, hổ
phách, chrysoberyl, jadeit, đá Mặt trăng, peridot, thạch anh…
- Ấn Độ: có aquamarin, canxedon, chrysoberyl, kim cương. Diopsit,
emerald, granat, ngọc bích, đá Mặt trăng, ngọc trai, thạch anh, rodonit,
ruby, saphir, sodalit…
Ngoài ra còn phải kể đến Pakistan, Afganistan, Madagasca, Australia,
Brasil, Columbia, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Tanzania và Kenya.
Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ lại đây, Việt Nam được thế giới
biết đến như một trong các quốc gia giàu tiềm năng đá quý. Chúng ta có
nhiều loại đá quý, phân bố ở nhiều vùng khác nhau, trong đó đáng kê nhất
phải kể đến:
Ruby, Saphir: Các mỏ Lục Yên, Tân Hương, Trúc Lâu (tỉnh Yên Bái), Quỳ
Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An), Trường Xuân (ĐakNông), Di Linh (Lâm Đồng), Ma
Lâm , Đá Bàn (Bình Thuận), Gia Kiệm (Đồng Nai)…
Spinel: Lục Yên (Yên Bái), Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An), Tây Nguyên.
Topaz: Thường Xuân (Thanh Hoá)
Aquamarin, Beryl: Thường Xuân (Thanh Hoá), Cam Ranh (Ninh Thuận)
Thạch anhcác loại: Tây Nghệ An, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Núi Dinh (Bà Rịa
–Vũng Tàu), Đồng Nai, Quảng Nam, Phú Yên, Tây Nguyên.
Turmalin: Lục Yên (Yên Bái), Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Zircon:Tây Nguyên
Peridot: Tây Nguyên
Granat : Nghệ An, Tây Nguyên.
Gỗ hoá đá: Tây Nguyên.
Opal – Canxedon: Thủ Đức (TP.HCM), Tây Nguyên.
Ngọc trai: Hiện nay, ngọc trai đã được nuôi ở nhiều vùng biển khác nhau
của nước ta như Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Nha Trang.
Ngoài ra, chúng ta còn có granat, ngọc bích, tectit…Kết quả nghiên
cứu của đề tài cấp Nhà Nước KT-01-09 “Nguồn gốc, quy luật phân bố và
đánh giá tiềm năng đá quý, đá kỹ thuật Việt Nam” (1996) đã thống kê được
trên lãnh thổ nước ta có 73 mỏ, 160 điểm quặng và 211 điểm khoáng hoá
đá quý, đá mỹ nghệ và đá kỹ thuật; trong đó quan trọng nhất là ruby,
saphir với 50 mỏ, 31 điểm quặng và 106 điểm khoáng hoá.
Nguồn: Hoangthantai.com
(còn nữa)
0 comments:
Post a Comment