Xin trả lời là tôi không biết. Vạn vật vô danh mà, cùng một loại nhưng ta muốn đặt tên gì mà chẳng được. Còn những loại tôi trình bày là những thứ tôi từng trồng, từng luyện hoặc từng nghe sư bá, sư huynh kể lại. Những vị tiền bối ấy có nhiều công sức góp nhặt và tu luyện, được sự truyền thừa từ sư công tôi, chắc chắn rằng tên gọi những loại ngải ấy không phải mới xuất hiện gần đây.
Trong các loài độc tướng mà tôi biết có thể kể đến nàng Lùa, nàng Thâm, mala cao, mala lùn (hay còn gọi là ngải ma lai), chúa đinh, chúa sát, chúa sậy, khalamây, apakết…
Có những loại vốn là thuốc độc, trùng độc nhưng người đời vẫn quen gọi là ngải như bogiẹc, ba răng…
Hoặc có những thứ phép luyện dựa vào thực vật kết hợp với động vật cũng gọi là ngải như ngải tình yêu, ngải mê dâm…
Những thứ này công năng đặc dị vô cùng, hại người là chủ yếu.
Cho nên khi viết về những loại này, tôi cũng chỉ trình bày khái quát để mọi người hiểu thêm về thế giới vô hình quanh ta chứ không thể bàn sâu. Lý do, không cần thiết và cũng không nên. Một điều quan trọng hơn là ... tôi cũng không biết rành về chúng, cũng chưa hề luyện qua.
Trước đây, sư huynh tôi có cho một cây mala cao về trồng thử. Chưa đầy 10 ngày, tự nhiên nó vàng lá rồi rụi hẳn trong lúc các loại khác vẫn xanh tươi. Ắt là tôi không có duyên với mấy vị độc tướng này rồi...
Vì vậy, khi đọc mấy bài này, người có lòng tin thì càng tự biết giữ mình, người không tin thì xin cứ xem đây là một câu chuyện huyền hoặc của dân gian, có thể bàn tán nhau chơi trong những lúc trà dư tửu hậu .
Trước khi luyện thành, thầy ngải phải đưa đi thật xa tránh nơi ở của gia đình, hàng xóm. thường là nơi có cây cao, đồng vắng, bãi tha ma có bóng cây. Từ khi tế luyện cho đến lúc luyện thành nhanh nhất chí ít cũng 49 đêm.
Khi ngải thành hình, đối tượng đầu tiên được malai ngải hỏi thăm sức khoẻ chính là … ông thầy luyện ngải. Lúc ấy, đạo hạnh không cao, không có công phu hội tổ ngải và khăn sắc tổ ngải hộ thân thì nguyên thần ông thầy trở thành bữa ăn bổ dưỡng cho ngải. Nặng thì tận số, nhẹ thì cũng điên khùng và lở loét.
Ngải malai được một số người gọi là Hồng Tú cầu. Nhưng, “hồng tú cầu” này trồng ở nhà nào, nhà đó làm ăn không khá, có chuyện lục đục xảy ra liên miên, trẻ con thường hay bệnh nhưng bác sĩ không định rõ bệnh gì, người nhẹ bóng vía thường bị bóng đè, mộng mị lung tung…
Than ôi! Ai xem loại này là “ngải duyên” thì cứ ôm về trồng để… được hưởng thụ số kiếp “Cô” và “Quả”.
Dưới đây là một vài tấm ảnh “ngải duyên”.
Có 2 loại chủ yếu. Một loại mọc lá dài ở miền Đông Nam bộ ,một loại lá ngắn bông có 2 màu trắng và đỏ mọc ở Thái Lan đem về hơn 50 năm rồi.
Người ta gọi là ma lai ngải là gọi theo tiếng Việt, đây là cách nói trại từ tên gọi của Thái - Ma la ra.
Ngoài tên này, nó còn có tên gọi đúng là Rieềm chơ…
Công năng: làm đồ chơi đấu phép (không phải đấu ngải) giữa mấy thầy với nhau. Một trong những phép luyện ngải malai là dùng bông ngải.
Bông của loại ngải nầy phơi khô khi đốt lên thường hay chiêu dụ các loại yêu tà đến để hưởng khói. Từ đó, thầy đọc chú và sai xử... Tuy nhiên, nếu thầy không đủ bản lĩnh, nguyên khí của thầy sẽ bị các loại yêu tinh được chiêu dụ tranh nhau hút mất. Vấn đề này, bài trước tôi cũng đã nói sơ qua. Các bạn đã biết thì đừng nên đốt thử. Nếu có chuyện gì, không ai cứu giúp cả.
Cho nên, tên gọi có thể khác nhau tuỳ theo mỗi môn phái, mỗi thầy, mỗi vùng miền. Nhưng, công năng của ngải thì đừng bao giờ lầm lạc. Khi nói sai, mình tạo nghiệp không phải nhỏ.
Củ Nga truật thì ai cũng biết, nhưng khi ruột chuyển màu có quầng xanh tím rồi thì người thầy có thể làm phép được.
Bây giờ ngải có tên gọi khác là Cocầntu. Đây là từ ngữ trong giới huyền môn luyện ngải, nghĩa là củ ngải có tuổi. Nếu lấy củ ngải này đem nấu với sáp ong luyện thành chất keo đặc, thầy ngải gọi là Brô nạp.
Brô nạp được đổ vào một hộp gỗ nhỏ, mang theo trong người, khi cần lấy ra xức như dầu cù là trị nhiều thứ: bị cảm mao, bị gió máy, đi vào chỗ rừng sâu núi vắng nghĩa địa vướng ma tà.
Nếu loại Brônạp này luyện thêm bông Xâmàdao vô nữa thì trở thành sáp bùa yêu mà các thầy gọi là Nơ nê.
Bông Xâmàdao là loại bông mọc ngay chỗ con chồn đực đứng giao phối với con cái. Tinh khí của hai con rơi xuống đất rồi mọc lên cây. Mấy cây nầy lớn lên như quấn vào nhau từng cặp. Hoa màu trắng nhỏ bằng đầu ngón tay, lại có mùi thơm. Loại hoa nầy bên Kampuchia mới có.
Ở Việt Nam, các vị ngải sư thế nó bằng bông mắc cỡ (hoa Trinh nữ). Tôi nghĩ chắc do nó mọc thành đôi lá chúm lại nên có khả năng làm ngải yêu chăng?
Cách giải: Ai trúng sáp yêu nầy chỉ cần người nhà hái vài nắm lá mắc cỡ nấu nước cho uống và tắm là hết ngay.
NGẢI LỤC BÌNH .
Xét về dược tính, ta có thể tham khảo tài liệu dưới đây.
Ngải lục bình, Ngải hùm - Eurycles amboinensis (L.) Loudon (E. sylvestris Salisb.) thuộc họ Thuỷ tiên - Amaryllidaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 0,7-1m. Lá rộng, có phiến hình tim, màu xanh dợt, gân cong, cuống hình máng. Tán hoa bao gồm 20-30 hoa xuất hiện vào tháng 6-7, trên một trục dài 30-60cm, mọc ở nách những lá đã rụng. Hoa trắng hay vàng nhạt, to, có cuống ngắn bao bởi 2 mo hình ngọn giáo, 6 phiến bao hoa như nhau đính ở gốc, 6 nhị đính trên ống, bầu dưới. Quả nang tròn, thường chứa một hạt hình cầu.
Bộ phận dùng: Lá, củ - Folium et Tuberculum Euryclis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến ở Lào, Malaixia, Philippin, châu Đại Dương. Ở miền Nam nước ta, gặp ít hơn. Thường được trồng làm cảnh. Thu hái lá quanh năm.
Công dụng: Thường dùng chữa nóng sốt, dịch hạch, kinh nguyệt không đều. Người ta dùng lá để đắp tiêu sưng.
Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc.
Xét về khía cạnh huyền môn, thầy luyện ngải gọi đây là ngải Hậu hay ngải Cung Hậu.
Ngải Cung Hậu có bông màu trắng trổ thành chùm. Loại này phổ biến ở khu vực đồng bằng miền Tây Nam bộ, đặc biệt là ở khu bưng biền Đồng Tháp. Loại ngải này chỉ chịu mọc trong đất bùn đen. Nếu chuyển sang đất đỏ hoặc các loại đất khác nó sẽ bị chết hoặc không còn sinh lực huyền năng.
Tuy chưa phải là loại ngải mẹ nàng như ngải bà nhưng ngải Cung Hậu cũng có huyền năng không nhỏ. Tôi chỉ giới thiệu một công dụng phổ biến nhất, phần còn lại xin miễn bàn vì thuộc lĩnh vực chuyên sâu, không thể đem ra phổ biến được.
Cây nầy chủ về cầu không mất của, tức là bảo lưu cho những ai giàu có sẵn rồi.
Tên gọi của nó là Stiêng-vay…..nghỉa là chủ cả,kẻ có của.(như địa chủ ,hương quản bên việt nam ).
Dưới đây là một số ảnh tôi chụp và sưu tầm được.
Khác với loại lá ngắn, màu của nó sạm hơn, thân lá dài hơn.
Nàng chuyền lá dài còn có tên gọi khác là xặc kụ, tức là cây cỏ tu, có tánh linh.
Người Kh’mer Nam Bộ thường hay trồng nó trên mộ người mất. Người Việt thì lại trồng loại cây này để mong cầu tài vì thấy nó nhảy con tượng trưng cho việc phát lộc.
Kỳ thực loại cây này có đặc điểm như cây sống đời, thường nhảy chuyền bụi ra ngoài đất. Năm nào thấy nàng chuyền nhảy bụi ra nhiều thì người Kh’mer tin là năm đó con cháu trong nhà có sanh đẻ thêm.
Có nơi còn gọi là loa kèn, có chỗ mọc hoa trắng gọi là bạch y.
Công dụng: lấy hoa và củ làm bùa tình ái.
Ngải này tạo nên sự lãng mạn và tăng vẻ đẹp cho người dùng. Người sử dụng có thể mơ thấy ý trung nhân của mình, sau đó không hẹn mà gặp, gặp rồi khó lìa……
Loại nầy mọc tại vùng Đông Nam bộ hợp khí sương lạnh…không thấy ai nói đến dược tính
Loại ngải này thuộc họ vạn niên thanh,hoa có đầu giống như đầu rắn nên người đời gọi dáng thành tên.
Địa điểm: mọc trên núi Cấm - An Giang, thuộc giống ngãi giữ nhà.
Các bạn thân mến!
Tôi dự định gõ thêm ít hàng về các loại độc tướng. Nhưng … cái gì cũng có giới hạn của nó. Cho nên tôi xin dừng lại ở đây.
Vì sao vậy?
Những gì tôi viết cho đến hôm nay chỉ là một phần nổi của tảng băng huyền bí. Nhưng một phần ấy thôi cũng đủ vén chút ít tấm màn bí mật bao trùm lên cõi nhân gian này vậy. Nếu vén nữa, e rằng không tốt cho bản thân tôi và cho nhiều người.
Qua các bài đã post, chúng ta hiểu biết thêm phần nào về những loại thảo mộc có tánh linh này. Như vậy cũng đủ lắm rồi.
Nếu các bạn biết quý trọng nó, nó sẽ không bao giờ phụ bạc các bạn. Loại linh thảo này có thể ví như chiếc gương soi bản tánh con người, tâm địa thế nào, ngải sẽ hiển thị như vậy. Cho nên, khi đã trồng thì phải dốc cái lòng thành của mình mà chăm sóc, biết chừng tổ ngải cảm động mà cảm ứng cho ta.
Ngược lại, mang tâm địa độc ác, muốn mượn ngải để thoả mãn tư lợi cá nhân thì sau này ngải sẽ không tha. Sư huynh của ông dượng tôi vì thử ngải nên bị ngải vật đến chết, người đàn bà quen dùng ngải nói cuối cùng miệng bị ngải ăn sưng vếu như hai miếng da trâu rồi lở loét dần mà chết, người chuyên lừa bán ngải với giá cắt cổ mà không biết cách cúng ngải và cách hội tổ ngải cuối cùng cũng bị ngải ăn lở loét tay chân, rút hết sinh khí sanh ra bụng to cổ nhỏ xanh rờn như lá chuối non…
Đó chính là lưỡi dao thứ hai của ngải mà ít người biết hoặc ít chịu quan tâm.
Tôi không muốn hướng dẫn ai luyện ngải là vì vậy.
Bản thân tôi, vì không muốn ngải bị lãng quên như cỏ dại nên thời gian qua liều mình đánh thức ngũ hổ tướng và thập nhị ngải nương thức dậy trong tâm thức nhân gian. Hy vọng các vị tổ ngải tiếp tục giúp đỡ cho đời, nhất là đối với những người bắt đầu biết hướng thiện, biết trân trọng quỷ thần.
Tuy nhiên, tôi cũng chân thành nhắc nhở những người trong đạo và ngoài đạo, đừng lợi dụng những kiến thức huyền môn này để mê hoặc người đời, nương theo cái ý tham lợi tham tài của thế nhân mà buôn thần bán thánh. Tôi có nghe kể một củ ngải nàng Thâm (không biết thật hay không) mà có người hét giá đến năm bảy triệu cho thân chủ. Trong khi đó trên núi chỉ bán có mấy trăm ngàn. Thử hỏi những kẻ lạm dụng cái tham của thiên hạ để thoả mãn cái tham của bản thân mình, liệu có lãnh hậu quả hay không? Liệu chư vị tổ ngải có tha hay không? Chắc chắn không chỉ bản thân những người ấy sau này chịu hậu quả mà ngay cả những ai cộng nghiệp với họ như chồng, vợ, con, anh chị em đều có thể bị vạ lây. Vì ngải ăn theo đường cốt nhục kia mà.
Kiến thức tôi đưa lên không vụ lợi, hoàn toàn thành ý với chư vị ngải hổ, ngải nàng. Nếu có ai mượn điều này làm điều sai trái, người đó phải nhận lãnh quả nhãn tiền, xin đưng ngỡ rằng tôi hù doạ.
Nguyện Các vị Chúa ngải rừng xanh, 12 cửa rừng, 36 vị tổ, 36 vị lục, 36 vị thần núi, 36 vị thần ngải, Hắc sơn thần, cao sơn thần ngải, hội 5 non 7 núi Trà Lơn Thất Sơn đồng lai chứng giám.
TÂM AN DIỆU NGỘ cẩn bút.
cách 2 năm, mẹ tôi có đem về một cây hoa lạ, vì thấy hoa đẹp mà thích. Nay đọc bài báo này mới biết đó là Hồng Tú cầu.
ReplyDeleteTôi thật là sợ, khi đọc về nó. Tôi có nên bỏ cây đó hay không. Khi bỏ nó có cần làm gì không???
Tôi nghĩ về một khía cạnh nào đó thực vật cũng có thể giao tiếp được và chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, do vậy những học thuật của anh TADN là có cơ sở. Trường hợp của bạn vì không biết mà trồng nên chẳng sao, nhưng khi bạn biết và ghê sợ nó, bạn có nên sống chung với nó không?
ReplyDeleteKhi rước về trồng với tâm trạng như thế nào khi vứt bỏ cũng nên như thế.