Lưu Bị qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời nhà Đường (ảnh Wikipedia). |
Nơi được cho là lăng mộ Chiêu Liệt hoàng đế nhà Thục Hán có diện tích xấp xỉ 100 héc ta, tọa lạc tại thôn Liên Hoa, xã Mục Mã huyện Bành Sơn – Tứ Xuyên. 80% dân số thôn này mang họ Lưu. Người ta đang bắt tay vào giai đoạn giải phóng mặt bằng phục vụ dự án khai quật mộ Lưu Bị.
Phòng Du lịch huyện Bành Sơn và xã Mã Mục đã lập phương án “Quy hoạch lăng mộ Thục Hán Chiêu Liệt hoàng đế Lưu Bị tại Bành Sơn”, nhằm phát triển nơi này thành một trọng điểm của ngành du lịch văn hóa – lịch sử.
Đường vào nơi được cho là lăng mộ Lưu Bị ở thôn Liên Hoa. |
Lo lắng đó của giới khảo cổ và quản lý Tứ Xuyên không phải không có cơ sở, bởi lẽ xung quanh thông tin về lăng mộ Lưu Bị, giới học giả Trung Quốc hiện nay vẫn chưa tìm được tiếng nói thống nhất, về cơ bản chia thành hai phe.
Một bên cho rằng Lưu Bị được an táng tại thôn Liên Hoa, khu vực cấm thành với lý lẽ phong thủy, địa thế nơi đây hoàn toàn hợp với thân phận Hoàng đế đầu triều Thục Hán của Lưu Bị, hơn hẳn địa thế đền Vũ Hầu tọa lạc ngoại ô phía Nam Thành Đô – địa điểm được những người phản bác cho rằng đây mới là nơi chôn cất Lưu Bị.
Những người ủng hộ quan điểm này căn cứ vào sử liệu ghi chép, văn thơ từ thời Đường trở về sau để khẳng định Lưu Bị đang nằm ở đền Vũ Hầu.
Thời Tam Quốc, anh hùng bốn biển nổi dậy, các thế lực cát cứ phân tranh để lại cho đời, cho nền văn học Trung Hoa rất nhiều giai thoại hấp dẫn, những nhân vật, những tính cách điển hình.
Đa nghi như Tào Tháo, tài năng đến quỷ thần cũng khiếp sợ như Gia Cát Lượng, trung trinh như Quan Vũ, nhân từ như Lưu Bị, dũng mãnh như Trương Phi…Tuy nhiên, ngoài Tào Tháo và Lưu Bị là hai nhân vật đến bây giờ vẫn còn khiến thiên hạ phải thấp thỏm vì chuyện mồ mả, những người khác hầu như không khiến đời sau bận tâm nhiều.
Lăng mộ Tôn Quyền lâu nay vẫn được cho là tọa lạc trên núi Mai Hoa thuộc phía Nam dãy Tử Kim ngoại thành Nam Kinh – nơi tọa lạc của Hiếu lăng an táng Chu Nguyên Chương là hoàng đế đầu triều Minh cùng hoàng hậu. Tương truyền lúc sinh thời, khi đi tìm long mạch làm nơi đặt mộ cho mình sau này, Chu Nguyên Chương đã lựa chọn núi Tử Kim.
Tuy nhiên đến lúc thi công thì phát hiện ra lăng mộ Tôn Quyền án ngữ phía Nam, thấy Quyền cũng thuộc dòng dõi hảo hán đời xưa, Chu Nguyên Chương quyết định không di dời mà để lăng mộ Tôn Quyền nằm vị trí cũ với vai trò “người giữ cửa” càng làm tăng oai linh cho quần thể kiến trúc Hiếu lăng, chính vì vậy Hiếu lăng mới được xây dựng theo hình chữ U.
Nhà quân sự lỗi lạc trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, người khiến Công Cẩn – Chu đô đốc nhà Ngô phải vỡ mật mà chết, người một mình khẩu chiến quần hùng với sĩ phu Giang Nam, đăng đàn mượn gió, xuống thuyền xin tên, ngay đến Tư Mã Ý cũng phải ao ước giá có thể được làm bạn cùng, đó chính là Gia Cát Lượng.
Đền Vũ Hầu, nơi nhiều người cho rằng chính là nơi an táng Lưu Bị. |
Ôm hận vì chưa thỏa chí lớn, ông để lại di chúc muốn được an táng trên núi Định Quân huyện Mẫn tỉnh Thiểm Tây. Dân Ba Thục không ai không đội ơn Gia Cát Thừa tướng, nhiều lần họ yêu cầu được lập đền thờ, nhưng Lưu Thiền sợ Khổng Minh công cao hơn chủ nên nhất quyết từ chối.
Sau khi cục diện Tam Quốc phân tranh kết thúc, người dân nhiều nơi lập đền thờ vị Thừa tướng lỗi lạc của họ ở rất nhiều nơi, trong đó có đền Vũ Hầu ở Thành Đô. Những năm cuối thời nhà Minh, binh hỏa liên miên đã phá hủy nhiều ngôi miếu, đền thờ Khổng Minh và Lưu Bị, đến thời Khang Hy nhà Thanh mới được phục dựng. Tuy nhiên từ thời Khang Hy trở về sau, người ta thờ chung Khổng Minh với Lưu Bị, bốn mùa khói hương.
(Theo bee.net.vn)
0 comments:
Post a Comment