Bài 2: Ngải Hổ-Công năng và giai thoại

Leave a Comment

 Ngải có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại ẩn chứa những công năng sử dụng khá độc đáo. Vì vậy, khi phân loại có thầy chia ngải theo họ, theo giống loài hoặc phân loại ngải dựa theo công năng của nó.
Nếu chia theo đặc điểm giống loại, ngảI thường có ở các loài chủ yếu sau:
1- Họ ngải hổ: hiện nay theo thống kê chưa đầy đủ thì họ hổ này có khoảng 12 loài ngải. Gồm hắc hổ (khala mao), bạch hổ, thanh hổ, huỳnh hổ, xích hổ, ngải vằn, ngải gió, ngải tím, ô mặt tròn, ô chu nụ, ô mộc xì tô …
Trong họ hổ lại chia ra thành hổ đực và hổ cái.
Hổ đực thân to khoẻ, có những cây  phần gốc to bằng cổ tay, phần ngọn cao hơn đầu người lớn. Hôm về núi Cấm, đi ngang qua Điện Pháo binh, mấy huynh đệ tôi tình cờ phát hiện mấy bụi bạch hổ cao quá đầu người. Có lẽ mọc đã lâu năm lắm rồi mà không người lui tới. Lập tức ra tay...Hôm đó thu hoạch một bụi không dưới 1kg củ.
Hổ cái lá tròn và xoè ra thành tán, thân thấp lùn so với cây hổ đực.
Mặc dù có khoảng 12 loài hổ, nhưng khi trồng, các thầy thường chọn 5 loại tiêu biểu nhất lập thành ngũ hổ tướng để luyện và sai xử.


Công năng của ngải hổ khá mãnh liệt. Bỏ qua chức năng về thuốc vì xét thấy không cần thiết, tôi chỉ trình bày về các công năng thuộc lĩnh vực huyền môn.
Chức năng đầu tiên là tăng lực, luyện phép gồng, đánh võ đài không biết mệt. Trước khi lên võ đài, võ sĩ đọc câu chú thỉnh tổ ngảI và ngậm củ ngải vào trong miệng. Sức mạnh của ngải hoà vào sức mạnh của con người khiến cho võ sĩ tăng cường sinh lực, cơ thể trở nên rắn chắc, chịu đựng bền bỉ trước những cú đánh của đối phương, không có cảm giác đau đớn mệt mỏi...
Thật ra, trong thực tế vẫn có những võ sĩ thượng đài ngậm ngải mà vẫn thua đau thua đớn. Chuyện dễ hiểu. Võ sĩ dùng ngảI mà không biết giữ giới luật, phạm cấm kị của môn phái như sa vào tửu sắc, ăn phạm đồ kiêng kị của ngải. Cũng có khi thượng đài gặp phảI võ sĩ cao tay ấn hoặc có thầy giỏi đỡ lưng, dù có ngậm ngải cũng không thành tựu.
Ngải hổ được trồng thành bụi trước cửa làm thần giữ cửa, chức năng của ngải lúc này là ngăn ngừa trộm đạo. Khi có trộm, ngải báo cho chủ nhà biết để đề phòng. Hoặc ngải linh có thể cầm chân kẻ trộm không cho chúng lấy được tài sản mà tẩu thoát.
Có rất nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian về việc này. Trước đây, ở Bình Chánh có ông thầy Ba Lộ. Ông chuyên về chữa trị Nam dược và khoán sưng trặc, nuôi con nít. Khách khứa rất đông nên kẻ gian lầm tưởng nhà ông có nhiều của cải. Nhân lúc ông vắng nhà, tên trộm vào nhà tìm cách vơ vét của cải. Nhưng, lúc vào nhà rồI, nó cứ đi quanh quẩn như lạc vào ma trận không tìm được lốI ra. Mãi cho đến khi thầy Ba đi công chuyện trở về, tên trộm mớI quỳ thụp xuống lạy lục xin tha…
Trong câu chuyện về xứ Mường “Bí ẩn nơi đất bùa” mà bạn Bin571 post lên trang TGVH,  phóng viên viết về bà Hạnh ở bản Mường Ao Tá. Bà ta có việc đi cả tuần, cửa để ngõ mà không một ai dám lai vãng đến. Điều gì khiến cho bà tự tin bỏ cửa đến thế? Điều gì khiến cho ngườI xung quanh không ai dám vào trộm cắp? PhảI chăng bà đã sử dụng ngảI để làm thần giữ cửa.
Ngoài ngảI, các thầy miền cao cũng thường sử dụng ma xó vào việc giữ nhà, giữ rẫy. Nhưng đó lạI là chuyện khác…
 

****    
Trước nay, người ta ngỡ trị tà chỉ dùng đến bùa phép, kinh chú… Ít ai nghĩ đến việc dùng ngảI để trị tà. Ấy là vì ngảI ít phổ biến hơn bùa. Một phần nữa, mỗI lần nhắc đến ngảI, ngườI ta chỉ nghĩ đến việc cầu tài, mê tâm ngườI để thu lợI cho mình, hãm hạI ngườI, làm dầu yêu, ăn nói…Công năng của ngải phong phú và đa dạng hơn nhiều. Trong đó, chức năng hổ trợ trị tà là một trong những công năng bí mật của ngải.
Không ai biết ngải hổ là loại ngải trừ tà số một.
Khi gặp con tà dữ, các thầy nhận thấy lực một mình không kham nổI liền nhờ đến ngũ hổ tướng trị tà. Xin lưu ý, ngũ hổ tướng ở đây là năm loại ngải hổ, không phải là năm vị thần hổ ở Bạch Vân sơn động.
Lúc ấy, các thầy lấy năm loạI ngảI đã tinh luyện sẵn ra nhai. Vừa nhai vừa đọc chú hội tổ ngải. Sau đó ngậm rượu mà phun vào con tà dữ. MỗI lần phun, con tà rú lên từng hồI như bị hành hình, tra khảo. Những con tà yếu thế lập tức phảI bỏ xác mà chạy.
Thỉnh thoảng, những năm trước giảI phóng 1975, tôi có gặp những thuật sĩ giang hồ đi bán thuốc núi. Cũng giống như Sơn Đông mãi võ, các vị thuật sĩ này đã biểu diễn một số công phu đáng sợ. Đó là thọc tay vào chảo dầu sôi, dùng dao bén chém vào ngườI, đi trên than đỏ, nuốt lửa. Đặc biệt là nuốt đinh. Từng nhúm đinh 1 phân, 2 phân, 3 phân được họ bốc lên, bỏ vào trong miệng và nuốt trộng trước những tiếng hét sợ hãi của ngườI xem.
Đó có phảI là ảo thuật? Không. Các vị sơn nhân ấy nuốt thật đấy. Nhờ có luyện ngảI mà họ tự tin biểu diễn. NgảI vận chuyển giúp cho da thịt rắn chắc bền dai như cao su trước những nhát dao chí mạng, ngảI vận chuyển cho những cây đinh sau khi vào trong miệng lập tức nhập thổ. Vì vậy, nuốt bao nhiêu đinh cũng vẫn thế.
Theo tôi, những thuật lạ ấy chủ yếu để loè thiên hạ nhằm đạt mục đích khuyến dụ của mình. Những chuyện ấy không liên quan gì đến tu tập và lợI sanh cả.
NgảI hổ còn có công năng trục ngườI rất mãnh liệt. Thật ra, chuyện này về sau tôi mớI biết nhưng chưa bao giờ áp dụng. Phép trục ngườI bằng linh phù thì môn phái nào cũng có, phương thuật dân gian cũng không ít. Nhưng dùng ngảI trục ngườI thì không phảI dân huyền môn nào cũng biết và luyện qua. Vì đây là biệt môn nên không thể kể về phương pháp. Tuy nhiên, cũng giống vớI phép trục bằng linh phù, ngườI trục vẫn phảI sử dụng tên tuổI, vật dụng quen thụôc của ngườI bỏ đi như quần, áo, tóc…
Trong các loạI ngảI thì ngảI nàng Rế (mẹ bồng con) là loại ngải nuôi con nít hiệu quả nhất. Nhưng, ngải Hổ vẫn có chức năng này. Thói quen của các thầy là vườn ngảI trong nhà hầu như là cấm địa vớI mọI người. Nhưng, nếu sử dụng chức năng nuôi con nít, thì đứa trẻ được nuôi cần phảI được tiếp cận vớI ngảI, vuốt ve chơi vớI cây cỏ là cách để ngảI truyền sinh lực cho đứa trẻ. Có hai cách, một là cho trẻ gần gũi vớI cây, hai là dùng tóc, móng tay đứa trẻ để buộc vào thân ngảI kèm theo bào chú nguyện. Những trẻ em còi cọc khó nuôi, biếng ăn, khó ngủ thường được nuôi theo cách này.
Mặc dù vậy, nghe đến ngảI là ngườI ta lắc đầu sợ hãi. Vì vô minh che khuất, sống theo lờI đồn thổI của ngườI đờI mà không có huệ tánh quán xét, cho nên ngườI ta thường xem ngảI là loài tà độc, tránh càng xa càng tốt. Ngay cả ngườI trong giớI huyền môn cũng thế, không hiểu về ngải đã vội vàng kết luận, thật đáng buồn…
Nếu ta hiểu được về loài thảo mộc hoá sanh này, ta sẽ hiểu rằng ngải là loài trung thành nhất vớicon người. Chỉ cần con ngườI đốI đãi bằng tấm lòng chân thật thì ngảI dốc sức phục vụ cho người. Tiếc thay! Lòng ngườI tráo trở, biến đổI không lường. Họ trồng ngảIichẳng qua vì mục đích lợIidụng mà thôi. Cho nên khi lòng dạ đổI thay, ngảI là tấm gương soi lòng ngườI nên cũng đổI thay như chủ. Con người gánh lấy hậu quả bởI do bản thân tạo nghiệp. vậy mà cứ rêu rao ngải là độc, ngải là tà. Nói mà không chịu lấy gương soi rọI lạI bản thân mình xem giống loài nào là tà độc.
Đừng quên rằng ngải chỉ là loài thảo mộc có tánh linh mà thôi…
Tác giả : TADN 

Xem thêm :

Bài 1. Tìm hiểu về Ngải  


0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm