Phong thủy chọn cửa: Chọn kích thước đúng cho từng loại cửa

Leave a Comment
Trong Bài Phong thủy trong việc lựa chọn cửa, bài viết đã đưa ra một số kiến thức về phong thủy trong việc chọn cửa để tạo vận khí tốt cho gia chủ. Tiếp theo, bài này sẽ cung cấp thêm một số thông tin về những điều nên làm, nên tránh, và kích thước chi tiết cho từng loại cửa nhà.
Nên làm
  • Các cửa từ ngoài vào trong nhỏ dần theo dạng loa kèn là phù hợp. Lưu ý kích thước cửa là điều quan trọng, một cửa ra vào phải tương đương vừa cỡ với căn nhà hay kích thước từng phòng.
  • Một cái cửa nhỏ thì không đủ chỗ cho khí tốt đi vào. Một cái cửa lớn quá rộng ở trong nhà hay trong phòng khí tràn ngập vào phòng cho nên của cải và dịp may có vào bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể giữ được bền bỉ. 

Kiêng kỵ
  • Nếu nhà có sân, tâm cửa ngoài (cổng) và cửa chính không nối thành một đường thẳng là hung, nên bố trí lệch nhau, theo nguyên tắc “Hỷ hồi truyền nhi kỵ trực xung”, cửa sau không được lớn hơn cửa trước, cửa bếp không được thẳng với miệng lò, cửa nhà vệ sinh không mở thẳng vào bếp. Trong các loại cửa thì cửa chính (cũng là hướng nhà) là quan trọng nhất. 
  • Tránh cửa ngáng cửa, xem hình dưới đây:


  • Để cho nhà cửa văn phòng có sự hòa điệu, một tình trạng khác cần tránh là một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào, mỗi của là một cái "mồm" khác nhau với tiếng nói riêng của nó.
  • Một cửa ra vào cuối hành lang dài sẽ làm dòng khí di chuyển nhanh, điều này làm sức khỏe người nhà nguy hiểm hay làm cho cảm thấy bứt rứt không yên tác động vào thần kinh, dễ làm họ nổi giận, nó cũng có thể gây tử vong và cản trở dịp may và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, làm ăn.
  • Nên tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nữa trong một loạt nối tiếp nhau, lý do là sắp cửa thẳng hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động trong gia đình. Cửa ra vào là miệng mồm của cha mẹ, cửa sổ là tiếng nói của các con.
  • Nếu tỉ lệ cửa sổ nhiều hơn 3/1 thì gây tranh cãi vì quá nhiều ý kiến, con cái hay cãi lời cha mẹ. Nếu cửa sổ to rộng hơn cửa ra vào thì trẻ con có khuynh hướng coi thường chỉ bảo, kỷ luật của cha mẹ, Một cửa sổ rộng lớn với những ô nhỏ thì được.

Kích thước chi tiết 
Dưới đây là một số kích thước các loại cửa được dùng trong xây cất hoặc tu tạo nhà cửa, có tính tham khảo do một số nhà phong thủy kinh nghiệm lâu năm cung cấp:
1. Cửa chính ở tầng trệt hay trên lầu: 
+ Cao: 2,30 - 2,52 - 2,72 - 2,92 (mét)
+ Rộng: 1,46 - 1,62 - 1,90 - 2,32 - 2,46 - 2,92 - 3,12 - 3,32 - 3,72 - 4,12 - 4,56 - 4,80 (mét)
2. Cửa 1 cánh, cửa 2 cánh, cửa hậu hoặc cửa phụ:
+ Cao: 2,10 - 2,30 - 2,52 - 2,72 (mét)
+ Rộng: 0,81 - 1,07 - 1,25 - 1,46 - 1,90 - 2,12 (mét)
3. Cửa thông phòng: cửa này thường không có cánh, có thể phủ rèm thưa, treo màn
+ Cao: 1,90 - 2,10 - 2,12 (mét)
+ Rộng: 0,80 - 1,06 - 1,22 (mét)
4. Cửa phòng ngủ của gia chủ
+ Cao: 1,90 - 2,10 - 2,30 (mét)
+ Rộng: 0,82 - 1,04 - 1,24 (mét)
5. Cửa phòng ngủ con trong tuổi còn đi học 
+ Cao: 1,90 - 2,10 - 2,30 (mét)
+ Rộng: 0,82 - 1,06 - 1,26 (mét)
6. Cửa phòng tắm và phòng vệ sinh
+ Cao: 1,90 - 2,10 - 2,30 (mét)
+ Rộng: 0,68 - 0,82 - 1,02 (mét)
7. Phòng con đã có việc làm và phòng khách vãng lai
+ Cao: 1,90 - 2,10 - 2,30 (mét)
+ Rộng: 0,85 - 1,05 - 1,2 (mét)
8. Cửa nhà xe và cửa nhà kho
Kích thước nên tính tương ứng với kích thước của chính tầng trệt nhưng nhỏ hơn một nấc trên thước Lỗ Ban.
9. Cửa sổ
Tùy nghi sử dụng, không theo kích thước địa lý, vì cửa sổ không phải là cửa xuất nhập, cửa đi ra vào. Thông thường tổng diện tích cửa sổ bằng 3 lần tổng diện tích cửa chính.
10. Cửa cổng ngõ 
Khi nào có đà ngang xây trên 2 đầu trụ cổng thì mới theo kích thước địa lý. Còn cổng không có đà ngang thì không cần theo kích thước địa lý.

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm