Nghi lễ trừ tà ở Việt Nam xưa ( Phần1 )

 (MegaFun) - Năm 1920, Hiệp hội Thông linh gia Pháp quốc có cử hai đại diện là ông Camille Flammarion và bà Josette d’Estamines sang khảo sát về phù thủy tại Đông Dương... Tại Việt Nam, hai nhà thông linh Pháp đã tiếp xúc với nhiều nhân vật, trong số đó có một viên tri huyện ở Hải Dương, con nuôi của một vị pháp sư lừng danh.
Nhờ sự hướng dẫn của ông quan trẻ này mà hai nhà thông linh Pháp được chứng kiến nhiều sự việc kì bí, lạ lùng và viết hồi ký phóng sự về giới phù thủy Việt Nam đăng trên tạp chí “La Revue des Deux Mondes”. Trích lục dưới đây là bài tường thuật về việc triệu thỉnh Đức Thánh Trần giáng đàn trừ tà.


Sự chuẩn bị cho nghi lễ
Đoàn quan khách về tới điện thờ, tắm rửa ăn cơm xong thì gần tối. Có một bà lão cùng con trai đến yêu cầu pháp sư bắt tà trị bệnh cho người con dâu bị “ma làm”, đau đã nửa tháng không dứt, lúc tỉnh khi mê. Bà lão đặt một khoản tiền lên đĩa đưa thày “sửa lễ” cúng Thánh, rồi ra về. Viên tri huyện nói với hai nhà thông linh Pháp:

Nghi lễ trừ tà ở Việt Nam.
- Bốn ngày nữa nhị vị sẽ xem nghĩa phụ tôi thỉnh âm binh thần tướng về trừ tà chữa bệnh cho một nữ tín chủ bị “quỷ ám”.
Mấy ngày sau, y hẹn, bà cụ và con trai dẫn tới bằng cáng (võng), một thiếu phụ ốm xanh xao. Vừa đến trước nhà, thiếu phụ nằm trên cáng bỗng thét lên, bắt phu cáng quay trở về. Ánh mắt quắc lên đanh ác, thị giãy nảy, nhất định không vào trong điện. Hai nhà thông linh ngoại quốc chạy ra coi, không hiểu gì cả. Viên tri huyện giải thích đó là do con tà ám thiếu phụ sợ không dám vào điện. Lão pháp sư, tiếp đó, cũng chạy ra, rồi vỗ tay lên đầu đòn cáng, nạt bảo hai phu khiêng cáng vào trong điện…Thiếu phụ biến sắc, dáo dác sợ nằm im thin thít trên cáng, vào đến trong, lão pháp sư cầm tay đỡ thị đứng lên, dẫn đến ngồi bên mẹ và chồng. Bà đầm hỏi viên tri huyện:
- Tôi thấy con tà sợ pháp sư, nên đã hết làm dữ như lúc mới đến.
Viên tri huyện giải thích: ""Con tà đã xuất rồi.""
- Vậy là thiếu phụ hết đau? Và con tà chạy đi đâu? Bà đầm hỏi.
- Nó chưa trả hồn vía, giải bệnh cho thiếu phụ thì trốn đâu thoát? Hiện nó ở ngoài cửa, vì sợ không dám vào, pháp sư phải đánh quyết trục tà khỏi nạn nhân và vỗ tay lên gọng cáng cột nó vào đó. Viên tri huyện giải thích.
Bà đầm hỏi tiếp: Như vậy, pháp sư trông thấy ma quỷ?
- Nghĩa phụ tôi niệm chú thì mắt thấy nơi ma quỷ trốn lánh. - Viên quan tra lời.
- Nếu vậy, ai đọc được chú này đều thấy ma quỷ?
Viên tri huyện lắc đầu:
- Không phải ai cũng biết chú “kiến âm”. Chú này cùng một số bí chú khác chỉ được mật truyền sau khi luyện xong các phép. Sau đó pháp sư, dù cao tay, cũng không dám truyền ẩu cho ai dù là thân nhân, thân hữu, vì nếu không phải là chính tông pháp sư, người thường đọc chú này, chỉ một lần, mắt sẽ bị thong manh và á thanh nói không ra tiếng.
- Mấy hôm trước, lão pháp sư đã làm phép cho chúng tôi thấy âm binh, cô hồn ở chợ, vậy cũng dùng chú này? Bà đầm lại thắc mắc.
- Không, nghĩa phụ tôi dùng ấn quyết và thư phù lên mắt, giúp nhị vị trông thấy âm giới trong chốc lát mà thôi.
Bỗng, chuông trống bắt đầu gióng lên, tất cả đã sẵn sàng chờ lão phù thủy vào đàn lễ. Hai tầng ban điện đèn nến sáng choang, khói nhang nghi ngút, giữa sập rộng đặt một ghế tựa sơn son, lão pháp sư ngồi cầm túm nhang im lặng mật khấn… Phía sau, trên chiếu, thiếu phụ bị tà ám bơ phờ, thờ thẫn. Dưới sànm chiếc chiếu của toán ba cung văn “chập cheng” vào khóa cung. Tiếng trống hành sai mỗi lúc thêm dồn dập, lão phù thủy trao túm nhang cho viên hầu đồng, nhấc mảnh khăn nhiễu vắt vai, phủ lên đầu, ngồi im một lát rồi giơ cao hai ngón tay trong khi chiếc khăn trùm rớt xuống. Thấy hiệu tay, viên hầu đồng biết là vía Phạm phò mã tức là Phạm Ngũ Lão giáng đàn, bèn lấy trên mắc chiếc áo nhiễu điều, mặc phủ lên áo thâm pháp sư và chít vành khăn đỏ lên đầu. Viên hầu đồng thứ hai trùm lá cờ lục xanh lên đầu thiếu phụ ngồi phía sau. Tiếng trống hành sai vẫn đổ hồi, thiếu phụ giao đảo mỗi lúc
càng mau… đến khi lá cờ rớt xuống thì mở bừng mắt, láo liên ngó quanh, nhưng vẫn đảo đồng chầm chậm. Flammarion hỏi viên tri huyện về ý nghĩa việc trùm khăn, cờ lên đầu pháp sư và thiếu phụ? Ông huyện đáp:
- Có lần tôi đã hỏi vấn đề này, nghĩa phụ tôi giải thích rằng việc trùm khăn phủ có tác dụng che giấu, không để lộ liễu hiện tượng xuất hồn của con đồng và nhập cốt của vía thần, mặc dù các hiện tượng này người trần không thể thấy bằng mắt. Nói chung, các phép biến hóa thần thông ít khi phơi trần, bộc lộ trước mắt người sống, tỉ như hôm qua, pháp sư đã biến đầu heo thành đầu người và ngược lại. Để tạo ảo giác, pháp sư phải cắt đứt, dù chớp nhoáng, sự trố mắt theo dõi của đối tượng bằng cách đột ngột biểu “nhắm mắt ! ” hoặc trỏ tay lên không trung, biểu “coi kìa ! ” để đánh lạc hướng sự chú ý trong khi làm phép biến hóa.

(Còn nữa...)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm