Hỏi đáp về Ngải nghệ

Omanizen-Nhận thấy những giải đáp của Huynh Tamandieungo vừa bổ ích, thiết thực và đặc biệt là phá vỡ vòng u u minh minh bấy lâu mà bao người ngộ nhận về ngải nghệ cũng như  về Thế giới vô hình. Những chỉ dẫn, giải đáp chân tình mang đầy tâm sự của huynh theo Omani thiển nghĩ cũng là nỗi lo lắng chung của những người theo huyền thuật tâm huyết với nghề giữa đời mạt pháp này.
Tuy đây chỉ là những giải đáp về ngải nghệ mà bên trong câu chuyện còn hướng ta đến cái thiện và chính nghĩa. Hi vọng độc giả tìm được câu trả lời mà mình cần với cái tâm trong sáng giữa nhân tình thế thái thật giả khó phân hầu tìm ra con đường giải thoát cho chính bản thân mình.
—————————————————————————————–
1.Xin cho phép đệ hỏi huynh vài điều và cũng là để cho huynh đệ gần xa có thêm hiểi biết về ngải. mình trồng ngải đa số là để cầu tài và may mắn nhưng có một số trường hợp khi trồng ngải bị phản tác dụng dù mình không làm điều xấu hại người. nếu mình chăm sóc ngải đầy đủ thì có khi nào bị phản tác dụng không vậy ? Người có gia đình nuôi ngải trong nhà có ảnh hưởng tới gia đnh không vậy ? Có phải những thày nuôi ngải nếu có bàn thờ tổ ngải sẽ không bao giờ bị ngải làm xấu ngược lại mình không vậy ? người ta nói ngải như con dao hai lưỡi vậy ý kiến thày về việc này thế nào ?

Những trường hợp bạn anhvu_75 trình bày chỉ đúng với người luyện ngải hoặc được thầy cấp ngải có cột tên tuổi mình vào đó. Nếu ta trồng bình thường như cây cảnh sẽ không có xảy ra kết quả như vậy đâu.
Những trường hợp bị phản tác dụng thường xảy ra do chủ nhân vướng phải các điều cấm kỵ sau:
1- Ăn phạm đồ khắc kị của ngải. Điều này các môn phái thần quyền cũng có. Ngoài những món độc như trâu, chó, mèo, ngựa, rau dấp cá… người nuôi ngải phải kiêng cử tỏi, hành, hẹ, kiệu sống. Những thứ này ăn vào trong người dễ bị ngải hành. Phổ biến nhất là tay chân lở loét. Người đời tưởng bệnh da liễu, thật ra họ bị ngải ăn.
2- Chậu ngải bị vướng đồ nhơ uế.
3- Ngải bị người khác cố tình phá hại… Điều này thường xảy ra khi chủ nhân trồng không biết giữ gìn các chậu ngải cẩn trọng, thường hay khoe với người khác hoặc để cho người khác tiếp cận với chậu ngải đã tơm phép.
Người có gia đình vẫn nuôi ngải bình thường. Vì bản thân cây ngải không phải là tà độc. Các cây mình trồng bình thường thì có gì phải ngại?
Đối với các loài độc tướng, người thầy luyện ngải phải đem vào sâu trong vườn nhà, cách biệt với người xung quanh, không để người nhà tiếp xúc. Còn chúng ta trồng ngải cầu tài, vả lại cũng không tơm phép đọc chú … thì làm gì có ảnh hưởng?
Chỉ có thầy ngải chuyên nghiệp mới lập bàn thờ tổ ngải. Nhưng, đâu phải cứ có bàn thờ tổ ngải thì ngải không làm hại. Đã thờ tổ thì càng phải giữ gìn giới luật, môn qui. Nếu vi phạm, thầy ngải còn bị nặng hơn những người khác nữa. Một phần trong những điều cần giữ gìn, tôi đã gõ ở phần trên rồi đó.

Còn việc bạn nói ngải như con dao hai lưỡi, tôi cảm thấy buồn cười. Trên đời này có cái gì mà không phải như dao hai lưỡi? Mọi thứ đều có hai mặt tốt xấu đối trọng với nhau. Thuận lợi bao nhiêu thì tác hại cũng bấy nhiêu. Quan trọng là cái TÂM của mình như thế nào. Nếu trồng ngải vì sự lợi dụng với mục đích kiếm tiền, sau này ruồng bỏ ngải sẽ gánh hậu quả nhanh chóng. Bằng như trồng ngải với tâm trạng thoải mái, như trồng cây kiếng, phong lan, chăm sóc bằng cả tấm lòng thì ngải sẽ cảm động mà nâng đỡ. Có vậy thôi.
Xin đừng nhìn cây ngải một cách phiến diện như thế.
Ngày xưa tôi cũng từng có quan niệm không tốt về ngải nghệ. Bây giờ thì cách nhìn đã thay đổi rồi.

2.Trồng ngải mà không được thày ngải Tôm phép hay chú hội ngải vào đó thì có khác gì là cây cảnh?  mà cũng kém phần say mê …theo như em biết trừ Ngải hẹ hay ngải bún mình có thể trồng từng bụi để cầu tài còn các loại khác thì phải tôm phép vào mới linh và có tác dụng Phải không thày ?

Khác chứ bạn.
Cây ngảI đâu phải là hoa kiểng. Nó có tánh linh của nó. Phần này tôi đã trình bày ở bài 2 rồi. Bất kỳ cây ngải nào cũng có sự sống tiềm ẩn. Cho nên, linh hay không còn do ngườI trồng có tâm thuật như thế nào. Cây ngải được tơm phép thì linh ứng 100%, ngảI không tơm phép thì phát huy năng lực khoảng 30%. BởI lẽ, khi tơm phép, ngườI tơm đưa nguyên khí của mình vào ngải. Không tơm phép, ngảI chỉ thọ khí tự nhiên và dựa vào chút hơi ngườI mà phát huy tác dụng.

3.Như thày nói người trồng Ngải phải có tâm khi Ngải đã nâng đỡ mình mà mình ruồng bỏ ngải sẽ lãnh hậu quả… thực ra em nghĩ rằng nếu ngải đã nâng đỡ giúp mìmh làm ăn mang tài lộc đến cho mình có ai nỡ bỏ ngải ?

Vẫn có ngườI ruồng bỏ đấy bạn à!
Người xưa có nói “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Khi nghèo túng cầu khẩn tứ tung, lúc giàu có kiêu căng tự phụ cho rằng mình tài giỏi tay trắng làm nên cơ nghiệp. Những chậu ngải ngày nào nâng niu cúng vái giờ đây chủ nhà lo ăn nhậu khách khứa tối ngày nên bỏ bê bữa cúng bữa không, thậm chí bỏ phế. Có khi đi ăn nhậu về, miệng còn mang hơi men nặng nề, mùi hảnh tỏi toả ra nồng nặc, vậy mà đi đốt nhang cúng ngải. Mấy trường hợp đó bị ngải “phản chiêu” thì thử hỏi ai là người phạm lỗi?

4.Nhưng nếu vậy có nghĩa đã trồng ngảỉ thì phải nuôi ngải suốt đời hả thày ? nếu vì một lý do nào đó ngải bị chết hoặc mình không kinh doanh nữa hoặc không có điều kiện chăm sóc ngải thì sao vậy ?

Nếu trồng ngảI bình thường như trồng kiểng, bạn trồng tiếp hay không muốn đều được. Có điều, nếu không muốn trồng, ta cũng đừng bỏ vất vơ vất vưởng. Có thể đem cho ai đó
Có duyên, thậm chí bán lạI cho điểm trồng hoa kiểng. Trong trường hợp này ngảI có héo chết cũng không ảnh hưởng nặng nề đến gia chủ.
Nếu ngảI có làm phép rồI, khi mình không muốn tiếp tục, hãy trả về cho ngườI cấp ngải. Đặt trường hợp thầy đã mất, ta tìm thầy khác đến thâu về. Tuyệt đốI không được bỏ bê hoặc quăng đi. Hậu quả sau này mình sẽ gánh chịu. Trong trường hợp thứ hai, ngảI chết là do gia chủ phạm khắc kị hoặc khí vận gia chủ quá xấu, hoặc bị ngườI khác cố tình phá hoạI thì chắc chắn gia chủ không thể bình yên. Nhẹ thì nghèo túng, nặng thì bệnh hoạn.

5.Có thể nào tự mình giải ngải được không vậy thày ?

Chuyện giảI ngải chỉ có những ngườI đã trảI qua tu tập mớI thực hiện, kẻ bình thường làm sao đủ lực để làm? Nhiều bạn trẻ đọc qua trên mạng vài bài về ngảI nghệ cũng muốn thử cho biết, cũng bày đặt đọc chú bắt ấn..v..v.. không khéo bị ngảI vật cho dở điên dở dại. Lúc ấy ân hận cũng muộn màng.
Xin nhấn mạnh, trì chú pháp Mật tông, muốn giảI được ngải nghệ phải có công phu hành trì từ 3 năm trở lên và có ấn chứng cụ thể. Không phải ai đọc chú bắt ấn đều có thể làm thầy…

6.Người trồng Ngải nếu cho ngải ăn bỏng hoặc cúng đồ chay cho Ngải. thì Ngải lành hơn nhưng ngải không mạnh lắm. còn cho ngải ăn trứng gà hay thịt thì Ngải sẽ mạnh hơn nhưng cũng nguy hiểm hơn.  có phải vậy không thày ?

Ngải không biết ăn thịt, chỉ có người biết ăn mà thôi.
Cúng bỏng hoặc trứng là cúng tổ ngải.
Còn cách cúng trứng cho ngải thì loại nào cũng cúng được.
Cách cho ngải ăn thuộc về phép luyện. Những tưởng không cần thiết trình bày ở đây.
Cúng huyết là cúng cho các loại ngải độc tướng dùng để thư, thuốc ngườI khác.
Các loại ngải nàng mà bạn cho thịt vô thì nó … chết trước khi nó ăn.
Vài hàng giải thích. Nếu còn gì thắc mắc, bạn cứ việc nêu thêm nhé!
Thân ái!

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm