Tản mạn Bùa chú Nam Tông

Đôi lời phi lộ-Đây là bài tổng hợp của một TV trên TGVH(chủ yếu soạn lại từ những bài của thầy Tiêu Diêu Tử), thiển nghĩ đăng lại nơi đây để mọi người có thêm kiến thức về Bùa ngải Nam Tông. Ngòai ra còn có những bài kinh, chú trừ tà, gỡ thư ếm, ẩn thân, cứu bệnh, chữa sưng trặc, hóc xương, giữ nhà, ngừa trộm …. Song bùa ngải như con dao, mà OZ chưa đủ kiến thức xem thực hư thế nào, nên không thể post lên kẻo có độc giả tò mò dùng thử. Người biết dùng dao còn sợ có ngày bị đứt tay huống hồ phần lớn chúng ta hiểu biết về thế giới bùa ngải chẳng khác chi đứa con nít 3 tuổi, mà đứa con nít cầm dao chơi quả là nguy hiểm. Thiện tai!
Tại sao gọi là Nam Tông ? Nam tông được lưu hành rộng rãi ở miền Tây nam bộ ở nước ta, là 1 trong những tông phái tiểu thừa của phật giáo chuyên lấy kinh chú theo tiếng Pali của đức phật, bị ảnh hưởng lớn từ nguồn gốc Bà La Môn và Ấn Độ Giáo, Tiểu thừa Nam tông phật giáo còn có những huyền bí kể như phép thuật bùa chú.
Nam Tông là cách gọi chung ? Bùa phép từ nguồn gốc của Ấn Độ truyền sang các các nước Thailan, Miến Điện, Lào,…chia ra nhiều môn phái khác nhau như Xiêm,Lèo, Mẹ Sanh Mẹ Lục,5 Ông Ngũ Phương Phật, Hời, Mọi, Vạn Thiên Giới Linh,…Tom ta gọi chung đều là Nam Tông,
Phép Nam Tông khác với Tiên Đạo Phù Chú? Tiên Đạo xuất nguồn từ Trung Hoa dụng bùa chú vào linh giới lấy tinh khí của trời đất, âm dương và ngũ hành bát quái, tiên khí sinh thần.
Khác với Tiên Đạo, Nam tông là nguồn bùa chú đầy nguy hiểm, và có tính chất tàn ác lấy tứ tượng. Ta lấy 1 số chuyện thường của các đạo sư bùa ngãi của Nam Tông vào những chuyện nuôi ma quỷ, ma xó, thiên linh cái hay các loại tà ngãi độc trùng, hay lấy máu huyết để cúng tế thần linh bản địa cho uống sống để được tài lộc…

BÙA PHÉP THÁI LAN !
Còn được gọi là Bùa Xiêm , nôm na gọi như vậy nhưng thực ra có rất nhiều trường phái , môn phái huyền thuật trên đất Thái ở các miền Nam , Bắc ! Thông dụng được nhiều người biết và tín ngưỡng cao là Pháp : Nô Mô Búd Thia Dắ (Ngũ Phương Phật), Hindu, Jatukham Marathep, Khunpaen v.v...
Mỗi năm tổng số tiền thâu nhập được từ các dịch vụ bán Bùa , cho thỉnh phép (Amulet , Charm) trên Mạng của Thailand có năm lên tới hơn 300 triệu Mỹ Kim . Trong đó bao gồm tâ't cả các loại Bùa Phù , tình yêu , công danh , ăn nói , lên chức v.v… với nhiều hình thức mang , đeo, nuôi, thờ, luyện ..... . Ví dụ như Gumanton (Ma con , Bé Linh Vàng) , Phorngung (Binh rừng , tướng núi), Lõ Lườn (Bùa hình dương cụ) v.v..... Dĩ nhiên những loại Bùa Phép do các Acharn (Sư Phụ) thiệt làm ra thì có số lượng và chất lượng rất là linh ứng , thừong là làm để qây quỉ xây Chùa , cứu tế . Cũng không hiếm những loại Bùa , Phép dõm mà người thỉnh tốn tiền cũng chẳng thấy kết quả gì . Vì do thỉnh trên mạng , tiền bạc thanh toán qua thẻ tính dụng hay ngân phiếu và do xuyên quốc gia nên việc đòi tiền lại cũng mong manh lắm khi gặp Bùa giả , điều này coi như là hên xui mà thôi.

Pháp Lỏ Lườn (Buà Thờ Dương Cụ)
Thái (Thái Lan) gọi là Padlakig, Ấn (Ấn Độ) gọi Lingam.
Theo Huyền Thoại của Ấn Giáo một vị Thánh Sĩ Bà La Môn muốn lên tham khảo về giáo lý pháp thuật quan trọng nơi cung trời nên xuất hồn lên cõi cuả Ngài SHIVA, khi đến cung điện của Ngài SHIVA vị Tu Sĩ kia gỏ cửa nhưng không ai trả lời, Ông lại gỏ cửa to hơn nhưng vẩn không trả lời. Ông lại tiếp tục gỏ lại chờ đợi sau cùng gỏ trở thành đập dộng đùng đùng như trống, cuối cùng thì Ngài Thiên Đế ShiVA cũng xuất hiện, nhưng với giáng đệu chậm rãi tay trái ôm quàng vai vợ là bà PARVATI ân ân ái ái để bước ra gặp vị Giáo Sĩ Bà La Môn.
Dĩ nhiên đều đó tỏ rỏ Ngài SHIVA đã chú tâm vào chuyện ân ái với vợ hơn chuyện chú tâm tới vị Thánh Sĩ kia. Thấy được tâm ý của ngài Shiva, và sự đối sử thiếu tương kính, vị thánh tu tuyên cáo vì ngài Shiva thích làm tình, nên vị thánh tu sẽ tôn thờ dương vật của ngài Shiva thay vì hình tượng. Vì vậy cho đến ngày nay Ấn giáo dùng dương vật để thờ ngài Shiva. Dương vật dựng đứng từ Âm hộ của phái nữ.
Dương vật biểu tượng cho Shiva có tên gọi là lingam . Lingam có nghĩa là “dấu hiệu” (sign).
Phallus hay lingam là biểu tượng cho Shiva cũng như sức sống, tái tạo. Không chỉ riêng Ấn giáo , thời thượng cổ ở Greek cũng có thờ Lingam, tuy khác về truyền thống, nhưng cùng chung một ý nguyện như, sức khỏe, cầu con, bảo vệ thai nhi, bảo vệ trẻ con, hạnh phúc gia đình. Có một truyền thống cổ tại Greek, ngươi vợ mới cưới trước đêm tân hôn thường phải qua một lễ, do một vị đạo sĩ, dùng lingam để chứng tỏ sự trong trắng và đồng thời ban phép cho người nữ dễ thụ thai. Nhưng sau một số vị đạo sĩ không dùng lingam mà dùng dương vật của mình nên gây nhiều tai tiếng và từ đó tập tục này không còn nữa.
Tượng đeo Phallus thời cổ của Greek.
Một truyền thuyết khác, một vị thánh tu rừng ghen giận khi người phối ngẫu của mình quá si mê ngài Shiva. Trong cơn giận vị thánh tu rừng đã cắc bỏ dương vật của Shiva và ném xuống trần thế. Khi lingam rơi xuống trần bể thành 12 đoạn, những nơi đoạn lingam này rơi xuống trở thành thánh địa. Thánh địa có tên gọi là 12 Jyotirlingas, Jyotirlingas có nghĩa là quang minh lingam, hay hào quang lingam. Là 12 nơi thường được hành hương tế lễ của các tín đồ Ấn giáo.
Lại một truyền thuyết dựa trên truyền thuyết trên, khi lingam Shiva rớt xuống trần. Sức sống và lực của lingam còn quá mạnh, nên lingam chuyển động đi khắp nơi. Khi di động sức nóng của lingam đốt cháy và tàn phá chốn đó. Chư thánh thần hợp sức nhưng không khắc phục được. Cuối cùng mẹ đất, Dharti Mata, hàng phục được lingam khi lingam chuôi vào âm hộ người.
Có lẽ truyền thuyết này là một để giải thích tại sao lingam dựng đứng trong âm hộ.
Ngày nay lỏ lường, Padlakig, tại Thái có sự liên quang mật thiết đến đạo Ấn giáo, là một phép môn cổ. Đạo Ấn giáo được truyền vào Thái lan và thịnh thành lâu đời trước Phật giáo. Tuy Phật giáo chiếm đa số tin ngưỡng của dân Thái, cũng như những nhu cầu và linh hiển vẫn còn ứng, phép môn này vẫn còn được lưu truyền, các hầu hết các pháp sư, tăng hay tục, đều biết về pháp môn này. Chỉ khác biệt là các tăng khi cho phép thường pha lẫn với phép phật.

BÙA PHÉP LÀO
Chưa một chính thể nào hợp pháp hóa Khoóng-đì (bùa ngải) và khoóng-hặc-sá (vật phòng thân), nhưng không vì thế mà hai môn nầy bị giảm giá trị đối với dân Lào - tất cả, bất luận bộ tộc và giai tầng xã hộị Hầu như không người Lào nào không giữ một vài món bửu bối phòng thân tục gọi Khoóng-hặc-sá cũng như không ai ở Lào mà không từng nghe nói tới Khoóng-đì, còn được gọi là Vicha Akhom (vi-sa a-khôm).

Khoóng-hặc-sá là gì ?
- Khoóng-hặc-sá hay Vật Phòng Thân là tên gọi chung cho các lọai Kà-thá (bửu bối) do các sư Lào làm ra với mục đích duy nhất và đầy thiện ý là giúp các tín hữu trong việc phòng thân, tự vệ ; hòan tòan không thể dùng Khoóng-hặc-sá để tấn công hay làm hại người khác.
Kà-thá có nhiều hình dạng khác nhau:
Ạ Một miếng vải màu vàng nghệ có ghi vài bí ngữ và ẩn số hay vẽ hình kỷ hà khó hiểụ
B. Một miếng đồng vuông vắn độ 5 x 5 phân tây có khắc vài bí ngữ và ẩn số được cuốn tròn lại, dùng một sợi dây xuyên qua để đeo ở cổ.
C. Một tượng Phật bằng đá đen, rồi tùy hòan cảnh tài chánh của mỗi tín hữu, tượng Phật có thể được viền hay mạ bằng vàng ỵ
D. Mạc Phảo Tà Điều (miếng vỏ dừa một mắt).
E. Khẹo Mú Tành (nanh heo rừng), Kháu Quang Hốt (một khúc sừng nai) hay Phrả Khăm Tằn (tượng Phật đúc bằng vàng ta nguyên khối).
Dạng A, B và C thường đã được các sư hệ tiểu thừa sụt môn (làm phép) sẵn, tín hữu chỉ việc vô chùa thỉnh. Dạng D và E tín hữu phải mang đền chùa nhờ sư làm lễ sụt đặc biệt.
Hai loại Kà-thá phổ cập nhất mà người Lào nào cũng có đeo trên người, đó là Ka-thá kằn phí hải (bửu bối ngừa ma dữ, đặc biệt ma Kong-koi, sẽ nói sau), và Kà-thá khắt lượt (bửu bối cầm máu) những vết thương nhỏ ngoài dạ
Điều kiện giữ gìn loại Kà-thá này là phải kh'lăm (kiêng cử) không được chui lòn qua dây hay hàng rào có phơi quần áo ; nếu là đàn ông, trước khi gần đàn bà phải cởi ra đặt lên chỗ cao ; lỡ vô ý phạm giới, Kà-thá chỉ mất hiệu lực chứ không gây '' tẩu hoả nhập ma '' như các Khoóng-đì hay vi-sa a-khôm dưới đâỵ

Khoóng-đì là gì ?
- Khoóng-đì theo nghĩa đen là Đồ Tốt nhưng theo nghĩa bóng và cứu cánh của nó thì không thể hiểu theo nghĩa chính của từ Hán-Việt '' bửu bối '' mà phải tạm dùng từ '' bùa ngải '' vì mục đích của Khoóng-đì chủ yếu là để tấn công, gây hại ; hoạ hoằn mới để phòng thân. Các sư bình thường không bao giờ làm ra Khoóng-đì. Tác giả của Khoóng-đì thường là các Mó-phí (thầy trị tà ma, pháp sư, phù thủy), vì như từ điển Lào đã định nghĩa, Mó-phí là người trừ phí (ma quỉ), người nuôi phí (liểng phí). Nói rõ là bất cứ Mó-phí nào cũng phải nuôi ít nhất một con Phí. Đó là điều hiển nhiên. Nếu không, Mó-phí chỉ còn là Mó, mà Mó bình thường ( chảng hạn Mó dà = thầy lang) thì làm sao trừ được phí ? Tóm lại, khi một Mó-phí đuổi được con phí X ra khỏi thân thể của một thân chủ, chúng ta phải hiểu là chính con Phí CỦA - chứ không phải trong - Mó-phí đã thắng con Phí X trong người nạn nhân.
Khoóng-đì thì trăm hình nghìn thứ, sự tò mò của tôi chỉ giới hạn ở một vài loại qua các '' vũ khí '' đã từng được chứng kiến hay nghe nói tới như Sái Nắng (da trâu, da bò), Lệp Mã (móng ngựa) ... và Lục Loọt (thai nhi).

Sái Nắng (miếng da trâu hay da bò) là vũ khí mà Khôn Thứ Khoóng-đì ( người giữ bùa hay ngải) dùng để ám hại kẻ thù bằng cách '' thư '' vào bụng đối tượng. Gặp nước trong bụng, miếng da trâu hay da bò sẽ càng ngày chương sình lên và nếu không kíp mời Mó-phí cao tay ấn đến lấy ra, nạn nhân sẽ đau bụng đến chết.

Lệp Mã là một miếng móng ngựa được mài nhỏ lại mà người giữ món ngải tên Vạn Mã (ngải ngựa) cất hay đeo trong ngườị nghe nói công dụng của Vạn Mã là để tự vệ, phòng thân nhưng theo chỗ tôi biết thì có thêm phần tấn công nữạ soạn giả có người bạn tên T., bà con đồn chàng có Vạn Mã : T. đang tản bộ giữa đường mà có người đi đến gần sau lưng và làm chàng giật mình thì tức khắc và tự động một trong hai chân của T. sẽ đá ra sau gần gần như ... ngựa ! Dĩ nhiên là bạn tôi chỉ đá một chân thôi, chứ nó mà đá cùng lúc hai chân y chang ngựa thì, trước khi chân nó đụng tới lông chân '' kẻ thù '', bản thân nó đã không dập mặt thì cũng ' ăn trầu '.
Thứ vạn nầy thật đúng sách binh pháp Tôn Ngô : Tiên hạ thủ vi cường ( tấn công trước là phương thức tự vệ hữu hiệu nhất) ! Giáng sinh 1995, nhân dịp về Lào lần thứ 2, luôn tiện đón Mẹ già qua Pháp thăm gia đình các anh chị và cháu chắt nội ngoại, tôi có gặp lại bạn T. nhiều lần bên bàn rượu tại Savannakhet. Bạn bè kể cho nghe lắm chuyện ly kỳ sóng gió về cuộc đời của T. sau cuộc đổi đời tại Lào 02/12/1975, trong đó có chuyện T. bị kẻ thù bỏ vô bao bố còn dằn thêm mấy khối đá, cột lại và vất xuống sông, thế mà hắn thoát được. Đặc biệt, chính bạn T. thuật lại cho soạn giả trường hợp hắn đã bị người Khạ trong vùng Parsoong - Attapư, Nam Lào, '' thư ngải '' ra sao ; sau hắn đã được cha nuôi của hắn, cũng là người Khạ, giải cứu như thế nào, nghe ra rùng rợn hơn cả tiểu thuyết kinh dị đường rừng của Lan Khaị

Môn Khôông là phép gồng với công dụng gậy đập không đau, dao đâm không vào, đạn bắn không thủng. Muốn luyện Môn Khôông, trước tiên môn sinh phải thuộc hạng liều mạng, lì đặc để có thể kinh qua nhiều thử thách gian nan, đôi khi nguy hiểm đến tánh mạng, hơn nữa phải đặt niềm tin tuyệt đối vào A-chan (sư phụ) trong suốt học trình và giữ nhiều kh'lăm sau khi thành tàị Quyết định luyện Môn Khôông là quyết định của quyết tử quân : Bất thành bất phục hồi, nếu không, môn sinh phải chịu phản ứng ngược, nhẹ thì đâm ra u u mê mê, nặng thì trở thành Phí-pọp (ma lai) !
Còn một loại ngải gồng có tên là Sa Bou Lượt (xà phòng máu) tức loại ngải dùng máu người đánh thành bánh, thành miếng như miếng xà phòng. Khi hữu sự, chẳng hạn ở chiến trường, người giữ Sa Bou Lượt chỉ việc bẻ một miếng nhỏ, nuốt vô bụng thì sẽ không còn sợ bom đạn nữa !
Có một giai thoại về Môn Khôông kể rằng:
''Một người Lào tên Khăm kết bạn tâm giao với một người Việt tên Đức. Ngày nọ, Khăm đang ngồi mài và lau chùi con dao săn cưng quí của anh thì Đức tới chơi, ngồi xuống bên cạnh coi bạn làm việc. Vốn tính tinh nghịch, Khăm đưa dao lên chỉa thẳng vào người Đức. Đức hoảng hồn đưa hai tay lên trời, kêu lên:
- Không ! Không ! Không !
Khăm lại hiểu thành '' Khôông ! Khôông ! Khôông ! '', mật chú để tác động phép gồng, nên chắc mẩm ông bạn hiền muốn thử, không nói không rằng Khăm lụi nhẹ con dao quí vào ngực Đức, chẳng may con dao bén quá, lọt lút cán ! Đức chết ngay tại chỗ. Khăm rú lên khóc, lẩm bẩm:
- Rõ ràng nó nói: Khôông, khôông, khôông kia mà ! ''


Phít Sa Lịc (bùa tránh đạn) là loại bùa được các tướng lãnh Lào ngoài trận mạc sử dụng nhiềụ Phít Sa Lịc có thật sự có hiệu nghiệm hay không, thú thật người viết chỉ được nghe nói tới nhiều chứ chưa từng chứng kiến. Dư luận đồn vài tướng tá người Lào có giữ Phít Sa Lịc như quí ông Nouane D., Luoane D., Kong L. ...

Môn Hái Tùa (bùa tàng hình) còn có tên là Lục Loọt, người Việt gọi là Thiên Linh Cáị Đây là loại bùa mà sự tạo tác đòi hỏi nhiều quyết tâm và dã tánh đến mức phi nhân. Lục Loọt có nghĩa là thai nhị Khi người vợ đang có mang một hai tháng, người chồng có chủ ý muốn luyện Lục Lọot sẽ xin vợ đứa con còn là thai nhi trong bụng vợ. Nếu người vợ đồng ý hoặc vô tình đồng ý, ông ta sẽ dùng mọi cách để lấy thai nhi ra, đôi khi phải hy sinh cả mạng vợ, trường hợp nầy theo truyền thuyết thai nhi phải được lấy ra trước khi người mẹ tắt thở.

Được thai nhi rồi người cha đem hơ nó trên lửa cho khô và teo lại đủ để bỏ vào trong một cái lọt (ống) và đeo vào người, khi hữu sự thai nhi sẽ bảo vệ cha bằng cách làm cho cha tàng hình được !
Dĩ nhiên khi dùng con ruột của mình để làm bùa tàng hình người cha phải giữ nhiều giới cấm, chẳng hạn trong mọi trường hợp không được cưới vợ khác và vĩnh viễn ưu tiên thương quí, cưng chiều thai nhi nhất trong gia đình, vì hồn thai nhi luôn luôn ở bên cạnh cha.
Ở Lào hẳn ai cũng từng nghe qua giai thoại về ông hoàng Boun Oum Nachampassak, vua vương triều Champassak, Nam Lào, trước 02/12/1975. Giai thoại kể rằng, dưới thời Pháp thuộc, ông Boun Oum liên minh với Pháp chống Phát Xít Nhật và trong một cuộc bố ráp, hiến binh Nhật bao vây và muốn bắt sống ông Boun Oum, thế nhưng bỗng dưng ông biến mất, an toàn trở về bản doanh kháng chiến. Người ta bảo ông Boun Oum có bùa Lục Loọt.

Môn Suột Nảm là bùa lặn dưới nước mà không cần thở. Có hai giai thoại về loại bùa nầy:
1. Ông Conti là một thú y người Pháp, thời thực dân ông có mở phòng thí nghiệm chế thuốc trị bệnh dịch tả bò tại bản Chinamô, cách thủ đô Vientiane độ 6 cây số miệt thượng lưu sông Cửu Long. Một sáng nọ, ông Conti đã lặn từ bản Kao Liểu, cách Vientiane 9 cây số hướng hạ lưu sông Cửu Long, và chỉ trồi lên khi đến Chinamô !
2. Ông hoàng Phetsarath là anh cùng cha khác mẹ của hai hoàng thân nổi tiếng trên thế giới một thời là ông Souvanna Phouma, cựu thủ tướng Vương Quốc Lào trước 02/12/1975 và ông Souphanouvong, cựu chủ tịch nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào sau 02/12/1975. Thời làm phó vương triều Vientiane, dinh thự của ông hoàng Phetsarath tọa lạc ven sông Cửu Long. Mỗi sáng tinh sương ông có thú ra tắm sông, dưới sự bảo vệ của đội hộ vệ. Sáng nào ông muốn hoàn toàn tự do, ông lặn hàng nửa ngày dưới nước mà không cần trồi lên lấy hơi có lẽ đã quen gặp trường hợp nầy và hơn nữa hẳn đã được dặn trước nên đội hộ vệ cứ '' xừ xừ '' (thản nhiên) ngồi ... đánh bài chờ !

“Thiên hành” đã đọc truyện Thủy Hử của Thi Nại Am hẳn bạn chưa quên Thiên Hành Thái Bảo Đái Tôn, nhân vật có tài đi một ngày ngàn dặm nhờ vào đôi giáp mã đeo hai bên đùi và mấy câu thần chú ? Nhớ hay quên, tích nầy cũng đã trải qua hơn ngàn năm, từ thời Nam Tống bên Tàụ.
Bên Lào có giai thoại ''thiên hành'' tương tự nhưng cận đại và nhân vật chính bằng xương bằng thịt là đại sư Lắc Khăm. Giai thoại kể:
Bấy giờ thế giới chưa có máy bay phản lực và Lào chưa có phi trường. Một sáng nọ, lúc bảy giờ, từ Vientiane đại sư Lắc Khăm đi dự một buổi Bin-tha-bạt (khất thực) tận Bangkok rồi quay trở lại Vientiane để kịp dự một buổi Chẹc-hán (bữa cơm sáng giữa các chư tăng) vào lúc 9 giờ sáng cùng hôm đó. Vị chi đại sư đã khứ-hồi trên 1.300 cây số trong 2 giờ đồng hồ. Đại sư chạy hay bay ? Bí mật quốc gia !

PHÁI CHÀ KHA
xuất xứ từ Ấn Độ và đã truyền vào Thái Lan nhiều năm rồi, phái này thờ Thần Rắn còn gọi là Naga (cho nên những nét Bùa của Chà Kha uốn lượn như rắn). Căn bản cho người luyện Phép Chà Kha thì phải hội đủ 5 bài Kinh Chú, bao gồm: Kinh Tam Giáo, Thỉnh Tổ, Chú Hội Phép, Chú gọi Âm Binh, Kinh Cầu Nguyện, và cộng thêm10 chử Buà của 10 Vị Tổ trong bài Thỉnh Tổ (cho Thầy mỗi đêm luyện và uống). Buà Phép của Chà Kha rất nhạy bén và công dụng sài cho trăm việc như: thư ếm, chửa bệnh, trục tà, lên đài đấu, sên dầu thơm ăn nói, buà chú thương, gồng, .v.v.

PHÁI HỜI
Còn gọi là Bùa Chàm (Chăm) , xứ Lâm Ấp , Chiêm Thành xưa , khác với Bùa Chà (Hồi Giáo , Châu Giang ) .
Bùa Hời rất dễ luyện và xài , khi nhập môn chỉ cần cúng Tổ xị rượu , bó nhang , đèn cầy , 2 hột vịt , mấy điếu thuốc rê là được ! Chỉ cần 3 ngày đầu ngồi luyện cầu Tổ ngay ngắn mà thôi , sau đó vừa nằm vừa ca như ca Vọng Cổ vẫn linh như thường , phái này đặc biết có Môn Gội đổi số và ếm , thư Gò Mối . ếm Mã bắt linh hồn là tuyệt chiêu nhứt !

Những đệ tử tu theo phái này cũng thường xuyên thấy Tổ , Thầy về dạy trong mơ , TDT xin giới thiệu mấy bài Thỉnh Tổ Môn Hời này đến Quí Vị đồng Đạo xem chơi , ai có duyên thì sau này sẻ đạt được Huyền Linh xứ Đồ Bàn xưa cũng không chừng !
Môn Hời này Tiếng Kinh Chú làm chánh , chử Bùa cũng có nhiều nhưng không quan trọng bằng lời Chú , và Phái này Bùa cũng tương đối đơn giản , ít nét hơn các Môn khác . Khi có đệ tử nào đến chơi TDT sẻ nhờ họ đăng vài loại Bùa Hời lên để quí vị xem chơi .
Ai học Phép Hời thuộc đủ 3 bài này coi như đã được căn bản khai cuộc vậy .

Bài Tổng hợp của LHBT trên TGVH
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm