Một trong số những nghề mà người Việt học được từ “văn minh Trung Hoa” là nghề làm thầy phù thủy. Nghề này ở Trung Quốc rất phát triển, cao tay nhất là ông Cao Biền có thể chuyển được quả núi từ đông sang tây. Phép thuật của họ thường là những bùa ngải và những câu thần chú “úm ba la”.
Thuở nhỏ, ngồi trong lòng bà nội, tôi được nghe kể nhiều chuyện về thầy phù thủy Tàu trong đó có chuyện nước Nam mình nhiều vàng bạc lắm nhưng vì người Nam thật thà nên bị người Tàu lừa gạt cướp đoạt hết. Họ cướp được nhiều đến nỗi không đủ xe cộ để chuyên chở về nước họ. Thế là họ phải nhờ thầy phù thủy (tất nhiên là phù thủy Tàu) tìm chỗ đất hiểm, đào hầm bí mật chôn dấu vàng bạc của cải để sau này có dịp đến lấy. Họ còn tìm mua (hoặc bắt cóc) các bé gái người Việt, cho ngậm sâm, chôn sống dưới các hầm đó để làm thần giữ của.
Tương truyền rằng có nhà nọ bán đứa con gái út 8 tuổi cho người Tàu. Do biết trước âm mưu của người Tàu mua bé làm thần giữ của nên khi chia tay người mẹ đưa cho con gái một túi hạt vừng (hạt mè) và dặn dò đi đến đâu thì nhớ rắc hạt vừng xuống vệ đường. Vì cô bé được người Tàu cho ngậm sâm nên có thể sống được 100 ngày dưới hầm sâu. Sau đó người cha đã lần theo lối có những cây vừng mới mọc mà đi tìm cứu được đứa con về, lại lấy được kho vàng đem chia cho dân làng.
Đấy là chuyện ngày xửa ngày xưa. Còn cách đây mấy chục năm thì có chuyện đến xây dựng nhà máy điện Ninh Bình. Địa điểm mà nhà nước ta lựa chọn để xây dựng là một nơi đất bằng phẳng thì phía Trung Quốc không chịu. Họ bảo phải xây nhà máy sát chân núi đá vôi. Hóa ra chỗ núi ấy theo bản đồ của họ là nơi trước đây người Trung Quốc chôn giấu vàng. Trong khi xây dựng nhà máy họ đã đào được kho vàng ấy. Họ bí mật đưa vàng về nước nhưng không may cho họ, trên đường đi bị công an, thuế vụ, quản lý thị trường của ta chặn lại kiểm tra, tịch thu bằng hết. Chuyện này nghe nhiều người kể, chẳng biết thực hư thế nào?
Hai mẩu chuyện kể trên, một của thời cổ tích và một của thời hiện đại. Rất có thể đó là những hư cấu. Nhưng theo tôi những hư cấu ấy bắt nguồn từ sự thật. Đó là sự thật người Tàu đã cướp bóc dân ta như Nguyễn Trãi đã lên án trong Bình Ngô đại cáo: “Trúc Nam Sơn không ghi hết tội/ Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.
Việc người Tàu đến Việt Nam cướp bóc, lừa đảo đã đi vào chuyện dân gian như thế, những người dân ít được học hành như bà nội tôi cũng còn biết. Nó chứng tỏ việc đó đã xảy ra rất phổ biến và lâu dài trong lịch sử nước ta. Nó tạo nên tâm lý cảnh giác với người Tàu của nhân dân ta.
Đó chính là một ngôi chùa ở Xứ Đoài. Ngôi chùa này đứng ngay trên lối vào cổ ấp Đường Lâm. Dân tôi gọi là Chùa Ón, hoặc cẩn thận hơn thì gọi là chùa Ón Vật.
Chùa này có từ bao giờ không ai biết. Trong chùa cũng chẳng có tượng pháp, mà chỉ có bát hương để trên một bệ gạch hoang tàn lạnh lẽo quanh năm. Tất nhiên chùa không có sư. Trong chùa cũng chẳng có một hàng câu đối hoành phi gì; chỉ thấy trên câu đầu là có chữ Nho. Đôi câu đầu ấy, một bên là “Nguyên Hanh Lợi Trinh” lối triện; bên kia là năm tháng dựng cột bắc nóc, với cái năm can chi rất chung chung, khiến ta không thể xác định được niên đại chắc chắn.
Chùa này, các cụ già trong làng chẳng còn biết tên chữ của nó mà chỉ gọi là chùa Ón. Cách đây khoảng trên 10 năm, tôi có may mắn được vào thăm hậu cung đình Mông Phụ, thấy có một quả chuông đồng. Đó chính là quả chuông của Ôn Hoà tự. Àh, Thì ra chùa Ón là tên Nôm của Ôn Hoà tự.
Chùa này có mảnh sân vuông vắn đằng trước mặt. Thảm cỏ xanh rờn này, mỗi năm lại một lần bị giày xéo vào dịp đầu tháng Ba ta. Khi ấy ở đây mở một sới vật làm nơi tranh thư hùng của các đô khắp tỉnh Đoài. (Đấy là ngày xưa thôi, chứ bây giờ ai người ta vật nhau trên cỏ ấy nữa).
Các cụ già trong làng kể rằng: Chùa này vốn là nơi Tàu để của. Các cụ ấy lại được các cụ trước truyền lại rằng mấy ông khách để của có lời nguyền rằng ai giết đủ 99 đàn bà chửa đem làm lễ vật dâng thần thì sẽ lấy được vàng bạc châu báu mang đi.
Nhưng rồi có ai dám làm việc đó, dù chỉ là giết 1 thai phụ. Ấy thế nhưng, mấy chú khách thì đã lấy được hết đống của cải ấy đi, mà không thèm lấy một giọt nước mắt nào của dân làng sở tại.
Các cụ kể lại, vào một năm nọ, có một đoàn các chú Khách (người Tàu) về thăm làng Mông Phụ. Họ ăn ở trong các nhà trong làng, nói rằng cha ông họ đã từng đến đây và rất yêu phong thủy nơi này. Được ít bữa, trong đêm, họ kéo nhau ra cánh đồng nơi có Chùa Ón, lập một đàn tế. Đàn tràng được che bằng tấm dù ngũ sắc, dựng trên 7 cái cột sơn màu sắc khác nhau (hôm sau các cụ còn thấy tại hiện trường). Nửa đêm bắt đầu tế mà dân làng không ai biết.
Sáng hôm sau, khi dân làng đi làm đồng qua chùa Ón thì thấy ngổn ngang mọi thứ. Vuông đất trước chùa đã bị đào bới lung tung cả. Trong đống đất đá lộn xộn đó, người ta thấy có cái bàn gỗ nhỏ trên có chiếc đĩa sứ Giang Tây màu lam ngọc. Trên đĩa có 99 cái đòng đòng lúa.
Những nguời Khách đó không quay lại làng nữa, mà cũng không có lời chào từ biệt trước đó.
Chùm ảnh Chùa Ón của Họa sĩ Bùi Hoài Mai
0 comments:
Post a Comment