NGŨ HÀNH CHẾ HÓA
Theo các vị đã đi sâu vào khoa Tử-Vi Đẩu số, thì sự Sinh, Khắc, Chế, Hóa trong Ngũ Hành rất cần thiết trong khoa Tử-Vi và bói toán. Về lý thuyết căn bản thì các sách cũng như trên các diễn đàn đã nêu ra qúa nhiều, nay tôi chỉ đi vào một số khía cạnh về Ngũ hành chế hóa.
Ví dụ hai hành khắc nhau như Thủy khắc Hỏa mà lại tốt như Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời) với Quý Hợi là Đại Hải Thủy (Nước biển lớn). Vì lửa trên trời tức là mặt trời chiếu xuống biển cả, thì phát ra muôn ngàn hào quang rực rỡ.
1- Kim
Trong cát, giáo gươm hai thứ Kim
Nếu nằm trên Chấn ắt tương xâm
Kim còn bốn thứ đều sợ Hỏa
Gươm cát vắng Hỏa chẳng thành hình
Ất Mùi là Sa Trung Kim (kim khí trong cát)
Quý Dậu là Kiếm Phong Kim (kim khí của gươm giáo)
Cả hai đều không nên gặp Mộc, vì cây không sống được, nếu trồng trên đất có chất kim khí và cây mà gặp gươm giáo sẽ bị chặt gãy. Nhưng hai thứ Kim đó mà gặp Hỏa lại tốt, có lửa mới rèn thành gươm giáo, có lửa thì chất Kim vùi trong cát (vàng cốm) mới trở thành nén vàng qúy giá. Còn các thứ Kim khác đều sợ Hỏa (khắc).
2- Thủy
Thuỷ ở sông Ngân cùng biển cả
Cả hai chẳng sợ Thổ địch cừu
Ngoài còn mấy thứ đều kỵ Thổ
Một đời cơm áo thật khó cầu …
Đinh Mùi là Thiên Hà Thủy (nước sông Ngân Hà) và Quý Hợi là Đại Hải Thủy (nước biển cả) không sợ Thổ vì nước sông Ngân Hà trên trời cách xa với mặt đất và đất thì không hút nổi hết nước của biển cả. Còn Thổ khắc tất cả các thứ Thủy khác.
3- Mộc
Mộc Tằm dâu, liễu dương, tùng bách
Thạch lựu, rừng sâu đều kỵ Kim
Duy chỉ cây trồng đồng bằng Mộc
Thiếu Kim sao được mọc lên cao ?
Các thứ mộc như Quý Sửu là Tang Đố Mộc (gỗ cây tằm dâu), Quý Mùi là Dương Liễu Mộc (gỗ cây dương liễu), Tân Mão là Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng bách), Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây lựu), Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng lớn) đều sợ Kim. Đất mà có chất Kim khí thì cây sẽ chết, nếu gặp rìu búa, cây sẽ bị đốn gãy.
Duy chỉ các cây trồng ở đồng bằng như ngũ cốc, cây có trái, cây cảnh. Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc) thì lại cần phải có đồ kim khí như cầy, cuốc, kéo, liềm .. để cầy, vun sới, tỉa xén, thì nó mọc tốt và cây cảnh mới đẹp đuợc.
4- Hỏa
Đèn lồng, lò lửa, cùng đỉnh núi
Thấy Thủy, cả ba đều chẳng hay
Lại còn ba thứ chẳng kiêng Thủy
No Ấm một đời, giầu lại sang
Ất Tỵ là Phú Đăng Hỏa (lửa đèn lồng); Đinh Mão là Lò Trung Hỏa (lửa trong lò); Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa (lửa đỉnh núi) ba thứ đó kỵ Thủy, gặp Thủy là tắt liền.
Nhưng ba thứ khác là : Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa (lửa chân núi); Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét); Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) gặp Thủy, không bị ảnh hưởng gì hại mà lại còn tốt vì hợp với tình thế.
5- Thổ
Thành lũy, mái nhà cùng trên vách
Ba Thổ đều sợ Mộc đâm xoi
Ngoài còn ba thứ chẳng sợ Mộc
Một đời thanh qúy, bước lên mây
Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ (đất trên thành lũy); Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ (đất trên mái nhà); Tân Sửu là Bích Thượng Thổ (đất trên vách nhà). Ba thứ đất này đều sợ Mộc (Mộc khắc Thổ) vì nếu cây mà mọc trên các thứ đất đó, rễ sẽ đâm xuyên làm cho đất lở và nứt ra.
Còn ba thứ Thổ khác mà gặp Mộc lại tốt như :
– Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ (đất cạnh đường) cần có cây cối mọc bên đường cho rợp, mát
– Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ (đất ở nền nhà, trạm hay cầu, quán ..) cũng cần có cây mọc để cho trạm hay cầu
quán được đẹp mắt và mát mẻ.
– Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ (đất trong cát) đất trong bãi cát rất tốt cho các việc trồng ngô, hoặc trên bãi sa mạc mà có cây mọc thì còn gì qúy bằng.
Theo lyso.vn
0 comments:
Post a Comment