Muôn Ma Hời sờ soạn dắt nhau đi

Leave a Comment

Miền trung nơi mà xưa kia là thủ đô của người Chăm pa rải dài từ Đà Nẵng cho đến Bình thuận. Chả biết vô tình hay hữu ý mà bây giờ dự báo thời tiết trên VTV luôn gộp lại 1 dải từ Đà Nẵng đến Bình Thuận như vố tình nhắc lại 1 thời vang bóng của 1 vương quốc mà vết tích để lại không phải là nhỏ. Những tháp Chàm lững lững chỉ vào trời xanh tồn tại qua bao cuộc bể dâu của đât nước và ghi dấu ấn vào nền văn hóa nhận loại qua chứng chỉ UNESCO như là bằng chứng công nhận 1 nền văn minh rực rỡ của Châu Á bị biến mất
Huyền lực của 1 nền văn hóa bị biến mất vẫn tồn tại trong dân gian qua những truyền thuyết, huyền thoại và thậm chí ghi dấu ấn phi vật thể lên rất nhiều thứ theo thời gian. Ví như bút danh Chế Lan Viên của nhà thơ Phan Ngọc Hoan được hình thành qua những cảm nhận hoài niệm về 1 nền văn hóa Chăm Pa tại Bình Định. Có lẽ Chế Lan Viên đã ngoại cảm được huyền lực Chăm Pa đến nỗi ông lấy bút danh họ Chế ( Tưởng nhớ về  Chế Bồng Nga, hay Che Bonguar, (tên thật là Po Binasor hay Po Bhinethuor) là niên hiệu của vị vua thuộc vương triều thứ 12 của nhà nước Chiêm Thành. Trong thời kỳ ông cầm quyền, nhà nước Chiêm Thành rất hùng mạnh, từng đem quân nhiều lần xâm phạm Đại Việt của nhà Trần. Không rõ ngày tháng năm sinh cũng như ngày tháng mất của ông, chỉ biết rằng ông bị giết năm 1390 khi đang đem quân tấn công Thăng Long lần thứ 4.) và viết những vần thơ ngoại cảm :
 
Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn,
Muôn Ma Hời sờ soạn dắt nhau đi.
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn,
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ quy.

 
Tôi vốn dĩ là người miền trung, sống cạnh những tháp Chàm. Tôi cũng bị ám ảnh rất nhiều từ câu thơ
Muôn ma Hời sờ soạn dắt nhau đi
Vậy ma Hời là ma gì, xin trích tư liệu nghiên cứu của Nguyễn Trọng:
Ma Hời là hồn ma của ai?
Trước khi tìm hiểu về Ma Hời mà rất ít sử liệu đề cập tới, chúng tôi muốn nói về từ ngữ Hời bởi đâu mà ra. Theo ông Nguyễn văn Huy, một nhà nghiên cứu công phu về Chiêm Thành thì từ ngữ Hời xuất phát từ ngôn ngữ Chàm: “Danh xưng Hời rất ít được nhắc đến, người ta chỉ thấy chữ này xuất hiện một vài lần trong tập thơ Điêu Tàn năm 1937, của Chế Lan Viên. Hời là cách đọc trại đi từ chữ Hroi (H’roi hay Ho Roi), tên của một bộ lạc sơn cước sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ( Chế Lan Viên sinh quán tại Bình Định). Người Hời thực ra cũng là người Champa, vì trước kia là thần dân của vương quốc Chiêm Thành di cư đi tận lên Tây Nguyên tránh loạn rồi định cư luôn ở đấy, họ vẫn còn giữ ngôn ngữ và một số phong tục tập quán của người Chàm đồng bằng trong những sinh hoạt thường nhật”.
Trong cuốn “Linh Địa Trà Kiệu”, ông Lê Công Đắc, sinh quán tại đây, đã viết nhiều về Ma Hời và Thành Hời. Ma Hời ở đây, như đã nói ở trên, là Ma Chàm. Còn Thành Hời tức là thành Trà Kiệu, tiếng Chàm là Sinhapura, đế đô của vương quốc Chàm trong nhiều thế kỷ, cho đến giữa thế kỷ VIII thì dời về Ninh Thuận, rồi Quảng Nam, và sau cùng là Trà Bàn Vijaya ở Bình Định. Trà Bàn là nói toàn vùng tỉnh Bình Định ngày nay, còn Đồ Bàn là kinh đô, nói theo tài liệu của một vài nhà khảo cổ ngoại quốc.
 
Năm 1471, kinh đô Đồ Bàn bị thất bại và tàn phá khi vua Lê Thánh Tôn đem quân chinh phạt Chiêm Thành, theo bài của ông Nguyễn Đức Hiệp ngày 4/12/04 phổ biến trên Internet. Theo ông này thì nhà vua đã dùng chính sách phá huỷ văn hóa để tiêu diệt dân tộc Chiêm Thành và năng lực tinh thần nước Chàm: đền đài, cung điện, tháp, bia ký, tư liệu phản ảnh đặc trưng của văn hoá Chàm đều bị phá huỷ, quân nhân và nghệ nhân bị tàn sát hay bị bắt đi. Có tài liệu khác lại nói rằng vua Lê Thánh Tông đã đem một đoàn thuyền và lục quân hùng mạnh đánh Vijaya. Sau khi chiếm được, nhà vua Lê Thánh Tông ra lệnh phá huỷ thành Đồ Bàn, giết hơn bốn chục ngàn quân Chàm và bắt đưa về Thăng Long hơn ba chục ngàn tù binh, trong đó có nhiều cung nữ biết ca hát và nhảy múa. Thời điểm này chưa phải là ngày vương quốc Chiêm Thành bị tiêu diệt hoàn toàn, biến mất trên lãnh thổ duyên hải miền Trung. Những cuộc nổi dậy và đánh phá lẻ tẻ của vương quốc Chàm bị thu hẹp còn kéo dài cho mãi tới năm 1692 thì Chúa Nguyễn đã đại thắng, đổi tên nước Chiêm Thành là Trấn Thuận Thành, gồm có Phan Rang, Phố Hải và Phan Rí. Trấn ngày xưa rộng như một tỉnh bây giờ.
...

Người viết sẽ có bài nói về ảnh hưởng nhạc Chiêm Thành đối với các điệu Nam Ai, Nam Bình của xứ Huế. Mảnh đất sông Hương núi Ngự này, đổi bằng giá của mối tình Huyền Trân Công chúa và Trần Khắc Chung, lúc nào cũng u buồn lai láng, như tiếng cầu kinh của nàng công chúa góa chồng, ngày đêm niệm Phật, mong cho chóng đến ngày thoát khỏi cõi đời trần tục tái ngộ cùng người yêu trong mộng...
Còn chuyện Ma Hời và Thành Hời thì sao? Người viết có phỏng vấn một vài đồng bào lớn tuổi gốc Trà Kiệu định cư ở Hoa Kỳ thì họ đều nói rằng chuyện Ma Hời đã được các cụ ngày xưa kể lại nghe như một chuyện cổ tích. Còn chính họ chưa bao giờ gặp Ma Hời hay bị Ma Hời quấy phá hay đe dọa. Nhưng theo tác giả cuốn Linh Địa Trà Kiệu, chuyện về Ma Hời có thật và xem ra ghê gớm, rùng rợn lắm!
Ma Hời là những hồn người Chiêm Thành hiện về để nhìn lại thành xưa lối cũ, nhìn lại những cung điện và tháp cao do họ và tổ tiên của họ xây cất, để lại muôn đời về sau. Những tháp này được xây bằng đất nung, không phải bằng đá cho nên không kiên cố và tồn tại lâu dài với thời gian và qua bao nhiêu cuộc chiến tương tàn, đẫm máu.

Xung quang làng tôi sinh sống không những có hệ thống Tháp Chàm mà còn có rất nhiều mộ Chàm. Hình dáng các ngôi mô này là giống như cái mai rù lù lù 1 đống đen sì vì rong rêu qua thời gian. Kích thước khung của mộ bề ngang khoảng 2m, bề dài khoảng 3,5m, bề cao khoảng 0,8m được làm bằng hợp chất Ô dước. Hợp chất này hiện tại dân làng tôi có biết công thức của nó đó là hỗn hợp của Vôi, Mật mía đường và các loại lá cây giã nát pha trộn vào. Trong đó lá cây chành rành là chủ yếu.
Dù trải qua hàng trăm năm nhưng các mộ này kg hề sứt mẻ theo thời gian chỉ có rêu phong làm cho nó đen sì sì thôi và rất cứng, cứng như là đá. Vào khoảng những năm thập kỷ 80 thế kỷ trước lúc mà người dân đói khổ quá chứ trước đó không ai dám rờ vào các mộ này. Vì đói người ta sẵn sàng đục đá phá rừng để kiếm miếng ăn thì kiêng nể chi những cái mộ Chàm vô chủ mà lại nghe lời đồn đãi có vàng. Thế là đám thanh niên chúng tôi tụ tập lại và bàn bạc ra quyết định đào các mộ ấy tìm vàng. Tại sao chỉ có thanh niên, vì chỉ có chúng tôi mới ngông cuồng, phiêu lưu máu nóng và vô đạo đức tức thời chứ người già thì lúc nào cũng nghiêng mình kính cẩn trước Tháp và Mộ Chàm vì những gì họ đã chứng kiến là quá đủ để họ sợ 1 huyền lực từ nền Văn minh biến mất này. Rải rác quanh làng chúng tôi có khoảng vài chục ngôi mộ Chàm. Sau 1 thời gian bàn bạc kín và chuẩn bị sẵn đồ nghề cuốc xẻng búa đục…Và chúng tôi quyết định ra tay. Lịch trình hoạch đình  rõ ràng, chỉ hàng động buổi tối có trăng vì ban ngày sợ các bô lão ra ngăn cản, đào buổi tối và khi kết thúc 1 buổi đào thì lấp trả lại và ngụy trang y như cũ như chưa có gì xảy ra. 

Ngôi mộ thứ nhất: 2 cái chết rụng rời

Theo lịch trình được phân công thì buổi chiều hôm ấy 3 cậu đươc phân công đi tiền trạm, tập kết dụng cụ đào, điều nghiên hình dáng để đào như thế nào và sẽ ngụy trang như thế nào. Ra tới nơi thì quái lạ, cái mộ ấy chần dần bao lâu nay trẻ chăn bò trèo lên trèo xuống thậm chí chơi cầu tuột mà có thấy gì đâu. Mà bây giờ bỗng nhiên lại thấy 1 cặp rắn đen sì to bằng cổ chân đầu có mồng lòng vòng quanh mộ. Thời ấy không có phong trào bắt rắn nhậu như bây giờ nên trong nhóm có 2 cậu lấy cây quơ quào chọi đất đá hù dọa cho cặp rắn bỏ đi. Cậu còn lại vì dát nên đứng cách xa. Cặp rắn rồi cũng bỏ đi và mọi thứ cũng chuẩn bị xong. Tất cả cùng về nhà cơm nước và chuẩn bị cho 1 buổi tối đào trộm mộ. Nhóm chúng tôi khoảng 10 người, mạnh thằng nào thằng ấy cơm tối xong và tụ họp lại theo 1 địa điểm hẹn trước với lòng háo hức vừa phiêu lieu vừa cảm giác mạnh của kẻ trộm, cảm giác sợ sệt về những huyền bí mộ Chàm…Nhưng chờ mãi chẳng thấy 2 thằng lúc chiều đi tiền trạm ra điểm hẹn. Quá lâu, quá trễ chúng tôi cho người về nhà hắn tìm. Vô tới sân nhà nhà thì vẫn thấy nhà bình thường mọi người đang tụ tập giữa sân nhà dưới ánh trăng sau bữa cơm tối cười đùa vui vẻ sau 1 ngày làm đồng cực nhọc.
Dạ, Bác ơi cho con tìm thằng A ạ, nó có nhà kg Bác
Ờ nó nằm trong nhà nè con
Nó ngủ hả Bác, sao mà ngủ sớm thế
Ừ, hông biết nó làm sao, chiều về lúc dọn cơm ra thì nó kêu mệt không muốn ăn và đi nằm trước. Chắc nó mệt muốn ngủ đó con, vào mà kêu nó dậy

Ở quê, người ta không có tài sản gì quí giá nên người trong làng có thể ra vổ nhà bất kỳ ai đó 1 cách thoải mài mà không sợ mất mát hay gán ghép tội trộm cắp gì.

Thế là cái chết của 2 cậu đuổi rắn giống như nhau, cùng 1 thời điểm. Và bí mật chỉ có nhóm thanh niên chúng tôi biết…
Rụng rời tất cả. Và kế hoạch đào mộ được hoãn vô thời hạn cho đến 1 ngày….

Khám phá thung lũng huyền thoại
Núi Chúa, ngọn núi được xem là kỳ bí nhất Quảng Nam, đang lưu giữ những câu chuyện hoang đường trong tâm trí người dân vùng tây Quế Sơn và thượng nguồn sông Thu Bồn. Những dấu tích văn hóa độc đáo khu vực này đã từng manh nha trong một tour leo núi mạo hiểm của những du khách quốc tế…

Có thể xem núi Chúa là một ngọn núi kỳ bí nhất của vùng đất Quảng Nam. Theo tín ngưỡng của người Chăm xưa, núi Chúa hay còn gọi Hòn Đền (Kasula) là đỉnh núi thiêng tượng trưng cho đấng tối cao Shiva- vị thần sáng tạo và hủy diệt. Sông Thu Bồn là sông Mẹ Ganga tượng trưng cho sông thiêng gắn liền với tín ngưỡng của những nền văn minh lúa nước.

Âm dương giao hòa, cảnh sắc gợi mở cho những liên tưởng độc đáo chung quanh đời sống của con người ở xứ sở này. Những ngày nắng đẹp, từ dưới thung lũng Mỹ Sơn, nơi có khu đền tháp lộng lẫy được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nhìn lên dỉnh trông như một chiếc mỏ của chim đại bàng khắc họa khắc họa vào trời xanh uy nghi hoành tráng. Nhưng lạ lùng thay, từ thung lũng Tây Viên bên kia núi Chúa thuộc vùng  Trung Lộc của huyện Quế Sơn nhìn lên, đỉnh núi Chúa tròn đều đặn như một bầu sữa mẹ. Một ngọn núi, đứng ở những góc nhìn khác nhau sẽ có những dáng vẻ khác nhau như các góc cạnh phức tạp trong tính cách và đời sống tâm hồn của con người đất này.

Thuở thiếu thời chăn trâu cắt cỏ ban đêm trong thung lũng sau ngọn  Hòn Đền, thỉnh thoảng chàng mục đồng bắt gặp những ánh sao băng không phải màu xanh ánh chớp mà là màu máu xẹt từ đỉnh núi này đến đỉnh núi Cà Tang. Người lớn trong làng thường cấm trẻ con “quở” đến ánh lửa này. Trong tâm tưởng của họ, đó là lúc ông Ông đi thăm bà. Núi Ông chính là núi Chúa, núi Bà là núi Cà Tang nằm cách nhau chừng 10 cây số theo đường chim bay ở hai hướng Đông- Tây nối nhau tạo thành thung lũng Trung Lộc.

Một vùng đất nhỏ nhưng có số phận kỳ lạ nhất trong lịch sử xứ Quảng Nam đã từng được khâm sứ Jean Baille nhắc đến trong cuốn sách Souvenir d’ Annam từ cuối thế kỷ XIX gắn liền với những người anh hùng thảo dã đứng lên chống Pháp trong phong trào Nghĩa Hội. Trí tưởng tượng của con người sống trong thung lũng huyền bí này quả là phong phú khi dựng lên câu chuyện tình yêu thiêng liêng giữa hai …ngọn núi trong những đêm trời quang mây tạnh, hay xuân thu nhị kỳ có nắng đẹp mây lành tình tứ.

Người làng Tây Viên bên kia núi Chúa còn gọi tên ngọn núi này là núi Aán. Đây không phải là một câu chuyện huyền thoại hay hoang đường  bởi yếu tố thật, đáng tin cậy mà các nhà nghiến cứu hoặc điền dã hay thám hiểm (rất ít ở Việt Nam) phải lưu tâm. Những người thợ rừng lâu năm cả quyết rằng đã tận mắt nhìn thấy trên một vách đá dựng đứng, cao 30 mét ở gần đỉnh núi Chúa có một dấu ấn son đỏ chót hình tròn ở giữa là hình vuông tồn tại từ bao đời nay trước nắng dội mưa dầm. Không biết bằng cách nào, người xưa, ai đó đã khắc biểu tượng Âm- Dương, linga-yoni được cách điệu vào vách đá dựng ngược đến mức con người không thể dùng phương tiện nào trèo lên được. Một vòng tròn bên ngoài bao bọc một hình vuông cũng chính là biểu tượng của tổ chức UNESCO hiện nay!

Dưới chân núi Chúa, cuối làng Tây Viên có hai vũng nước nóng quanh năm sôi sùng sục, tương truyền gọi là vũng Ông và vũng Bà. Vũng Ông nhỏ nhưng sôi nhiều hơn vũng Bà rộng và nhiệt độ thấp hơn chút ít. Tây Viên nay thuộc xã Quế Lộc huyện Quế Sơn là đại bản doanh của căn cứ Tân Tỉnh của Nguyễn Duy Hiệu lập nên thời chống Pháp với ý chí “thay trời hành đạo” nhưng mưu sự bất thành. Đó cũng chính là quê hương của cụ Nguyễn Đình Hiến trong “tam hùng” của xứ Quảng. Nằm sau lưng Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, thung lũng huyền thoại này có thể là hậu cứ của vương quốc Chămpa trước kia với nhiều dấu tích còn lại như những ngôi mộ cổ bằng đá bên triền núi Cà Tang cùng một vài ngôi tháp nhỏ đã đổ nát và hoang phế. Những năm 40 của thế kỷ trước, trung niên thi sĩ Bùi Giáng trốn đời lên ngụ ở đất này để làm chàng Tô Vũ chăn dê.

Nếu các bạn muốn một lần thử làm Tô Vũ ở nơi “ đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi” thơ mộng và huyền hoặc này thì có thể vượt con đường độc đạo qua đèo Le hoặc xuống thuyền từ phố cổ Hội An để lên mạn ngược Thu Bồn. Tuy nhiên, leo núi Hòn Đền đầy mạo hiểm và hấp dẫn để đến đấy thật thú vị hơn! Khách du lịch Việt Nam chưa ai hề có ý tưởng đấy trong khi nhóm đua thuyền buồm quốc tế đến Việt Nam đã từng có ý định thực hiện hồi tháng 7-2005 vừa qua. Tuy nhiên, giờ cuối, có sự trục trặc gì đó về thời gian nên tour vượt Hòn Đền phải hoãn lại.
Sau khi cái chết của 2 người bạn đã làm cho nhóm chúng tôi mặc cảm tội lỗi không thể tưởng tượng nỗi. Và cái sợ bị trừng phạt tiếp theo làm cho nhóm chúng tôi mất ăn mất ngủ, ám ảnh dằn vặt, nhất là cậu thứ 3 cùng đi tiền tạm hôm đó. Cậu ấy nghĩ rằng sớm muộn gì cũng đến lượt cậu. Chúng tôi sợ đến mức có đi đâu ra ngoài đồng ruộng cũng né tránh không dám đi gần các Tháp Chàm và các mộ Chàm. Nhưng tuyệt nhiên không dám hé lộ điều gì cho người lớn trong làng biết
Thế rồi thời gian trôi qua cũng được gần 2 năm sau khi 2 người bạn chúng tôi mất. Nỗi sợ hãi cũng vơi dần. Nhóm chúng tôi cũng tản mác, bỏ quê đi xa xứ làm ăn cũng gần phân nửa, trong đó có những người vì không chịu nổi nỗi sợ mà bỏ quê ra đi.
Bỗng một hôm cả làng chúng tôi xôn xao về 1 đoàn người lạ, lạ từ cách ăn mặc, tiếng nói, cử chỉ…vào làng chúng tôi dò hỏi ( sau này tôi mới biết đó là người Chăm)  các khu mộ ấy. Lập tức nhóm chúng tôi xung phong dẫn đường và không quên theo dõi sát sao mọi cử chỉ hành động của họ. Vừa đi tìm các ngôi mộ, họ vừa trải tấm bản đồ vẽ trên vải cũ mèm nhàu nát theo năm tháng và trao đổi với nhau bằng Tiếng Chăm nên chúng tôi không biết gì cả. Nhưng nhìn trên bản đồ, các ký hiệu chúng tôi cũng không hiểu gì, ngoại trừ các chỉ điểm về các mộ là chúng tôi hiểu vì địa hình chúng tôi nắm rõ trong lòng bàn tay
Cơn khát vàng của chúng tôi lần nữa lại ập đến, cứ y như là tài sản khổng lồ của mình đang sắp mất vào tay nhóm người Chăm này. Chúng tôi lo lắng thật sự, lo lắng như người sắp mất của và cảm giác rằng nhóm người Chăm đang đến để ăn cắp. Nhưng lạ thay, sau khi chỉ chọ hết tất cả các mộ, họ vẫn không làm gì cả đến các mộ ấy thậm chí cũng không thèm bước lại gần mộ đến tầm 1m, mà họ chỉ quan tâm vào cái bản đồ, tụm năm tụm ba họ bàn tán suy tư thậm chí là cãi lộn với nhau. Họ dò xét được 2 ngày, lục lạo từ lùm tre bụi rậm mà kg hề đào bới 1 cái gì, cuối cùng rồi họ cũng ra đi mà không lấy được thứ gì. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì dù sao họ cũng không có lấy cái gì cả. Sau khi họ đi, cả làng tôi không ngớt bàn tán xôn xao về vụ này, Vàng, Vàng và Vàng từ ông đang cày ruộng cho đến bà bán rau ngoài chợ tất cả cùng 1 chủ đề. Khoảng 10 ngày sau, ở làng kế bên chúng tôi có 1 ông thầy Pháp (chuyên chữa trị tà ma cho dân xung quanh để kiếm cơm thôi chứ cũng chẳng giàu có gì vì vào thời buổi ấy tất cả cùng nghèo cùng ăn cơm độn với lá khoai ngòai vườn luộc chấm muối ) qua làng chúng tôi rủ rê mọi người:
Đào Vàng
Đào tất cả các cái mộ ấy đề lấy vàng. Vàng tấn ở dưới đó đó…
Đào vàng, đào vàng. Điệp khúc ấy được nhắc đi nhắc lại trên miệng mỗi người và cả dân làng tôi từ ban đầu sợ sệt, tò mò sau đó sôi nổi lên vì thầy Phát tuyên bố:
Ăn thua gì mấy con ma hời này, tui búng ngón tay nó chạy hết ráo. An tâm đi mấy người bỏ sức ra đào để tui lo vụ kia cho. Nếu chết thì tui chết trước chớ, có gì đâu mà lo…
Và thật tình là dân quê có khác, họ thật thà nông cạn cộng với cái đói khổ làm họ mờ cả mắt mà tin lời thầy Pháp. Suy nghĩ của họ không vượt được cái đọt chuối sau vườn. Họ không hề đặt dấu hỏi là Thầy Pháp chết trước rồi họ chết sau hay thầy Pháp chỉ chết có 1 mình còn họ không sao khi quyết định đào mộ Chăm
Bàn tán khoảng 1 tuần thì trong làng tôi chia làm 2 phe: Một bên quyết định đào, một bên ra sức ngằn cản. Mà nhóm chúng tôi lại đứng về phe thứ 2, và dù rất muốn đưa ra bằng chứng để ngăn cản nhưng chúng tôi không đủ can đảm để nói
( Tại sao dân tình ở tôi lại ám ảnh về Vàng của người Chăm đến thế, vì đã có rất nhièu người vô tình nhặt được vàng và có nhiều huyền thoại về vàng chăm tôi sẽ kể ở các bài sau)
Thế rồi việc gì đến phải đến. Dẫn đầu là thầy Pháp, theo sau khoảng 15 người lực lưỡng với mâm lễ và dụng cụ đào tiến ra mộ Chăm
Sau 1 hồi khua nhang lẩm bẩm đủ thứ, mọi người bắt đầu đào. Mọi việc diễn ra rất suông sẻ, nhưng vì mộ cứng quá họ đục đẽo đâu mất 3 ngày 3 đêm mới phá được. Khi đào xuống dưới thì chẳng có gì ngoài những lớp vôi và than hoạt tính, đào hết lớp vôi và than thì gặp đất nguyên thổ và vẫn không cò gì. Cái cảm giác hồ hởi ban đầu mất dần và thay vào đó là hụt hẫng và mệt mỏi, họ phải chia ca đào cả đêm vì sợ nghỉ đêm nhỡ có nhóm nào tới đào lượm mất thành quả của họ.Sau khi kết thúc 1 ngôi mộ không có gì, cũng giống như dò vé số khi trật cái giải 7 giải sáu, năm …lần lượt thì người dò lại càng hy vọng mình sẽ vào giải đặc biệt. Họ bàn luận tiếp tục đào cái thứ 2 sau khi nghỉ ngơi vài ngày và họ ra về.
Nhóm chúng tôi cũng lien tục tụ tập bàn tán và theo dõi sát sao tiến trình đào mộ. Chúng tôi thầm khen cha thầy Pháp này cao tay thật. Nhưng ngờ đâu trong vòng 2 ngày nghỉ thì được tin Thầy Pháp đã ra đi bán muối sau 1 bữa cơm chiều bỏ ăn. Cả dân làng tôi hoảng loạn, nhất là những người tham gia đào mộ, vơ con khóc như ri cứ như chuẩn bị tiễn biệt chồng con của họ ra đi tiếp theo. Lúc đó nhóm phản đối được mặt dạy đời:
Thấy chưa, đồ tham lam
Thằng thầy Pháp nó nói nó chết trước chứ có nói tụi bay không chết đâu…
Các bô lão thì :
Thất đức thất đức. Động trời động trời. Cả cái làng này xưa giờ ăn ở hiền lành sao mà sinh ra cái đám đi phá mồ phá mả người ta như thế này không biết. Chết toi cả cái làng này rồi
Và bắt đầu một cuộc chạy đua ra mộ chăm mà cúng, thơi thì họ vái lạy đủ tứ phương, rầm rập suốt ngày. Có bà vợ còn mua thức ăn ngon về cho chồng ăn vì ảnh không còn biết sống đến ngày nào…
Nhưng cuối cùng thì tất cả đều sống khỏe, bây giờ gặp lại nhắc những chuyện cũ thì vừa sợ vừa bắt cười. Những người trải qua cảm giác sắp chết trở về thì sống hiền lành hẳn ra và các bà vợ thì bẽn lẽn khi hỏi vào lúc đó mua đồ ăn ngon về cho ảnh ăn vậy tối có tranh thủ không…Và nhóm chúng tôi đến lúc đó mới dám công bố ra sự thật về cái chết của 2 cậu bạn. Cả làng lại được 1 phen chưởi bới cho bõ tức vì chúng nó biết mà nó không nói
Còn về các ngôi mô chăm vẫn còn và lâu lâu lại có nhóm người Châm đến tìm, trải tấm bản đồ ra chỉ chỉ chỏ chỏ rồi về. Tuyệt nhiên dân làng tôi không thèm quan tâm đến họ nữa…

Và tại sao tôi mở đầu câu chuyện này bằng cái câu : Tao không hợp tác với mày vì mày là kẻ đào mồ phá mả người ta
Vào năm 2001 tôi và người bạn thân người Hoa dự định mở công ty chung để làm ăn. Mọi việc bàn tính đến nơi đến chốn và sắp chuẩn bị tiến hành thì nhân trong lúc trà dư tửu hậu với nó, tôi cũng kể cho nó nghe về chuyện này. Thế là, 1 cách nghiêm túc nó từ chối hẳn với 1 câu phán xanh dờn như vậy.
(Chebongnga-hoangthantai.com) 

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm