Tượng Phật cao nhất thế giới hiện nay
Tượng Phật A Di Đà (Daibutsu ) khổng lồ này được tôn trí ở giữa một ngọn đồi thuộc vùng Ushiku cách thủ đô Tokyo chừng 90 phút xe lửa hoặc buýt. Pho tượng do tông Tịnh Độ Nhật Bản (Pure Land Sect) kiến tạo vào năm 1993 và công trình này đã được đưa vào sách Guiness như là một pho tượng cao nhất thế giới hiện nay, 120 mét.
Khách hành hương thật sự kinh ngạc khi nhìn thấy quang cảnh đầu tiên qua cửa sổ xe buýt với chiều cao của pho tượng nổi bật trên cánh rừng, quang cảnh giống như một cảnh ở trong phim, thật là tuyệt vời.
Sau khi trả lệ phí vào cổng (1000 yên), tôi lại ngạc nhiên một lần nữa khi đến gần tượng đài. Đã có một sốngười đang chiêm ngưỡng, họ cố gắng ngước cổ nhìn lên pho tượng một cách không bình thường, vì tượng đài quá cao.
Pho tượng cao 120 mét, tôn trí trên một pháp tòa và đài sen, (trước đây tượng Nữ Thần Tự Do được xem là cao nhất thế giới cũng chỉ cao 93 mét). Cánh tay trái của Đức Phật dài 18 mét, khuôn mặt dài 20 mét, hai tai dài 20 mét và miệng rộng 4 mét. Tổng cộng tượng nặng 4000 tấn.
Bên trong pho tượng có một chiếc thang máy cao 85 mét. Con người ở dưới tượng đài được nhìn thấy nhưnhững hạt đậu nhỏ. Có bốn tầng dùng làm nơi quan sát, các tầng còn lại là nơi để các tăng sĩ viết kinh, dịch kinh, tụng kinh... đặc biệt có một phòng lớn dùng để tôn trí 3000 tượng Phật.
Các phòng bên trong không được rộng rãi như hình ảnh người ta trông thấy ở bên ngoài vì phần lớn của khoảng không gian bên trong đã bị choáng hết bởi các khung kiềng sắt thép.
Công trình tạo tượng này được khánh thành sau 5 năm thi công. Nói về mục đích kiến tạo pho tượng lớn nhất thế giới này, chủ công trình tôn tạo này, Hòa Thượng Yoshiyuki đã giải thích và nhấn mạnh đến chiều kích lớn của Đức Phật như sau:
“Thật ra Đức Phật vĩ đại hơn nhiều so với pho tượng này, sự to lớn đó chúng ta không có đủ khảnăng để giải thích hoặc làm gì cho xứng đáng. Thực tế, tôn giáo không tùy thuộc vào phạm vi ở bềngoài để tương hợp với sự hiểu đạo. Tuy nhiên, tôn giáo ngày nay có khuynh hướng coi trọng vềhình thức bên ngoài. Vì thế, mục đích của chúng tôi là để cho mọi người cảm thấy và nhận ra được sự quý báu trong lời dạy của Đức Phật và cả một khối lượng khổng lồ của giáo pháp nhà Phật”.
Nhiều người bị gây ấn tượng bởi chiều kích của pho tượng có lẽ sẽ quan tâm đến giáo lý Đạo Phật. Có khoảng 500.000 người đến viếng mỗi năm, phân nửa con số này không phải là Phật tử. Phần lớn du khách đến đây từ nhiều quốc gia ở Đông Nam Châu Á, nơi Phật Giáo được xem là tôn giáo chính của họ.
Thích Nguyên TạngTheo W. Mukai, Pacific Friend, 05/95
(Tài liệu do Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Sài gòn cung cấp).
Khách hành hương thật sự kinh ngạc khi nhìn thấy quang cảnh đầu tiên qua cửa sổ xe buýt với chiều cao của pho tượng nổi bật trên cánh rừng, quang cảnh giống như một cảnh ở trong phim, thật là tuyệt vời.
Sau khi trả lệ phí vào cổng (1000 yên), tôi lại ngạc nhiên một lần nữa khi đến gần tượng đài. Đã có một sốngười đang chiêm ngưỡng, họ cố gắng ngước cổ nhìn lên pho tượng một cách không bình thường, vì tượng đài quá cao.
Pho tượng cao 120 mét, tôn trí trên một pháp tòa và đài sen, (trước đây tượng Nữ Thần Tự Do được xem là cao nhất thế giới cũng chỉ cao 93 mét). Cánh tay trái của Đức Phật dài 18 mét, khuôn mặt dài 20 mét, hai tai dài 20 mét và miệng rộng 4 mét. Tổng cộng tượng nặng 4000 tấn.
Bên trong pho tượng có một chiếc thang máy cao 85 mét. Con người ở dưới tượng đài được nhìn thấy nhưnhững hạt đậu nhỏ. Có bốn tầng dùng làm nơi quan sát, các tầng còn lại là nơi để các tăng sĩ viết kinh, dịch kinh, tụng kinh... đặc biệt có một phòng lớn dùng để tôn trí 3000 tượng Phật.
Các phòng bên trong không được rộng rãi như hình ảnh người ta trông thấy ở bên ngoài vì phần lớn của khoảng không gian bên trong đã bị choáng hết bởi các khung kiềng sắt thép.
Công trình tạo tượng này được khánh thành sau 5 năm thi công. Nói về mục đích kiến tạo pho tượng lớn nhất thế giới này, chủ công trình tôn tạo này, Hòa Thượng Yoshiyuki đã giải thích và nhấn mạnh đến chiều kích lớn của Đức Phật như sau:
“Thật ra Đức Phật vĩ đại hơn nhiều so với pho tượng này, sự to lớn đó chúng ta không có đủ khảnăng để giải thích hoặc làm gì cho xứng đáng. Thực tế, tôn giáo không tùy thuộc vào phạm vi ở bềngoài để tương hợp với sự hiểu đạo. Tuy nhiên, tôn giáo ngày nay có khuynh hướng coi trọng vềhình thức bên ngoài. Vì thế, mục đích của chúng tôi là để cho mọi người cảm thấy và nhận ra được sự quý báu trong lời dạy của Đức Phật và cả một khối lượng khổng lồ của giáo pháp nhà Phật”.
Nhiều người bị gây ấn tượng bởi chiều kích của pho tượng có lẽ sẽ quan tâm đến giáo lý Đạo Phật. Có khoảng 500.000 người đến viếng mỗi năm, phân nửa con số này không phải là Phật tử. Phần lớn du khách đến đây từ nhiều quốc gia ở Đông Nam Châu Á, nơi Phật Giáo được xem là tôn giáo chính của họ.
Thích Nguyên TạngTheo W. Mukai, Pacific Friend, 05/95
(Tài liệu do Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Sài gòn cung cấp).
0 comments:
Post a Comment