Đền Cuông, Thành Hồ và Chùa Bái Đính
Ra khỏi thành Vinh chừng 30 km thì gặp Đền Cuông. Cổng đền sát rạt đường quốc lộ.
Nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, thuộc phần đất xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An, là khu đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Tương truyền sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương đã phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ này, cởi vứt áo mũ, gỡ cờ, tháo kiếm và yên ngựa rồi ném tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả những thứ bị ngài vứt ném liền biến thành 5 ngọn núi có hình thù tựa như cái mũ, cây kiếm, chiếc vành khăn v.v… châu tuần quanh núi Mộ Dạ.
Trước khi gieo mình xuống biển, Thục Phán còn tức giận đạp chân trên sườn núi. Vết chân Thục Phán hằn lại thành một phiến đá phẳng giống hình một bàn cờ tướng. Và thi thoảng, những người dân đi biển nhìn lên vẫn thấy xuất hiện hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ.
Cứ tưởng đền thiêng sát đường chắc nhiều khách viếng. Nhưng lạ quá, toàn khu đền vắng tanh, không một bóng người, ngoại trừ 3 gã chúng tôi.
Rời Đền Cuông. Đến phiên đổi tài. Phạm Xuân Nguyên ôm vô lăng. Tôi bật ngửa ghế định tranh thủ chợp mắt tí nhưng không yên, thi thoảng lại nhổm dậy ngoái ra sau. Alec ngạc nhiên hỏi “anh Nhất nhìn cái gì phía sau xe vậy?”. Tôi cười: đề phòng xem có kẻ nào rải lông ngỗng không?
Đền Cuông
Một đêm dừng tại Thanh Hóa. Uống ít nhưng ngủ ngon.
Sáng ngược hướng thành nhà Hồ, một tòa thành di sản với những khối đá xanh 600 tuổi. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, giờ di tích của thời nhà Hồ chỉ còn lại mấy cổng thành và đoạn tường đá. Những khu điện Hoàng Nguyên, cung Diên thọ, Đông cung, núi Thọ kỳ, Dục tượng … nguy nga, tráng lệ không khác gì kinh đô Thăng Long đã chìm trong lòng đất. Phủ trên nó là một cánh đồng lúa xanh bạt ngàn.
Đến giờ, vẫn không hiểu sao một khu thành đá đồ sộ như thế lại chỉ xây trong vòng có 3 tháng? Đây là khu thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 -1407) nhưng đầy khát vọng với những cách tân lớn về hành chính, kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế gia nô, lập kho dự trữ thóc gạo, định lại quan chế và hình luật, thuế và tô ruộng, di dân khẩn hoang, lập cơ quan chăm sóc y tế, cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ nôm, phát hành giấy bạc… Thành Hồ và quãng triều Đại Ngu tuy ngắn, nhưng dù sao nó cũng một thời là kinh đô Việt. Một nền tích thiêng vẫn chôn chìm dưới bát ngát những đồng lúa xanh kia.
Cổng vào thành đang bị đào xới. Hình như là một dự án trùng tu bảo tồn chi đó, hoặc có thể chỉ là mấy cái hố của các nhà khảo cổ.
Vắng lặng. Không một ai thăm viếng. Chỉ lác đác vài bà lão khòng lưng nhổ cỏ lúa và mấy chú trâu hì hục vần nhau trong những vũng bùn.
Mở cốp xe, trải chiếc chiếu và thèm nằm mãi nơi nền cỏ xanh mướt này. Một cảm giác rất lạ, như được về với… đá cỏ.
Vậy mà sao chẳng một mống người? Tại sao những Thành Hồ, Đền Cuông vắng lặng, tại sao những dòng người lại ngùn ngụt kéo về Bái Đính, quì rạp cúi lạy lớp lớp trong những ngôi chùa đền- miếu mạo thời thượng made in đại gia không tích tăm gốc gác?
Thành nhà Hồ
Con đường dẫn vào chùa Bái Đính cứ hun hút lao vào núi. Vừa đụng một khu vườn mang tên “vườn cây doanh nhân” thì mấy gã thanh niên (ăn mặc luộm thuộm như đám ma cô) lao ra chặn xe. Cái gì vậy? Mua vé! Ừ thì vé, 24.000 đồng. Thêm mấy cậu nữa chặn tiếp. Cái gì nữa? Muốn có “đường riêng” lên tận đỉnh chùa thì thêm 200.000 đồng nữa. Thế tiền vé kia là cái gì? Đó chỉ là cái vé “vất” xe giữa bãi.
Những hình ảnh làm tiền trắng trợn ngay từ lúc bẻ vô lăng đánh xe vào cổng chùa.
Bãi giữ xe, mua vé, nhưng chả có ma nào giữ. Vứt xe giữa một bãi đất đá lổn ngổn, mênh mông. Một đại công trường. Người ta đang bạt núi làm chùa. Chùa đang xây chưa xong và chưa có sư. Nhưng những dòng người khắp nơi đã ngùn ngụt kéo về. Hành khất ngồi vất vưởng. Thùng công đức nhiều vô thiên lủng. Trong khu chùa thượng, ngay bên bức tượng Phật mạ vàng (nghe nói to nhất Đông Nam Á), người ta đã đặt mấy bàn thu tiền “công đức”.
Cô hướng dẫn viên dặn chúng tôi: Khi vào cầu khấn chi thì trước khi kêu tên cha mẹ vợ con và tên mình thì phải xướng tên ông Trường trước. Tôi hỏi ông Trường nào, là bố đẻ ra Phật à và tại sao phải xướng tên ổng trước? Cô bé hướng dẫn có đeo bảng tên nơi cổ (và hô tiền thù lao 150.000 đồng) thản nhiên trả lời như được cài âm sẵn: đó là ông Trường, giám đốc công ty đã bỏ ra hơn 4.000 tỷ đồng xây chùa này.
Leo tới khu vực sân thượng thì đụng một khu… núi đá. Đó là những tảng đá đục khắc la liệt tên các vị nguyên thủ và hàng trung ương ủy viên từng quá bước vãn chùa xong… trồng cây lưu niệm.
Đã có quá nhiều điều tiếng về cấu trúc cũng như những kỷ lục của ngôi chùa Bái Đính new này. Có thể, với nhiều người, Bái Đính new cùng vô vàn những kỷ lục quái gở, lố bịch kia là… chốn thiêng của Phật. Nhưng với tôi, đó là nơi người ta đang kinh doanh Phật, đang bán Phật và nhạo báng Phật. Tôi không nhìn thấy Phật, không nhìn ra Phật, cho dù trong chùa nghe nói đã có xá lợi phật, xá lợi được rước từ Ấn Độ lên chuyên cơ về đây với những nghi thức đậm chất khoe mẽ. Tôi thích và cảm ở một thứ Phật tĩnh tại, khiêm nhường giản đơn như… cây cỏ, khuất vào đá núi, ru yên lòng người, chứ không phải là thứ Phật khoe mẽ làm… ông kẹ !
Trước khi rời Bái Đính new, ngồi tám chuyện với mấy bà hàng nước trước bãi đỗ xe. Lạ thật, mấy bà cứ luôn miệng “cam đoan” với chúng tôi rằng không phải ông Trường bỏ tiền ra xây chùa đâu, mà đó là tiền nhà nước đấy.
Chẳng biết thực hư thế nào. Bái Đính new là công ty TNHH chùa của ông Trường hay là ngôi chùa nhà nước ?
Cũng rất lạ khi suốt một tiếng leo chùa, không thấy Alec nói gì. Phạm Xuân Nguyên thì ngay từ đầu đã ngồi bệt dưới cổng, rủ lên thì lắc đầu ngoày ngoạy: tớ vào một lần rồi, giờ chả muốn vào nữa!
Thoát khỏi chùa với tâm trạng bực bội. Vậy mà những dòng người cứ chen ngược hổn hển leo núi, miệng nam mô. Tôi đã đến nhiều nơi và hốt hoảng nhận ra điều này: Tại sao những năm gần đây người ta xây chùa nhiều đến kinh hoàng. Tại sao những Thành Hồ, Đền Cuông vắng lặng. Tại sao những dòng người lại ngùn ngụt kéo về những ngôi chùa mới như Bái Đính new, quì rạp cúi lạy lớp lớp trong những ngôi chùa đền- miếu mạo thời thượng made in đại gia không tích tăm gốc gác?
Không biết đây là chùa Việt hay chùa Tàu?
Những khối đá tạc khắc tên quan chức đã có công vãn chùa và trồng cây
Thu tiền công đức
Chùa chưa có sư nhưng đã đầy hành khất.
(Trương Duy Nhất Blog)
Nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, thuộc phần đất xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An, là khu đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Tương truyền sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương đã phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ này, cởi vứt áo mũ, gỡ cờ, tháo kiếm và yên ngựa rồi ném tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả những thứ bị ngài vứt ném liền biến thành 5 ngọn núi có hình thù tựa như cái mũ, cây kiếm, chiếc vành khăn v.v… châu tuần quanh núi Mộ Dạ.
Trước khi gieo mình xuống biển, Thục Phán còn tức giận đạp chân trên sườn núi. Vết chân Thục Phán hằn lại thành một phiến đá phẳng giống hình một bàn cờ tướng. Và thi thoảng, những người dân đi biển nhìn lên vẫn thấy xuất hiện hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ.
Cứ tưởng đền thiêng sát đường chắc nhiều khách viếng. Nhưng lạ quá, toàn khu đền vắng tanh, không một bóng người, ngoại trừ 3 gã chúng tôi.
Rời Đền Cuông. Đến phiên đổi tài. Phạm Xuân Nguyên ôm vô lăng. Tôi bật ngửa ghế định tranh thủ chợp mắt tí nhưng không yên, thi thoảng lại nhổm dậy ngoái ra sau. Alec ngạc nhiên hỏi “anh Nhất nhìn cái gì phía sau xe vậy?”. Tôi cười: đề phòng xem có kẻ nào rải lông ngỗng không?
Đền Cuông
Một đêm dừng tại Thanh Hóa. Uống ít nhưng ngủ ngon.
Sáng ngược hướng thành nhà Hồ, một tòa thành di sản với những khối đá xanh 600 tuổi. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, giờ di tích của thời nhà Hồ chỉ còn lại mấy cổng thành và đoạn tường đá. Những khu điện Hoàng Nguyên, cung Diên thọ, Đông cung, núi Thọ kỳ, Dục tượng … nguy nga, tráng lệ không khác gì kinh đô Thăng Long đã chìm trong lòng đất. Phủ trên nó là một cánh đồng lúa xanh bạt ngàn.
Đến giờ, vẫn không hiểu sao một khu thành đá đồ sộ như thế lại chỉ xây trong vòng có 3 tháng? Đây là khu thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 -1407) nhưng đầy khát vọng với những cách tân lớn về hành chính, kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế gia nô, lập kho dự trữ thóc gạo, định lại quan chế và hình luật, thuế và tô ruộng, di dân khẩn hoang, lập cơ quan chăm sóc y tế, cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ nôm, phát hành giấy bạc… Thành Hồ và quãng triều Đại Ngu tuy ngắn, nhưng dù sao nó cũng một thời là kinh đô Việt. Một nền tích thiêng vẫn chôn chìm dưới bát ngát những đồng lúa xanh kia.
Cổng vào thành đang bị đào xới. Hình như là một dự án trùng tu bảo tồn chi đó, hoặc có thể chỉ là mấy cái hố của các nhà khảo cổ.
Vắng lặng. Không một ai thăm viếng. Chỉ lác đác vài bà lão khòng lưng nhổ cỏ lúa và mấy chú trâu hì hục vần nhau trong những vũng bùn.
Mở cốp xe, trải chiếc chiếu và thèm nằm mãi nơi nền cỏ xanh mướt này. Một cảm giác rất lạ, như được về với… đá cỏ.
Vậy mà sao chẳng một mống người? Tại sao những Thành Hồ, Đền Cuông vắng lặng, tại sao những dòng người lại ngùn ngụt kéo về Bái Đính, quì rạp cúi lạy lớp lớp trong những ngôi chùa đền- miếu mạo thời thượng made in đại gia không tích tăm gốc gác?
Thành nhà Hồ
Con đường dẫn vào chùa Bái Đính cứ hun hút lao vào núi. Vừa đụng một khu vườn mang tên “vườn cây doanh nhân” thì mấy gã thanh niên (ăn mặc luộm thuộm như đám ma cô) lao ra chặn xe. Cái gì vậy? Mua vé! Ừ thì vé, 24.000 đồng. Thêm mấy cậu nữa chặn tiếp. Cái gì nữa? Muốn có “đường riêng” lên tận đỉnh chùa thì thêm 200.000 đồng nữa. Thế tiền vé kia là cái gì? Đó chỉ là cái vé “vất” xe giữa bãi.
Những hình ảnh làm tiền trắng trợn ngay từ lúc bẻ vô lăng đánh xe vào cổng chùa.
Bãi giữ xe, mua vé, nhưng chả có ma nào giữ. Vứt xe giữa một bãi đất đá lổn ngổn, mênh mông. Một đại công trường. Người ta đang bạt núi làm chùa. Chùa đang xây chưa xong và chưa có sư. Nhưng những dòng người khắp nơi đã ngùn ngụt kéo về. Hành khất ngồi vất vưởng. Thùng công đức nhiều vô thiên lủng. Trong khu chùa thượng, ngay bên bức tượng Phật mạ vàng (nghe nói to nhất Đông Nam Á), người ta đã đặt mấy bàn thu tiền “công đức”.
Cô hướng dẫn viên dặn chúng tôi: Khi vào cầu khấn chi thì trước khi kêu tên cha mẹ vợ con và tên mình thì phải xướng tên ông Trường trước. Tôi hỏi ông Trường nào, là bố đẻ ra Phật à và tại sao phải xướng tên ổng trước? Cô bé hướng dẫn có đeo bảng tên nơi cổ (và hô tiền thù lao 150.000 đồng) thản nhiên trả lời như được cài âm sẵn: đó là ông Trường, giám đốc công ty đã bỏ ra hơn 4.000 tỷ đồng xây chùa này.
Leo tới khu vực sân thượng thì đụng một khu… núi đá. Đó là những tảng đá đục khắc la liệt tên các vị nguyên thủ và hàng trung ương ủy viên từng quá bước vãn chùa xong… trồng cây lưu niệm.
Đã có quá nhiều điều tiếng về cấu trúc cũng như những kỷ lục của ngôi chùa Bái Đính new này. Có thể, với nhiều người, Bái Đính new cùng vô vàn những kỷ lục quái gở, lố bịch kia là… chốn thiêng của Phật. Nhưng với tôi, đó là nơi người ta đang kinh doanh Phật, đang bán Phật và nhạo báng Phật. Tôi không nhìn thấy Phật, không nhìn ra Phật, cho dù trong chùa nghe nói đã có xá lợi phật, xá lợi được rước từ Ấn Độ lên chuyên cơ về đây với những nghi thức đậm chất khoe mẽ. Tôi thích và cảm ở một thứ Phật tĩnh tại, khiêm nhường giản đơn như… cây cỏ, khuất vào đá núi, ru yên lòng người, chứ không phải là thứ Phật khoe mẽ làm… ông kẹ !
Trước khi rời Bái Đính new, ngồi tám chuyện với mấy bà hàng nước trước bãi đỗ xe. Lạ thật, mấy bà cứ luôn miệng “cam đoan” với chúng tôi rằng không phải ông Trường bỏ tiền ra xây chùa đâu, mà đó là tiền nhà nước đấy.
Chẳng biết thực hư thế nào. Bái Đính new là công ty TNHH chùa của ông Trường hay là ngôi chùa nhà nước ?
Cũng rất lạ khi suốt một tiếng leo chùa, không thấy Alec nói gì. Phạm Xuân Nguyên thì ngay từ đầu đã ngồi bệt dưới cổng, rủ lên thì lắc đầu ngoày ngoạy: tớ vào một lần rồi, giờ chả muốn vào nữa!
Thoát khỏi chùa với tâm trạng bực bội. Vậy mà những dòng người cứ chen ngược hổn hển leo núi, miệng nam mô. Tôi đã đến nhiều nơi và hốt hoảng nhận ra điều này: Tại sao những năm gần đây người ta xây chùa nhiều đến kinh hoàng. Tại sao những Thành Hồ, Đền Cuông vắng lặng. Tại sao những dòng người lại ngùn ngụt kéo về những ngôi chùa mới như Bái Đính new, quì rạp cúi lạy lớp lớp trong những ngôi chùa đền- miếu mạo thời thượng made in đại gia không tích tăm gốc gác?
Không biết đây là chùa Việt hay chùa Tàu?
Những khối đá tạc khắc tên quan chức đã có công vãn chùa và trồng cây
Thu tiền công đức
Chùa chưa có sư nhưng đã đầy hành khất.
(Trương Duy Nhất Blog)
0 comments:
Post a Comment