Kiếm người âm hại người dương
Một cán bộ xã Tân Lĩnh dẫn tôi đến gia đình bà Nguyễn Thị Hoa. Bà Hoa cho biết: Vào năm 2004 chồng bà là Đỗ Văn Ngự đã tìm thấy thanh kiếm cổ trong hang đá trên núi Chuông. Ông Hoàng Ngọc Chấn, chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh cho hay: Dưới chân núi Chuông có làng Chuông, tên này không biết các cụ đặt từ bao giờ. Làng Chuông có 3 thôn: Hin Chạng, Roong Chuông và Chuông ính.
Bà Nguyễn Thị Hoa, vợ ông Ngự tâm sự: Tôi chưa được tận mắt nhìn thấy thanh kiếm cổ mà ông nhà tôi tìm thấy trong hang đá trên núi Chuông, chỉ được nghe ông ấy kể lại: Hôm ấy một mình ông vào trong hang đá, vì nghe mọi người nói trong hang đá người xưa để rất nhiều đồ thờ cúng. Ông ấy vào trong hang đá để tìm các đồ cổ bán kiếm tiền.
Núi Chuông - nơi ông Đỗ Văn Ngự đã tìm thấy thanh kiếm cổ trong hang đá. |
Từ sau khi nhặt được thanh kiếm đó, tiền chẳng thấy đâu còn gia đình tôi thì gặp bao nhiêu là chuyện chẳng lành: Trâu đang buộc trong chuồng tự nhiên sùi bọt mép lăn đùng ra chết, lợn gà chết dịch không còn một mống. Ông nhà tôi thì đổ đốn ham mê cờ bạc, rượu chè. Tìm được thanh kiếm năm trước thì năm sau ông ấy bị ngã bệnh mất. Bệnh viện bảo ông ấy chết vì bệnh phổi.
Người trời mách nước tìm kiếm cổ
Anh Triệu Văn Chanh, dân tộc Tày thôn Thâm Luy, xã Lâm Thượng là người tìm thấy thanh kiếm cổ thứ hai. Ông Hoàng Văn Thành, phó chủ tịch UBND xã dẫn tôi đến nhà anh Chanh, ông cho hay: Tôi với anh Chanh là anh em họ đấy. Năm ngoái anh Chanh tìm thấy thanh kiếm cổ khi lúa đã xanh đồng. Anh Chanh đi vào Nam làm ăn từ trước Tết, chỉ có mình chị vợ ở nhà thôi.
Thanh kiếm cổ thứ hai. |
Cụ tổ bảo nhìn kỹ mới thấy, nếu thấy con thứ nhất rồi sẽ thấy con thứ hai, con thứ ba. Nó mang về rửa, thấy mọi người trong thôn tới xem đông lắm, vợ bảo vứt đi. Nó lại mơ nhặt được chiếc bật lửa to bằng vàng, cụ tổ bảo không được vứt đi... Sáng hôm sau nó dậy một mình đi lên núi, tìm mãi không thấy rùa vàng, nó cạy hòn đá thì thấy thanh kiếm nằm ngang suối. Nó mang về đến nửa đường sợ không dám mang về mà giấu vào bụi cây, nói chuyện với em chú và dượng của nó.
Mọi người bảo cứ mang về đi, hôm sau nó mới lên núi mang kiếm về, đặt ở đây mọi người đến xem đông lắm. Em không dám động vào thanh kiếm, sợ mà..."
Chém đá, lưỡi kiếm không quằn
Ông Nguyễn Quang Long, phó phòng Văn hoá huyện Lục Yên kể lại việc đi thu chiếc kiếm cổ do Triệu Văn Chanh tìm thấy: "Nghe cậu Chanh nói chuyện, tôi thấy anh ta đầu óc có vẻ không bình thường.
Anh ta kể lại việc tìm thấy thanh kiếm qua giấc mơ, khi lấy được về có người ở thị trấn Yên Thế trả 30 triệu đồng, anh ấy và dòng họ không bán, bảo để giữ lại. Sau đó lại đồng ý cho huyện mang về bảo tàng..."
Thanh kiếm cổ tìm thấy ở núi Chuông dài chừng 80cm, bản rộng gần 3cm, đã mất chuôi, nước thép còn rất tốt, người ta đã thử chém vào đá nhưng lưỡi kiếm không quằn, không mẻ.
Lưỡi kiếm tìm thấy trên thác nước núi Lung Chạng, dài chừng 1,2m, giống thanh long đao, bản kiếm chỗ rộng nhất gần 5cm, có hai đường rãnh chạy song song dọc thân kiếm, gần chuôi có khắc chữ nổi, nhưng do để lâu trong nước bị han gỉ nên không nhìn rõ chữ, trên sống lưng có mấu như vây cá, chuôi bằng gỗ bọc thép, lớp gỗ bên trong một phần đã mục, phần còn lại thì vẫn rất chắc, kiếm nặng khoảng 3kg.
Cho đến lúc này hai thanh kiếm chưa được các nhà khoa học giám định, nên không biết nó xuất hiện từ thời nào. Quanh chuyện hai thanh kiếm cổ tìm thấy ở Lục Yên có nhiều điều bí ẩn.
0 comments:
Post a Comment