“Thiên hạ kungfu xuất Thiếu Lâm”, có lẽ không phải chờ đến những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Thiếu Lâm Tự mới được biết đến như là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm trung nguyên.
Trên thực tế, kungfu Thiếu Lâm chính là hình ảnh đại diện của nền võ học Trung Hoa, là cơ sở cho võ công của nhiều môn phái khác, và do đó cũng là phần cơ bản nhất tạo nên môn võ Wushu mà người Trung Quốc tự hào đem ra giới thiệu với thế giới dưới tư cách một phần tinh túy nhất trong truyền thống võ học của mình.
Cùng với thời gian, đặc biệt dưới ảnh hưởng của các tiểu thuyết, phim ảnh võ hiệp, kungfu Thiếu Lâm Tự trong mắt chúng ta ngày càng nhuốm màu sắc huyền bí và kì ảo.
Nhưng điều thú vị là ở chỗ, những gì còn lại đến hôm nay của võ học Thiếu Lâm đủ để chúng ta tin rằng những điều truyền tụng không phải không có cơ sở. Người hâm mộ hẳn đều hơn một lần tự hỏi: Có thật là dưới gầm trời này, trong thế giới thực tại này vẫn tồn tại một không gian võ học cao minh, bí ẩn của ngàn năm trước? Và phải chăng những bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh... vẫn nằm yên trong Tàng Kinh các một ngày nào đó sẽ lại tái xuất giang hồ và gây cơn sóng gió, như chúng đã từng gây ra trong quá khứ? VTC News xin trân trọng đăng tải loạt bài viết thú vị về huyền thoại của môn võ lừng danh thế giới này...
TỪ ĐẠT MA SƯ TỔ ĐẾN TRUNG NGUYÊN THÁI SƠN BẮC ĐẨU
Ở Trung Quốc hiện nay có đến 10 ngôi chùa mang danh Thiếu Lâm. Tuy nhiên, Thiếu Lâm được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long, cái nôi của thiền tông và võ thuật Trung Hoa là Thiếu Lâm Tung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay, cách thủ đô Bắc Kinh chừng 600km về phía Nam. Chùa xây dựng trong khu rừng trên đỉnh núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, nên được gọi là “Thiếu Lâm”.
Tung Sơn thắng địa
|
Dãy núi Tung Sơn. |
Dãy núi Tung Sơn là một trong Ngũ Nhạc - một trong 5 dãy núi lớn và danh tiếng nhất Trung Hoa, nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà và phía Bắc sông Dương Tử (Trường Giang). Núi Thiếu Thất cao chừng 860 trượng, phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng thiết mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bỉ, quí báu hiếm có, tương truyền do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất bằng phẳng, rộng rãi trên 5.000 trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa Thiếu Lâm huyền thoại.Gần Thiếu Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước trong suốt, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống mặt hồ giống như một vầng trăng lớn. Hồ là nơi tập luyện "thủy công" cho các môn đồ Thiếu Lâm sau này.
Theo sử sách ghi lại, vào đời Hán, Minh Đế một hôm mơ thấy vị thần người tỏa ánh vàng bay đi bay lại trong cung, có người nói là đức Phật Tây phương, vua bèn cho người sang Tây vực cầu Phật pháp, mời về hai vị cao tăng Ấn Độ là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, lập chùa Bạch Mã ở Lạc Dương để hai người giảng kinh. Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau hai người muốn tìm chốn núi cao rừng thẳm để tu luyện, bèn xin tìm nơi thanh tĩnh lập chùa, và đặt chân lên miền đất phúc Tung Sơn, xây dựng Đông Đô Đại Pháp Vương Tự.
Minh Đế sùng Phật, quan lại trong triều không kể cao thấp đều phải đến đây nghe giảng kinh. Tại đây, hai vị cao tăng đã dịch xong bộ Tứ thập nhị chương kinh (Bộ kinh 42 chương, được Kim Dung mô tả là đối tượng truy tìm của cả võ lâm và triều đình trong cuốn tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Lộc đình ký). Như vậy, hạt giống Phật giáo từ Tây phương bay tới Trung Hoa đã nảy mầm ngay trên đất Tung Sơn.
Thời Tam Quốc, cũng trên đất Tung Sơn xuất hiện vị tăng nhân người Hán đầu tiên trong lịch sử, đó là Chu Sĩ Hạnh, người đầu tiên sang Tây Phương cầu pháp, mang về bản kinh Bát nhã bằng tiếng Phạn. Sách xưa chép rằng, khi ông mất, đệ tử đem hỏa táng, đến lúc lửa cháy tàn mà thân xác vẫn như còn nguyên; đến khi niệm chú thì xương cốt mới tan ra.
Năm Khai Hoàng thứ 20 đời Tùy Văn Đế, cao tăng Huyền Trang ra đời ở thôn Trần Hà dưới chân núi Tung Sơn. Bấy giờ các tông phái Phật giáo ở Trung Quốc đua nhau nổi lên, Huyền Trang nhận thấy kinh điển các phái khác nhau, tranh luận không dứt, mà xét cho cùng là do không có kinh điển gốc để tra cứu, bèn vượt gian khổ sang Thiên Trúc thỉnh kinh, mang về dịch trong 19 năm, tất cả 1331 quyển.
Truyền thuyết Đạt Ma
|
Đạt Ma diện bích (bích họa trên tường Thiếu Lâm tự) |
Theo ghi chép trong cổ tịch, Thiếu Lâm là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Trung Quốc, được Hiếu Văn đế triều Bắc Ngụy cho xây dựng năm Thái Hòa thứ 19 (495) làm nơi tu hành và thuyết giảng cho nhà sư Bạt Đà, vị thần tăng người Ấn Ðộ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật pháp. Tuy nhiên, kungfu Thiếu Lâm lại gắn với tên tuổi của Đạt Ma sư tổ, tức Bồ Đề Đạt Ma, người được cho là tổ khai sơn của Thiền tông Trung Hoa.
Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, vượt biển sang Trung Hoa truyền pháp. Lương Vũ Đế chuộng đạo, mời Đạt Ma đến hội kiến, nhưng không cùng chí hướng; Đạt Ma bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang vân du lên miền Giang Bắc.
Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Bồ Đề Đạt Ma đến Thiếu Lâm. Có nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang nghe danh đến xin bái yết. Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”.
giữa đêm tháng chạp tuyết lớn đầy trời, Thần Quang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối. Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quang khóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời kích động, không thể lâu dài, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt thầy. Đạt Ma bấy giờ mới nhận làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả. Trong chùa Thiếu Lâm hiện nay còn Lập tuyết đình, xây dựng dưới thời Đường, nhằm ghi lại sự tích Huệ Khả chặt tay cầu đạo.
Tương truyền, trong thời gian ở Thiếu Lâm, thấy nhiều nhà sư thể trạng yếu đuối, không chịu nổi khí lạnh của núi rừng và thường hay ngủ gật trong lúc nghe thuyết giảng, Đạt Ma bắt đầu nghĩ cách tu rèn thân thể và khắc chế ngoại cảnh cho người học đạo. Kết quả sau 9 năm diện bích tham thiền (ngồi thiền quay mặt vào tường) trong động Trấn Vũ trên núi Thiếu Thất, ngài đã tìm ra tinh yếu và đúc kết vào trong hai cuốn Dịch cân kinh rèn luyện nội công và Tẩy tủy kinh rèn luyện khí công.
Có thuyết còn nói rằng, hai bộ Cửu dương chân kinh và Cửu âm chân kinh cũng do Đạt Ma sáng tạo ra. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại nhận định, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ để tạo nên các bài tập rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho việc tu hành.
Theo truyền thuyết đạo Phật, sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma trong thời gian ở Trung Quốc đã dùng 4 quyển Lăng già kinh để dạy đệ tử, sau truyền lại cho Huệ Khả, từ đây, Thiền Tông Trung Quốc có thế hệ truyền pháp đầu tiên.
Sau khi Bồ Đề Đạt Ma viên tịch (536), các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức ngài truyền lại. Thiếu Lâm phái qua nhiều đời đã được các sư tăng xiển dương, đúc kết và phát triển mạnh mẽ và dần trở thành Bắc đẩu của các võ phái Trung Hoa. Việc hệ thống hóa võ thuật Thiếu Lâm được cho là bắt đầu từ những võ quan về hưu tu hành tại chùa.
Năm Kiến Đức thứ 3 đời Bắc Chu, Vũ Đế cấm Phật, chùa bị phá. Những năm Đại Tượng được xây dựng lại, đổi tên thành chùa Bộ Cô, mời 120 người gồm Huệ Viễn, Hồng Tuần… đến tu hành, gọi là “Bồ tát tăng”. Đời Tùy Phật giáo hưng thịnh, sắc cho lấy lại tên Thiếu Lâm Tự, ban cấp đất đai, thành ngôi chùa lớn bậc nhất ở phương Bắc.
13 võ tăng đời Đường
Đến đời Đường (618 - 907), Lục tổ Huệ Năng đề ra chủ trương đốn ngộ, cho rằng việc tu hành không cần phải tách rời đời sống thực, “gánh nước chặt củi, đều là diệu đạo”. Công phu Thiếu Lâm bắt nguồn chính từ sinh hoạt thường ngày của tăng nhân. Tương truyền, đệ tử Huệ Quang khi mới 12 tuổi có thể đứng trên miệng giếng sâu đá cầu 500 quả, chứng tỏ công phu không phải hạng tầm thường. Rất nhiều chiêu thức của võ công Thiếu Lâm đều là sự phát triển từ những động tác thường ngày như gánh nước, quét sân, bổ củi… Công phu cao nhất thực ra lại có nguồn gốc hết sức bình dị.
|
Lý Liên Kiệt trong bản Thiếu Lâm Tự 1982. |
Đầu đời Đường, Thiếu Lâm đã có một đội ngũ tăng lữ dũng mãnh, thiện chiến. Khoảng năm Vũ Đức, 13 tăng nhân Thiếu Lâm Tự tham gia trợ chiến giải vây trong cuộc chiến thảo phạt Vương Thế Sung của Tần vương Lý Thế Dân, lập công trạng lớn.
Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông. Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông Lý Thế Dân phong cho hòa thượng Đàm Tông làm Đại tướng quân, đồng thời đặc chỉ cho phép các hòa thượng Thiếu Lâm được luyện đội ngũ tăng binh, lại cho phép đại khai sát giới. Các triều đại sau này vẫn theo lệ đó.
Hiện nay trong chùa còn tấm bia Đường Thái Tông tứ Thiếu Lâm Tự chủ giáo ghi lại giai đoạn lịch sử này. Đây chính là sự kiện lịch sử được dùng làm bối cảnh cho bộ phim Thiếu Lâm Tự bản 1982 do Lý Liên Kiệt thủ vai chính Giác Viễn, học trò của Đàm Tông.
Cao Tông và Võ Tắc Thiên cũng thường đến viếng chùa, phong thưởng rất hậu. Được sự ủng hộ to lớn của triều đình, Thiếu Lâm nhanh chóng phát triển thành Đại phật tự danh trấn thiên hạ. Sau này các vị võ quan của triều đại nhà Đường khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ thuật, tạo nên một không khí giao lưu võ học trở thành truyền thống của nhà chùa cho đến các đời sau.
Nhưng cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng và phát triển đúng tầm cỡ, vì lúc đó các phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành, và vũ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chíh là cây côn, mà chủ yếu là trường côn. Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật, cấm các tăng nhân sử dụng vũ khí bằng kim loại sắc nhọn có thể gây sát thương. Chính vì vậy, dễ lí giải vì sao côn pháp Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và tinh diệu. Các loại binh khí khác (thập bát ban binh khí võ nghệ) chỉ được phát triển ở các dòng Nam quyền và Bắc quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.
Khoảng năm Hội Xương, Vũ Tông cấm Phật, chùa bị phá đến phân nửa, suy dần trong những năm cuối đời Đường và được khôi phục dưới đời Tống.
Tống Thái Tổ và truyền thuyết Hồng quyền
Lịch sử chép rằng, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lúc thiếu thời đã từng lên Thiếu Lâm học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm, sáng tạo ra Tam thập lục thế trường quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền.
|
Thiếu Lâm Thái tổ hồng quyền. |
Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận Triệu Khuông Dẫn thường sử dụng côn pháp khi lâm trận, nghệ thuật côn pháp của ông điêu luyện và hiệu quả không kém các đại tướng của ông với các loại binh khí khác.
Tuy nhiên có một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian mà Thiếu Lâm Tự cũng công nhận: bài Thái Tổ Trường Quyền không phải do Triệu Khuông Dẫn tự soạn ra, mà do ông nằm mơ được tiên nhân dạy cho 36 động tác căn bản của Hồng Quyền, rồi tỉnh dậy theo đó soạn lại. Tuy nhiên, những yếu tố nhuốm màu truyền thuyết này không ngăn cản Hồng quyền trở thành cơ sở để hình dung diện mạo võ công Thiếu Lâm đời Tống.
Thời kì này, võ công Thiếu Lâm lại tiếp tục được nâng cao, tăng nhân trong chùa có đến hơn 2000 người. Các nhà sư bắt đầu tổng hợp những phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không, một thể thức đang được lưu truyền trong dân gian lúc đó. Có thể kể ra một số bài quyền ra đời trong thời kỳ này là Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền và Khán Gia Quyền của hòa thượng Phúc Cư.
Thiếu Lâm đại hội và 72 tuyệt kĩ
Năm Hoàng Khánh thứ nhất (1312), Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt mệnh cho hòa thượng Phúc Dụ trụ trì chùa Thiếu Lâm, phong cho làm Tấn Quốc Công, thống lĩnh các chùa quán ở Tung Sơn. Từ đó các cao tăng trong ngoài Trung nguyên tụ hội về đây, thi triển võ công, đàm đạo Phật pháp, tăng chúng thường trên dưới 2000 người.
|
Tỉ thí võ nghệ (Bích họa trên tường Thiếu Lâm tự) |
Tuy nhiên, sự súc tích của các pho sách tổ sư để lại đã khiến tăng chúng không đạt được sự thống nhất trong cách hiểu, từ đó nảy sinh nhiều võ công mới lạ, có lúc rời xa những nguyên lý căn bản. Từ cuối đời Tống, Thiếu Lâm phái nổi lên phong trào sáng tạo mạnh mẽ chưa từng thấy, người người, nhà nhà đều tự nhận mình là môn đồ Thiếu Lâm chính tông. Hiện tượng này chắc chắn không đưa võ công Thiếu Lâm đến đỉnh thịnh, mà dẫn đến tạp nhiễm và suy thoái. Đó không phải điều các trưởng tràng Thiếu Lâm trông đợi.
Mùa thu năm 1333, vào đời vua Huệ Tông nhà Nguyên, để chỉnh lý nội bộ Thiếu Lâm phái đã phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, Đại hội võ thuật Thiếu Lâm được mở tại Tàng Kinh Các. Đại hội triệu tập 700 trưởng tràng các chi nhánh, các tân môn, cựu môn, các quan nhân nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh, chủ trì đại hội là thiền sư phương trượng đời thứ 12 Nguyên Hạnh và 4 vị trưởng lão tiền bối trước đó đã ẩn cư trên 20 năm trong núi sâu.
Nguyên Nhiên, bấy giờ là một môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm, đưa ra ý kiến khởi đầu các môn đồ phải tập những võ công căn bản, sau đó tùy sở trường của từng người thì luyện tập các môn mình thấy phù hợp. Ý kiến được các sư trưởng và toàn thể Đại hội nhất trí thông qua.
Sau khi tổng kết, xem xét hàng ngàn phương pháp, cách thức, bí quyết tu luyện võ công, gồm khinh công, thủy công, nhuyễn công, ngạnh công, nội công, ngoại công… được các trường tràng, các chi nhánh và các cao thủ phát triển trên nền tảng võ học Thiếu Lâm phái, Đại hội đã tiến hành sắp xếp, phân loại, và tổng hợp thành Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công - 72 tuyệt kỹ võ học Thiếu Lâm Tự, bao quát toàn diện những hệ thống võ công từ nguyên khởi đến cả những thời điểm hoàng kim nhất của võ phái, và dù sau này có một thiên tài võ học tìm thêm được các công phu nào đó và tuyên bố rằng đó là một hệ thống chưa từng có, thì cũng vẫn có thể xếp vào một trong 72 môn loại đã được Đại hội ấn định.
Cuối đời Nguyên, thiên hạ đại loạn, quân Khăn đỏ kéo đến Thiếu Lâm, tăng chúng tản đi khắp nơi. Như mỗi lần Trung nguyên rơi vào vòng binh hỏa, kungfu Thiếu Lâm lại có dịp xuất thế lập công, và đó cũng là tiền đề cho thời kì cực thịnh của võ công Thiếu Lâm dưới đời Minh.
(VTC News)
“Thiên hạ kungfu xuất Thiếu Lâm”, có lẽ không phải chờ đến những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Thiếu Lâm Tự mới được biết đến như là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm trung nguyên.
Trên thực tế, kungfu Thiếu Lâm chính là hình ảnh đại diện của nền võ học Trung Hoa, là cơ sở cho võ công của nhiều môn phái khác, và do đó cũng là phần cơ bản nhất tạo nên môn võ Wushu mà người Trung Quốc tự hào đem ra giới thiệu với thế giới dưới tư cách một phần tinh túy nhất trong truyền thống võ học của mình.
Cùng với thời gian, đặc biệt dưới ảnh hưởng của các tiểu thuyết, phim ảnh võ hiệp, kungfu Thiếu Lâm Tự trong mắt chúng ta ngày càng nhuốm màu sắc huyền bí và kì ảo.
Nhưng điều thú vị là ở chỗ, những gì còn lại đến hôm nay của võ học Thiếu Lâm đủ để chúng ta tin rằng những điều truyền tụng không phải không có cơ sở. Người hâm mộ hẳn đều hơn một lần tự hỏi: Có thật là dưới gầm trời này, trong thế giới thực tại này vẫn tồn tại một không gian võ học cao minh, bí ẩn của ngàn năm trước? Và phải chăng những bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh... vẫn nằm yên trong Tàng Kinh các một ngày nào đó sẽ lại tái xuất giang hồ và gây cơn sóng gió, như chúng đã từng gây ra trong quá khứ? VTC News xin trân trọng đăng tải loạt bài viết thú vị về huyền thoại của môn võ lừng danh thế giới này...
TỪ ĐẠT MA SƯ TỔ ĐẾN TRUNG NGUYÊN THÁI SƠN BẮC ĐẨU
Ở Trung Quốc hiện nay có đến 10 ngôi chùa mang danh Thiếu Lâm. Tuy nhiên, Thiếu Lâm được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long, cái nôi của thiền tông và võ thuật Trung Hoa là Thiếu Lâm Tung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay, cách thủ đô Bắc Kinh chừng 600km về phía Nam. Chùa xây dựng trong khu rừng trên đỉnh núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, nên được gọi là “Thiếu Lâm”.
Tung Sơn thắng địa
|
Dãy núi Tung Sơn. |
Dãy núi Tung Sơn là một trong Ngũ Nhạc - một trong 5 dãy núi lớn và danh tiếng nhất Trung Hoa, nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà và phía Bắc sông Dương Tử (Trường Giang). Núi Thiếu Thất cao chừng 860 trượng, phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng thiết mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bỉ, quí báu hiếm có, tương truyền do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất bằng phẳng, rộng rãi trên 5.000 trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa Thiếu Lâm huyền thoại.
Gần Thiếu Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước trong suốt, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống mặt hồ giống như một vầng trăng lớn. Hồ là nơi tập luyện "thủy công" cho các môn đồ Thiếu Lâm sau này.
Theo sử sách ghi lại, vào đời Hán, Minh Đế một hôm mơ thấy vị thần người tỏa ánh vàng bay đi bay lại trong cung, có người nói là đức Phật Tây phương, vua bèn cho người sang Tây vực cầu Phật pháp, mời về hai vị cao tăng Ấn Độ là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, lập chùa Bạch Mã ở Lạc Dương để hai người giảng kinh. Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau hai người muốn tìm chốn núi cao rừng thẳm để tu luyện, bèn xin tìm nơi thanh tĩnh lập chùa, và đặt chân lên miền đất phúc Tung Sơn, xây dựng Đông Đô Đại Pháp Vương Tự.
Minh Đế sùng Phật, quan lại trong triều không kể cao thấp đều phải đến đây nghe giảng kinh. Tại đây, hai vị cao tăng đã dịch xong bộ Tứ thập nhị chương kinh (Bộ kinh 42 chương, được Kim Dung mô tả là đối tượng truy tìm của cả võ lâm và triều đình trong cuốn tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Lộc đình ký). Như vậy, hạt giống Phật giáo từ Tây phương bay tới Trung Hoa đã nảy mầm ngay trên đất Tung Sơn.
Thời Tam Quốc, cũng trên đất Tung Sơn xuất hiện vị tăng nhân người Hán đầu tiên trong lịch sử, đó là Chu Sĩ Hạnh, người đầu tiên sang Tây Phương cầu pháp, mang về bản kinh Bát nhã bằng tiếng Phạn. Sách xưa chép rằng, khi ông mất, đệ tử đem hỏa táng, đến lúc lửa cháy tàn mà thân xác vẫn như còn nguyên; đến khi niệm chú thì xương cốt mới tan ra.
Năm Khai Hoàng thứ 20 đời Tùy Văn Đế, cao tăng Huyền Trang ra đời ở thôn Trần Hà dưới chân núi Tung Sơn. Bấy giờ các tông phái Phật giáo ở Trung Quốc đua nhau nổi lên, Huyền Trang nhận thấy kinh điển các phái khác nhau, tranh luận không dứt, mà xét cho cùng là do không có kinh điển gốc để tra cứu, bèn vượt gian khổ sang Thiên Trúc thỉnh kinh, mang về dịch trong 19 năm, tất cả 1331 quyển.
Truyền thuyết Đạt Ma
|
Đạt Ma diện bích (bích họa trên tường Thiếu Lâm tự) |
Theo ghi chép trong cổ tịch, Thiếu Lâm là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Trung Quốc, được Hiếu Văn đế triều Bắc Ngụy cho xây dựng năm Thái Hòa thứ 19 (495) làm nơi tu hành và thuyết giảng cho nhà sư Bạt Đà, vị thần tăng người Ấn Ðộ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật pháp. Tuy nhiên, kungfu Thiếu Lâm lại gắn với tên tuổi của Đạt Ma sư tổ, tức Bồ Đề Đạt Ma, người được cho là tổ khai sơn của Thiền tông Trung Hoa.
Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, vượt biển sang Trung Hoa truyền pháp. Lương Vũ Đế chuộng đạo, mời Đạt Ma đến hội kiến, nhưng không cùng chí hướng; Đạt Ma bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang vân du lên miền Giang Bắc.
Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Bồ Đề Đạt Ma đến Thiếu Lâm. Có nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang nghe danh đến xin bái yết. Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”.
giữa đêm tháng chạp tuyết lớn đầy trời, Thần Quang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối. Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quang khóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời kích động, không thể lâu dài, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt thầy. Đạt Ma bấy giờ mới nhận làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả. Trong chùa Thiếu Lâm hiện nay còn Lập tuyết đình, xây dựng dưới thời Đường, nhằm ghi lại sự tích Huệ Khả chặt tay cầu đạo.
Tương truyền, trong thời gian ở Thiếu Lâm, thấy nhiều nhà sư thể trạng yếu đuối, không chịu nổi khí lạnh của núi rừng và thường hay ngủ gật trong lúc nghe thuyết giảng, Đạt Ma bắt đầu nghĩ cách tu rèn thân thể và khắc chế ngoại cảnh cho người học đạo. Kết quả sau 9 năm diện bích tham thiền (ngồi thiền quay mặt vào tường) trong động Trấn Vũ trên núi Thiếu Thất, ngài đã tìm ra tinh yếu và đúc kết vào trong hai cuốn Dịch cân kinh rèn luyện nội công và Tẩy tủy kinh rèn luyện khí công.
Có thuyết còn nói rằng, hai bộ Cửu dương chân kinh và Cửu âm chân kinh cũng do Đạt Ma sáng tạo ra. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại nhận định, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ để tạo nên các bài tập rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho việc tu hành.
Theo truyền thuyết đạo Phật, sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma trong thời gian ở Trung Quốc đã dùng 4 quyển Lăng già kinh để dạy đệ tử, sau truyền lại cho Huệ Khả, từ đây, Thiền Tông Trung Quốc có thế hệ truyền pháp đầu tiên.
Sau khi Bồ Đề Đạt Ma viên tịch (536), các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức ngài truyền lại. Thiếu Lâm phái qua nhiều đời đã được các sư tăng xiển dương, đúc kết và phát triển mạnh mẽ và dần trở thành Bắc đẩu của các võ phái Trung Hoa. Việc hệ thống hóa võ thuật Thiếu Lâm được cho là bắt đầu từ những võ quan về hưu tu hành tại chùa.
Năm Kiến Đức thứ 3 đời Bắc Chu, Vũ Đế cấm Phật, chùa bị phá. Những năm Đại Tượng được xây dựng lại, đổi tên thành chùa Bộ Cô, mời 120 người gồm Huệ Viễn, Hồng Tuần… đến tu hành, gọi là “Bồ tát tăng”. Đời Tùy Phật giáo hưng thịnh, sắc cho lấy lại tên Thiếu Lâm Tự, ban cấp đất đai, thành ngôi chùa lớn bậc nhất ở phương Bắc.
13 võ tăng đời Đường
Đến đời Đường (618 - 907), Lục tổ Huệ Năng đề ra chủ trương đốn ngộ, cho rằng việc tu hành không cần phải tách rời đời sống thực, “gánh nước chặt củi, đều là diệu đạo”. Công phu Thiếu Lâm bắt nguồn chính từ sinh hoạt thường ngày của tăng nhân. Tương truyền, đệ tử Huệ Quang khi mới 12 tuổi có thể đứng trên miệng giếng sâu đá cầu 500 quả, chứng tỏ công phu không phải hạng tầm thường. Rất nhiều chiêu thức của võ công Thiếu Lâm đều là sự phát triển từ những động tác thường ngày như gánh nước, quét sân, bổ củi… Công phu cao nhất thực ra lại có nguồn gốc hết sức bình dị.
|
Lý Liên Kiệt trong bản Thiếu Lâm Tự 1982. |
Đầu đời Đường, Thiếu Lâm đã có một đội ngũ tăng lữ dũng mãnh, thiện chiến. Khoảng năm Vũ Đức, 13 tăng nhân Thiếu Lâm Tự tham gia trợ chiến giải vây trong cuộc chiến thảo phạt Vương Thế Sung của Tần vương Lý Thế Dân, lập công trạng lớn.
Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông. Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông Lý Thế Dân phong cho hòa thượng Đàm Tông làm Đại tướng quân, đồng thời đặc chỉ cho phép các hòa thượng Thiếu Lâm được luyện đội ngũ tăng binh, lại cho phép đại khai sát giới. Các triều đại sau này vẫn theo lệ đó.
Hiện nay trong chùa còn tấm bia Đường Thái Tông tứ Thiếu Lâm Tự chủ giáo ghi lại giai đoạn lịch sử này. Đây chính là sự kiện lịch sử được dùng làm bối cảnh cho bộ phim Thiếu Lâm Tự bản 1982 do Lý Liên Kiệt thủ vai chính Giác Viễn, học trò của Đàm Tông.
Cao Tông và Võ Tắc Thiên cũng thường đến viếng chùa, phong thưởng rất hậu. Được sự ủng hộ to lớn của triều đình, Thiếu Lâm nhanh chóng phát triển thành Đại phật tự danh trấn thiên hạ. Sau này các vị võ quan của triều đại nhà Đường khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ thuật, tạo nên một không khí giao lưu võ học trở thành truyền thống của nhà chùa cho đến các đời sau.
Nhưng cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng và phát triển đúng tầm cỡ, vì lúc đó các phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành, và vũ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chíh là cây côn, mà chủ yếu là trường côn. Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật, cấm các tăng nhân sử dụng vũ khí bằng kim loại sắc nhọn có thể gây sát thương. Chính vì vậy, dễ lí giải vì sao côn pháp Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và tinh diệu. Các loại binh khí khác (thập bát ban binh khí võ nghệ) chỉ được phát triển ở các dòng Nam quyền và Bắc quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.
Khoảng năm Hội Xương, Vũ Tông cấm Phật, chùa bị phá đến phân nửa, suy dần trong những năm cuối đời Đường và được khôi phục dưới đời Tống.
Tống Thái Tổ và truyền thuyết Hồng quyền
Lịch sử chép rằng, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lúc thiếu thời đã từng lên Thiếu Lâm học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm, sáng tạo ra Tam thập lục thế trường quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền.
|
Thiếu Lâm Thái tổ hồng quyền. |
Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận Triệu Khuông Dẫn thường sử dụng côn pháp khi lâm trận, nghệ thuật côn pháp của ông điêu luyện và hiệu quả không kém các đại tướng của ông với các loại binh khí khác.
Tuy nhiên có một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian mà Thiếu Lâm Tự cũng công nhận: bài Thái Tổ Trường Quyền không phải do Triệu Khuông Dẫn tự soạn ra, mà do ông nằm mơ được tiên nhân dạy cho 36 động tác căn bản của Hồng Quyền, rồi tỉnh dậy theo đó soạn lại. Tuy nhiên, những yếu tố nhuốm màu truyền thuyết này không ngăn cản Hồng quyền trở thành cơ sở để hình dung diện mạo võ công Thiếu Lâm đời Tống.
Thời kì này, võ công Thiếu Lâm lại tiếp tục được nâng cao, tăng nhân trong chùa có đến hơn 2000 người. Các nhà sư bắt đầu tổng hợp những phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không, một thể thức đang được lưu truyền trong dân gian lúc đó. Có thể kể ra một số bài quyền ra đời trong thời kỳ này là Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền và Khán Gia Quyền của hòa thượng Phúc Cư.
Thiếu Lâm đại hội và 72 tuyệt kĩ
Năm Hoàng Khánh thứ nhất (1312), Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt mệnh cho hòa thượng Phúc Dụ trụ trì chùa Thiếu Lâm, phong cho làm Tấn Quốc Công, thống lĩnh các chùa quán ở Tung Sơn. Từ đó các cao tăng trong ngoài Trung nguyên tụ hội về đây, thi triển võ công, đàm đạo Phật pháp, tăng chúng thường trên dưới 2000 người.
|
Tỉ thí võ nghệ (Bích họa trên tường Thiếu Lâm tự) |
Tuy nhiên, sự súc tích của các pho sách tổ sư để lại đã khiến tăng chúng không đạt được sự thống nhất trong cách hiểu, từ đó nảy sinh nhiều võ công mới lạ, có lúc rời xa những nguyên lý căn bản. Từ cuối đời Tống, Thiếu Lâm phái nổi lên phong trào sáng tạo mạnh mẽ chưa từng thấy, người người, nhà nhà đều tự nhận mình là môn đồ Thiếu Lâm chính tông. Hiện tượng này chắc chắn không đưa võ công Thiếu Lâm đến đỉnh thịnh, mà dẫn đến tạp nhiễm và suy thoái. Đó không phải điều các trưởng tràng Thiếu Lâm trông đợi.
Mùa thu năm 1333, vào đời vua Huệ Tông nhà Nguyên, để chỉnh lý nội bộ Thiếu Lâm phái đã phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, Đại hội võ thuật Thiếu Lâm được mở tại Tàng Kinh Các. Đại hội triệu tập 700 trưởng tràng các chi nhánh, các tân môn, cựu môn, các quan nhân nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh, chủ trì đại hội là thiền sư phương trượng đời thứ 12 Nguyên Hạnh và 4 vị trưởng lão tiền bối trước đó đã ẩn cư trên 20 năm trong núi sâu.
Nguyên Nhiên, bấy giờ là một môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm, đưa ra ý kiến khởi đầu các môn đồ phải tập những võ công căn bản, sau đó tùy sở trường của từng người thì luyện tập các môn mình thấy phù hợp. Ý kiến được các sư trưởng và toàn thể Đại hội nhất trí thông qua.
Sau khi tổng kết, xem xét hàng ngàn phương pháp, cách thức, bí quyết tu luyện võ công, gồm khinh công, thủy công, nhuyễn công, ngạnh công, nội công, ngoại công… được các trường tràng, các chi nhánh và các cao thủ phát triển trên nền tảng võ học Thiếu Lâm phái, Đại hội đã tiến hành sắp xếp, phân loại, và tổng hợp thành Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công - 72 tuyệt kỹ võ học Thiếu Lâm Tự, bao quát toàn diện những hệ thống võ công từ nguyên khởi đến cả những thời điểm hoàng kim nhất của võ phái, và dù sau này có một thiên tài võ học tìm thêm được các công phu nào đó và tuyên bố rằng đó là một hệ thống chưa từng có, thì cũng vẫn có thể xếp vào một trong 72 môn loại đã được Đại hội ấn định.
Cuối đời Nguyên, thiên hạ đại loạn, quân Khăn đỏ kéo đến Thiếu Lâm, tăng chúng tản đi khắp nơi. Như mỗi lần Trung nguyên rơi vào vòng binh hỏa, kungfu Thiếu Lâm lại có dịp xuất thế lập công, và đó cũng là tiền đề cho thời kì cực thịnh của võ công Thiếu Lâm dưới đời Minh.
(VTC News)
0 comments:
Post a Comment