7 yếu quyết để Tri Nhân - Biết người của Khổng Minh Gia Cát Lượng !

Leave a Comment


Theo Cổ Thư, khi còn đang ở ẩn tại núi Ngoạ Long Khổng Minh Gia Cát Lượng đã viết tập Tướng Uyên trong đó có đề cập rõ vấn đề "Tri Nhân - Biết Người". Ông đã nói rằng:
"...tính người thật khó hiểu, dung mạo thì bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Người trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung..."
Trong Kinh Dịch cũng đã từng nói: "Tướng tự Tâm sinh. Tướng tuỳ Tâm diệt". Khổng Minh thì cũng nói tới thuật "Tri Nhân" cần dựa trên hai điểm căn bản là:

- Hình Tướng (cách nhận xét Hình Dáng bên ngoài)
- Tâm Tướng (cách quán xét Tâm bên trong)



Thuật xem tướng của người xưa luôn coi trọng Tâm Đức của người cần quán xét. Cốt cách và Khí chất rất quan trọng, đạo đức không thể tự nhiên mà có. Anh hùng hào kiệt, chính nhân quân tử là những người có khí chất, đạo đức tốt. Sự uyên thâm, túc trí đa mưu là do tu dưỡng mới có được. Để có đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín người đó sẽ phải trải qua sự tôi luyện, học tập mới thành được. Đó là người hiếu kính với cha mẹ, trung thành với Vua, hoà nhã với mọi người, sức khoẻ tốt như vậy thì người người quy thuận.
Vì vậy, có thể nói rằng cần quan sát đạo đức của người trước sau đó mới đánh giá tới tướng mạo, lời nói, cách nhìn, đi đứng.v..v.. Và nếu đạo đức tốt mà tướng mạo có phần khiếm khuyết thì vẫn có thể coi là người quân tử và ngược lại tướng mạo thiện mà hành động, tâm tính gian ác thì vẫn coi là kẻ tiểu nhân.
Bạn là một doanh nhân, việc tìm được một đối tác làm ăn tốt thì việc đánh giá Tâm, Tính con người đó là hết sức quan trọng. Để có thể đánh giá đúng đắn người bạn hàng đó thì bạn cần có chút kiến thức về thuật "Tri Nhân" hay theo dân gian thường gọi là "Nhìn mặt mà bắt hình dong". Để học theo Khổng Minh thì bạn có thể cần chú ý tới 7 cách sau:

1. Đem điều phải, lẽ trái hỏi họ để biết Trí Hướng
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết Biến Thái
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy Kiến Thức
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét Đức Dũng
5. Cho họ uống rượu say để dò Tâm Tính
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng Liêm Chính
7. Hẹn công việc với họ để đo Chữ Tín.

Chúng tôi mong rằng, với những kinh nghiệm của người xưa bạn sẽ có một số tiêu chí để lựa cho mình được một người Đồng Hành có Tâm và có Đức.
(Phongthuy.com.vn)

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm