Việt nhân ca quá nổi tiếng. Sau khi được đưa vào phim và hát thì nổi lên phong trào tìm hiểu Việt nhân ca trong dân gian chứ không còn là chuyện của các chuyên gia nghiên cứu văn hóa. Nổi tiếng vì có thể nói đó là bài thơ tình đầu tiên, bài dân ca xuất hiện sớm nhất được ghi nhận trọn vẹn, cách nay khoảng 2800 năm…
(Bản dịch Việt ngữ trên Diễn Đàn của Viện Việt Học)
Đêm nay đêm nào chừ, chèo thuyền giữa sông
Ngày này ngày nào chừ, cùng vương tử xuôi dòng.
Thẹn được chàng mến yêu chừ, nào chê phận thiếp long đong
Lòng rối ren mà chẳng dứt chừ, được gặp chàng vương tông
Non có cây chừ, cây có cành chừ; lòng yêu chàng chừ, chàng biết không?
Hơn hai nghìn năm nay, giai thoại vẫn nằm trong sách. Bao thế hệ đã đọc và ngợi ca đều bằng lòng với bản dịch mà chưa ai nghiên cứu nguyên văn của bài ca tức là bản tiếng Việt! Phải chăng đó là thứ ngôn ngữ bị mai một mà bao tháng năm do không hiểu được nên lớp lớp tài tử văn nhân bằng lòng với cái bóng, cái hình?
Biết bao nhiêu chuyên gia ngôn ngữ học cuả nhiều thế kỷ cận đại đã bỏ công nghiên cứu Ký âm của Việt Nhân Ca là ngôn ngữ gì? tập hợp cuả tập thể nghiên cứu Việt nhân ca gồm những người am hiểu hầu hết các ngôn ngữ, họ dẫn chứng là ký âm của Việt nhân ca có thể giãi thích bằng tiếng nói các dân tộc : Tráng tộc壮族、Đồng Tộc侗族, Bố y Tộc布依族, Thái tộc傣族, Thủy tộc水族, Mao Nam tộc毛南族, Hạ lào tộc仫佬族, Lê tộc黎族...Vì các dân tộc nầy đều có nguồn gốc từ Cổ-Việt-Tộc古越族。Và cuối cùng thì Thuyết Ký âm Việt Nhân Ca được kết luận là của người Choang-Tráng Tộc ...
Hiện giờ Việt nhân ca được biết như là bài dân ca của dân tộc "Choang", được ghi lại bằng ký âm bởi người Sở thời Xuân-Thu.* Một số ý kiến cho rằng lịnh doãn nước Sở là Ngạc Quân Tử Tích sau khi nghe bài hát của người Việt rồi nhờ người phiên dịch ra tiếng Sở. Sở quá rộng lớn nên Bắc Sở thường tự xưng là Kinh Sở và Nam Sở tự xưng là Tương Sở hay Tượng Sở. Trong lịch sử xưa có khi Nam Sở tách ra độc lập là nước Dương Việt. Nếu ngược thời Xuân thu đi về xa nữa, thì tận xa xưa có “lịnh doãn" của nước Sở là Tử Văn vào triều đình nhà Chu nói chuyện bằng tiếng Sở mà nhà Chu xưng là Hoa lại không ai hiểu... Điều nầy được ghi nhận trong Sử ký. Xin quí vị xét kỹ yếu tố câu chuyện nầy mà đừng lầm rằng tiếng Sở là tiếng Hoa. Ngay cả "lịnh-doãn" nước Sở nghĩa là gì thì người Hoa cũng không biết, nên chỉ ghi chú: quan "lịnh-doãn" là chức quan tương đương với "tể tướng" hay gọi là "thừa tướng". Thực ra lịnh-doãn (令尹) là từ đa âm cổ: quan lịnh-doãn hay quan "loãn" là quan loan là quan lang chỉ có trong tiếng Việt và người Việt mới hiểu. Quan chức người Việt thời Hùng Vương được gọi là quan lang là "loan", khi ký âm bằng chữ vuông thì biến thành lịnh - doãn (令尹). Thời Xuân thu vẫn dùng ngôn ngữ Việt làm tiếng phổ thông giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Nguyên và gọi là Nhã ngữ. Nhã ngữ là Việt ngữ mà ngày nay cũng bị gọi là Hoa ngữ, đã đơn âm hóa nên nhiều người lầm tưởng "Việt" "Hoa" là hai ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ "Trữ-la" thôn thì thực ra là "Tử la" thôn, có nghĩa là “thôn Tả". "Trả" “tả” hay "trái" chính là "Tó" (Triều Châu), “Chỏ" (Quảng Đông), "Chò" (Bắc Kinh) dù chung một gốc mà sau khi biến âm thì vùng nầy lại không hiểu ngôn ngữ vùng kia.
*Điều quang Trọng cần chú ý, là Nhà nghiên cứu cổ nhạc cuả các dân tộc ở Trung quốc là ông Phùng Minh Tường đã khẳng định "Việt Nhân ca" bị cho là tiếng Choang thật sự không ổn! vì tìm hết các thể điệu Dân Ca cuả Choang không hát được "Việt Nhân ca" trong khi "đó là 1 bài dân ca". nhưng ông ta cũng không tìm ra được "Việt nhân Ca" là của Dân tộc nào.
-Ký âm tiếng Việt của bài ca được ghi lại là:
昌枑泽予昌州州 Xương hằng trạch dư xương châu châu
饣甚州焉乎秦胥胥 Thực thầm châu yên hồ tần tư tư
缦予乎昭 Mạn dư hồ chiêu
澶秦逾渗惿随河湖 thìn tần du sâm, đề tuỳ hà hồ
Phiên dịch ra Hán Việt cho một bài dùng chữ tượng hình cổ để "phiên âm" tiếng Việt thì sẽ rất là khó vì có chữ không còn được dùng nữa, nên không có trong từ điển. Mà dù cho có tra tự điển thì chưa chắc đúng bởi vì giọng đọc ở các địa phương khác nhau. Thêm nữa, cách nhau đến ngàn năm thì tiếng nói và cách viết của một số chữ có thể thay đổi và lại biến âm theo từng miền ngôn ngữ v v... Bản ký âm nầy cho đến nay vẫn bị cho là phiên âm để ghi lại tiếng "Choang" tức là tiếng "Thái" của Tráng tộc.
Nay tôi xin trình bài "Phục nguyên" những chử của ký âm cuả Việt Nhân ca như sau :
滥 兮 抃 - 草 滥 予 Lạm hề biện-thảo lạm dư
昌 枑 泽 - 予 昌 州 州 飠 Xương hoàng trạch-dư xương châu thực
甚 州 焉 乎-秦 胥 胥 Thẩm châu yên hô-tần tư tư
缦 予 乎-昭 澶 秦 踰 渗 惿-随 Mạn dư hô-chiêu thìn tần du sâm đề-tùy.
...河 湖。 Hà Hồ.
-Để dịch bài này từ tiếng Việt xưa ra tiếng Việt nay : xin giải thích những ký âm của Việt nhân ca:
滥 : "Lạm" là "Lam" hay "nam" tức là "Năm", "L" và "N" thường là biến âm, ngày nay màu "Lam" tiếng Triều Châu là "Nam". Rất nhiều nơi ở Quảng, Triều, Việt thường lẫn lộn "L" và "N".
兮: Hề... hầy, nầy, nè, đây... nhiều biến âm.
抃草: Biện-thảo là từ đa âm của "bảo".
予: "Dư" còn có âm "ia" (Triều Châu, Bắc kinh): Năm "dư" có thể như ngày nay là "năm kia", "năm Xưa"
昌: ký âm "xương" là "thương". Ngày nay tiếng Quảng Đông-thuần Việt là "Sẹc", Triều Châu-thuần Mân Việt là "Siaiê".
枑: "Hằng" hay "Hoàng".
泽予: "Trạch-Dư" hay "Trạch-Dử" là "Trử” hay "Tử",
飠: Thực, tiếng Quảng Đông à sực, Bắc kinh là Sữa: phát âm như là "Xưa".
甚 : Thẩm hay Thậm là Sẩm, sửm, sơm tiếng tiếng Quảng Đông, và Bắc kinh "Sum" phát âm như "Sớm".
州: Châu, phát âm Mân Việt -Triều Châu thì đọc là "Chiêu", "Chiệu" như "Chiều".
焉: (zen)Hiện nay phiên âm là "Yan" phát âm tiếng Bắc Kinh như em.
乎秦: "Hô-tần" đa âm, là "Hận" đơn âm.
乎昭: "Hô-chiêu" đa âm là "Hiểu" đơn âm.
澶: "Thẳn" hay "Đặng" hay "được". Nếu tra tự điển và phiên dịch là "Thìn" hay "chiền" là không đúng! Bên trái là bộ "Thủy" và bên phải là chữ "Đàn", đọc là "Thẳn" hay "đặng" và nghĩa là "nước xối... thẳng, thông, đặng". Tiếng Quảng Đông: "Thànn", Tiếng Triều Châu: "thànn" hay "thạnn".
胥胥: "tư tư" là Tương Tư.
秦 踰: Tần Du, là ký âm "tình duyên" hay "tình yêu", 秦 là Tsình của tiếng Triều Châu ngày nay, 踰, du, Duyè (Quảng đông), Dua (Triều Châu).
渗: "Sâm" là Sâu, tiếng Quảng Đông ngày nay "sâu" vẫn là "Sâm".
惿随: "Đề-Tuỳ" đa âm là "đùy" đơn âm, là "đầy"
河- Hà: Hò 湖- Hồ: Hớ
Như vậy, nghĩa Việt của bài ca như sau:
Năm nầy bảo năm xưa
Thương Hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
....Hò Hớ.
Theo khảo cứu của tôi thì Việt nhân ca là thơ lục bát của tiếng Việt, phù hợp với câu hò của dân ca Việt. Nếu thể hiện bài ca bằng thể lục bát ngày nay thì sẽ là:
Hò... ... hớ...
Năm nầy bảo với năm xưa
Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
Việc khảo cứu và giải mã bí mật của Việt nhân ca, đối với tôi rất là dễ bởi vì tôi biết chữ tượng hình người Hoa đang dùng vốn là chữ Việt. Khi nghiên cứu cổ sử, tôi thường đọc theo nhiều phương ngữ khác nhau là Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu, Hán Việt. Vì thế có thể nói, nhìn vào Việt nhân ca là thấy được bài thơ Việt liền! Thích thú với chi tiết 2800 năm về trước, tiếng Việt đã dùng "biện- thảo" là "bảo" , "nầy" kia, "nầy" xưa, "thương chiều chiều xưa", "em hận tương tư" v v... Nhưng có điều tôi chưa biết "Hò...hớ" là nghĩa gì và cũng chưa bao giờ nghĩ đến sẽ tìm hiểu "Hò......Hớ" là gì! Vậy mà Việt nhân ca bản gốc đã làm tôi kinh ngạc và "ngộ" ra rằng "Hò...hớ" là dân ca của người Việt khi gắn bó với sông hồ, với ghe, thuyền: Hò...Hớ nghĩa là "Hà 河" ..."Hồ 湖"
*Ghi Chú: xin hãy Tham Khảo, và Đọc thêm các trang :
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,34172,page=3
0 comments:
Post a Comment