Những suy luận trước ngưỡng cửa huyền môn

Leave a Comment
OZ-Những điều suy luận của TrungDung rất có cơ sở và bổ ích cho những ai có ý định nghiên cứu hoặc đi sâu vào con đường Huyền thuật, nhận thấy đây là một bài viết hay nên OZ xin đăng lại hầu bạn đọc, các bạn có thể tham khảo thêm những phản hồi khác trên trang TGVH.

Lâu rồi không thấy bùa chú xuất hiện trên Thế Giới Vô Hình của chúng ta. Cùng với sự qui ẩn hay chuyển sang sinh hoạt trên các trang blog, web khác của các trưởng lảo, trưởng huynh, những người nhiều năm trong cửa huyền môn, các chử phù, câu chú thuộc nội môn, mật truyền không còn được đưa lên mục Thế Giới Bùa Ngãi nữa. Việc không có phù chú mới để nghiên cứu là may hay rủi cho trang nhà Thế Giới Vô Hình và cho từng thành viên trên diễn đàn, tùy thuộc vào cơ duyên, học thuật và nhận thức của từng người.

Dù không còn các trưởng huynh, trưởng lão đưa các phù chú nội môn để các thành viên nghiên cứu, nhưng việc giao lưu giửa các thành viên cũ, mới chắc chắn vẫn đang được tiếp tục bên ngoài Thế Giới Vô Hình của chúng ta. Và vẫn còn đó những thành viên không ngại khó khăn đưa sách vỡ, tài liệu lên diễn đàn để mọi người nghiên cứu.

Người có cơ duyên với huyền môn thì vẫn tiếp tục sưu tầm tài liệu tự nghiên cứu, hay giao lưu học hỏi với người đi trước, hoặc bái sư học đạo, thâu góp kiến thức mỗi ngày một ít, lâu dần cũng thành nhiều. Người không đủ cơ duyên thì chắc là không học được gì, ngay cả kiến thức cơ bản cũng khó tiếp thu được.

Trong mấy năm gần đây, cùng với việc xuất hiện trang nhà Thế Giới Bùa Ngãi, tiền thân của Thế Giới Vô Hình, rất nhiều web, blog tâm linh đã ra góp mặt với đời.

Bàn bạc trên các web, blog, một số phù chú và những kiến thức cơ bản được viết ra, đàm luận. So với khoảng 3 - 4 năm về trước đã có sự thay đổi trong cái nhìn của nhiều người về thế giới tâm linh, bùa chú, ngãi nghệ. Có thể nói đây là một bước tiến dài so với 3 – 4 năm về trước, ngày mà ai nói đến chuyện bùa chú, ngãi nghệ trên mạng liền bị tẩy chai dữ dội, nói vui theo đời thường là bị ”pháo kích không tiếc đạn”. Việc phản bác, ”pháo kích”, cho đến nay vẫn còn, nhưng có vẽ không còn nặng độ như trước (hết đạn, hay vì đã có cái nhìn đổi mới về vấn đề tâm linh?). Nhờ vậy mà người muốn tìm hiểu về thế giới tâm linh có thể tìm thấy phần nào kiến thức cơ bản khắp nơi trên mạng.

Có điều, những kiến thức có thể gọi là cơ bản về huyền môn, huyền thuật, trùng lập trên các trang nhà, lý do đơn giản là người đọc thấy hay thì mang từ trang nhà này sang trang nhà khác, đôi khi viết rõ ràng nguồn gốc, nhiều lúc quên không ghi nguồn, có lúc hứng chí thêm thắt chút đỉnh, khiến người mới tìm hiểu thế giớ tâm linh có cảm giác người biết về huyền môn rất nhiều, ai cũng rành huyền thuật, và thay gì thu lượm thành kiến thức căn bản cho riêng mình thì… càng thấy mù mờ hơn!

Lại nữa những kiến thức được đưa ra xen nhiều tranh luận, đôi khi đi đến chỗ cải vã gây cấn, làm người đọc khó rút ra được kết luận rõ ràng.

Ngoài ra huyền môn còn được (hay bị) đánh giá từ góc độ tôn giáo, là không theo chánh pháp, không đưa đến giải thoát theo cách nhìn của Phật giáo, là ma quỷ theo cách nhìn của Thiên Chúa Giáo, Tin Lành v. v… từ đó huyền môn được gọi là ngoại đạo, học trò, đệ tử huyền môn là tà ma, huyền thuật là con dao 2 lưởi…
Những điều vừa được nêu ra có lẽ cũng là một trong những lý do khiến các trưởng lảo, trưởng huynh rút lui qui ẩn, hoặc viết ít hơn, giảm việc góp ý. Thật đáng tiếc cho người muốn tìm hiểu thế giới tâm linh, đã không nhận được kiến thức của người đi trước, những trưởng lảo, trưởng huynh mang tâm huyết làm sáng tỏ phần nào những phần kiến thức mật truyền, được giấu kính từ ngàn xưa, để có thể giúp mọi người hiểu thêm về thế giới tâm linh, xóa đi những điều mê tính, dị đoan, giảm bớt phần nào niềm tin vào những truyền thuyết, huyền thoại đã, đang và sẽ tiếp tục làm cho huyền môn thêm phần bí hiểm, ghê ghớm, hầu giúp mọi người khỏi xụp bẩy của những người buôn thần, bán thánh, những bật ”thầy” tự xưng, tự lập dù chưa thọ học theo một phái huyền môn thật thụ nào.

Với những suy nghĩ trên, tôi một người học thuật chập chờn, lang thang thu nhặt kiến thức trên mạng, tham vấn học hỏi với các trưởng lảo, trưởng huynh, có khi thấy cánh cửa huyền môn như hé mỡ và đã thấy phần nào những bí mật bên trong, đôi khi cánh cửa huyền môn như khép chặt, tôi vẫn đứng nơi nào đó ngoài cửa với chút kiến thức hổn độn, rối bời. Và tôi nghĩ có lẽ trong số các bạn đang sinh hoạt trên Thế Giới Vô Hình này, hay những web tâm linh khác cũng có cảm nhận như tôi. Vì thế, dù hiểu biết rất ít và rất lười, tôi cố gắng gom góp những gì tôi nghĩ là đã đút kết thành sự hiễu biết, những kết luận cho riêng tôi, để chúng ta cùng chia sẽ.


Cũng xin được nói rỏ, tôi không phải là thầy bà, hay cao thủ huyền thuật, những điều tôi biết chỉ là nhìn từ hiện tượng, qua tham vấn, học hỏi với người đi trước, rồi suy luận để rút ra kết luận, đúc kết thành hiểu biết cho riêng mình. Nếu thấy những điều tôi viết ra sau này hợp lý, các bạn hãy suy luận thêm, đút kết lại thành kiến thức cho riêng các bạn, vì những nhận thức của tôi được đút kết từ hiện tượng thấy được từ hoàng cảnh sống, trải nghiệm của riêng tôi, không thể dùng trực tiếp cho các bạn. Những điều các bạn thấy không hợp lý thì cứ xem như đọc chơi cho vui. Quan trọng nhất là muốn tìm hiểu thế giới vô hình thì các bạn đừng tin, hay không tin ngay sau khi đọc những điều tôi viết, hãy dùng thời gian tham vấn với người có kinh nghiệm, suy luận để rút ra một kết luận cho riêng mình. Dù biết rằng thế giới vô hình, đầy bí ẩn vì vô hình, không thể hiểu hay cảm nhận được chỉ bằng suy luận, nhưng không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận hay chứng thực trực tiếp, nên buộc phải dùng suy luận như một phương tiện để có những nhận thức cơ bản, từ đó có thể đi xa hơn trên con đường tìm hiểu thế giới tâm linh, huyền thuật.


Và cũng xin được nói rỏ tôi sẽ không đưa lên đây những phù chú huyền môn, cũng như sẽ không liên lạc với riêng ai để trao đổi phù thuật, vì như đã nói, tôi học thuật chập chờn, không có phù thuật gì để đưa lên đây hay trao đổi riêng với các bạn.

Tôi xem những gì sẽ viết ra trong mục này là đề tài để cùng nhau góp ý, để đi đến đôi điều hiểu biết cơ bản về thế giới huyền môn, nên tôi, vì không đủ khả năng chuyên môn, sẽ có thể nêu ra để mọi người cùng góp ý, nhưng không trả lời những câu hỏi có tính chất chuyên sâu, đại khái như:

-Tôi bị người ta gởi âm binh đến phá, phải làm sao để hóa giải?

Xin thưa nếu bạn biết được, có người gởi âm binh đến phá bạn, thì thật sự hiểu biết của bạn đã hơn tôi và nhiều người trên trang nhà Thế Giới Vô Hình rồi. Bạn nên tìm thầy hóa giải, hoặc tham vấn với các trưởng lảo, trưởng huynh đã tu luyện đạo thuật nhiều năm.

-Làm sao để biết mình có bị thư ếm không?

Xin thưa đã có vài bài nói chung chung về tình trạng khi bị thư ếm trên diễn đàn này, bạn chịu khó tìm đọc lại. Tôi không dám góp ý với bạn về vấn đề này, vì sai một ly là đi… nhị tì. Bản thân tôi đã 2 lần trúng ma chưởng, qua rồi, mang hiện tượng tham vấn với người đi trước mới biết được mình bị dính bùa.

-Chỉ dùm cách luyện bùa yêu, phép chiêu tài.

Xin thưa, tôi đặc biệt dị ứng với 2 môn này. Không phải tôi hay ho gì mà tránh được cái ham muốn rất đời thường, rất người này. Chỉ vì tuổi đời của tôi không còn trẻ nữa, không còn sứch để yêu đương vung vít. Cuộc sống hiện tại cũng tạm ổn, nên không muốn biết đến 2 pháp môn này, chỉ muốn để gìanh thời gian học hỏi những pháp môn khác.

-Xin chỉ cách trồng và luyện ngãi.

Xin thưa hiện nay tôi đặc biệt không quan tâm môn này. Đã có chuyên đề về ngãi. Bạn vào đó tham khảo.

-Làm sao để thấy ma, quỉ? Làm sao trục ma, bắt ma? Luyện xuất hồn bằng cách nào?

Xin thưa nếu tôi biết cách luyện và đã khai mỡ được nhãn căn để thấy được ma quỉ, trục được tà, luyện được phép xuất hồn, thì bây giờ tôi không ngồi đây viết toàn những điều biết được nhờ nhìn hiện tượng mà suy luận ra.

Với những thí dụ trên, tôi muốn nòi rằng những vấn đề này, có điều kiện chúng ta sẽ cùng góp ý, nhưng những câu hỏi trực tiếp về những vấn đề trên sẽ không tìm được những câu trả lời trực tiếp ở đây, vì thật nguy hiểm khi hướng dẫn người khác thực hiện, hay luyện tập những pháp môn chính bản thân mình không thực hiện được hoặc không luyện thành.


Khi bàn về một vấn đề, không thể không đưa ra những thí dụ, hoặc nói về những vấn đề liên quan cho sự việc rõ ràng, dễ hiểu. Vì vậy có thể những điều tôi viết ra sau này sẽ động chạm đến những môn phái, pháp môn hay cá nhân các thành viên khác trên diễn đàn này, đó là điều ngoài ý muốn.

tôi chủ trương hành sự ”nước sông không phạm nước giếng” không khen chê các phái, các pháp môn hay cá nhân khác. Việc ai làm nấy biết, thế giới vô hình mênh mông, mỗi người có thể hiểu, nhìn thấy, tiếp cận một phần ở những góc độ khác nhau, cho nên không thể khen chê hay, dở. Nếu bạn nào cảm thấy bị va chạm tự ái, xin thông cảm giùm, đây là điều ngoài ý muốn.

Các trưởng lảo, trưởng huynh nhiều năm tu luyện, đã ẩn cư hoặc chưa ẩn cư, có ghé thăm mục này, xin cùng góp ý, để người sơ cơ có thể có được kiến thức cơ bản, tránh được cạm bẩy ngoài đời, có được cái nhìn rõ ràng hơn về thế giới huyền linh, để có thể giảm phần nào mê tính dị đoan. Và quan trọng nhất là tránh việc ngồi luyện những pháp môn mơ hồ, kỳ hoặc, xuất xứ không rõ ràng, kết quả đạt thành là nữa tỉnh, nữa mê.


Lời giới thiệu dài lê thê, nhưng sức người có hạn, có thể nãy giờ tôi viết cho cố phần nhập đề, nhưng vào thân bài thì cũng tâm thường, không có gì hấp dẫn. Thôi thì biết tới đâu, viết tới đó. Và cách trình bày của tôi là tìm những bài viết của người đi trước trên con đường tâm linh, mà tôi cho là hay, rồi phân tích, đúc kết lại thành ý, mà tôi nghĩ là điều cơ bản, cần biết đối với người sơ cơ.


Viết lên những điều mình biết là nói lên cái giới hạn sự hiểu biết của chính mình, cũng là nói lên cái hiểu sai của mình. Là nói với người mà sự thật là để bản thân mình cũng có cơ hội học hỏi thêm. Vì vậy rất mong các vị luyện đạo nhiều năm, nhiều kinh nghiệm, thực chứng trong việc thực hành tâm linh gợi ý và góp ý thêm, cho phần kiến thức căn bản về thế giới tâm linh, huyền môn thêm chính xác, phong phú.


Bạn muốn học huyền thuật

Một ngày lang thang trên mạng, vô tình lọt vào web tâm linh. Đọc chơi cho vui. Bạn thấy một số điều vô lý, xen lẫn những điều có vẽ hợp lý về một thế giới tâm linh, vô hình, vô dạng, đang được nhiều người trên web diễn tả bằng những hình tượng trời, phật, tiên, thánh, bùa ngãi, thần chú... Nữa tin, nữa ngờ, nữa tò mò, nữa thắc mắc. Bạn tiếp tục đọc và bắt đầu hơi say say mê mê với những khả năng gọi hồn, giao tiếp với người quá cố. Ngạc nhiên trước những câu chuyện kỳ lạ về những con người kỳ lạ dùng phù chú trừ tà, trục ma, những người xuất hồn lên thượng giới, xuống địa ngục. Đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, càng đọc càng say sưa, tò mò muốn biết nhiều hơn về một thế giới vô hình. Và như vậy là bạn đã… dính chưởng


Buồn bã vì thất tình, các cuộc vui với bạn bè tưởng như khỏa lấp được niềm đau, nhưng càng ngày càng làm cho bạn mệt mõi, buồn bã hơn. Bạn thấy đuối sứch, muốn tạm lánh chỗ ồn ào. Bạn ngồi nhà, trong căn phòng yên tỉnh, nghe nhạc giải buồn, nhưng lời nhạc như cơn lốc, xoáy vào tim: ”Khi xa nhau đau buốt tâm hồn, nghe quanh đây đâu cũng là em, và từng hồi ngoài hiên lá rụng buồn thêm…” Bạn tắt nhạc dạo mạng tìm người đồng cảnh ngộ, may ra nếu thấy có nhiều người thất tình, cái cảm giác chỉ có mình tôi đau khổ sẽ giảm đi chăng? Chợt bạn lạc vào một web tâm linh, hai chữ ”Bùa yêu” đập vào mắt bạn. Đúng rồi, có món này thì có thể khiến người tình phụ quay về… Và như vậy chưa tìm được người dùng bùa yêu giúp bạn nối lại tình xưa, thì bạn đã… trúng bùa mê của thế giới vô hình.


Bạn cần gọi hồn người thân. Bạn có người thân bị trúng bùa ngãi. Bạn làm ăn thất bại cần chiêu tài. Bạn cần bán nhà gắp. Bạn nằm mơ muốn tìm người giúp giải mộng. Bạn cần học bài mau thuộc… Vâng có 1001 lý do lớn, nhỏ, nghiêm trang hay vặt vảnh, lỉnh kỉnh không đâu vào đâu, để bạn tìm đến thế giới tâm linh và đóng đô trên một trang web tâm linh nào đó. Rồi một ngày bất chợt bạn nhận được sự thôi thúc từ tìm thức của chính bạn là phải theo huyền môn, học huyền thuật để xâm nhập vào thế giới vô hình, cái thế giới mơ hồ chung quanh bạn, nhưng bạn lại không thấy cửa vào, vì tất nhiên cánh cửa của thế giới vô hình thì cũng phải vô hình…


Bạn vào trang web tâm linh mà bạn thường sinh hoạt, là nơi bạn yêu thích và tin tưởng nhất, đăng một bài mới với tựa đề đơn giản: ”Con muốn bái sư học đạo, xin quí thầy nhận con làm học trò…”

Hay thành thật hơn một chút: ”Con tò mò quá, xin quí thầy dạy con huyền thuật…”
Hay nghiêm trang hơn: ”Con muốn bái sư học đạo để cứu nhân, độ thế…”
Hay điều kiện hơn: ”Con ở Sài Gòn, muốn học huyền thuật, thầy nào ở Sài Gòn nhận con làm học trò thì phải dạy thiệt tình, dễ hiểu, không dấu nghề và sao cho con mau thấy được ma…”

Và bạn nhận được những câu trả lời không phải từ quí thầy, mà từ các thành viên khác.

Người theo thuyết ”tùy duyên”: ”Tùy duyên bạn ơi, đâu phải muốn học là được nhận…”
Hay người theo thuyết ”vô tư”: ”Tôi tìm lâu rồi mà chưa được thầy nào nhận, nếu bạn tìm được thầy, chỉ chổ cho tôi đến học với nhé”
Hay người theo Phật giáo: ”Bạn nghĩ sao, cần học bùa hay cần tìm lại chính mình? Bùa chú, thần thông không mang tới an lạc, giải thoát. Bạn nên qui y, học kinh phật, ngồi thiền…”
Hay người theo thuyết ”tìm hiểu nhưng bài trừ bùa ngãi”: ”Bùa chú là con dao hai lưởi bạn ơi, học làm chi, mai mốt bỏ ngang… tổ vật. Không bỏ thì về già cũng bệnh hoạn nghèo khổ, con cháu 3 đời không ngốc đầu lên được…”

Bạn thất vọng, hơi bực, mỡ thêm một tiêu đề mới, đại khái ”Vào đây đã là duyên. Cứ nói duyên, nhưng chừng nào duyên tới?” Rằng là ”Các thầy dạy con sẽ học và làm theo lời các thầy”, rồi ”Các thầy không dạy lại đời sau, mai mốt thất truyền uổng lắm”


Và có thể bạn sẽ tiếp tục chờ đợi trong… vô vọng.

Kể ra bạn vẫn còn may mắn nếu chỉ chờ phải đợi trong vô vọng, bởi vì rất có thể bạn nhận được tin nhắn của một ”thầy” nào đó ”ngày đó tới gặp tôi, mua những thứ này tới cúng, phần lễ tổ phải đủ bao nhiêu tiền…” Bạn tới góp đủ lễ, học và cuối cùng phát giác ra ”tiền mất, tật mang, lại phí công vô ích, chẳng học được gì”, bởi vì thầy có nghề thật sự đâu mà dạy bạn.
Tiền mất tật mang cũng tức, nhưng kể ra bạn vẩn còn may mắn. Vì nếu như bạn không nghĩ tới việc tìm thầy, một mình bí mật mang những phù chú trên mạng về luyện thì không biết sự thành bại của bạn ra sao nữa.

Cũng trong khoảng thời gian đó có thể ở những nơi khác nhau, trước nhiều màn hình khác nhau, nhiều thầy khác nhau đọc tiêu đề của bạn.

Thầy thì gật gù ”thấy muốn học quá cũng tội nghiệp, nhưng mà học vì tò mà thì cũng bỏ ngang thôi.”
Thầy thì lắc đầu ”Cứu nhân độ thế khỉ gì, nói nghe dao to búa lớn quá. Muốn học thì nói đại muốn học cho rồi”
Thầy thì bật cười ”Ê thằng này ngông. Muốn học mà đòi hỏi. Nói kiểu này ném về muốn làm cha chớ đâu phải muốn làm học trò” rồi thầy mơ màng ”Hồi đó cơ duyên đưa đẩy, tôi muốn bái sư học đạo. Thầy coi tuổi, coi tướng, cái gì cũng tốt mà có chịu ừ liền đâu. Tôi phải tới lui nhà thầy, trà nước, điếu đóm. Thầy làm bịnh thì đứng bên coi, lo xắp xếp đồ nghề cho thầy. Thầy thì như ngó lơ hổng để ý, chớ mà tôi làm gì, nói gì ổng cũng biết, suốt mấy tháng trời như vậy, rồi bất chợt ổng kêu chuẩn bị đồ, tới ngày mang cúng tổ, ổng làm phép vô mình rồi dạy cho.”
Thầy thì hơi bức xúc ”Tuổi trẻ bây giờ thiệt hổng hiểu nổi. Muốn học thì phải đi tìm, lên mạng viết như đăng quảng cáo chờ người nhận dạy. Hồi xưa tôi phải lần mò tìm kiếm, cơm gói mo cau, khăn rằng quấn cổ, trèo non lội suối tìm thầy để học. Mà tới nơi thầy có chịu nhận liền đâu. Phải ở đó ăn dầm, nằm dề, tiếp thầy ruộng nương nhà cửa. Như người trong nhà, thấy công việc thì làm, không chờ ai nhắc nhở. Vậy mà phải ở ăn hết bao gạo thầy mới nhận làm học trò chớ phải chơi sao”
Thầy sảng khoái hơn thì buộc miệng ”lạ chưa muốn học thì đi tìm, đủ lễ tổ thì người ta nhận dạy chớ gì. Ngồi trên mạng mà kêu réo, chờ tới tết công gô luôn. Tuổi trẻ bây giờ sung sướng quá sanh tệ”

Phần trên lấy ý từ những bài tôi đọc qua trên mạng và đã thêm thắt nhiều tình tiết. Theo tôi việc tìm thầy trên mạng khó, nhưng không phải là không có hy vọng.


Các thầy xưa chọn học trò cẩn thận. Xem duyên thầy trò, coi tuổi coi tướng, coi tánh coi tâm, thử lòng kiên nhẫn. Thường nhận rất ít học trò.

Cũng có thầy nhận nhiều học trò, điều kiện dễ dàng. Đủ lễ tổ (có thể coi như học phí cho dễ hiểu) thì thầy nhận. Nhận vô tư, dạy vô tư. Cũng kềm cặp học trò nhưng nên người hay nên quỉ là tùy nghiệp của học trò. Dạy phép như phát gạo, muốn xây thành bột làm bánh, hay nấu cơm, nấu cháo, làm bún tùy trò. Làm phước trò hưởng, làm bậy trò lảnh đủ.
Lại có thầy nhận học trò hơi đại trà. Cũng coi sơ tướng tuổi rồi nhận. Lễ tổ sơ sài. Trò tánh tốt ham học thầy dạy nhiều. Trò tánh tình hổng được khá thầy dạy ít. Học nhiều, gỏi giang, giúp đời, phước trò hưởng. Học ít thì có chút phòng thân, coi như kết duyên với đạo. Học trò nào phá làng phá xóm, ngỗ nghịch nói không được thì thầy ngưng không dạy thêm. Vẫn còn quậy quọ thì thầy rút phép, trục xuất khỏi sư môn.
Muốn học với các thầy thu nhận học trò như trên, bạn phải tìm đến nhà thầy xin bái sư nhập đạo.

Hiện nay ở Việt Nam ta huyền thuật vẫn còn bị xem là mê tín dị đoan, thêm phần thật giả lẫn lộn, giả nhiều, thật ít. Thầy không học nghề, tự lập, tự xưng, bày đủ trò mê tín dị đoan, thêu dệt huyền thoại, tạo danh, kiếm lợi. Người muốn học nhưng không biết phân biệt, dễ bị lầm lẫn. Vì vậy việc tìm thầy học khó khăn.

Ở các nơi khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Phi v. v… huyền thuật không còn nặng màu sắc bí truyền nữa, đã có các thầy dạy huyền thuật cho người có đủ học phí. Đủ tiền đóng học phí và biết sinh ngữ thì có thể học được. Tuy nhiên cũng cần có người đi trước giới thiệu đến thầy có uy tín, bởi vì ở bất cứ nơi nào, có người thật, việc thật, thì cũng có người giả, việc giả.

Ngày nay, thời a còng, a móc (@). Có thầy nhận học trò qua mạng. Trò gởi tên tuổi, hình ảnh đến hộp thư điện tử của thầy, để thầy coi tuổi coi tướng, cầu thầy hỏi tổ xem trò có hợp với việc học đạo không. Rồi thầy trò thư từ qua lại, điện thoại, chit chat để thầy xem ý tứ trò ra sao. Được thì nhận, không được thì huề.

Cũng có thầy nhận học trò qua mạng, không đặt nặng vấn đề coi tuổi coi tướng. Thầy mỡ diển đàn, phòng học trên mạng để truyền pháp dạy học trò.
Thầy nhận học trò thời a còng có vẽ dễ dàng, nhưng đòi hỏi học trò có chút kiến thức về đạo giáo, vì thầy sẽ đặt những câu hỏi để thử trình độ, tâm tánh trước khi nhận học trò.

Việc nhận học trò qua mạng hợp với các bạn muốn tìm thầy huyền môn, học huyền thuật trên mạng. Nhưng chắc là các thầy nhận học trò qua mạng cũng không tự ý vào mục tìm thầy của bạn để nhận bạn. Chính bạn phải tìm thầy, không nên mỡ tiêu đề ”Con muốn tìm thầy học đạo” rồi ngồi chờ người nhận.

Nếu nhằm lúc có thầy mỡ tiêu đề ”Tìm người hửu duyên” thì vào xem điều kiện của thầy như thế nào. Nếu bạn tự thấy mình đủ tiêu chuẩn, đạt yêu cầu thì đăng ký rồi liên lạc với thầy.

Tuy vạn sự tùy duyên, nhưng tùy duyên không có nghĩa là ngồi chờ… sung rụng. Phải có thành ý ”gỏ cửa” mới có người mở cửa.


Xin giới thiệu với các bạn chưa đọc qua bài của anh ÁNH SÁNG – T2 – ÚCCHÂU, một huynh trưởng quen thuộc trên trang nhà Thế Giới Vô Hình của chúng ta, đoạn trích dẫn về việc tìm thầy qua mạng, đã được đăng trong một tiêu đề trên diễn đàn này.

Trích dẫn:


” Huyền Thuật là một môn học bí truyền, không có thể giảng dạy ở những nơi công khai trước công chúng , như các trò biểu diển ảo thuật; các diển đàn tâm linh là những nơi Tàng Long Phục Hổ, thông qua một số bài viết có giá trị của một số Vị Ẩn Danh.... ta cũng có thể đoán biết ít nhiều khả năng huyền thuật của các vị nầy, nếu muốn tìm học huyền thuật, thì đây là cơ hội và duyên may, mà ta tự tạo cho mình để tìm Thầy học Huyền Thuật, bằng cách xin địa chỉ, email, điện thoại của các vị nầy, để đàm đạo và nếu có duyên, thì có thể được nhận làm đệ tử mà theo học.
Nếu có duyên gặp được Thầy giỏi, thì có thể học từ thấp lên cao, có trình tự thứ lớp đàng hoàng; còn nếu gặp Thầy có trình độ không được cao , thì sau khi học xong , và nhận thấy không còn gì để học , thì cũng không được khinh khi và nói xấu Thầy, vì nếu ai có thái độ như thế, thì nhất định không có duyên mà gặp Thầy giỏi để học tiếp lên cao và thường tự tạo nghiệp quả xấu cho mình ....; sau khi từ giả Thầy củ, thì cần tìm nhiều Thầy khác mà học ....Vì ngày nay Thầy giỏi rất khó tìm, còn Thầy có trình độ cao thấp khác nhau ...thì nhiều , do đó , nếu có duyên và có khả năng , thì nhờ học nhiều Thầy, luôn tôn Sư trọng Đạo, mà góp gió thành bảo và củng có được một trình độ Huyền thuật đáng kể khả dụng trong đời”


Và những chuẩn bị trong khi chờ tìm được thầy:


” trong khi chưa có duyên gặp Thầy học đạo , thì sự siêng năng thu thập và trao đổi cùng đàm đạo, của những tài liệu huyền học và huyền thuật rải rác trên net diển đàn tâm linh ...huyền bí học ..., cũng giúp ta chuẩn bị được phần nào kiến thức cơ bản về huyền học và huyền thuật , để khi gặp được Thầy giỏi củng không phải bở ngở với những danh từ chuyên môn và phương pháp tu tập .....”


Anh ÁNH SÁNG – T2 – ÚC CHÂU đã viết rõ ràng về cách tìm thầy và học với thầy qua mạng. Chỉ xin nêu thêm vài ý kiến của riêng tôi:


-Muốn nhập môn huyền học qua mạng, bạn (và cả thầy dạy qua mạng) cần có máy vi tính đầy đủ tiện ích, đường chuyền tương đối nhanh. Có thời gian để liên lạc. Bạn (và thầy dạy qua mạng) phải rành các thủ thuật vi tính để có thể liên lạc, làm tài liệu, gởi tài liệu hướng dẫn v. v…

-Việc học qua mạng thuận lợi trong hoàng cảnh thầy trò không ở gần nhau, thầy một quốc gia, trò một quốc gia. Nhưng trong sự thuận lợi cũng có cái bất lợi vì đa số các phái huyền môn, nhập môn thầy phải điểm đạo cho học trò. Thầy trò mỗi người một quốc gia, phải chờ đến lúc gặp nhau mới có thể thực hiện được. Cũng có khi thầy trò gặp nhau, chỉ dẫn chút đỉnh, chưa kịp điểm đạo thì… đôi ngã chia ly, thầy trò hai nẻo. Đây là do duyên thầy trò không đủ bền lâu, không nên trách thầy hay tự trách mình.

Những điều cần suy nghĩ trước khi vào cửa huyền môn

Bạn đang tìm thầy huyền môn để học huyền thuật, chỉ mong sao sớm gặp được thầy giỏi dạy bạn phép hay.

Có thể bạn đang mơ màng nghĩ đền một ngày vào được cửa huyền, học được pháp thuật, rồi xuất sư hành đạo, mọi việc sẽ thay đổi. Chỉ mơ màng nghĩ mọi việc sẽ thay đổi theo chiều hướng bạn mong muốn, chứ bạn chưa biết chắc chắn mọi việc sẽ thay đổi ra sao.
Nếu vậy bạn hãy giành thời gian suy nghĩ cẩn thận trước khi tiếp tục mơ màng tưởng đến ngày xuất sư hành đạo.

Trước tiên hãy thử nghĩ xem bạn đã sẵn sàng chấp nhận để cho người ta gắn thêm cho mình một tên gọi không mấy thơ mộng, đó là ”tà ma ngoại đạo”, hay gọn hơn một chút là ”tà đạo” chưa?

Cái tên gọi ”tà ma ngoại đạo” hay ”tà đạo” có lẽ bắt đầu được dùng nhiều từ thời… phim tập Hồng Kông xuất hiện tại Việt Nam. Dù chỉ là danh từ, tên gọi, nhưng chưa chắc bạn thấy thoải mái khi nghe người khác gọi mình như thế.
Có thể bạn sẽ bực bội đíng chính rằng ”huyền thuật tự bàn thân nó không chánh, không tà” và ”tà hay chính do tâm người dùng huyền thuật”. Hoặc bạn sẽ nổi nóng cải vã. Hoặc bạn sẽ hẹn người nói huyền môn, huyền thuật là tà ma ngoại đạo ra quán cà phê, uống nước mía, mặt đối mặt tranh cải. Nếu tranh cải không xong, thì sẳn cái bản mặt chần dần của đối phương, ngon quá tội gì không dộng cho một phát! như vậy là bạn đã… thua rồi. Rất có thể sau này bạn học được huyền thuật, nhưng bạn sẽ không học được đạo thuật, nếu bạn không thể chấp nhận một danh từ, một tên gọi không mấy êm tai từ những người có niềm tin tâm linh khác với bạn.
Huyền môn không chỉ có huyền thuật. Huyền môn còn dạy đệ tử đạo làm người xử dụng huyề thuật (tôi gọi là đạo thuật, chắc không đúng mấy với cách nói của người trong đạo).
Thiếu đạo thuật bạn sẽ dễ bị tham, sân, si và ngã mạn đưa dần vào tà đạo, làm chuyện sai trái theo quán tính lúc nào không hay. Và như vậy việc người ta gọi bạn là ”tà ma ngoại đạo” đâu có sai, chỉ có điều gọi trước khi bạn thật sự trở thành tà ma ngoại đạo, nên xác xuất bị… đụt hơi cao.

Nếu bạn chấp nhận được những từ ngữ, tên gọi không được hay ho, cái nhìn không mấy thiện cảm của những người khác niềm tin với một thái độ bình thản, một thái độ rất… người huyền môn, thì bạn đã đã thông được một trong rất nhiều điều cần được đã thông trước khi nhập đạo.


Nếu bạn còn trẻ, độc thân, sống chung với gia đình, liệu ông, bà, cha, mẹ, anh chị em có chấp nhận việc bạn học huyền thuật không? Thái độ của họ ra sao khi bạn luyện bùa, niệm chú? Việc bạn thờ phụng, cúng kiến theo huyền môn sẽ như thế nào?

Có thể bây giờ bạn chỉ muốn học và lo tìm thầy mà không nghĩ tới những việc này. Nhưng thật sự đây là một vấn đề lớn, ảnh hưởng tới việc học và luyện đạo của bạn sau này. Có thể nói đây là điều kiện địa lợi và nhân hòa.
Thường thấy cha mẹ lo cho con ăn học, sẵn sàng hy sinh vì muốn cho con có kiến thức, nghề nghiệp, làm thợ, làm thầy. Và làm thầy thì làm thầy thuốc, thầy giáo, chứ không phải thầy… bùa.

Nếu bạn đã có gia đình, sống với vợ con, thì cũng giống như trên, liệu vợ, con có hiểu và chấp nhận việc bạn học và luyện đạo không? Hay con thì không biết cha (hay mẹ) làm gì, vợ (hay chồng) thì dằn mâm, xáng chén, mặt chì, mặt bấc, nói móc, nói méo vì bạn cứ ngồi thù lù ở đó lim dim xuất thần, tưởng bùa, niệm chú, thay gì phụ giúp lau nhà, giặt đồ, rửa chén, nấu cơm.


Xong phần gia đình, lại còn bạn bè, những mối quan hệ ngoài xã hội. Thái độ của bạn bè sẽ sao? Vẫn thân thiện như xưa hay họ sẽ sợ và lánh xa bạn. Hay họ sẽ bớt thân thiện với bạn, vì với họ, bạn không cò là người bạn ngày trứơc, giờ bạn… hư rồi, tà ma ngoại đạo rồi, mê tín dị đoan rồi, khật khùng rồi.


Việc học và luyện đạo của bạn chỉ xuôi chèo, mát máy khi hai điều kiện địa lợi và nhân hòa ngon lành. Thiếu hai điều kiện này dù bạn có cố gắng dấu diếm, bí mật, lén lén đến học được với thầy, bạn cũng hiếm có cơ hội thành tựu, vì thiếu điều kiện tu luyện các phép học được.


Và chính bạn, bạn có sẵn sàng học đạo, luyện đạo chưa? Bạn có sẵn sàng bỏ những thói quen hiện có để sống theo đạo chưa?

Bạn sẽ phải kiên cử trong việc ăn uống. Bạn sẽ phải bỏ các cuộc vui trà đình tửu quán, tụm năm tụm ba tán ngẫu, hay đi cà nhỗng ngoài phố để dùng thời gian vào việc luyện đạo.
Bạn sẽ phát giác ra là mình đã sai lầm khi nghĩ học đạo thuật huyền môn là một việc dễ dàng.
Bạn sẽ phát giác ra là mình đã sai lầm khi nghĩ rằng huyền thuật là môn học… mì ăn liền, thầy vừa dạy xong, là bạn mang ra xử dụng được liền.
Bước vào cửa huyền môn bạn sẽ phát giác ra rằng mỗi phép đều có những con số về ngày, tháng, năm phải luyện đủ mới xử dụng được! Và những con số 7, 14, 21… 100 ngày, hoặc 1, 3, 6, 9 tháng, hay 1, 3, 5 năm chỉ là những con số tương đối, tín theo căn cơ tốt của người xưa.
Có thể bạn vì niềm tin không vững mạnh, tâm dễ loạn động, cấu trúc cơ thể bạn không được hợp với việc luyện đạo (gọi chung là căn cơ), nên những phép phải luyện 7 ngày thành, thì bạn phải luyện 14, 21, 36 ngày mới thành, hoặc thậm chí luyện mãi cũng không thành. Liệu bạn có đủ kiên nhẫn để tiếp tục học, luyện không, hay sẽ sinh ra chán nãn, nghi ngờ thầy dạy dấu nghề, nghi ngời bùa chú chỉ là trò mê tín dị đoan của người xưa?

Huyền thuật là môn học trù tượng, phức tạp, dựa vào niềm tin, tâm, ý để học, luyện. Người có căn cơ tốt, thích hợp với việc luyện đạo thì học phép nhanh, luyện mau thành tựu. Nhưng đa số phải chuyên luyện. Số ít căn cơ không khá phải khổ luyện cả đời mới mong có cơ hội thành tựu.


Những con số của riêng tôi:


Theo tôi số người vào huyền môn, học huyền thuật, có 80% thầy chỉ cần điểm đạo 1 lần. Ngay lần đầu cơ thể đã khai mỡ, cảm được tha lực (nếu theo phái chuyên về tha lực), thần quyền tá điển (nếu theo phái có thần quyền). Sau khi điểm đạo, học luyện đạo mau chóng, cơ hội thành tựu rất cao.

Trong 20% còn lại, có 15% thầy phải điểm đạo nhiều lần mới xong phần khai mỡ cơ thể. Sau khi điểm đạo, học và luyện đạo tương đối nhanh, cơ hội thành tựu tương đối cao.
Trong 5% còn lại, có 3% trăm, thầy điểm đạo nhiều lần cũng không xong, phải cho uống bùa, luyện chú thêm, nhưng chỉ cảm điển chập chờn, khi có khi không (nếu là phái chuyên về tha lực) thần quyền không tá xác (nếu là phái có thần quyền), hoặc tá rất yếu. Những người này học luyện chậm chầy, phải khổ luyện mới mong có cơ hội thành tựu.
1% có lẽ cơ duyên thuộc một đạo giáo khác, không ở huyền môn, nên dù thầy điểm đạo nhiều lần, cho uống bùa, tự luyện chú phép khai mỡ, cơ thể vẫn bít chịt, dù cố công luyện một đời cũng cũng khó thành tựu, hoặc chỉ thành tựu chút ít.
1% cuối cùng căn cơ đặc biệt tốt, có thể là người đã luyện đạo từ nhiều kiếp trước. Những người này học luyện đặc biệt mau thành. Các căn mau khai mỡ, có khi đã tự khai mỡ trước khi nhập đạo.

Lại thêm những con số sau đây:

Cứ 10 người nhập đạo thì có khoảng 7 người bỏ học nữa chừng. Trong 3 người lại, 2 người khi xuất sư hành đạo thì ”thân ở giang hồ, không thể tự chủ” nên hành đạo lững lờ khi chánh khi tà. Khi chánh thì làm bịnh, giải nạn giúp người. khi tà thì theo con nhang, đệ tử, hoặc bênh vực học trò mà xuống tay với người chống đối, tranh tài đấu phép với đồng đạo.
Chỉ còn 1 người giử vững niềm, một lòng hành đạo với tâm trong sáng của ngày nào mới tìm đến cửa huyền môn.

Sau khi suy nghĩ, đã thông những điều kiện khách quan về địa lợi, nhân hòa, bạn nên suy nghiệm thêm về những con số của tôi (đừng tin chắc vào những con số này, đây chỉ là những con số gợi ý).

Hoàn cảnh của bạn có thuận lợi cho việc vào cửa huyền môn học huyền thuật không?
Bạn thuộc phần nào trong con số 100%?
Bạn thuộc phần nào trong con số 10 người học đạo?

Nếu tự xét thấy việc theo huyền môn không thuận lợi, học huyền thuật không có cơ hội thành tựu, không thể đi trọn con đường huyền môn, bạn nên kiểm điểm lại niềm tin, xét lại xem thật sự bạn muốn gì và tìm phương hướng mới cho chính bạn. Đời người ngắn ngũi, không nên phí thời gian, công sức vào những việc bạn biết trước là không có kết quả.


Nếu bạn thấy có đầy đủ điều kiện thuận lợi, thì bạn có thể tiếp tục việc tìm thầy được rồi.

Các môn học đông phương thường có liên quan với nhau. Nếu bạn thật sự muốn vào cửa huyền môn, hãy mỡ rộng việc tìm thầy vào các lảnh vực võ thuật, đông y, khí công hay… chùa chiền. Ngày nay còn rất ít những vị sư biết huyền thuật, nhưng có công tìm, đủ duyên chắc sẽ gặp.

Biết đâu được, người thầy huyền môn của bạn sau này, hiện nay là vị thầy đang dạy võ ở một võ đường nào đó.

Thầy chọn học trò, học trò chọn thầy

Người muốn học huyền thuật, nếu không có người chỉ dẫn, giới thiệu, phải tự lặn lội tìm thầy học đạo. Tìm ngoài đời. Tìm qua mạng. Tìm mãi rồi cũng gặp.


Có thể một ngày đẹp trời, bạn nhận được tin nhắn qua diễn đàn của một thầy, hẹn ngày gặp mặt, nói chuyện nhập môn.

Vì mong muốn có thầy để học, bạn mừng rở nghĩ duyên đã tới, nôn nao mong cho mau tới ngày gặp thầy.

Có thể sau một thời gian lặn lội tìm kiếm, bạn gặp một thầy ngoài đời.

Vì mong muốn có thầy để học, bạn mừng rở nghĩ duyên đã tới, cố gắng xin thụ giáo với thầy.

Có lẽ bạn nên để lòng lắng dịu, nén vui, tỉnh tâm suy xét, trước khi xin bái sư.

Thời nay vàng thao lẫn lộn, giới huyền môn người học pháp, luyện đạo thật thì khó tìm, giả dối thì dễ kiếm.
Đọc tin trên báo thấy đủ loại ”thầy” kỳ dị, bày đủ cách trị bệnh lạ lùng, kết quả là người bệnh phải vào bệnh viện điều trị bệnh có sẳn trước lúc gặp ”thầy” và bệnh do ”thầy” gây ra. Bạn vẫn nhớ, vẫn nghĩ mình sẽ biết và sẽ tránh được những vị ”thầy” này. Nhưng chính niềm vui mừng tìm được thầy huyền môn, chính nỗi đam mê huyền thuật, cùng việc thiếu kinh nghiệm, kiến thức huyền môn sẽ làm bạn mất cảnh giác, nhận định sai lầm.
Bất cứ nỗi đam mê nào trên đời này cũng dễ khiến tâm trí ta mịt mờ, mất cảnh giác, niềm đam mê huyền học cũng không ngoại lệ.

Bạn nên tỉnh tâm suy nghĩ 2 vấn đề:


-Làm sao phân biệt được thầy thật, thầy… dởm?

-Bạn tìm thầy học huyền thuật hay học đạo thuật?

Huyền môn không chỉ có huyền thuật như chúng ta thường nhận biết qua bùa chú, ngãi nghệ. Các thầy thường học nhiều môn. Ngoài bùa chú ngãi nghệ, còn có các môn chiêm dịch, độn toán, phong thủy, đông y, khí công, võ thuật và… giáo lý tôn giáo.

Tuy nhiên dùng thời gian một đời người cũng không thể học hết và cùng giỏi tất cả các môn, nên mỗi thầy chỉ chuyên khoa một vài môn, các môn khác chỉ dùng phụ, chứ không ”chuyên ngành”.
Thí dụ như thầy chuyên về bùa chú, cũng biết ngãi nghệ nhưng ít dùng đến. Thường cấp bùa cho người đến xin. Chỉ đôi khi phối hợp bùa với ngãi trong trường hợp bùa chú không đủ lực giải quyết vấn đề nhanh nhẹn, nhạy bén. Hoặc chỉ dùng ngãi làm dược liệu trị bệnh.
Thường thấy các thầy biết ít nhiều về khoa đông y, để phân biệt chữa trị bệnh do tà ma, thư ếm với các chứng thân bệnh. Bệnh tâm linh thì trị bằng tâm lực, bệnh thân thì phải trị bằng thuốc men. Có người tưởng như bị bệnh tà ma, trúng bùa, dính ngãi, nhưng thật ra chỉ là thân bệnh. Gặp lúc khó khăn, hay người nghèo khó không có điều kiện trị tây y, thầy sẽ ra toa cho người bệnh hốt thuốc nam, thuốc bắc điều trị.
Lại có trường hợp thầy được gia chủ mời đến làm phép trấn trạch. Đến nơi xem xét phong thủy trong nhà ngoài ngõ xong, thầy không lập đàn, vẽ bùa, niệm chú, hay trấn chỉnh phong thủy, lại khuyên gia chủ nên tự tụng kinh chú… Phật giáo để giải nghiệp.

Nói chung các thầy tùy theo sở học, hoàn cảnh mà dùng pháp, tác pháp. Nhưng làm sao để nhận biết được đây là thầy thứ thiệt, dùng pháp thứ thiệt, kia thầy dởm, không có công phu tu luyện, chỉ làm nháy theo các phép học mót từ sách vỡ, các thầy khác, hay phép do thầy… tự sáng chế ra?


Muốn nhận biết thầy thật, thầy giả, chúng ta cũng có thể bắt đầu bằng cách xem tuổi, xem tướng, nghe cách nói chuyện để chọn thầy, như cách các thầy dùng để chọn học trò.

Tuy nhiên chúng ta vì không biết tín tuổi theo tử vi, lý số và xem tướng đoán tâm theo tướng số như các thầy, nên chỉ có thể xét sơ lược theo sự hiểu biết đơn giản của chúng ta.

Thí dụ như gặp thầy chỉ khoảng 30 tuổi, nhưng thầy tự giới thiệu lên núi học đạo từ nhỏ, tu luyện suốt 20 năm. Sau xuống biển thọ pháp với sư phụ khác tu luyện thêm 15 năm. Rồi lại vô rừng học đạo suốt 15 năm. Và thầy đã xuất sư hành đạo 10 năm rồi. Trong suốt mười năm qua vừa hành đạo, vừa ôn luyện và học thêm, nên kỳ môn, dị pháp, môn nào cũng rành rẽ. Sau khi tính nhẩm tuổi đạo của thầy là 60, so với tuổi đời của thầy chỉ khoảng 30, thấy không ăn khớp mấy, bạn nên khéo léo… rút lui.


Nhiều lúc khó nhận biết được ngay một vị thầy là thật hay giả qua tuổi tác, vì thầy khéo léo, đã tín toán cẩn thận, thuộc lòng bài bản, nói năng lưu loát, tuổi đời, tuổi đạo ăn khớp với nhau, nghe rất hợp lý, nghe thật còn hơn cả… sự thực.

Gặp những vị thầy này bạn nên khéo léo để ý những điều thầy nói. Nếu thầy tự xưng là giỏi, kỳ môn, dị pháp, thứ nào cũng biết, cũng hay thì có thể thầy… hay thật, nhưng bạn vẫn nên cảnh giác, tạm giam những điều thầy nói lại, chờ dịp kiểm chứng, trước khi mê man vì những pháp hay, thuật lạ của thầy mà mày mò năn nĩ được bái thầy làm sư phụ.
Một vị thầy thực thụ, ít khi nói nhiều về những pháp thuật hay giỏi của thầy cho bạn nghe, nhất là nói trong lần gặp gỡ đầu tiên, trừ khi ”hạp điển”, ngay lần đầu gặp gở thầy đã ”kết” bạn, nên có ý nói hết những gì thầy biết với bạn.
Ngược lại một vị thầy thật thụ sẽ sẵn sàng nói cho bạn nghe những pháp thuật mà thầy không biết, hoặc luyện không thành, khi bạn hỏi.

Nếu gặp thầy pháp thuật nào cũng rành rẽ, sách bùa chú xưa cũ nào cũng có, sách bùa chú của môn phái nào cũng có, môn nào trong các sách thầy cũng đều luyện thành, có thể dời non lấp biển, hô phong hoán vũ, thì trừ khi bạn muốn mua sách bùa chú, nếu không muốn mua sách bạn nên khéo léo rút lui. Vị ”thầy” này hợp với việc làm… chủ nhà sách hơn làm thầy bùa. Nếu bái vị này làm sư phụ, rất có triển vọng sau một thởi gian thụ giáo, bạn trở thành… đại lý bán sách vỡ huyền môn.


Nếu gặp người nói chuyện đã đớt, khi khóc, khi cười, ợ ợ, ngáp ngáp, hoặc đổi giọng nói khác lúc bình thường, tự xưng tiên cô, thánh nữ, cô ba, cậu năm, thờ phụng hình tượng kỳ lạ, dạng thầy bà này thường bói bài, coi tay, coi tướng. Thỉnh thoảng cũng có thể cho toa thuốc trị bệnh, các vị thuốc thường đơn giản, phối hợp kỳ lạ. Thỉnh thoảng cũng có thể vẽ bùa cấp phép, hình dạng ngoằn nghèo kỳ dị.

Nếu bùa không linh, thuốc không công hiệu, bói bài, coi tướng, coi tay cũng trớt quớt, thì đây là dạng phần âm dựa xác… dởm. Các vị chỉ nháy theo dạng thầy có phần âm dựa, giả khóc, giả cười, giả nói chuyện đớt đát, hoặc đổi giọng vậy thôi, chứ không thật có phần âm nào dựa vào các vị.
Việc đời thường vậy, những việc làm giả dối đôi khi còn hay hơn việc thật. Các vị này hay bày trò mê tín dị đoan, dựng lên những huyền thoại mới, tạo thêm những tiên cô, thánh nữ mới, người không biết tin theo, đưa dần vào huyền môn, khiến huyền môn ngày càng rối rắm vì những trò mê tín dị đoan, những huyền thoại mơ hồ cùng những hình tượng kỳ hoặc.
Nếu kết quả bùa, thuốc chập chờn, khi linh, khi không. Bói bài, xem tay, xem tướng, nói đúng quá khứ, hiện tại, nhưng tương lai thì hơi mơ hồ, có điều trúng, có điều trật, thì đây là dạng tự phát, do phầm âm dựa xác thật. Dù là dạng dựa xác thật, bạn cũng không thể học được gì ở những vị thầy nầy, vì đây là dạng được (hay bị) phần âm dựa, mượn xác để hành động, chứ bản thân các vị thì không có học thuật gì để truyền dạy cho bạn.

Cũng có dạng thầy khi hành pháp tay bắt ấn, miệng nói tiếng lạ, mặt đổi sắc. Khi cho toa thuốc, vị thuốc thường đơn giản, phối hợp kỳ lạ. Khi vẽ bùa, hình dạng nghệch ngoạc, kỳ dị. Nếu bùa, thuốc không linh, thì bạn nên cẩn thận, đây là dạng thầy tá điển… dởm.

Nếu bùa linh, thuốc hiệu nghiệm, thì đây là dạng thầy do hợp căn với một vị nào trong cỏi giới vô hình, có thể là thần, có thể là tiên, thánh, nên được tá điển độ sanh.
Thường các vị trong cỏi giới vô hình, có hạnh nguyện giúp đời chỉ mượn xác tá điển hành pháp từ 2 đến 5 năm, rồi trả xác về lại cỏi giới của mình, không thể mượn xác tá điển xuốt đời. Sau khi không còn tá điển, vị thầy trở lại bình thường, có thể còn giử được vài công năng đặc biệt như khai nhãn thấy âm linh, có dự cảm ít nhiều về tương lai v. v… tuy nhiên các pháp thuật trước đây như vẽ bùa, niệm chú, cho thuốc trị bệnh, trục tà, phá ma v. v… không còn thực hiện được nữa.
Bạn không thể học được pháp thuật từ vị thầy này, vì bùa chú vẽ, niệm trong giai đoạn ứng điển, tá xác độ sanh chỉ có tác dụng trong giai đoạn đó, do điển lực của vị trong cỏi vô hình mà linh nghiệm, không theo lề lối chính qui, không có cách luyện, nên dù bạn học, cũng khó mà vẽ niệm cho giống, lại không sử dụng được vì thiếu linh lực.
Cũng nên lưu ý, có những phái huyền môn, người học cũng tá điển, mặt đổi sắc, miệng nói tiếng lạ khi tác pháp. Tùy môn, tùy phái, có người gọi là tiếng thiêng, có người gọi thần chú, có người gọi là tiếng kinh, có người gọi là tiếng phép, nhưng từ dùng chung trong huyền môn cho thứ tiếng lạ này là tiếng âm.
Đây là dạng học chính quy, có thầy tổ rỏ ràng, phù chú, ngãi nghệ theo bài bản. Khi nhập đạo do điểm đạo, cơ thể khai mỡ mà nhận được điển của thầy tổ, binh gia trong môn phái.
Thoáng nhìn bề ngoài cũng giống như người được tá điển do hạp căn, nhưng ngoài việc giống bề ngoài như mặt đổi sắc, miệng đọc tiếng âm, tay bắt ấn, thì những người này ngoài việc mượn điển vẫn phải học bùa, luyện chú cùng các môn khác. Mượn điển chỉ là nhờ tha lực để phụ thêm tự lực có được sau một thời gian luyện pháp.
Những vị thầy thuộc dạng này khi nhận học trò, điểm đạo rồi dạy pháp thuật từ thấp lên cao, bài bản rỏ ràng. Không nên lầm lẫn những vị thầy này với những người hợp căn tá điển.

Nếu bạn gặp những vị thầy, sau khi chuyện giản qua loa, biết được ý muốn tìm thầy học pháp của bạn, vị thầy liền khen bạn có căn cơ tốt, có người độ mạng, theo thầy học đạo sẽ giỏi giang hơn người, thì bạn nên suy nghĩ kỹ. Một vị thầy thật thụ, sẽ không khen bạn có căn tốt (hoặc chê căn cơ bạn xấu) trong lần gặp gỡ đầu tiên và ngay cả những lần gặp gỡ sau đó.


Nếu bạn gặp những vị thầy, đang lúc chuyện giảng, chợt ngưng ngang, rồi ra vẽ quan trọng, huyền bí nói với bạn là thầy vừa thấy thần, tiên, thánh đi ngang qua cửa nhà thầy. Bạn nên cẩn thận, có thể vị thầy này là người huyền môn thứ thiệt, nhưng vì luyện công quá độ, hay vì lý do nào đó sinh ra ảo giác, hoang tưởng. E rằng sau khi bạn bái sư, thầy chưa kịp truyền nghề đã tẩu hỏa nhập ma. Hoặc đây chỉ là chiêu thức câu học trò của thầy… dởm.


Nếu gặp thầy chào hàng, vừa gặp bạn đã trổ 1, 2 ngón nghề như bỏ hạt bầu vào thao nước, liền mọc lên dây cho ra 1 trái bầu. Để cần câu vào thao nước, nhấp nhấp vài cái, kéo lên một con cá lóc. Lấy bầu nấu canh cá cho bạn ăn thử, thì rõ ràng là món canh cá lóc nấu bầu. Chắc bạn sẽ thích ý muốn bái thầy học pháp ngay. Xin nhớ đây chỉ là những phép biểu diễn, không biết có dùng được mỗi ngày để khỏi phải tốn tiền chợ, hay lâu lâu mới dùng được một lần. Hoặc ở đây thầy trồng ra trái bầu, câu được con cá, thì ngoài chợ có người mất bầu, mất cá. Hoặc thầy phải bỏ tiền túi ra mua bầu, cá, để sẵn sau nhà trước khi thực hiện phép.


Chúng ta cũng có thể phần nào nhận biết được thầy thật, thầy giả qua hình tướng bên ngoài.

Nếu gặp ”thầy” cố tình để râu tóc, cho ra dáng già dặn. Ăn mặc khác thường. Đạo tràng bày vẽ kiểu cách. Mọi thứ đậm nét phô trương, nặng màu trình diễn, thì bạn nên cẩn thận. Người thầy thật thụ không cần phô trương, không cần chứng tỏ mình là thầy. Vàng thật thì không sợ lửa, thầy thật thì không cần tự chứng minh mình là thầy làm chi.
Ngược lại, ngày nay thường thấy những vị thầy thật thụ bề ngoài rất bình thường, sống tìm ẩn trong đời, lẫn lộn với người bình thường.
Có lẽ chúng ta đã bước vào một thời đại mới, thời đại của những người thầy hòa lẩn trong đời thường, bề ngoài như người bình thường, sống và làm việc như người bình thường.
Các vị đạo trưởng tu luyện trên núi cao, trong rừng vắng vẫn còn đó, nhưng hiếm hoi. Có lẽ họ là thế hệ cuối cùng của những người tu luyện nơi chốn hoang sơ. Ngày nay cùng với nhịp phát triển xả hội, đô thị hóa các nơi, rừng núi được khai hoang, biến dần thành khu dân sinh, du lịch, không còn là nơi chốn yên tịnh cho việc thanh tu, luyện đạo nữa.

Cũng từ hình dáng bên ngoài, nếu bạn gặp thầy tự xưng hay giỏi, bùa chú ngãi nghệ các thứ đều linh nghiệm, trên đời khó có người hơn thầy, mà cặp mắt lờ đờ, thần sắc u ám, thì bạn nên cẩn thận. Người thầy huyền môn, qua việc luyện các pháp, quán bùa, niệm chú, điển lực, nguyên khí mạnh mẽ hơn người thường, nên thần sắc lộ ra trên gương mặt. Dể nhận biết nhất là cặp mắt có thần, ngời sáng, sắc mặt tương đối tươi tốt. Dù thầy đã già, mắt mũi yếu kém, muốn nhìn rõ người, đọc rõ chữ phải mang kính cận thị, diễn thị, nhưng đôi mắt vẫn có thần, chứ không lờ đờ, mờ đục như người già cả bình thường.

Cũng có thầy mắt lộ thần, nhưng có vẽ tà dạy, sắc mặt u ám. Đây là dạng thầy có công phu, nhưng có lẽ luyện phép độc, hoặc hành sự bất chánh, nên tà khí nhập thân, lộ ra trên mặt.
Nói chung gần các vị thầy nầy, nếu bạn cảm thấy an tâm, khởi lòng mến nễ, nhưng không e dè, sợ hải, thì đây là người có công phu tốt.
Ngược lại nếu bạn cảm thấy e dè, lo lắng, thì nên tìm đường rút lui, đây là dạng thầy có công phu cao, nhưng công phu luyện đạo, hành sự chánh hay tà, thật khó nhận biết.

Không có việc gì trên đời này là tuyệt đối, nên ở đây xin được mỡ ngoặc, trước xin phép mượn hình ảnh người đàn chủ diễn đàn Thế Giới Vô Hình của chúng ta, Bác Hùng Sơn, nick SaiGon42 và cũng là thầy Thiện Huệ để làm thí dụ, sau xin với thiệu giới các bạn chưa có dịp biết qua ánh mắt của bác Hùng Sơn, cựu chưởng môn một phái huyền môn.


Các bạn hãy tìm hình của bác Hùng Sơn trên diễn đàn này, nhìn kỹ sẽ thấy cặp mắt có thần khí, nhưng cũng ma mị như mắt… mèo. Nếu chỉ nhìn cặp mắt, dễ đi đến kết luận là thần sắc bác rất… tà. Nhưng nếu nhìn toàn bộ khuôn mặt, sẽ có một cảm giác không tà, cộng thêm nụ cười thì bác đã trở thành một vị thầy rất chánh, một kết hợp khá đặc biệt về thần sắc của một thầy huyền môn.


Có lẽ trong số các bạn còn dùng cách nhận định thầy thật, thầy giả qua tài vật, lễ tổ, con nhang, đệ tử phải lo, khi cần nhờ thầy tác pháp.

Thầy lấy lễ tổ quá nặng, lễ vật, tiền cúng kiến quá nhiều, thì không phải là thầy chân chính, chưa chắc có công lực cao thâm.
Thầy chuyên làm phước, cúng kiến đơn giản, lễ tổ sơ sài, tiền tổ tùy hỷ, là thầy chân chính, đạo lực cao thâm.
Điều này có lẽ chỉ đúng phần nào.

Lễ tổ là luật lệ trong huyền môn. Tùy môn tùy phái, lễ tổ từ không có, hoặc phải có từ chút ít đến nhiều.

Có phái cấm tuyệt việc nhận lễ vật, tiền tổ.
Có phái bắt buộc nhận tiền tổ, nhưng có qui định hẳn hòi, như bắt đầu bằng số 3, 5 hay 36 rồi nhân lên. Thời xa xưa, đồng tiền có giá, thì lấy 3 cắc, 5 cắc, 3,6 đồng. Trải qua thời gian dài, giá trị đồng tiền giảm đi thì lấy 3 đồng, 5 đồng, 36 đồng. Cứ thế mà tính dần lên, tùy theo thầy thấy thế nào là hợp với tình hình kinh tế đương thời, hợp lý thế gian, đúng ý thầy tổ.
Có phái cho phép các thầy hưởng lộc tổ để có cái mà sinh sống, không qui định ít nhiều. Các thầy thuộc những phái này tùy tâm, tùy ý mà đặc ra lễ tổ, nhiều ít tùy thầy.

Qua việc lễ tổ có thể phân chia thầy huyền môn ra làm 2 dạng:

Dạng nghèo ”rớt mùng tơi”, hoặc trung bình đủ sống. Đa số các thầy thuộc dạng này thuộc phái cấm nhận lễ tổ, hoặc thuộc phái được nhận lễ tổ, nhưng có hạnh nguyện độ sanh, giúp đời.
Thầy không thuộc phái cấm nhận lễ, ngược lại buộc phải có lễ tổ khi hành pháp, nhưng vì hạnh nguyện độ sanh, thì lể tổ sẽ được thầy gia giảm đến mức tối thiểu. khi hành đạo tác pháp, lễ tổ sơ xài, qui định vài món trái cây loại nào cũng được, trừ loại cấm kỵ như trái khế, hoặc loại gai góc không nên dùng cúng kiến, trầu, cau, thuốc lá, nhang đèn cầy. Tổng cộng với thời giá hiện nay có lẽ không hơn 20.000 đồng.
Có nhiều phép khi cấp, con nhang, đệ tử sau khi xài xong phải trở lại cúng trả lễ, các thầy cũng để tùy hỷ, tùy ý con nhang, đệ tử khấn nguyện cúng trả lễ món gì. Con gà, con vịt, một dĩa trái cây, món nào cũng đều tốt, thầy không đòi hỏi, điều kiện.
Con nhang đệ tử có lòng, khi tới xin phép hoặc cúng trả lễ, để lên bàn tổ 10, 20 hay 50.000 đồng thì thầy nhận. Tiền tổ dùng vào việc nhang đèn, dành dụm cho ngày cúng tổ. Dư thì để dành cà phê cà pháo, chiêu đải học trò, đồng đạo lâu lâu đến thăm. Dư nữa thì dùng vào việc từ thiện.
Ngày nay còn rất ít nhưng vẫn có thể tìm thấy những thầy khá đặc biệt trong dạng thầy này. Những thầy thấy con nhang, đệ tử nghèo, thì sau khi cúng kiến, làm phép xong, trả tiền tổ lại không nhận. Hoặc thấy con nhang, đệ tử quá nghèo túng thì giúp phần lễ tổ. Lệ không thể bỏ, nên con nhang, đệ tử phải xuất ra vài ngàn mua 1, 2 món trái cây, đồ dùng làm phép, phần còn lại, có món nào trong nhà, thầy góp vào món đó cho đủ lễ.
Có khi người bệnh không được khá giả, từ xa đến trị bệnh dài hạn, không đủ chi phí, thầy lo luôn phần cơm nước, khi hết bệnh ra về, thầy còn giúp thêm cho đủ tiền xe tàu.
Dạng thầy này khi còn trẻ trung cũng ra đời làm việc kiếm sống, lo cơm áo cho vợ con, nên không có thời gian hành đạo nhiều. Thường hành đạo sau giờ làm việc hoặc ngày nghĩ. Cuộc sống lắm lúc khó khăn, thể xác mệt mõi. Đôi khi vợ con cũng phải bươn trải, phụ thầy kiếm sống.
Khi lớn tuổi, hết sức lao động lại dùng thời gian vào việc tịnh tu. Nếu theo các phái bắc truyền thuộc tiên gia thì tịnh tu theo tiên gia. Nếu theo phái nam truyền hoặc bắc truyền nhưng gốc phật giáo thì tu theo phật đạo. Thuộc phái gốc hồi giáo, ấn giáo thì tịnh tu theo hồi gíao, ấn giáo v. v…

Thời nào cũng có những vị thầy sống bằng nghiệp thầy bà. Phải lo cơm áo cho cả gia đình, nên lễ tổ phải nhiều mới đủ sống. Nếu học thuật cao thâm, làm đâu linh đó, dần dần nỗi tiếng, thân chủ đông đảo, tự nhiên đủ sống hay dư giả chút ít. Nếu phước nghiệp lớn, thân chủ toàn người giàu có, thuộc hàng đại gia thì thầy càng ngày càng khá giả cũng không phải chuyện lạ.

Có điều nếu các thầy dạng này quen dần với việc nhận lễ tổ nhiều, chỉ làm cho người giàu có, quên dần người nghèo khổ, đủ lễ thì giúp, không đủ lễ thì thôi, biến việc hành pháp thành dịch vụ, ai góp đủ lể, cần phép gì thầy làm phép nấy, vô tư với việc thiện ác, không xét nhân quả, sẽ dần dần xa rời chánh đạo, quên việc hành thiện giúp đời. Đây là dạng thầy ”giàu có”.
Dạng thầy nầy, người giàu có mới có thể bái sư học pháp. Người trung bình, hoặc nghèo khổ khó có cơ hội được nhận làm học trò.

Việc đời luôn có trường hợp ngoại lệ, có ”thầy” chưa hẳn đã có nghề, vì nghèo khó không biết làm sao kiếm sống, bèn tự xưng tự lập, tự chế ra phép, khôn ngoan khéo léo, tín toán cẩn thận, lấy lễ tổ chút ít, nhưng nhờ gặp thời, nhiều người mê tín dị đoan tìm đến, cũng có thể gom ít thành nhiều. Nhưng chung qui hửu danh vô thực, có tiếng chứ không có nghề, sớm muộn gì cũng bể.

Cũng có người học thuật chập chờn, hoặc không có học thuật gì, trước chỉ muốn kiếm sống, lấy lễ tổ vừa phài, làm dối, làm đại, sau nhờ phước chủ mai thầy, lấy lể tổ cao lên, cũng có nhiều thân chủ, tự nhiên nỗi tiếng. Khi phước nghiệp hết, mọi việc sẽ bể, thân chủ thưa dần.

Vì vậy nếu nhìn vào lể tổ nhiều ít để nhận dạng thầy thật, thầy giả, phân định đạo lực thấp cao vẫn có thể bị lầm.


Đã tìm được thầy, nhưng dù kết thầy đến đâu đi nữa, bạn nên tới lui ”giao lưu” với thầy nhiều lần trước khi xin bái sư, để có dịp kiểm chứng pháp thuật của thầy là thật, hay thầy chỉ nói vậy thôi, chứ khi trổ nghề, tác pháp, thì… chập chờn vô định, hên xui mai rủi.

Nếu ai đến thầy cũng chỉ làm một phép, bịnh gì cũng bảo là bị tà nhập, hay trúng thư êm, chữa trị giống nhau, như lấy trứng gà, đèn cầy lăn chỗ đau, bẻ ra sẽ thấy bên trong có lưỡi lam, dây kẻm. Hoặc lấy dao cắt xẻ chổ đau để…trục thư ếm, thì bạn nên cẩn thận.
Ngày nay người khôn của khó, nhiều người bày lắm chuyện kỳ lạ để kiếm sống, nên suy xét kỹ càng.

Nếu bạn chỉ muốn học pháp thuật, thì khi gặp thầy thật, thầy hay, chỉ lo bái sư xin học, không cần suy nghĩ nhiều.

Nếu bạn muốn học đạo thuật, để sau này xử người, xử việc đúng tâm thuật, luật lệ huyền môn, đúng đạo làm người. Thì nên xem xét đạo đức của thầy.
Đa số các phái huyền môn đều có liên quan đến một tôn giáo nào đó. Người thầy huyền môn có tâm đạo, thường tu tâm, dưởng tánh và dạy học trò đạo lý theo tôn giáo có liên quan đến môn phái huyền thuật của mình.
Ở Việt Nam, các thầy thường học theo các phái nam truyền, hay bắc truyền có liên quan đến phật giáo, hoặc các phái bắc truyền có liên quan đến tiên gia.
Nếu tìm thầy học đạo thì nên bái thầy có đạo hạnh cao, dù pháp thuật thầy không cao cường cũng không sao. Học được đạo thuật thì không sợ đi sai đường. Nếu có duyên với các pháp thuật cao thâm, sớm muộn gì cũng gặp dịp đưa đẩy học thêm với thầy khác.

Có thể một số bạn sẽ hơi bị xốc và nghĩ, muốn tìm thầy học đã khó, gặp được thầy, chưa chắc thầy chịu nhận mình, còn ở đó bày đặt chọn thầy.

Đúng là việc chọn thầy hơi bị xốc, nhưng việc huyền linh không hiển bày trước mắt, nên dễ bị người đời bày chuyện dối gian, cẩn thận vẫn hơn. Hơn nữa người huyền môn ngoài việc tin vào chữ duyên, còn tin luân hồi, nhân quả. Thầy trò là duyên nhiều đời, còn gặp lại nhau trong những kiếp sau. Bái được thầy học huyền môn là thuận duyên hay nghịch duyên thật khó biết trước.
Thuận duyên thì gặp thầy có tâm đạo, thầy trò tương hội nhiều đời, nhiều kiếp, cùng tiến trên đường đạo để đi đến cưú cánh cuối cùng là giải thoát.
Nghịch duyên, gặp thầy thiếu tâm đạo, thì sự dạy, học của thầy trò trật vuột, e rằng sẽ cùng nhau trôi nỗi trong sáu nẻo luân hồi.
TrungDao (Thế giới vô hình)

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm