Ấn Pháp Và Cách Dùng

Leave a Comment
Người muốn học pháp thuật Đạo Giáo cần có sự hiểu biết rõ ràng về Ấn Pháp, trong tất cả các pháp thuộc Đạo Giáo, Ấn là 1 trong 3 thứ cơ bản của Pháp Thuật Đạo Giáo : Ấn, Thủ Quyết, Chú Ngữ, người học pháp Đạo Giáo bắt buộc phải có Ấn nếu không có Ấn thì khó mà phát huy hết được oai lực của Pháp đó, nay Tantric xin ghi chép ra những điều căn bản về Ấn để tiện đường cho người học Pháp nghiên cứu.

Ấn Pháp Là Gì ?

Ấn pháp là 1 trong những pháp khí tối quan trọng của Đạo Giáo Trung Hoa, nó đại diện cho quyền năng của các vị tổ sư cao đạo của Đạo Giáo và cũng là 1 sắc lệnh trong các nghi lễ của Đạo Giáo, Ấn là danh hiệu của Tam Thanh chư thánh, chư thần trong tín ngưỡng đạo giáo, Ấn lấy cốt lõi của Hồn Thần Tư Phủ và cốt lõi quan trọng của Đạo Đức Kinh mà tạo thành, các loại Ấn Chương tượng chưng cho uy quyền và quyền lực của chư tiên, chư thánh trong tiên giới, địa giới, giống như thời xưa có các công ấn, ấn chương của các quan lại, vua chúa thời phong kiến, Ấn thường được làm bằng Vàng, Ngọc, Đá, Gỗ, và được sử dụng trong các văn kiện, sớ tấu, điệp thức và bùa để triệu thần linh, làm tăng oai lực của bùa, thông quái đạt linh, trị bệnh, trừ tà, bảo vệ sức khỏe, giúp trường sinh, vv......


Thường thì tất cả các loại Ấn Chương này trong sách Đạo Giáo có hẳn 1 hệ thống gọi là “ Pháp Ấn ” , Hệ thống Pháp Ấn này được ghi chép và phân chia hết sức rõ ràng ( Thần Tiêu Ngọc Cách Công Văn trang 36-42 ) Sách Kim Tỏa Lưu Chu Dẫn quyển 2 có ghi chép và phân cấp các Ấn như sau: Có 6 loại Pháp Ấn được chia thành 3 đẳng cấp, Thiên Tiên Đạo Sĩ được 24 Ấn, Thần Tiên Đạo Sĩ được 15 Ấn, Khảo Chiêu Đạo Sĩ được 12 Ấn. Sách Thái Thượng Lão Quân Cáo Thiên Đế Quân Nhật cũng ghi chép : Ấn được phân cho 3 đẳng cấp, Thiên Tiên Đạo Sĩ dùng Thượng Thanh Ngọc Hoàng chi Ấn kế đến Nguyên Thủy Chi Ấn là người thường dùng để hành đạo. Thần Tiên Đạo Sĩ dùng Thái Thượng Ngọc Kinh Chi Ấn kế đến là Phi Thiên Cửu Dã Chi Ấn là người thường dùng hành đạo. Các Đạo Sĩ khác thì dùng Thái Thượng Lão Quân Chi Ấn. Vào thời nhà Đường xuất hiện 1 loạt Pháp Ấn đồng thời cũng xuất hiện các quy định về sử dụng Pháp Ấn một cách hết sức nghiêm ngặt, các Pháp Ấn này được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Tôn Giáo, chính trong bản sách này cũng có ghi rõ là “ Khi sử dụng Ấn để hành pháp cấm tuyệt đối không được dùng ấn đó vào trong văn thư và truyền ra những bản Ấn Phục Bản ( Ấn Giả ), không sử dụng chung các Ấn đó với hệ thống Ấn quan lại ” Quy định của Đạo Giáo về Ấn rất nghiêm ngặt và kĩ càng vậy mà ngày nay nhiều người cho là mình tu học theo Đạo Giáo mà lại vi phạm các quy định đó dùng Pháp Ấn để đóng vào sách vở văn thư 1 cách bừa bãi.

Lịch sử của Ấn Chương đã có từ rất lâu đời, các loại Ấn này đã có sự hình thành trước cả khi Đạo Giáo xuất hiện, các thuật sĩ, thầy mo trong thời Tần, Hán, đã từng dùng Ấn trong các việc tế lễ, trị bệnh, giải tà, thông thần, đạt linh ví như Ấn Hoàng Thần Việt Chương là 1 trong những Ấn có từ lâu đời và nổi tiếng về sự sắc sảo, thời nay giới huyền môn Đạo Giáo gọi loại Ấn Chương này là Đạo Giáo Ấn, giới Huyền Thuật Việt Nam gọi là Phương Sĩ Ấn hoặc 1 vài nơi có tên gọi khác. Theo như sách (Cổ Ấn Bàn ) ghi chép lại, vào thời Tần Hán, giới Thuật Sĩ, Thầy Mo sử dụng Hoàng Chương Việt Ấn rất là thịnh hành, tất cả những giới này đều có Ấn này. Sau này trong các sách Sử Kí, Lý Vũ Bản Kí, Phong Đàn Thư đều thống nhất ghi là Phương Sĩ Ấn, điều này những người đọc sách cổ Trung Hoa nên lưu ý. Ấn Hoàng Thần Việt Chương thường được làm bằng đồng có tay nắm hoặc vòng quanh mạ bạc, còn các loại khác thời cổ đại thường làm bằng bùn đất nén lại ví dụ như Yểm Thắng Ấn hay còn gọi là Ấn Tránh Tà , Việt Nam mình miền bắc gọi là Trảm Tà Ấn, loại Ấn này thường được làm theo kiểu đúc hình 1 linh vật ở trên như dưới là mặt ấn, ở trong bảo tàng lịch sử Tantric có nhìn thấy 1 loại Ấn từ thời Hai Bà Trưng có hình 1 con Nghê ở trên.Trong sách của Tấn Cát Hồng có chép người xưa khi nhập sơn tu đạo tất cả đều phải phục Hoàng Việt Chương Chi Ấn ( Phục có nghĩa là dùng Ấn đó đóng lên giấy rồi đốt đi hòa với nước mà uống ND ) Trong thời kì trước khi có lưu Truyền Hoàng Việt Chương Ấn thì người xưa hay dùng các loại ấn Thiên Đế Chi Ấn, Thiên Đế Sứ Giả Ấn, Thiên Đế Thần Sư Ấn, Thiên Đế Sử Thông Thư Ấn, Thiên Đế Sát Hồn Truy Ấn, Thiên Hoàng Thượng Đế Chi Ấn, Cao Hoàng Thượng Chi Ấn, Thượng Thiên Thượng Đế Vạn Thần Chương Ấn, Thiên Bắc Thìn Trương Ấn, Thiên Phù Địa Tiết Chi Ấn, tất cả những Ấn trên là tiền thân sơ khai của Ấn Pháp Đạo Giáo.

Đến sau này khi thành lập Đạo Giáo vào thời Đông Hán, sau đó là thời của các Thuật Sĩ thời Tây Hán, đây là thời tạo ra Ấn Chương của Đạo Giáo, theo như sử sách Đạo Giáo ghi chép lại Thời Thiên Sư Đạo Tổ Trương Lăng tạo ra Dương Bình Trị Đô Công Ấn sau đó được con cháu của Trương Thị lưu truyền cho tới tận ngày nay. Trong 1 số văn kiện cổ bản có liên quan đến Đạo Giáo đều thấy xuất hiện Ấn này, trên các văn tự của Sách Thiên Sư Đạo,( sách đạo sĩ dạng như phù chú ) Thái Bình Đạo ( là các đạo văn tế )

Thời kì sơ khai Ấn được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau sau này thịnh hành thêm loại Ấn được làm từ gỗ và được sử dụng hết sức rộng rãi cho đến ngày nay hầu như là các Pháp Sư Việt Nam đều dùng các loại Ấn bằng gỗ trong các nghi lễ tế tự, trong sách ( Tùy Thư Kinh Tập Chí ) có đoạn viết về cách làm Ấn bằng gỗ như sau : Lấy gỗ làm Ấn, vào ngày Thìn khắc Ấn, 2 tây chấp Ấn hấp khí, lấy Ấn Trị Bệnh, “ Đây là ghi chép đầu tiên về cách làm Ấn gỗ trong lịch sử tuy vẫn còn quá sơ sài nhưng đó cũng là 1 sự tiến bộ về cách thay đổi chất liệu từ những nguyên liệu quý và khó làm như Vàng, Đá Quý, Ngọc, Ấn làm bằng gỗ sẽ tiện lợi hơn cho các Đạo sĩ bình thường, hoặc người dân chế tạo Ấn Pháp, chính điều này đã làm cho Ấn trở nên phổ cập hơn không bị bó gọn trong những tầng lớp cao quý như trước nữa. Cùng thời kì với Ấn Gỗ thì Ấn làm bằng Đá cũng bắt đầu xuất hiện và được sử dụng song song với Ấn bằng gỗ trong sách ( Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương Cẩm Thư Đại Pháp )
Quyển số 8 có ghi lại cách tạo Ấn như sau : Phàm khi tạo Ấn chọn ngày Giáp Tý, Canh, Giáp, mặt hướng về phía Đông Nam, lấy giờ Thìn, Tị, vào trong Tịnh Thất đốt hương cầu khấn, nói rõ lý do định làm, sau đó dùng tinh khí thổi vào gỗ, sau đó khắc Ấn trong 1 canh giờ phải thành không được đứt đoạn, vật liệu phải chọn Ngọc Thạch hoặc là Lõi Cây Táo, trong 1 vài pháp có đòi hỏi là Gỗ Cây Táo bị sét đánh, theo TanTric thì cũng không hẳn phải là Gỗ Táo bị sét đánh mà có thể dùng gỗ táo thường hoặc dùng gỗ Trầm, Tùng, Bách cũng có thể được.

Chữ khắc trong Ấn về mặt pháp văn thì vô cùng đa dạng, từ thời Hán Tấn trở lại đây Ấn Văn của Pháp Ấn Đạo Giáo đều mang chữ Triện thời xưa, hầu như tất cả các học giả đều có thể nhận biết được điều này, có những loại Ấn mà nội dung của nó có liên quan đến hệ thần linh của Đạo Giáo ví dụ như : Cửu Lão Tiên Đô Ấn, Linh Ngọc Đại Pháp Tư Ấn, Thượng Thanh Thiên Khu Viện Ấn, Thái Huyền Đô Tỉnh Ấn, Ngũ Lôi Sứ Viện Ấn, Bắc Cực Khu Tà Viện Ấn, Lôi Diên Tư Đô Ấn, tất cả những Ấn này đều mang tên của Vị Thần linh, về Phật Giáo cũng có dùng 1 vài loại Ấn mà Tantric biết như Kim Cương Đồng Tử Tùy Tâm Ấn, Ngọc Nữ Phụng Phù Ấn, Thế Tôn Ấn, vv ......

Ấn pháp phát triển theo sự phát triển của Đạo Giáo và Phù Chú là nơi để cho Ấn Pháp phát triển theo nhiều nhất, Đạo Giáo trong thời kì Tống Nguyên phân thành 2 môn phái lớn là Phái Kim Đan và Phái Phù Lục, trong đó phái Kim Đan lấy Nam Tông của Tử Dương và Bắc Tông của Ngọc Trọng Dương làm trung tâm, phái Phù Lục thì lấy truyền thống của các môn phái phát triển đời Hán Đường là Thiên Sư Đạo, Thượng Thanh Phái, Linh Ngọc Phái làm nền tảng, trong Môn Phù Lục đó lại phát triển ra các môn phái nhỏ và các pháp mới gồm các phái : Phái Bắc Đế, Phái Thần Tiêu, Phái Thanh Vi, Phái Đông Hoa, Phái Thiên Tâm, Phái Tĩnh Minh, trong đó Phái Thiên Tâm là người Việt Nam biết nhiều nhất vì ở miền Bắc có lưu truyền 4 bộ sách của Phái này, hiện nay còn lại 1 bộ là phổ thông nhất đó là Thiên Tâm Đạo Pháp Bí Lục, ngoài ra còn có phát triển thêm rất nhiều phái mới nữa mà giới huyền thuật gọi là “ Thật Thập Nhị Gia Phù Pháp ” trong 2 đại phái Kim Đan và Phù Lục thì Phái Phù Lục vẫn phát triển mạnh nhất và Ấn Pháp cũng theo chân Phù Lục mà phát triển. Trong các tông phái về Phù Lục pháp thuật đều có khác nhau 1 chút nhưng tất cả đều phải dùng đến Pháp Ấn ví dụ như Thượng Thanh Phái, Linh Ngọc Phái, Bắc Đế Phái, Thần Tiêu Phái, Thanh Vi Phái, Đông Hoa Phái, Tĩnh Minh Phái, Thiên Tâm Phái đều có loại Pháp Ấn cho riêng mình, bởi vậy khi Tantric có đọc 1 bài của 1 người tự xưng là học Pháp Thuật Đạo Giáo nói là cuốn sách Thần Tiêu Ngọc Cách Công Văn là sách lưu giữ tất cả các Ấn Pháp của các thầy bà, và chữ “ Công ” ở đây có nghĩa là tấn công tất cả các thầy bà, thì Tantric thấy thật là nực cười. Có lẽ vị này nên đọc và tìm hiểu kĩ về Ấn pháp lại thì mới có thể học phép Đạo Giáo được vì gốc của mình còn nắm không rõ thì còn làm gì được nữa chứ, trong tất cả các sách nói về Ấn Pháp người đọc nên tìm hiểu và xem những sách sau để hiểu rõ hơn về Ấn Pháp TanTric xin ghi ra các sách mà ghi chép rất đầy đủ và rõ ràng về các loại Ấn Pháp Đạo Giáo. Sách :
- Thượng Thanh Linh Ngọc Đại Pháp
- Linh Ngọc Vô Lượng Thượng Kinh Độ Nhân Đại Pháp
- Linh Ngọc Lưỡng Giáo Tế Độ Kim Thư
- Thái Thượng Linh Ngọc Tĩnh Minh Pháp Thức Ấn
- Linh Ngọc Lục Đinh Bí Pháp
- Linh Ngọc Tĩnh Minh Tân Tu Cửu Lão Quân Ấn Phục Ma Bí Pháp
- Linh Bảo Ngọc Giám
- Quỷ Cốc Tử Thiên Tủy Linh Văn
- Đạo Pháp Hội Nguyên ( còn gọi là Đạo Giáo Quy Nguyên )
- Thái Thượng Nguyên Thủy Thiên Tôn Thuyết Bắc Đế Phục Ma Thần Chú kinh.
- Thượng Thanh Lục Giáp Kì Đảo Bí Pháp
- Thái Thượng Bắc Cực Phục Ma Thần Chú Sát Quỷ Lục
- Thái Thượng Xích Văn Đổng Thần Tam Lục
- Thượng Thanh Bắc Cực Thiên Tâm Chính Pháp
- Thái Thượng Trợ Giúp Cứu Dân Tổng Chân Bí Yếu
- Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương Tứ Thư Đại Pháp
- Thái Thượng Thông Huyền Linh Kinh Ấn
- Vạn Pháp Bí Tàng bộ số 1 quyển 22.


Đây là những bộ sách nói về các loại Ấn thuộc Đạo Giáo trong số này có những sách nói về các Ấn Pháp của môn phái mà viết ra sách này, các Ấn Pháp được ghi chép hết sức tỉ mỉ về nghi thức và công dụng, cách làm, ngoài ra trong bộ Đạo Kinh cũng có ghi chép lại hàng trăm Ấn Pháp của Đạo Giáo về chức năng công dụng, cách dùng, và tên của Ấn Pháp, bộ sách này chỉ rõ về phương pháp và cách làm Ấn Pháp và đây chính là 1 tư liệu hết sức quý cho ai nghiên cứu chuyên sâu về Đạo Giáo.

Pháp Ấn không những đại diện cho quyền uy của chư Thần Thánh mà còn là 1 tín vật để truyền thụ của các môn phái Đạo Giáo giống như Khăn Ấn của Nam Tông vậy, các Pháp Ấn còn lưu truyền đến ngày nay gồm có khoảng 500 đến 600 loại Ấn ( số liệu của báo chí Đài Loan Tantric chưa kiểm định ) các Ấn Pháp thường được chia làm 4 loại như sau:

Loại 1 : Lấy danh hiệu Thần Tôn của Đạo Giáo để làm Ấn Văn như : (Cửu Lão Tiên Đô Ấn ) ( Lôi Hỏa Đại Tướng Ấn ) ( Tam Thiên Nội Húy Ấn ) ( Thiên Bồng Ấn ) ( Lục Đinh Ngọc Nữ Ấn ) ( Hoàng Thần Ấn ) (Đô Thiên Đại Pháp Chủ Ấn ) ( Cửu Lão Đế Quân Ấn ) ( Na Da Thiên Nữ Ấn ) ( Cửu Thiên Huyền Nữ Ấn ) ( Tam Hoàng Ấn ) ( Đế Quân Ấn ) (Thái Vi Đế Quân Ấn ) ( Thiên Đế Thần Ấn ) ( Bắc Cực Đại Tướng Quân Ấn ) ( Thái Huyền Thiên Đế Ấn ) ( Chân Vũ Ấn ) ( Đạo Quân Ngọc Ấn ) (Thiên Bảo Quân Ấn )

Loại 2 : lấy danh của các vị thần, đạo chức để làm Ấn như : ( Hoàng Lục Viện Ấn ) ( Ngũ Lôi Sử Viện Ấn ) ( Lôi Đình Đô Ty Ấn ) ( Nguyên Ứng Thái Hoàng Phủ Ấn ) ( Nguyên Cảnh Đan Thiên Phủ Ấn ) ( Nguyên Hòa Thiên Giáo Phủ Ấn ) ( Nguyên Chiếu Linh Hư Phủ Ấn ) ( Đề Cử Thành Hoàng Ti Ấn ) ( Linh Bảo Đại Pháp Ti Ấn ) ( Luyện Độ Ti Ấn ) ( Thái Huyền Đô Tỉnh Ấn ) ( Bắc Cực Khu Tà Viện Ấn ) ( Thượng Thanh Thiên Xu Viện Ấn ) ( Dương Bình Trì Đô Công Ấn )

Loại 3 : Lấy kinh văn để khắc ấn như : ( Bát Uy Văn Ấn ) ( Xích Thư Ngọc Tự Ấn ) ( Hỗn Hợp Bách Thần Ấn ) ( Hỗn Đồng Xích Văn Ấn ) ( Linh Thư Trung Thiên Ấn ) ( Nguyên Thủy Phù Mệnh Ấn ) ( Ngũ Đế Đại Ma Ấn ).

Loại 4 : Lấy hình phù lục và chú ngữ để khắc Ấn như : ( Ngọc Thanh Thông Chương Ấn ) ( Hoàng Thần Ấn ) ( Việt Chương Ấn ) ( Đại Khôi Tổng Giám Ấn ) ( Bắc Đế Phong Đô Triệu Quỷ Thần Ấn ) ( Bắc Cực Giám Sát Thần Ấn ) ( Thiên Tín Ấn ) ( Địa Tín Ấn ) ( Nhân Tín Ấn ) ( Tín Ấn ) ( Hồ Tín Ấn ) ( Vân Tín Ấn ) ( Phong Tín Ấn ) ( Kim Tín Ấn ) ( Mộc Tín Ấn ) ( Thủy Tín Ấn ) ( Hỏa Tín Ấn ) ( Thổ Tín Ấn )

Theo như ghi chép trong các sách Đạo Giáo thì có rất nhiều chức năng của Pháp Ấn nhưng tựu chung là Pháp Ấn có những chức năng sau. :

- Vận chuyển Âm Dương, Thay đổi khí hậu, biến ngày thành đêm, tổng lĩnh gió mưa, sấm sét, ( các loại Ấn dùng làm phép cầu mưa gọi gió )

- Cải biến xuyên sơn trong địa lý, như khai sơn lấp hồ, thu phục mãnh thú, giáng hạ độc trùng, gọi long phục hổ, biến hóa được vạn vật, như có thể biến hoa mộc thành người, hoa quả tự sinh, thống nhiếp tam giới, khiển quỷ triệu thần, phục ma khu tà, diệt yêu tinh tà mị, tích binh trừ hại, bách trùng không phạm đến, phù nguy cứu khổ, cứu tế cô bần, trị bệnh khu tà, tảo trừ ôn dịch, nạp tài chiêu bảo, bảo hộ sanh nhân, bảo vệ lãnh thổ, luyện độ vong hồn, khai u khải minh, trừ thân uế độc, thông đạt chân linh.( trích sách Đạo Giáo Quy Nguyên )

Theo như cách dùng Ấn ở trong sách trên nói thì tương đối rộng, các Ấn Pháp dùng trong các trường hợp cũng không hề giống nhau. Sách ( Thượng Thanh Linh Bảo Đại Pháp quyển số 27 có chép như sau : Chánh Nhất Pháp Lục thì dùng Cửu Lão Tiên Đô Ấn, Đồng Huyền Pháp Lục thì dùng Thông Chương Ấn, trong các nghi lễ của Đạo Giáo nhất thiết phải có những bài Tấu sớ phù Hịch hoặc thiếp điệp lúc đó thì sử dụng Linh Bảo Đại Pháp Ti Ấn, Khi cấp sắc cho đệ tử dùng phép cũng dùng đến Linh Bảo Đại Pháp Ti Ấn ( trường phái pháp sư miền bắc còn các phái khác tantric không nắm được rõ lắm nên không dám nói càn ) khi làm Bái Chương thì dùng Thông Chương Ấn, làm những bài cấp thiết tấu cáo thì dùng Hoàng Thần Việt Chương Ấn ( ấn này rất nhiều tác dụng) Khi sử dụng việc triệu hồn thì dùng Thần Hổ Ấn, khi triệu thần nhiếp quỷ, bạt cứu vong hồn, thì dùng Khu Tà Viện Ấn, các loại Ấn Pháp thường có tác dụng rất là chồng chéo nên khi cần dùng pháp nào thì sẽ lựu chọn Ấn Pháp để làm, ví dụ như Linh Bảo Đại Pháp Ti Ấn ngoài những pháp kể trên ra Ấn này còn dùng được vào rất nhiều pháp khác.Có những loại Ấn Pháp, công dụng nhiều vô số kể hầu như là có thể làm được mọi việc ví như Lôi Bộ Hữu Lục Phù Bảo Ấn của Thần Tiêu Phái, Ấn này được làm bằng Đá Ngọc Bị Sét Đánh Vỡ ra lấy lõi của Đá đó làm Ấn hoặc dùng Đá Thiên Thạch để làm Ấn.

Cách làm Ấn Pháp cũng khác nhau rất nhiều thường mỗi pháp sẽ có cách làm Ấn riêng không có mẫu số chung ví dụ trong sách Linh Bảo Vô Lượng Độ Nhân Thượng Kinh Đại Pháp quyển 3 có ghi chung chung như sau : Ấn vuông 2 thốn 1 phân, dày 7 phân, dùng bằng gỗ cây Đào có cành quay về hướng Nam mà chặt, Sách Đạo Giáo Quy Nguyên lại ghi Ấn vuông 2 thốn 5 phân, tìm cây Táo mà làm chọn ngày Giáp Tý chế tạo Ấn 1 sách khác nói về Thiên Bồng Ấn như sau : Ấn này vuông 2 thốn 5 phân, dùng thần mộc khắc Ấn, vậy theo như tất cả các sách về Đạo mà nói thì chủ yếu dùng gỗ Táo , Đào làm Ấn, và khắc Ấn nhỏ chỉ khoảng 3 cm mà thôi để tiện cho việc cầm nằm Ấn.
Phương Thức Chế Tạo Ấn Và Cách Luyện Ấn ( trích Vạn Pháp Bí Tàng số 2)
Phần này xin phép không ghi ra tại đây.
(Tantric ghi trong TGVH)

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm