C. Nói thêm
Nhân tiện nói về long tả toàn và long hữu
toàn, cụ Tả Ao nói thêm những gì ở chỗ long gặp thủy.
61. Bên trước nước đã hợp thâu.
62. Lai nhận có đống bên sau chăng là.
Hai câu này là 2 câu chuyển, đại ý như
sau:
Trên kia đã nói về nước gặp long
Bây giờ nói đến phần đất ở chỗ nước gặp
long đó, phần đất này có khi là thuận long (đi xuôi theo chiều nước).
Có khi là nghịch long (đi ngược chiều
nước).
Có khi là hoành long (xoay ngang chiều
nước chảy).
Xem hình vẽ dưới đây sẽ thấy:
Với 3 thế long này, cụ Tả Ao chỉ lưu ý
đến thế Hoành long vì nó có cách đặc biệt:
63. Hoành long thì nước thực thà.
64. Dù chẳng có nước, ắt là đối không.
Có nghĩa là khi long quay ngang ra thường
xa nước Chính (tức dòng nước lớn) xa như thế nên hay bị cạn nước ở minh
đường (nước thực thà).
Cũng có khi xa quá, đến nổi không có nước
ở minh đường nữa (đối không).
Tiếp theo cụ nói thêm về sự có âm dương
phối hợp, chắc chắn có đất kết.
65. Âm dương đã có thư hùng.
66. Cửa nhà đã hợp vợ chồng liên giao.
Có nghĩa là nếu có âm dương gặp nhau như:
a. Âm thủy hội với dương thủy hay dương
thủy hội với âm thủy hoặc
b. Long đi chiều dương gặp thủy đi chiều
âm hay là long đi chiều âm gặp thủy đi chiều dương.
Là đực gặp cái hay cái gặp đực, hay nói
cách khác: thư gặp hùng (âm gặp dương) hay hùng gặp thư (dương gặp âm).
Sinh vật sinh sôi, nẩy nở là nhờ có âm
dương phối hợp thì khoa địa lý cũng có âm dương phối hợp mới tạo ra được
đất kết.
Âm dương phối hợp cũng như vợ chồng làm
sứ mạng truyền giống (liên giao).
Mà đã làm sứ mạng truyền giống thì xảy
ra:
67. Ắt là khí dựng thai bào.
68. Tự nhiên sinh dục lẽ nào khác vay.
Ắt là có thai (khí dựng thai bào)
Tự nhiên sẽ sinh đẻ (tự nhiên sinh dục)
chứ còn gì nữa
Còn đất nếu cũng theo đúng định luật của
dịch lý:
“Có âm dương, có vợ chồng”.
Dẫu tử thiên địa cũng vòng phu thê”.
Cũng phải có âm dương phối hợp chặt chẽ,
mới tạo ra được đất kết. Nếu không được như thế thì không có kết quả,
đây là định luật quan trọng chi phối toàn thể khoa địa lý.
Người có người đẻ ra con trung hiếu, hiền
lương hay ác độc thì đất cũng có đất sinh nhân làm rạng danh dòng họ
hoặc là sinh ra phường trộm cắp, ngu si. Đến đó phải còn nhiều yếu tố
phải bàn đến nữa như long, sa, thủy, hướng, huyệt… Chúng ta sẽ nghiên
cứu kỹ lưỡng sau.
Cụ Tả Ao còn nói thêm sự kết phát là do
chân long chính huyệt. Chân long, chính huyệt không thể bỏ qua luật âm
dương phối hợp, đã trình bày ở trên.
69. Chân long chính huyệt ở đây
Đến đây, Cụ Tả Ao lại xoay sang vấn đề
đất hoành kỵ.
70. Ấy đất Hoành Kỵ lời thầy truyền ta.
Trên đã nói đất Hoành long rồi bây giờ
nói đến Hoành kỵ. Hoành kỵ phải có chỗ khác Hoành long.
Hoành là ngang, Kỵ là cưỡi.
Đất hoành kỵ là huyệt kết ở trên lưng
hoành long. Chỗ đất kết ở trên lưng trông như người cưỡi trên lưng rồng,
lưng ngựa, nên gọi là hoành kỵ.
Nếu đất kết trên đầu long thì sau đất kết
một chút là tới minh đường.
Còn đất kết trên lưng long thì long còn
chạy lâu nữa mới tới minh đường. Kết hoành kỵ mà huyệt kết còn ở xa minh
đường còn được gọi là kết thoái.
Chỗ đất tiếp theo huyệt kết này các cụ
gọi là chiêu thần.
Vì chiêu thần ở đất kết thoái này dài hơn
chiên thần ở đất kết thường, nên cụ Tả Ao cho biết:
71. Kết thoái dư khí còn xa.
72. Phải đi trăm dặm mới ra chiên thần.
Kết thường thì dư khí (chiên thần) còn
một ít thước nữa là đến minh đường, nhưng kết thoái (đất hoành kỵ) thì
dư khí (chiên thần) có khi đi đến rất xa mới hết, mới đến minh đường.
Cái khó của sự điểm huyệt và cũng ở khoa
địa lý là những cái khúc mắc chúng tôi vừa trình bày, và sẽ trình bày
nữa sau này.
Sở dĩ bộ địa lý thứ hai này (Dã Đàm Tả
Ao) chúng tôi phải sửa chữa kê cứu liền 4 năm mới dám cho xuất bản là vì
phải cố gắng trình bày cho rõ ràng những chỗ khúc mắc.
Tuy đã cố gắng lắm, nhưng khoa địa lý
thật là mênh mông, nếu còn thiếu sót nào thì kính xin các vị chân sư chỉ
giáo cho, chúng tôi rất đa tạ.
CHƯƠNG THỨ BẢY
THỦY PHÁP
73. Muốn sinh: tử tức, vượng nhân
74. Thì tìm Sinh vị, bản thần triều lai
75. Muốn thăng: quan tước, lộc tài
76. Thì tìm Vượng vị thủy lai hội đường.
77. Cứ nơi mạch ấy cho tường
78. Tả thuận, hữu nghịch, hai đường cho
thông.
79. Lập huyệt, tọa hướng mới dùng.
80. Cứ phép bão lại: huyền không ngũ
hành.
81. Cứ như thủy pháp Nang kinh
82. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa thông minh như lề
83. Năm hành phỏng luận một vì.
84. Bình mộc: Giáp, Ất – Giáp thì mộc
dương
85. Ất là âm mộc đã tường
86. Phỏng đây suy biết: âm dương, ngũ
hành.
87. Cứ đó mà khởi tràng sinh.
88. Giáp sinh tại Hợi, Ất dành Ngọ cung
89. Hợi thuận, Ngọ nghịch hai dòng.
90. Hẳn còn xuôi ngược cho thông một vì.
91. Nước Sinh, nước Vượng chầu về.
92. Nước Tử, nước Tuyệt chảy đi mặc lòng.
93. Cứ hướng làm chủ bản cung.
94. Kim, Mộc, Thủy, Thổ cho thông hướng
nào.
95. Nhất thì được nước Sinh vào.
96. Nhì thì được nước Khắc vào hướng ta.
97. Mong sao Sinh, Khắc đến ta.
98. Là nước ấy có ích, chỉ ta hòa dùng.
Đây là thủy pháp, phần quan trọng, rắc
rối nhất, và khó giải thích nhất, của Khoa địa lý, cụ Tả Ao nói sơ lược
phần nhỏ nhưng là thực hành.
Học địa lý mà không biết thủy pháp, thì
chẳng bao giờ làm Địa lý nên. Lại nữa thủy pháp trình bày đầy đủ phải
mấy trăm trang, mà đây Cụ Tả Ao thu vào có 26 câu, lại không sắp xếp
theo lối thông thường của lý thuyết sách vở, thì làm sao không rắc rối
được.
Thủy pháp đã khó lại bị thu ngắn, lại
trình bày trên một lề lối riêng biệt của cụ Tả Ao nên tác giả đã phải
mất nhiều công phu nghiên cứu và trình bày lại. Đây cũng là một trong
những lý do mà bộ địa lý này, bốn năm sau mới xuất bản được.
Sau khi đọc hết phần thủy pháp mà chúng
tôi giải thích dưới đây, nếu quý vị hiểu được một nửa, rồi rãnh rỗi, quý
vị hoặc xem lại, hoặc thực hành trên đất, hoặc phúc lại những ngôi mộ
cổ, vừa suy ngẫm về lời giải thích của chúng tôi để phát huy thêm những
cái khác lạ nữa, mà chúng tôi, hoặc vì còn non kém chưa giải thích được
hết, hoặc vì chúng tôi không dám giải thích dài dòng quá, mà sau một năm
quý vị nắm được hết tinh thần (tài liệu mờ).
Bởi vì nó là những điều bí hiểm về địa
lý, mà xưa kia, chúng tôi phải “mòn gót giày, lỏng đầu gối” cũng phải
trên mười năm mới hiểu được như thế. Những điều này, chúng tôi có khi
theo thầy cả 2, 3 năm, chiều chuộng thầy, có khi hàng năm, mới được thầy
“bố thí” cho một ít giải thích ân huệ. Trước khi giải thích phần thủy
pháp này của cụ Tả Ao, chúng tôi thấy, nên nêu ra một số thắc mắc:
1. Một là có nhiều điều mà thủy pháp ở
sách địa lý Trung Hoa tán dương, mà ở đây cụ Tả Ao lại bỏ đi.
2. Hai là cách trình bày của cụ Tả Ao xem
ra thật là rắc rối và kỳ lạ.
Nhưng sau nhiều năm kê cứu và duyệt lại
một số thủy pháp của sách Trung Hoa, rồi hầu chuyện một số các vị cao
nhân về địa lý và suy ngẫm, đắn đo về nỗi thắc mắc này, chúng tôi mới
tìm thấy giải đáp của sự thắc mắc trên như sau:
1. Những cái mà sách vở Trung Hoa trình
bày, mà cụ Tả Ao không nói đến, phần nhiều chỉ là những kiến thức địa lý
dựa vào lý khí rồi khuếch trương lên để làm cho rắc rối thêm địa lý mà
thôi.
2. Còn cách trình bày của cụ Tả Ao thì
lại quả là phép trình bày thực tế nhất vượt ra ngoài cả các sách vở
thông thường đến nổi chỉ có 26 câu, nhưng nếu chúng ta thật thuộc lòng
nó, suy ngẫm nhiều về nó, thì ta sẽ có một căn bản đúng, giản dị, về
khoa thủy pháp, vừa đắc dụng, vừa chân thật.
Quả không ngoa những lời các bậc tiền bối
xưa đã nói:
“Nhiều khi chỉ một câu của cụ Tả Ao, học
mười năm chưa hết”
Quý vị, sau khi đạt được thủy pháp này
của cụ Tả Ao rồi, lại đọc các sách Tàu về thủy pháp, quý vị sẽ thâấ
người Trung Hoa viết sách địa lý 10 mà chỉ ích lợi một, còn cụ Tả Ao chỉ
nói một, mà người học đạt được kết quả trăm lần.
Cụ Tả Ao quả là vị thánh địa lý. Nếu
chúng ta yêu văn chương thì chúng ta lại còn thấy cụ Tả Ao là một nhà
văn chân thành và rất đại chúng của thế kỷ 15. Không lời nào của cụ xa
sự thật, không lời nào viễn vông, dư thừa cả.
Áng văn nôm giá trị về thủy pháp này, sau
trên nhiều năm nghiền ngẫm, suy nghĩ cách diễn giải, chúng tôi nghĩ
rằng với tất cả sự cố gắng, chúng tôi chỉ có thể giải thích được bằng
phương pháp sau đây:
1. Trước tiên giải thích các định nghĩa
từng câu riêng biệt.
2. Sau nữa mới giải thích tinh thần cả
đoạn văn, kèm thêm ví dụ.
Nào trước tiên chúng ta hãy giải thích
các định nghĩa từng câu riêng biệt:
73. Muốn sinh: Tử Tức, Vượng nhân.
Muốn đất kết về đinh, muốn nhiều con đỗ
đạt.
74. Thì tìm sinh vị, bản thần triều lai
Thì chọn huyệt ở hướng Tràng sinh của
thủy.
75. Muốn thăng: Quan tước, lộc tài.
Muốn làm quan to và muốn có nhiều tài
lộc.
76. Thì tìm vượng vị, thủy lai hội đường.
Thì phải tìm huyệt ở hướng Đế vượng của
thủy.
77. Cứ nơi mạch ấy cho tường
Phải hiểu rõ cả mạch của long, lẫn mạch
của thủy.
78. Tả thuận, hữu nghịch, đôi đường cho
thông.
Phải hiểu rõ rệt thủy (cũng như long đã
nói ở trên) như sau:
a). Nước chảy từ trái sang phải (theo
chiều kim đồng hồ quay), (nhìn ở trước huyệt) là dương thủy hay thủy tả
thuận hay thủy tả toàn, hay hữu thủy đảo tả.
b). Nước chảy từ phải sang trái (theo
ngược chiều kim đồng hồ quay), (nhìn ở trước huyệt) là âm thủy hay thủy
hữu nghịch hay thủy hữu toàn, hay tả thủy đảo hữu.
79. Lập huyệt, tọa hướng mới dùng.
Thủy pháp quan trọng cho sự lập huyệt (ấn
định huyệt nằm đâu) và tọa hướng (huyệt ngồi đâu mà nhìn vào đâu).
80. Cứ phép bão lai, huyền không ngũ
hành.
Ngoài hướng sinh và hướng vượng của
huyệt, lại còn hướng của thủy bão lại ở trước huyệt. Thủy bão là khúc
sông hay suối, ngồi ôm vòng ở trước huyệt. Ta có thể dùng thủy pháp theo
Dương công hay Thủy pháp theo Huyền Không ngũ hành.
81. Cứ như thủy pháp năng kinh
Nang Kinh là sách Thanh nang kinh về địa
lý cổ của Trung Hoa, có nói về phép thủy pháp đúng nhất (sau này có thủy
pháp Nang Kinh giả và thủy pháp của các loại sách tên khác nói bậy bạ
làm nhiều người lầm).
82. Kim Mộc Thủy Hỏa Thông minh như lề.
Muốn biết thủy pháp, trước hết phải biết
đất kết thuộc về cuộc long gì. Chỉ có 4 cuộc long là:
1. Kim cuộc long
2. Mộc cuộc long
3. Thủy cuộc long
4. Hỏa cuộc long
1. Nếu khi ngồi ở huyệt mà thấy thủy khẩu
phóng về hướng Đông (Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão) thì long từ hướng
Tây đến. Mà từ hướng Tây long đến, chính là Kim cuộc long.
2. Nếu khi ngồi ở huyệt mà thấy thủy khẩu
phóng về hướng Tây (Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu) thì long ở hướng
Đông đến. Mà từ hướng đông long đến, chính là Mộc cuộc long.
3. Nếu khi ngồi ở huyệt, mà thấy thủy
khẩu phóng về hướng Nam (Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ) thì long ở hướng
Bắc đến. Mà từ hướng Bắc long đến, chính là Thủy cuộc long.
4. Nếu khi ngồi ở huyệt, mà thấy Thủy
khẩu phóng về hướng Bắc (Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tý) thì long từ
hướng Nam đến. Mà từ hướng Nam long đến, chính là Hỏa cuộc long.
Trên đây chỉ nói về đại cuộc còn tiểu
cuộc có khi không luận theo như trên. Sau đó, khi tầm long vài chục bận
quý vị sẽ rõ.
83. Năm hành phỏng luận một vì
Phải biết luận ngũ hành theo can và chi:
a). Can Giáp là dương mộc.
Can Ất là âm mộc.
Can Bính là dương hỏa.
Can Đinh là âm hỏa.
Can Canh là dương kim.
Can Tân là dương kim
Can Nhâm là dương thủy
Can Quý là âm thủy
Can Mậu là dương thổ
Can Kỷ là âm thổ.
(Can Mậu và Kỷ không dùng để luận long,
vì không có thổ long).
b). Chi Dần là dương mộc.
Chi Mão là âm mộc.
Chi Tỵ là âm hỏa
Chi Ngọ là dương hỏa
Chi Thân là dương kim
Chi Dậu là âm kim
Chi Hợi là âm thủy
Chi Tý là dương thủy
Chi Thìn Tuất là dương thổ
Chi Sửu Mùi là âm thổ.
(Thìn Tuất Sửu Mùi không dùng để luận
long vì không có thổ lon).
84. Bính Mộc Giáp Ất, Giáp thì mộc dương
85. Ất là âm mộc đã tường
Nếu bình luận Mộc cuộc thì dùng Giáp và
Ất. Nếu gọi là Giáp mộc tức là dương mộc (Ất là âm mộc).
86. Phỏng đây suy biết âm dương, ngũ
hành.
Theo cách gọi đó sẽ biết âm hay dương và
có hành kim hay hành mộc, hành thủy hay hành hỏa (ngũ hành).
Như trên đã nói, nếu ta thấy:
Giáp mộc là dương mộc (tính xuôi)
Ất mộc là âm mộc (tính ngược).
Bính hỏa là dương hỏa (tính xuôi)
Đinh hỏa là âm hỏa (tính ngược).
Canh kim là dương kim (tính xuôi)
Tân kim là âm kim (tính ngược).
Nhâm thủy là dương thủy (tính xuôi)
Quý thủy là âm thủy (tính ngược).
87. Cứ đó mà khởi tràng sinh
Cứ theo đó mà khởi từ tràng sinh, rồi đến
Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai,
Dưỡng.
88. Giáp sinh tại Hợi, Ất dành Ngọ cung.
Ví dụ:
a). Nếu là dương mộc thì:
1. Tràng sinh ở Càn Hợi
2. Mộc dục ở Nhâm Tý
3. Quan đới ở Quý Sửu
4. Lâm quan ở Cấn Dần
5. Đế vượng ở Giáp Mão
6. Suy ở Ất Thìn
7. Bệnh ở Tốn Tỵ
8. Tử ở Bính Ngọ
9. Mộ ở Đinh Mùi
10. Tuyệt ở Khôn Thân
11. Thai ở Canh Dậu
12. Dưỡng ở Tân Tuất.
b). Nếu là âm mộc thì đi nghịch:
1. Tràng sinh ở Bính Ngọ (Ất
dành Ngọ Cung).
2. Mộc dục ở Tốn Tỵ
3. Quan đới ở Ất
Thìn
4. Lâm quan ở Giáp Mão
5. Đế vượng ở Cấn Dần
6. Suy ở
Quý Sửu
7. Bệnh ở Nhâm Tý
8. Tử ở Càn
Hợi
9. Mộ ở
Tân Tuất
10. Tuyệt ở Canh
Dậu
11. Thai ở Khôn
Thân
12. Dưỡng ở Đinh Mùi.
89. Hợi thuận ngọ nghịch mới dùng
Nếu tràng sinh của mộc mà ở Hợi, ta cho
đi thuận, còn nếu tràng sinh của mộc mà ở Ngọ, ta cho đi nghịch.
90. Hẳn còn xuôi ngược, cho thông một vì.
Cứ tính xuôi ngược như thế cho thông đi,
trên là mới tính có Mộc cuộc. Ta lại còn phải tập tính cả:
Kim cuộc
Hỏa cuộc
Thủy cuộc nữa
Cũng theo phép như của Mộc cuộc vừa nói,
cho thật thông thì ra ngoài đồng mới tầm long, điểm huyệt nhanh được.
91. Nước sinh nước vượng chầu về.
Cứ đến chỗ nào là tràng sinh hay đế vượng
của thủy mà có nước chầu về hay có nước tụ là ta được nước sinh hoặc
nước vượng cho huyệt.
92. Nước tử, nước tuyệt chảy đi mặc lòng.
Nước Tử và nước tuyệt là xấu nhất không
được tụ, không được đến mà phải để cho nó chảy đi. Khi điểm huyệt ta thu
sinh, vượng và tránh tử tuyệt của nước cho khéo.
Cụ Tả Ao gọi là:
Thu: minh sinh, phóng: ám tử.
Cụ có câu thơ về việc này như sau:
Minh Sinh, Ám tử, vô di
Coi đi coi lại, quản chi nhọc nhằn.
Có nghĩa là:
Phải thu nước sinh vượng, phóng nước Tử
tuyệt.
Phép này quan trọng không di dịch được.
Phải chịu khó nhọc coi đi lại cho kỹ, cho
chắc chắn. Bởi đất kết do long mà họa phúc lại do thủy.
93. Cứ hướng làm chủ bản cung
Phải lấy hướng huyệt làm chủ (Theo phép
của Huyền không ngũ hành).
94. Kim mộc thủy thổ chô thông hướng nào.
Ví dụ hướng huyệt mà hành: Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa, Thổ thì ta phải chọn nước hướng nào? Và chọn làm sao?
Ta chọn như dưới đây:
95. Nhất thì được nước sinh vào
Nhất thì hướng thủy phóng phải sinh hướng
huyệt (theo huyền không ngũ hành).
96. Nhì thì được nước khắc vào hướng ta.
Nhì thì hướng thủy phóng phải khắc hướng
huyệt (theo huyền không ngũ hành).
97. Mong sao sinh khắc đến ta
Chỉ cần sinh nhập (nước sinh hướng
huyệt), hoặc khắc nhập (nước khắc hướng huyệt).
98. Là nước ấy có ích chi ta hòa dùng.
Ngoài thủy pháp của Dương công ta chỉ nên
dùng loại thủy pháp của Huyền không ngũ hành đó mà thôi. Trừ Dương công
thủy pháp chỉ loại nước đó mới hữu ích. Thật ra trường hợp đặc biệt mới
dùng đến phép Huyền không Ngũ hành. Chỉ nên cố gắng dùng Dương công
thủy pháp.
- Quý vị đọc đến đây cũng vẫn chưa dùng
được nếu không hiểu điều bí hiểm của Huyền Không ngũ hành sau đây:
Phép ngũ hành thường ta có:
Bính là hỏa Ngọ là hỏa.
Giáp Ất là mộc v.v…
Còn phép ngũ hành của Huyền Không khác
ngũ hành thường như sau:
Ất Dậu Bính Đinh nguyên thuộc Hỏa.
Kiền Khôn Mão Ngọ Kim đồng tọa
Hợi Quý Cấn Giáp thị Mộc thần
Dần Thân Tân Tốn Kiêm Tý Tỵ
Hợp dữ Thìn Nhâm bát Thủy thần.
Dịch nghĩa:
Theo huyền không ngũ hành thì:
Ất Dậu Bính Đinh hành hỏa
Kiền Khôn Mão Ngọ hành kim
Hợi Quý Cấn Giáp hành mộc.
Dần, Thân, Tân, Tốn, Tý, Tỵ, Thìn, Nhâm
hành thủy
Có phép chỉ dùng huyền không ngũ hành cho
hướng huyệt và hướng thủy khẩu, lại có phép dùng cho cả nước lại và
nước triều. Chúng tôi sẽ giải thích nó kỹ lưỡng sau này, ở những bộ sách
kế tiếp.
Nhưng nếu biết coi phép Hồng Phạm Ngũ
Hành ta sẽ biết năm nào thì kết phát.
Đây là đi đến chỗ cao và bí hiểm nhất của
khoa địa lý. Các vị chân sư truyền dạy cho chúng tôi không muốn chúng
tôi phổ biến những bí hiểm như vậy quá rộng rãi, mà chỉ được truyền cho
những vị nào mà được các chân sư xét là đáng.
Thật ra, không phải là các Chân sư muốn
cho khoa địa lý sẽ thất truyền, mà thật ra các vị đó sợ đời học chưa đến
nơi đến chốn, đã vội hành nghề, sẽ có nhiều sai nhầm, và như thế dĩ
nhiên là có hại cho người xin để đất, tổn phúc cho thầy để đất, người
truyền cũng có phần nào ân hận. Để dung hòa hai quan niệm mâu thuẩn nhau
như trên, chúng tôi sẽ tìm cách lưu lại bí mật đó cho đời sau, bằng
cách mỗi sách chúng tôi cho vào một số bí quyết. Các vị nào có tâm đạo,
chỉ muốn biết khoa địa lý để báo hiếu cho cha mẹ, mà không hề có tham
vọng hành nghề địa lý để kiếm ăn, sẽ gặp rất nhiều cơ duyên để thành đạt
về khoa này. Xưa kia, các cụ chân nho nghiên cứu địa lý, chỉ mong tìm
được một đến hai ngôi đất để báo hiếu cho cha mẹ là đủ mãn nguyện.
Như vậy khoa địa lý sẽ không bị thất
truyền mà vị nào quyết tâm vẫn học được nó.
Ngay trong bộ này, quý vị nào có nhiều
kinh nghiệm và nhiều hiểu biết về địa lý, đã thấy chúng tôi xen kẻ trong
các câu giải thích, trong đó đây ở bộ sách này, những ẩn ý đặc biệt,
liên quan rất nhiều đến toàn bộ kiến thức bậc cao của khoa địa lý.
CHƯƠNG THỨ TÁM
LUẬN: THẤU LONG
99. Phép trong ngọc sích đã thông
100. Bèn mới lại luận Thấu long cho tường
101. Nhâm long ngôi ở đầu hàng
102. Bính Tý chính khí một phương chớ
rời.
103. Khảm long: Canh Ty chính ngôi
104. Quý long: Đinh Sửu là nơi bản về
105. Sửu long: Tân Sửu kể đi
106. Cấn long chẳng lệch, hào ly: Mậu Dần
107. Dần long: chính khí Nhâm Dần
108. Giáp long: Đinh Mão là phần chính
cung.
109. Mão long: Quý Mão thì dùng
110. Canh Thìn chính khí: Ất long đang
quyền.
111. Thìn long: Chính khí Giáp Thìn
112. Tốn long: Tân Tỵ đã yên một dòng
113. Tỵ long: Ất Tỵ thấu long
114. Bính long: Nhâm Ngọ phép trong nhiệm
màu
115. Ngọ long: Bính Ngọ làm đầu
116. Thánh hiền truyền dạy trước sau ghi
lòng
117. Quý Mùi: là chính Đinh long
118. Mùi long: Đinh vị, Khôn dòng: Giáp
Thân
119. Mậu Thân: chính khí long Thân
120. Canh long: Ất Dậu là phần chính Canh
121. Kỷ Dậu: chính khí Đoài tinh (Dậu)
122. Bính Tuất: chính khí địa hình long
Tân
123. Tuất long: Canh Tuất bản phần
124. Càn long: Đinh Hợi sai phân chớ hề
125. Hợi long, Tân Hợi một vì
126. Rành rành chính khí, thấu suy đã
tường.
CHƯƠNG THỨ TÁM
LUẬN: THẤU LONG
Khoa địa lý chính tông bao giờ cũng nhằm
vào phần loan đầu. Lấy con mắt và sự khổ công nhiều năm quan sát tại
ngoài đồng, tìm ra long-chân huyệt-đích. Sau khi có long-chân huyệt-đích
rồi mới luận đến thấu long. Các sách man thư không nói câu này, mà chỉ
phát huy nguyên có thấu long. Người làm đất nếu quên long-chân
huyệt-đích, trên cụ thể mà cứ cố xoay huyệt cho đúng thấu long tốt, sẽ
xảy ra nhiều trường hợp làm hỏng đất kết.
Dưới đây là hai câu mở về luận Thấu long.
99. Phép trong ngọc sích đã thông.
100. Bên mới lại luận thấu long cho
tường.
Thấu long chỉ dùng để luận long chứ không
được dùng nó để phá long-chân huyệt-đích mới là danh môn chính phái.
- Thấu long cho huyệt ta xem nhập thủ
mạch của huyệt.
- Thấu long cho long nhập thủ ta xem lai
long của long nhập thủ.
Thấu long cũng có thể dùng cho tổ sơn.
Còn phép áp dụng thì:
- Thấu long cho huyệt và cho long nhập
thủ ta phải lấy chi tiết của vòng nhỏ, giáp vòng địa bàn, nó là vòng 72
long xuyên sơn.
(Xin xe một địa bàn chính xác của Cao
Trung đã phát hành).
Tiếp theo dưới đây là luận về thấu long
của 24 nhập thủ mạch:
101. Nhâm long ngôi ở đầu hàng
102. Bính Tý chính khí một phương chớ
rời.
Có nghĩa là: Nếu là Nhâm long nhập thủ,
thì đường gần đưa mạch vào huyệt ở chữ Bính Tý của địa bàn, là chính
khí.
Tiếp theo:
103. Tý long Canh Tý chính ngôi:
Có nghĩa là: nếu là Tý long nhập thủ thì
nhập thủ mạch (đường gần đưa mạch vào huyệt) nên ở vào chữ Canh Tý
104. Quý long Đinh Sửu là nơi bản về
Có nghĩa là: nếu là Quý long nhập thủ thì
nhập thủ mạch nên ở chữ Đinh Sửu.
105. Sửu long Tân Sửu kể đi
Có nghĩa là: nếu là Sửu long nhập thủ thì
nhập thủ mạch nên ở chữ Tân Sửu.
106. Cấn long chẳng chệch hào ly Mậu Dần
Có nghĩa là: nếu là Cấn long nhập thủ,
thì nhập thủ mạch nên ở chữ Mậu Dần.
107. Dần long chính khí Nhâm Dần.
Có nghĩa là: nếu là Dần long nhập thủ thì
nhập thủ mạch nên ở chữ Nhâm Dần.
108. Giáp long Đinh Mão là phần chính
cung.
Có nghĩa là: nếu là Giáp long nhập thủ
thì nhập thủ mạch nên ở chữ Đinh Mão.
109. Mão long Quý Mão thì dùng:
Có nghĩa là Mão long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Quý Mão.
110. Canh Thìn chính khí Ất long đang
quyền.
Có nghĩa là Ất long nhập thủ thì nhập thủ
mạch nên ở chữ Canh Thìn.
111. Thìn long chính khí Giáp Thìn
Có nghĩa là: Thìn long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Giáp Thìn.
112. Tốn long Tân Tỵ đã yên một dòng
Có nghĩa là: Tốn long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Tân Tỵ.
113. Tỵ long Ất Tỵ thấu long
Có nghĩa là: Tỵ long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Ất Tỵ.
114. Bính long Nhâm Ngọ phép trong nhiệm
mầu:
Có nghĩa là: Bính long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Nhâm Ngọ.
115. Ngọ long Bính Ngọ làm đầu
116. Thánh hiền truyền dạy trước sau ghi
lòng
Có nghĩa là: nếu Ngọ long nhập thủ thì
nhập thủ mạch nên ở chữ Bính Ngọ.
117. Quý Mùi là chính Đinh Long
Có nghĩa là: nếu Đinh long nhập thủ thì
nhập thủ mạch nên ở chữ Quý Mùi.
118. Mùi long Đinh vị, khôn dòng Giáp
Thân
Có nghĩa là: Mùi long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Đinh Mùi
Và khôn long nhập thủ thì hập thủ mạch
nên ở chữ Giáp Thân.
119. Mậu Thân chính khí Long thân
Có nghĩa là: Thân long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Mậu Thân.
120. Canh long Ất Dậu là phần chính canh:
Có nghĩa là: Canh long nhập thủ mạch nên ở
chữ Ất Dậu
121. Kỷ Dậu chính khí đoài tinh:
Có nghĩa là: Dậu long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Kỷ Dậu
122. Bính Tuất chính khí địa hình long
tân:
Có nghĩa là: Tân long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Bính Tuất.
123. Tuất long Canh Tuất bản phần:
Có nghĩa là: Tuất long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Canh Tuất.
124. Càn long Đinh Hợi sai phân chớ hề:
Có nghĩa là: Càn long nhập thủ thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Đinh Hợi.
125. Hợi long Tân Hợi một vì
126. Dành dành chính khí thấu suy đã
tường.
Có nghĩa là: Hợi long nhập thủ, thì nhập
thủ mạch nên ở chữ Tân Hợi.
Theo tính chất về chính khí của 24 long
nói trên ta biết rằng: nếu phân kim thừa dùng chính khí như Hợi long
thừa Tân Hợi mới được còn chi tiết khác sẽ bị cô hư, không vong sẽ có
bại. Vậy ta nên xoay huyệt cho vào chính khí không?
Có một số chân sư đáp rằng:
- Loan đầu là thể – Lý khí là dụng.
Thể mới là chính và dụng là phụ, tuy cả
hai cùng cần. Nếu tìm đúng long-chân, huyệt-đích thì nắm chắc loan đầu,
tự nhiên chính khí phải đúng.
Một số vị chân sư khác cho biết:
Có một vài trường hợp chính khí (Thâu
long) sai mà có long-chân huyệt-đích thì phải chịu vậy, nó là tạp long –
Dùng tạm huyệt đó rồi tiếp phúc nữa, hoặc đi tìm đất kết khác.
Hơn nữa, dù tính chất của 24 long, dù
thấu long cũng chỉ là luận long. Chỉ là luận mà thôi.
Có nhiều người nệ vào tính chất của long,
nệ vào thấu long, thành ra đặt huyệt vào chỗ không kết, thảm thay, thảm
thay. Đã nhiều người khóc dở mếu dở về chuyện này. Lý do chỉ vì:
- Loan đầu không vững
- Quá nệ vào lý khí và luận long.
Những thấu long trên đây nói về lai mạch
nhập huyệt, nhưng thấu long còn có thể dùng cho long nhập thủ, cho hành
long (thôi quan) và cho thiếu tổ sơn nữa. Tuy nhiên nên nhớ kỹ phần này
chỉ là luận long sau khi có long chân, huyệt đích.
Dưới đây là công thức xuyên sơn 72 long
nói về mạch nhập thủ:
Theo phương pháp này (luận về nhập thủ
mạch). Mỗi khi đến huyệt trường, chỗ long kết huyệt, căn cứ vào chỗ quá
giáp (chỗ long mạch thắt nhỏ lại) mình đặt la kinh xem long mạch vào chữ
gì?
Có thể coi:
- Chỗ mạch nhập thủ
- Chỗ long mạch thắt nhỏ lại
- Hay chỗ thân long khởi hoặc phục rồi
đem Giáp Tý nạp âm coi ngũ hành, sinh khắc để biết lành dữ.
Ví dụ:
Tý long lai mạch – Chữ Tý thuộc Thủy –
Chữ về chi Tý là mẫu tự – Một mẹ sinh 5 con.
Nếu Bính Tý long lai thì thuộc Thủy.
Canh Tý long lai thì thuộc Thổ.
Còn như Giáp Tý long lai thì thuộc Kim
Mậu Tý thuộc hỏa
Nhâm Tý thuộc mộc.
Tính theo hàng can nạp giáp cho 8 quẻ để
phân biệt thế nào là cô hư, vượng, tướng, thế nào là quý, giáp, không,
vong, kiếp sát
Ta thấy Giáp nạp cho Kiền
Nhâm nạp cho Ly
Hai quẻ này đều là dương cả, nên Giáp với
Nhâm đều là cô
Ất nạp cho Khôn
Quý nạp cho Khảm
Hai quẻ này đều là âm cả nên Ất với Quý
đều là hư.
Mậu Kỷ gọi là Quy, Giáp là Không, Vong là
Quan sát.
Bính là dương hỏa.
Canh là dương kim.
Chỉ có dương là vượng mà chỉ có hỏa và
kim mới là vượng cho nên đây gọi là Vượng.
Đinh là âm hỏa, Tân là âm kim chỉ có âm
là tướng mà chỉ có hỏa và kim mới là tướng cho nên đây gọi là tướng.
Phần này chỉ là nói thêm để gợi ý chút ít
bí pháp phân kim, chúng tôi sẽ nói kỹ phân kim ở một bộ sách khác, sau
này xuất bản.
Trên là lý khí về nhập thủ mạch của bí
pháp chính tông, Nguyên về Tý long nhập thủ mà còn nói khó hiểu như thế.
Nếu nói hết bí pháp ngay thì quyển này sẽ
khá dài.
Nhưng mà trên thực hành, loan đầu chỉ cần
tóm cả thấu long, nhập thủ mạch, của 24 long và một câu:
Lai mạch nhập thủ mà khí còn cường sẽ dễ
có xung khí, có hại, có tội.
Lai mạch nhập nhĩ là vừa.
Nhưng nếu lai mạch nhập thủ mà khí nhược
thì châm chế được.
Chỉ có thế thôi. Nếu loan đầu đúng thì lý
khí đều phần nhiều đúng hết. Bao giờ hiểu rõ ta sẽ bất chấp cái khó
khăn của lý khí.
Làm địa lý mà không phân tích kỹ loan
đầu, chỉ luận nguyên khí sẽ không bao giờ làm được địa lý cả.
Như nhiều cụ xưa kia chỉ chuộng lý khí
của sách Trung Hoa mà quên phần căn bản là loan đầu, cụ thể ở trước mắt,
nhìn thấy được. Chúng tôi đã được dự kiến nhiều trận tranh luận về lý
khí mà quên hẳn loan đầu. Kết quả là càng tranh luận lại càng nát bét.
Các vị mải mê lý khí, mà quên loan đầu,
nào có nghĩ rằng: Địa lý là khoa học thực dụng và thực tế. Nó bắt đầu có
do ở sự quan sát trên đất đai cụ thể để tìm ra nơi nào đẹp nhất, dùng
làm nhà ở, và chôn xương, cất xác các bậc tôn kính đã quá cố xuống đó.
Mãi đến Hán, Đường mới có thuyết ngũ hành và từ đó thêm phần lý khí vào
khoa địa lý và sau này các vị Đế vương Trung Hoa, muốn giữ độc quyền về
khoa địa lý cho dòng họ mình, một mặt tìm Chân thư, mặt khác vừa bắt
buộc, vừa cho tiền bạc một số địa lý gia viết man thư bằng cách dùng lý
khí tán rộng và tán vào chỗ sai lầm.
CHƯƠNG THỨ CHÍN
LUẬN: HƯỚNG HUYỆT CỦA 24 LONG
127. Tại luận long hướng các phương
128. Tà khí tạp bác, âm dương cho thuần.
129. Nhâm long: ba hướng khả phân
130. Phương: Ngọ, Khôn, Ất xoay vần kể
chi
131. Tý long: Khôn hướng một bề
132. Quý long: hay huyệt hướng về Ngọ,
Khôn
133. Sửu long: Bính hướng vi tôn
134. Cấn long: tám huyệt kể tồn từng ngôi
135. Bính, Đinh, Canh, Tân, Tỵ, Mùi
136. Tốn, Đoài, tám hướng trạch chính an
ngôi.
137. Dần long: hai hướng Khôn, Thân.
138. Giáp long: định hướng về phần: Càn,
Khôn
139. Mão long: bốn hướng kể rồn
140. Canh, Tân, Đinh, Hợi đã yên một bề.
141. Ất long: Khôn hướng một vì
142. Thìn long: hai huyệt hướng về Càn,
Khôn
143. Tốn long: Tân, Hợi, Cấn môn
144. Dụng ba hướng ấy, là không sánh tày
145. Tỵ long: một hướng Hợi thần
146. Bính long: bốn huyệt kể bày làm nơi
147. Hợi, Canh, Tân, Cấn hướng ngôi
148. Ngọ long: hai hướng về trời Quý,
Nhâm
149. Đinh long: Cấn, Hợi thuần âm
150. Mùi long: một hướng cục nhằm Cấn Ly
151. Khôn long: phương Quý hướng đi
152. Thân long: Quý, Giáp hai vì cho mình
153. Hướng: Mão, Cấn là long Canh
154. Cấn, Tốn, Tỵ hướng, đã đành Dậu long
155. Tân long: Tốn, Mão, Cấn cung
156. Ngồi một hướng Ất, Tuất long địa bàn
157. Cùng theo Ất hướng, long Càn
158. Bính, Tốn, Đinh hướng, long đồng Hợi
long
CHƯƠNG THỨ CHÍN
LUẬN: HƯỚNG NGUYỆT CỦA 24
LONG
127. Lại luận long hướng các phương
128. Tà khí tạp bác âm dương cho thuần
Trên đây là luận về hướng huyệt của long
như sau:
Long nhập thủ và hướng cần phải có 2
tương quan:
a). Một là cùng âm, cùng dương.
Nếu không cùng âm cùng dương là: tà khí,
tạp bác.
b). Hai là Long nhập thủ nào hay có hướng
huyệt quay về hướng nào.
Tiếp theo dưới đây cụ Tả Ao nói về long
nào trên thực tế hay có Hướng huyệt quay về hướng nào.
129. Nhâm Long 3 hướng khả phân (xem hình 7)
130. Phương: Ngọ, Khôn, Ất xoay vần kể chi.
Hình 7: Nhâm Long
Giải thích câu 129 – 130 (hình 7)
Nếu là Nhâm long hay có 3 hướng huyệt:
1. Phương Ngọ (tọa Tý hướng Ngọ)
2. Phương Khôn (tọa Cấn hướng Khôn)
3. hoặc phương Ất (tọa Tân hướng Ất).
129. Nhâm Long 3 hướng khả phân (xem hình 7)
130. Phương: Ngọ, Khôn, Ất xoay vần kể chi.
Hình 8: Tý long
Giải thích câu 131 (hình
Nếu là Tý long thì thường chỉ có 1 hướng
huyệt.
Tọa Cấn hướng Khôn.
132. Quý Long hay huyệt hướng về: Ngọ, Khôn (xem
hình 9)
Hình 9: Quý long
Giải thích câu 132 (hình 9)
Nếu là quý long thì thường có 2 hướng
huyệt:
1. Một là tọa Tý hướng Ngọ
2. Hai là tọa Cấn hướng Khôn.
133. Sửu Long Bính hướng vi tôn (xem hình 10)
Giải thích câu 133 (hình 10)
Nếu là Sửu long hay có 1 hướng huyệt:
1. Tọa Nhâm hướng Bính.
134. Cấn Long tám huyệt kể Tốn từng ngôi (hình
11)
135. Bính, Đinh, Canh, Tân, Tỵ, Mùi
136. Tốn, Đoài, Tám hướng trạch chính an ngôi
Hình 11. Cấn long
Giải thích câu 134 – 135 – 136 (hình 11)
Nếu là Cấn long hay có tới 8 hướng huyệt:
1. Tọa Nhâm hướng Bính
2. Tọa Quý hướng Đinh
3. Tọa Giáp hướng Canh
4. Tọa Ất hướng Tân
5. Tọa Hợi hướng
Tỵ 6. Tọa Sửu hướng Mùi
7. Tọa Càn hướng
Tốn 8. Tọa Mão hướng Dậu (Đoài)
(Còn tiếp)
0 comments:
Post a Comment