Các lọai Ngải Nàng: Nàng Chuyền, Nàng Quạt, Nàng Mọi(II)

Leave a Comment
Còn có tên gọi khác là dây nhện. Có lẽ người ta thầy nàng Chuyền trổ nhánh toả ra như mạng nhện mà đặt thành tên. Ngải nàng Chuyền có lá màu xanh đậm, chuyền sọc có lá xanh nhạt hơn, dài khoảng 15 cm, sống lá hằn sâu đến cuống.
Nàng Chuyền có 2 loại chủ yếu: nàng Chuyền trơn và nàng Chuyền sọc.
*Nàng Chuyền trơn:



*Nàng Chuyền sọc



Màu lá nhạt hơn nàng chuyền trơn. Sống lá có màu trắng, hai bên màu xanh, hoa trắng nhỏ như nàng Rù, có mùi thơm nhẹ lúc khuya và sáng sớm.
Cũng như các loại ngải nàng, công năng của ngải nàng Chuyền chủ yếu là hoá giải bớt sự xui rủi, vận chuyển tài khí đến cho chủ nhân. Nàng Chuyền chỉ phù hợp khi ở trên cao, cho nên người ta thường trồng trong chậu và treo hai bên cửa. Nếu trồng ở chậu dưới đất, nàng Chuyền sẽ lấy hơi đất mà phát triển thân và lá hơn mức bình thường.





***
Riêng người chà Châu Giang thì họ lại dùng 1 loại ngải có hình dáng như cây cây gừng núi ,gừng gió ,lá như hổ mà nhỏ hơn ,thân cây không xanh như hổ mà có màu tim tím …gọi là nàng Cát.





Công năng dùng để chiêu tài, mua bán … có thể dùng ngải chậu để dùng hoặc dùng hoa của nó, loại nầy không mọc trên núi mà mọc trong cồn cát ở giữa sông ví vụ như miệt Tường Đa, tỉnh Bến Tre .
Tuỳ theo mỗi môn phái mà thầy hay có những bài chú khác nhau về nuôi và dùng ngải họ hổ, trên Miền đông miệt Kon tum, Buôn mê hay Định quán thì lại có loại ngải dạng như hổ mà lá nhỏ hơn và nhọn hơn gọi là ngải sa-bây (hay sa rây) cũng dùng để mua bán và nói cho nghe. Sau này nghiên cứu, tôi mới biết ngải Sa bây chính là nàng Cát.
Có một loại cây thuộc Nam dược cũng chính là cây ngải. Đó là ngải nàng Quạt.





Nàng Quạt có tên gọi dân gian là cây rẻ quạt. Rẻ quạt có tên khoa học Belamcanda sinensis (L.) DC, họ lay ơn. Đây là một loại cây mọc hoang sống lâu năm; thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng, bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như cái quạt. Lá hình mác dài 20-40 cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán dài 20-40 cm, chia thành nhiều cành, mỗi cành mang một cụm hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang hình trứng. Hạt hình cầu xanh đen bóng, đường kính 5 mm. Đông y xếp xạ can vào loại thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ can vị đắng, tính hàn, vào các kinh phế, can, có tác dụng trị đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho. Xạ can hơi có độc. Người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng. (Theo BS Trần Xuân Thuyết – Vnexpress)




Trong huyền môn, nàng Quạt được luyện để làm bùa yêu. Thầy luyện ngải dùng bông của nó để luyện vào dầu. Bông rẻ quạt có nhiều màu sắc, mỗi màu lại sử dụng cho một công năng yêu khác nhau. Ví dụ, bông vàng luyện phép yêu dành cho những người ở gần nhau, bông đỏ dành cho người không có điều kiện gần gũi, bông trắng dùng cho phép yêu mà không thể cưới …
Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ. Khi luyện nàng Quạt, khí vận của người luyện gắn liền với sự sống của cây. Nếu cây bị chết, người trồng sẽ bị xui xẻo không cứu vãn nổi.
Dưới đây là ngải Nàng Mọi. Nhiều người sưu tầm trên mạng các bức hình ngải Mọi theo dân gian và vị thuốc Đông y mà không biết rằng ngải nàng Mọi hình dáng thật là thế nào.
Dưới đây là hình ngải Nàng Mọi.





 (hình sao lại từ trang TGVH)

Nhìn vẻ bề ngoài, nàng Mọi không khác gì nàng Mơn, nhưng quan sát kỹ ta sẽ thấy lá nàng Mọi dài hơn, màu xanh đậm hơn và lá xoăn dần ở phần ngọ. Công năng của nàng Mọi chủ yếu là để chiêu khách. Cho nên, khi trồng loại cây này nhất thiết phải để trước cửa, gần nơi khách vãng lai thường qua lại.
(Còn nữa)

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm