Tấm bản đồ từ thế kỷ 17 đang được trưng bày tại Washington cho thấy Trung Quốc nằm ở vị trí trung tâm |
Cuốn tài liệu có kích thước 3.66m x 1.52m được in trên 6 cuộn giấy gạo đang được trưng bày ở Thư viện Quốc Hội Mỹ. Đây là một trong hai bản sao chép đang tồn tại trong tình trạng tốt.
Tấm bản đồ này bao gồm bản vẽ và chú thích chi tiết các vùng khác nhau trên thế giới. Châu Phi đã được ghi lại là nơi có ngọn núi cao nhất thế giới và con sông dài nhất. Trong khi Bắc Mỹ được mô tả ngắn gọn: “ Bò có bướu”, con ngựa hoang dã và khu vực có tên là “Kanata”.
Một số các địa điểm ở vùng Trung và Nam Mỹ cũng được đặt tên bao gồm “Wa-ti-ma-la” (Guatemala), “Yu-ho-tang” (Yucatan) and “Chih-Li” (Chile).
Cuốn tài liệu bằng giấy gạo đang được trưng bày ở Thư viện Quốc Hội Mỹ. |
Ricci cũng mô tả ngắn gọn về sự phát hiện của châu Mỹ: “Ngày xưa không ai biết đến những địa điểm như Bắc và Nam Mỹ. Nhưng một trăm năm trước, người châu Âu đã dùng những con tàu vượt biển và khám phá ra chúng”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã gọi tấm bản đồ là “Chất xúc tác cho thương mại” và miêu tả nó là cuộc gặp gỡ quan trọng của phương Đông và Phương Tây.
Tấm bản đồ được lập vào năm 1602, ghi Florida là "vùng đất của các loài hoa" |
Ricci là một trong những người phương Tây đầu tiên sống ở Bắc Kinh ngày nay, ông cũng là người đầu tiên giới thiệu khoa học phương Tây đến Trung Quốc. Ricci đã tạo bản đồ theo yêu cầu của hoàng đế nhà Minh.
Không ai tìm thấy tấm bản đồ có sự tồn tại của Trung quốc nơi mà Ricci được tôn vinh và chôn cất. Chỉ có một số ít bản sao được biết còn tồn tại do thư viện Vatican và những nhà sưu tập người Pháp và Nhật lưu giữ.
Tấm bản đồ là cuộc gỡ quan trọng giữa phương Đông và phương Tây |
Bản sao được trưng bày ở Thư viện Quốc hội Mỹ đã trở thành tấm bản đồ đắt nhất được bán sau khi James Ford Bell Trust trả 1 triệu đô cho nó vào tháng 10/2009.
Hiện Trust cũng sở hữu tấm bản đồ thế giới Waldseemuller, tấm bản đồ đầu tiên dùng từ “Nước Mỹ” và giá của nó lên đến 10 triệu USD vào năm 2003.
Trước khi được bán, tấm bản đồ của Ricci thuộc về một nhà sưu tập cá nhân ở Nhật Bản, vào tháng tư năm nay khi triển lãm Washington kết thúc, nó sẽ được chuyến đến thư viện Bell tại ĐH Minnesota, Mỹ. Thư viện sẽ tạo ra một tấm bản đồ điện tử và đăng trực tuyến.
(Theo Báo đất Việt )
0 comments:
Post a Comment