Vòng cung lớn (số 1) diễn tả tâm trạng thông thường của con người, đó là hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh. Vòng số 2 diễn tả giấc mộng, đó là tâm thức nội tại, do quá trình suy luận hình thành, không phụ thuộc vào ngoại cảnh và được xem là cầu nối giữa vòng 1 và vòng 3. Vòng số 3 cao nhất diễn tả tầng tiềm thức, đó là tâm trạng con người say ngủ. Vòng này cũng chỉ là giai đoạn tiếp nối, nó gần với tâm trạng tuyệt đối nhất. Tâm trạng tuyệt đối chính là dấu chấm, nó chiếu rọi và chế ngự 3 tầng tâm thức kia, được gọi đơn giả là "Thể thứ tư" (turiya) và là nguồn gốc của tất cả. Chỉ có những người tu hành đã vượt qua ba tâm thức thô thiển trước mới có thể tiếp cận "Thể thứ tư" này.
Phùng Thị Lượng
OM-AUM - âm thanh vũ trụ. Tiếng được cho là quan trọng nhất của Ấn độ cổ xưa thể hiện rõ trong các câu văn sau đây :
Bản thể của vạn vật là đất
Bản thể của đất là nước
Cây cối là bản thể của nước
Người là bản thể của cây cối
Bản thể của người là lời nói
Bản thể của lời nói là thi ca Vệ đà
Bản thể của thi ca Vệ đà là Âm nhạc Vệ đà
Bản thể của âm nhạc Vệ đà là Udgitha - từ OM
Udgitha là bản thể tối cao trong các bản thể
Và xứng đáng với vi thể cao nhất : vi thể thứ tám
(Chândogya Upoanisad)
Nói một cách khác, các lực, các đặc tính tiềm tàng của đất và của nước được tập trung và biến đổi trong cơ thể cao hơn cả là cây cối; các lực của cây cối được tập trung và biến đổi trong con người; các lực trong con người được tập trung trong năng khiếu suy tưởng và năng lực diễn đạt bằng những thanh âm tương đương nối với nội tâm (tư tưởng) với ngoại tướng (âm thanh) tạo thành lời nói, nhờ đó con người khác biệt với các sinh vật hạ tầng. Lối diễn đạt quí nhất của công-nghiệp tinh thần này, cái tổng số kinh nghiệm của con người tạo thành Thánh học linh thiêng (Vệ đà) dưới hình thức thi ca và âm nhạc. Thi ca vượt quá văn xuôi, vì tiết vận của nó tạo thành một sự thần nhất cao hơn và làm tan rã mọi sự ràng buộc của tinh thần. Còn âm nhạc lại càng tinh tế hơn thi ca, bởi nó khiến chúng ta vượt qua ý nghĩa của ngôn từ và đặt chúng ta trong một toình trạng tiếp thu bằng trực giác.
Cuối cùng, hoàn toàn như tiết vận và âm điệu cả hai món thơ và nhạc lại được tổng hợp và hoàn tất (có thể coi như tiêu tan trong tâm thức bình thường) thành các rung động sâu sắc có sức thâm nhập, của âm tố OM linh thiêng. Tại đây, người ta đạt đến đỉnh thấp, bằng cách vượt lên từ đồng bằng vật chất sai khác nhau (trong các yếu tố thô kệch) cho đến điểm đồng hất cùng cực thuộc tinh thần, chức đựng hững đặc tính ẩn tàng qua một trình độ trung gian, như trường hợp của hạt giống hay chủng tử . Trong ý nghĩa này, OM làm phần tinh tuý, là chủng tử âm của Vũ trụ, là tiếng thần điêu (ý nghiã căn đề của chữ Brahman) là vũ trụ lực, là tâm thức thâm nhập tất cả.
Bới tiếng linh thiêng ấy đồng nhất với vũ trụ nên ý niệm "Branman" phổ cập đến toàn bộ tinh thần phổ quát, toàn bộ sức mạnh ở khắp mọi nơi của tâm thức, mà chư thiên thần, mọi người và động vật đều có dự phần, nhưng sức mạnh của tâm thức này chỉ trở thành kinh nghiệm tổng qúat nơi các bậc Thánh và Chư vị giác ngộ.
Xưa, chữ OM đã giữ một vai trò trọng đại trong đường lối giống nhau thuộc vũ trụ của Nghi thức hiến tế hy sinh thuộc về Vệ đà và trong các thế kỷ sau đó, nó đã trở thành ột trong các biểu tượng quan trọng của phái Du già; Trong phái này, khi nó thoát ly thụât thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, cũng như thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước kia thì nó lại biến thành một phương tiện thiết yếu trong sự thực hành thiền định. Từ biểu tương siêu hình, có thể nói là nó đã trở nên một phương thức tậm lý để cứu trợ.
Hoàn toàn giống như con nhện, nhờ sợi tơ , nó phăng lên và đjat được tự do, nhà sư Du già đạt được giải thoát là nhờ chữ OM, trong Maitrâyana Upanisad, tiếng OM được so sánh với một mũi tên mà đầu nhọn là tư tưởng và nó xuất phát từ cái cung là thân thể con người, nó xuyên qua bóng đêm vô minh để đạt đến ánh sáng của trạng thái cùng cực.
Trong Manaka Upanisad cũng có một sự so sánh tương tự, trong đó, nói :
"Đã dùng vũ khí lớn là Thánh học bí mật để làm cung
Người ta đặt vào đói cái mũi
tên nhọn là sự thiền định liên tục không dứt
Người ta dương cung với tinh thần tràn đầy cái ấy (tâm thức phổ quát hay Brahman).
Nầy chàng trai cao quí, nó sẽ xuyên qua mục đích của nó,
là sự bất diệt.
Âm thiêng (OM) là cung, mũi tên là Ngã
Brahman là đích.
Nhờ sự chú ý, nó sẽ xuyên qua
Phải hiệp với nó như mũi tên đến đích".
Trong Mândukya-Upanisad, chữ OM được phân tích thành những yếu tố phát thanh, theo đó thì chữ O được coi như một tổ hợp của hai chữ A và U; như vậy, chúng ta hiện có 3 yếu tố là : A, U, M . OM là biểu thức cao nhất của tâm thức thì 3 yếu tố ấy được xem như 3 trình độ của tâm thức, chứng được hiểu như sau : ‘A’ được xem như tâm thức tỉnh; ‘U’ được xem như thâm thức mơ màng; ‘M’ được xem như tâm thức ngủ say; còn OM đã là toàn bộ, thì đó là tình trạng của tâm thức VŨ TRỤ , hay tình trnạg thứ tư, nó bao gồm tất cả và vượt qua mọi biểu thức. Đó là tâm thức của chiều thứ tư (không phải chiều không gian, mà nó là cái KHÔNG, VÔ KÝ).
Các thành ngữ ‘tâm thức tỉnh’, ‘tâm thức mơ màng’ và ‘ tâm thức ngủ say’ tất nhiên không phaỉ để ta hiểu theo nghĩa của từng chữ , mà đúng hơn thì nên hiểu rằng : thành ngữ thứ nhất chỉ về tâm thức chử quan đối với thế giới ngoịa lai, nghĩa là trạng thái bình thường của chúng ta; thứ hia là tâm thức của thế giới nội tại, tức là tư tưởng, tình cảm của chúng ta, các điều ước nguyện và ưa thích của chúng ta, cái mà chúng ta gọi chung là ý thức tri giác vfa thứ ba là tâm thức dựa và tự nó, không phân cách thành chủ thể và đối tượng, mà lại thuần nhất không phân biệt, trong nhà Phật, nó được gọi là tình trạng rỗng không, chẳng phân định phẩm chất gì.
Ngược lại, thành ngữ thứ tư và tình trạng cùng cực thì được mô tả theo nhiều cách, tuỳ theo quan niệm cho nó là mục đích hay lý tưởng cao cả nhất. Theo một số thì đó là tình trạng của Tự Thể thanh khiết, hay là Tự Thực Thể; theo một số khác thì đó là sự vươn lên của một Thực Thể cao hơn hay tình trạng vô ngã Brahman phổ quát nhất; theo một số khác nữa thì đó là sự tự do và độc lập vô biên.v.v… Tuy nhiên, đối với tất cả thì đó là tình trạng bất diệt, không klhổ đau, không sanh, không già và càng đi gần đến kỷ nguyên Phật Giáo thì chúng ta càng thấy rõ ràng là tình trạng ấy không thể nào đạt được nếu ta không lìa bỏ tất cả những gì tiêu biểu cho các TA, hay cái NGÃ tự xưng.
Như vây, chữ OM được kết hợp với sự Giải Thoát hoặc là được xem như phương tiện để thực hiện sự giải thoát, hoặc là được xem như biểu tượng của sự Thực hiện ấy. Mặc dù có nhiều lối tìm cầu hay xác định sự giải thoát, chữ OM không bao giờ có tính loại trừ của một trường triết học riêng biệt mà nó vẫn trung thành với tính cách biểu tượng của nó là diễn tả cái gì bở bên kia DANH, SẮC, ở ngoài các giới hạn và phân loại, ngoài các định nghĩa và giải thích : kinh nghiệm về vô hạn , chính là ở nới chúng ta; nó có thể được cảm nhận như một mục đíhc xâu sa nửa vời, hoặc như một tiên cảm giản dị; một khát vọng hoặc có thể được nhận biết như một thực tại đang lớn dần hay thực hiện được nhờ sự huỷ diệt tất cả các giới hạn và chiến thắng được sự bức bách của các khuynh hướng xấu.
Có bao nhiêu chiều là có bấy nhiêu cái vô hạn, có bao nhiêu tinh khí là có bếy nhiêu hinhf thức giải thoát, nhưng tất cả đều cùng mang một dấu hiệu. Những ai đau khổ về tình trạng nô lệ và giới hạn thì cảm nhận sự giải thoát như một sự nở nang vô hạn. Những ai đau khổ trong bóng tối thì cảm thấy sự giải thoát trong ánh sáng vô biên. Những ai rên xiết vì chết chóc nặng nề, kiếp sông phù du thì nhận thấy sự giải thoát là trường vô tận. Những ai không được nghỉ ngơi thì sưe đượng thụ hưởng sụ yên vui và hoà hợp trong cái vô cùng.
Tất cả các lối diễn đạt ấy, không mất cái đặc tính riêng của mỗi một, mà vẫn mang chung một hình dung từ là : VÔ HẠN , điều này rất quan trọng : nó chứng tỏ rằng cả đến các sự thực hiện cao cả nhất cũng có thể còn giữ được nột đạo vị cá biệt : đạo vị của thực thể gốc rễ, nó không làm cho giá trị phổ quát mà nó chịu ảnh hưởng. Ngay nơi các chóp đỉnh cùng cực của tâm thức cũng không có đồng nhất hya không đồng nhất, theo ý nghĩa riêng tuyệt đối . Giũă chúng còn mãi mãi một mối quan hệ sâu sắc, không phải là một sự bình đẳng không có khí lực; nhưng vì không bao giờ có thể là kết quả của một sự tăng trưởng sống động , nên mối quan hệ kia chỉ có thể là sản phẩm của một cơ cấu không có sự sống.
Như vậy, kinh nghiệm của sự vô hạn đã hiện thành vũ trụ luận trong kinh Phệ đà xa xưa nhất, nghi thức thần diệu trong các Bà la môn luận; Nhất nguyên luận duy tâm của Upanisad; tư tưỏng sinh vật học trong Kỳ Na Giáo; tư tưỏng thâm diệu về tâm lý trong thiền định của Phậ giáo siêu hình học trong triết lý Vệ đà; ái tình Tôn Giáo thần bí (Bhakli) trong Vi Nữu giáo (Vishnouism); thâm thuật khổ hạn thắng đòi trong Shi-va-giáo (Shivaism); có tiềm thế mẹ sáng tạo của vũ trị trong Phù chú giáo ở ấn độ và cuối cùng, trong phép dùng Bùa, Chú của Phật giáo, có sức biến đổi các lực và các hiện tượng thuộc tâm lý vũ trụ bằng cách dùng ánh sáng trí tuệ bát nhã thâm nhập chúng nó.
Các khả năng khác nhau trong sự biểu diễn kinh nhgiệm về sự vô hạn không phải như vậy là đã hết cạn; không những chúng chỉ tổ hợp và tương nhập mà thôi đâu; ngược lại phần nhiều các điểm đặc sắc được kết hợp lại và các hệ thống khác nhau không bị tách rời nhau một cách dứt khoát, mà chúng lại có phần cơĩ lên nhau. Tuy thế, một điềm nào đó, hay một chủ đề nổi bật được nêu lên rõ ràng thì chính điều ấy tạo cho mỗi hệ thống Tôn giáo một đqực tính riêng biệt của nó. Do đó, chữ OM hiện ra như một sức mạnh vô hạn đối với hệ thống này thì đối với hệ thống khác, nó là không gian vô biên và đối với một hệ thống khác nữa, nó là Thực hữu vô tận hay sự sống vĩnh cửu. Đối với một số người thì OM có nghĩa là Ánh Sáng hiện hữu khắp nơi; đối với người khác, Om là định luật phổ biến; cuối cùng, một số khác lại quan niệm nó như là Tâm thức vô cùng mạnh mẽ hay Thần minh xâm nhập khắp nơi; Tình yêu bao bọc tất cả; Nhịp điệu vũ trụ; Sức mạnh sáng tạo luôn luôn hiện diện hoặ clà Trí Giác vô cùng tận vv.. và vv..
Giống như một tấm gương chiếu mọ hình tướng và màu sắc mà không thay đổi bản tính riêng của nó, chữ M cũng vậy, nó phản chiếu các tình tiết khác nhau của mọi tinh khí, hoặc khoác các hình thái của mọi lý tưởng cao siêu mà không tự giới hạn ở tình tiết này hay hình thái nọ. Bản tính của nó là vô hạn, không gì nữa cả. Nếu cái âm thiêng liêng ấy được xác định bằng một ý nghãi nào khác, dễ hiểu hơn, nếu nó xoay nình hướng về một ý tưởng độc hữu, chỉ một thôi , mà không giữ được trọn cái phẩm chất phi lý và không sờ mó được của bản thể nó thì nó không bao giờ tượng trưng được cho một tình trạng tinh thần siêu thức, trong đó mọi khăt svọng cá nhân đều tìm thấy sự tổng hợp và sự thực hiện của nó.
0 comments:
Post a Comment