Bài 1. Tìm hiểu về Ngải

Leave a Comment
Zen-Mấy ngày cuối tuần lại có  dịp đọc lại những bài viết của anh TADN về ngải nghệ thật là thú vị và cũng muốn cùng anh-một người có kiến văn rộng rãi trong lãnh vực huyền thuật chia sẻ phổ biến và bổ khuyết những chỗ người đời còn u minh lẫn lộn về ngải, dẫn đến những điều đáng tiếc. Cũng như anh đã lưu ý bạn đọc không nên tự mình mày mò luyện tập hay làm theo mà phải có minh sư chỉ điểm.
Vì vậy mỗi thứ 7 Zen lại tổng hợp những bài của anh và post lên đây để mọi người thưởng lãm.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tác giả : TADN

Từ xưa đến nay, bùa ngảI vẫn là một đề tài muôn thuở trong lĩnh vực đờI sống tâm linh của con ngườI . Từ phương  Đông sang phương Tây, từ những nước nghèo như các quốc gia ở châu Phi, châu Á cho đến các cường quốc đông tây  như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, không một quốc gia nào lạI không có những tín ngưỡng về bùa ngảI cả.
Bùa chú, có không ít tài liệu.viết về lĩnh vực này. Đa số dừng lạI ở việc nghiên cứu bề mặt của vấn đề là chính.
Tuy vậy, những kiến thức trong các tài liệu đăng tảI phần nào giúp ta hiểu được về lĩnh vực bùa phép, chú thuật.
Nhưng, về ngảI nghệ, hầu như đó vẫn là một bí ẩn trong thế giới tâm linh này. Nếu như ở lĩnh vực bùa chú, ngườI ta có thể nhìn vào lá bùa mà đoán được nguồn gốc xuất xứ và công dụng của lá bùa đó đốI vớI cuộc sống. Nhưng ít có vị thầy nào đoán được nguồn gốc xuất thân của cây ngảI, cũng chưa thấu triệt được hết những tính năng giá trị sử dụng của cây ngảI trong cuộc đời này.

Kiến thức về ngãi của thầy chủ yếu là do ngườI đờI trước để lạI cho đờI sau qua vài câu chú, cách nuôi trồng và tế luyện. MỗI lần truyền lạI cho hậu nhân, các thầy lạI tìm cách bớt lạI chút ít vì sợ trò giỏI hơn thầy. Kết quả bi đát, càng về sau, kiến thức về ngảI càng mai một,dẫn đến thất truyền.
Kẻ bịp bợm hoặc những tay biết chút đỉnh về huyền môn  theo kiểu “ hiểu ít, nói nhiều” nhân cơ hội này lập tức trổ tài ba hoa nhằm mục đích khoe khoang kiến thức nhằm đánh bóng cho tên tuổI của mình hoặc để mưu toan lợI dưỡng cho bản thân.
Kết cục, kiến thức huyền môn đã mai một lạI càng tiêu tán nhanh hơn. Còn lạI trên thế gian này một màn sương mờ ảo của một thế giớI hư hư thực thực được tạo ra bởI vọng niệm mơ hồ của con người. NgảI nghệ bỗng trở thành một thứ tà thuật hạI đờI, trở thành một thứ gợI tình độc ác hay là một loạI ma thuật chiêu tài.…
Thật đáng buồn thay cho giống loài của ngải…
Hôm nay, nhân lúc rảnh rỗI, buồn ngủ nên gõ chơi vài hàng phi lộ, mở đầu cho một loạt bài viết về ngảI nghệ mà bản thân từng hiểu biết qua. Chỉ mong kiến thức này phần nào vén bớt tấm màn huyền bí của thế giới tâm linh, trả cho họ nhà ngải cái bản lai diện mục của nó và giúp người đọc có cái nhìn khách quan không thiên lệch.
Chốn huyền môn vốn dĩ đầy hư ảo. Không có cái nhìn của trí tuệ soi bước hành trình tất yếu sa vào ma chướng mà không biết….


***   


Tôi có đọc qua khái niệm về ngải, chủ yếu trong các bài viết của Sương Mãn Thiên và Huỳnh Liên Tử. Nhưng chưa có định nghĩa nào làm tôi thoả mãn. Một người thì định nghĩa quá “đao to búa lớn”, một người định nghĩa không chính xác …
Ngải không phải là loài thực vật “ngoại biến càn khôn”. Vì sao vậy? Vạn vật trên thế gian này, kể cả Thần Tiên Ma Quỷ cũng không qua khỏi Càn Khôn. Ngải chỉ là một loài thực vật hấp thụ linh khí của đất trời, nhờ hơi của đất mà sinh củ rễ, nhờ khí của trời mà mọc lá hoa. Làm sao có thể “ngoại biến càn khôn”  cho được?
Ngải cũng không đơn giản “chỉ là một loại dược chất thảo mộc mà các nhà chuyên môn đặc biệt đã tinh luyện gieo trồng, nuôi nấng trong phạm vi thần quyền”. Nói như thế, HLT  đã đề cao vai trò của “quyền phép bí thuật” mà người luyện “đã truyền vào cây ngải, hoặc củ ngải”. Nếu theo cách giải thích của HLT, không cần thiết là cây ngải, bất cứ một loài thực vật nào ta cũng có thể dùng “quyền phép bí thuật” để “truyền vào”. Như vậy, tác giả HLT đã bỏ mất vai trò của cây ngải cùng với tánh linh của nó.
Vậy, giải thích về ngải thế nào cho đúng?
Theo những gì tôi được dạy và được hiểu, ngải là một loài thực vật đa số là thân thảo. Ngải bao giờ cũng có củ. Củ ngải đa dạng khác nhau tuỳ theo họ của nó. Chủ yếu là họ gừng riềng, họ lan chi… còn những loại độc tướng thuộc họ khác không tiện bàn luận ở đây vì xét thấy không phù hợp phổ biến đại trà.
Ngải vốn là loài thực vật có linh tánh sinh hoá không lường. Sư huynh Minh Tịnh của tôi trong một lần trà dư tửu hậu có buột miệng nói, ngải là loài hoá sinh. Tưởng có thể trồng như cây cỏ bình thường, nhưng khi có chuyện là nó rủ nhau đi mất dạng. Đổ chậu đất ra mà rây từng chậu cũng không tìm  thấy một củ nào. Vậy mà khi chuyện đã qua, ngải rủ nhau trở về cả vườn. Ngủ đêm thức dậy bước ra , mấy chậu ngải trống không bỗng mọc chồi xanh mướt.
Lúc đầu tôi không tin tưởng lắm. Nhưng sau này trồng chơi vài chậu cho vui cửa vui nhà, tôi mới biết những lời sư huynh tôi nói là sự thật…
Dựa vào đặc điểm này, nhiều thầy cao tay thường bỏ công trục ngải. Sau khi chuẩn bị chỗ ở sẵn sàng cho ngải, các thầy ra vườn ngồi trục. Cách trục của các thầy cũng đa dạng và khác nhau tuỳ theo môn phái mà mình theo học.
Phương pháp trục ngải có lẽ không tiện viết ra đây vì không phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Hy vọng các bạn cũng hiểu và thông qua phần này.
Thầy cao tay và có duyên với ngải, chỉ cần trục một đêm là thành. Còn lại thông thường từ ba đêm đến bảy đêm mới có kết quả. Có những loại ngải quý xuất xứ tận bên Miên cũng theo bài trục của thầy về mọc mầm xanh um trong chậu.
Không trồng, không củ, không cây. Tự nhiên ngải mọc trong vườn , trong chậu đất trống không, nếu không có linh tánh và hoá sanh thì làm sao có thể xuất hiện?
Tánh linh của ngải còn thể hiện qua việc chọn người. Nếu hợp duyên, dù thân cây vàng héo, củ ngải bị dập nát hoặc úng gần hết, sau khi vùi vào chậu vài hôm sẽ xanh tốt trở lại. Ngược lại, dù đang xanh tốt, gặp người không hạp chỉ cần vài hôm là chậu ngải tàn rụi, củ ngải úng nát hoặc biến mất.


****  


Họ hàng nhà ngải có mặt hầu hết ở các nước vùng nhiệt đới. Từ các nước cận xích đạo như Peru , Achentina, Chilê cho đến rải rác ở các vùng đất dọc theo dòng sống Amazona. Ngải xuất hiện cả ở vùng rừng già Châu Phi, đặc biệt là nơi có đông đảo các bộ lạc ít người sinh sống.
Ở Châu Á, ngải có mặt ở hầu hết các nước thuộc vùng Dông Nam Á như Việt Nam, Lào, CamPuChia,Thái Lan, Miến Điện, Inđonesia, Philippin mà người xưa còn gọi là khu quần đảo Nam Dương.
Ở Trung Quốc, ngải mọc nhiều ở các vùng Tứ Xuyên, Ba Thục, Miêu Cương, nơi có nhiều bộ tộc ít người sinh sống.
Còn tại Việt Nam , suốt cả dải đất từ Bắc chí Nam, nơi nào ta cũng thấy bóng dáng của họ hàng nhà ngải. Bắt đầu từ khu vực Tây bắc nước ta, ven theo dải Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ngải mọc rải dài theo dải Trường Sơn vào tận trong Nam .
Ở khu vực miền Nam , ngải sinh sống hầu hết ở các vùng miền. Từ các vùng cao nguyên miền Đông Nam bộ như Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh cho đến đồng bằng miền Tây Nam bộ như những cồn đất ở Bến Tre, vùng đầm lầy ở Đồng Tháp. Mỗi vùng thuỷ thổ khác nhau lại có những loại ngải khác nhau. Cho nên, khi tìm được ngải quý, các thầy đều bó cả đất ở vùng có ngải mọc về để trồng. Nếu không, thời gian đầu ngải sẽ èo uột khó sử dụng.
Nơi mà ngải xuất hiện nhiếu nhất vẫn là ở vùng đồi núi. Có lẽ địa linh nơi đó giúp cho ngải thêm sanh khí chăng? Ở những nơi khác tôi không rành, nhưng chỉ riêng địa phận của dải Thiên Cẩm Sơn (núi Cấm) ở An Giang, theo lời của một số đạo sĩ tu tập lâu năm trên đó thì… người ta tính được đã có trên 360 loại ngải khác nhau mọc rải rác từ chân núi lên đến đỉnh.
Khi đọc quyển "Tìm hiểu ngải nghệ" của Huỳnh Liên Tử, tôi thấy tác giả diễn tả những loại ngải nằm sâu thẳm trong rừng già, nơi ít có bóng người qua lại. Chỉ một chi tiết này thôi đủ thấy tác giả không phải là người trong đạo, và kiến thức để viết sách dựa trên những câu chuyện truyền thuyết là chính.
Ngải vốn có tánh linh. Tánh linh trưởng dưỡng là nhờ có sinh khí con người. Cho nên, nơi nào có hơi người là ngải tụ về sinh sống. Muốn vô rừng tìm ngải, phải đến những chỗ có người thường qua lại. Cho nên, ở tận chốn thâm sơn, không có hơi người làm sao mà linh cho được. Nếu linh thì nó linh với ai đây?
Con người là chủ tể trong vạn vật. Không có sanh khí cùng với sự tác ý của con người, khó tìm đâu ra sự linh ứng.
Nói đến đây, tự mình cảm thấy vô cùng tủi thẹn. Bởi học hỏi tu tập bao lâu nay mà kiến văn về ngải cũng không qua được hai mươi loài. Sư huynh Minh Tịnh của tôi chuyên sâu là thế mà khi được hỏi, huynh cũng tâm sự thật lòng rằng chỉ biết hơn ba mươi loài từ ngải thông dụng đến các loài mala độc tướng mà thôi, còn những loài khác chỉ biết tên nhưng chưa bao giờ gặp và luyện thử.
Vậy mà, sau này rải rác trên các diễn đàn, tôi thấy có nhiều người viết bài, vừa đọc qua đã biết ngay là người không hiểu biết, không tu luyện ngải nghệ. Nhưng những người ấy lại vẽ vời khoác lác về đủ thứ ngải trên đời. Thậm chí còn bày vẽ cho cách luyện ngải...Chỉ tội cho những người trẻ tuổi ham tìm tòi của lạ háo hức tập tành  theo bất chấp lời cảnh báo. Đến khi xảy ra chuyện, bị tẩu hoả nhập ma, thật tình không biết ai là người giúp đỡ.
Tôi có đem chuyện này tâm sự với sư huynh tôi, huynh ấy khuyên nhủ, người ta lao vào tập cũng là do duyên nghiệp của họ nên mới gánh hậu quả, hơi đâu mà lo lắng. Tôi hiểu vậy nhưng vẫn chạnh lòng. Nếu không có những kẻ khoe khoang kiến thức, đem huyền môn ra diễn đàn làm chuyện trà dư tửu hậu thì sẽ không có những người khoái lạ, ham vui, thích thần thông, mê pháp thuật lao vào thử lửa. Tôi có đọc trên một diễn đàn về huyền thuật, có kẻ dám đem bài chú gọi ma chết ngoài đường gắn vào phép luyện ngải yêu. Thử hỏi, có người bắt chước luyện theo thì chuyện gì sẽ xảy ra cho những người nhẹ dạ ấy!
Viết đến đây chợt buồn thay cho cuộc đời đen trắng bất phân, thị phi điên đảo…


(Còn nữa)

Xem thêm :

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm