ĐẤT RỒNG NƠI TƯỚNG GIÁP AN GIẤC THIÊN THU
Chúng tôi đã có mặt ở
Vũng Chùa – Đảo Yến, một mạch đất có một không hai. Thầy phong thủy đi
với chúng tôi nói, nơi đây nếu là chốn an giấc ngàn thu của vị anh hùng,
không những rạng danh vùng đất Đèo Ngang mà con làm cho đất nước hiển
danh, ông nhìn theo trục tâm linh.
Một nơi bí ẩn
Quảng Đông, một địa phương hẻo lánh cuối
cùng của tỉnh Quảng Bình ở phía biển. Hệ núi Trường Sơn kéo ra biển
thành dãy Đèo Ngang hùng vĩ, cấu tạo địa chất ở đây là đất đá khô cằn,
nhưng là nơi phát tích rất nhiều huyền thoại về những danh nhân xa xưa.
Dưới chân Hoành Sơn Quan, thôn Minh Sơn
đựng trong lòng một loạt di tích người xưa để lại, trong đó đặc biệt
linh thiêng là đền thờ mẫu Liễu Hạnh Công Chúa, ngôi đền nhỏ dưới bóng
dáng núi non trùng điệp đã có hơn 500 năm hiển linh, được người đời
không chỉ trong vùng mà ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…vào viếng hương
hằng niên.
Những ngọn núi chạy dài phía thôn Minh
Sơn cắt mảnh đất này thành nhiều thung lũng khác nhau, tạo ra các hòn
đảo nhỏ như Hòn La, Mũi Ông, Hòn Cỏ, Đảo Yến, Đảo Chim, Hòn Nồm, Hòn
Bớc…
Nhưng có một địa danh mà theo người dân
địa phương là rất thiêng, chỉ dành cho bậc khai quốc, hoặc hiển đạt khoa
bảng mới có thể an nghĩ vĩnh hằng để hộ vệ quốc gia cho con cháu ngàn
đời thanh bình. Người trần mắt thịt, không thể an táng ở đây.
Địa danh ấy, không hề tìm thấy trên bản
đồ của Google, không thể có trên trang thông tin của cỗ máy tìm kiếm
này. Trong các di cảo của người xưa viết về Đèo Ngang, cũng như địa chí
Quảng Bình từ mấy trăm năm nay, địa danh ấy không hề biết đến. Nhưng
người dân địa phương chỉ những bậc cao niên tinh ý mới biết đó là nơi
chốn xứng tầm cho người có công trạng lớn với quê hương. Ấy là Mũi Rồng.
Mũi Rồng thiên thu
Một kỹ sư, nhà khoa học đã nghỉ hưu, nhà
phong thủy địa phương dẫn chúng tôi đi thăm đất Mũi Rồng. Một con lộ
nhỏ xấu xí dẫn vào một con đường cấp phối đặc trưng ở Đèo Ngang, khá
rộng, nền đường lót đầy vỏ thu hoạch tràm của người trồng rừng bên sườn
núi. Đường điện và con đường ấy đã khởi công mấy năm trước, người dân
nói là khoảng từ năm 2004-2006. Khu đất đó rộng hơn 15ha, và được con
trai của Đại tướng, anh Võ Điện Biên làm một khu tâm linh trong đó. Đất
đã được làm các thủ tục cần thiết từ nhiều năm trước.
Con đường đi đến gần mép biển đã dừng
lại, một tấm biển ghi: “Khu vực dự án, không phận sự miễn vào”. Một lối
mòn nhỏ khác dẫn ra hướng Mũi Rồng. Chúng tôi cùng nhà phong thủy lội bộ
trên con đường mòn sau bão, nước mưa còn đọng chặt vào đường, có nơi
bùn đầy chân, có nơi đá lởm khởm. Nhưng cảnh trí thật điền viên, thảo
dã.
Hơn 30 phút lội bộ, chúng tôi vỡ òa với
khu đất Mũi Rồng hiện ra giữa chiều thu bãng lãng. Một tháp chuông trong
khuôn viên theo phong cách thờ tự đã được dựng lên. Trên đó có in tên
của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình cung tiến. Bốn chữ
lớn đúc vào chuông: “Vũng Chùa Hồng Chung”, các bức khánh khắc thơ của
nhiều sư tổ danh tiếng. Năm đúc chuông hoàn thành vào 2010.
Từ gác chuông này, nhìn về phía đông nam
là một phần của biển Đông, phóng tầm mắt ra xa hơn là Đảo Yến án ngữ,
sau lưng là núi Mũi Rồng hùng vĩ. Vị phong thủy trước khi đi vào đây nói
với chúng tôi, bình đồ ở đây là dương 2,5m, cao hơn 90m ở đỉnh, nhưng
nếu là vĩ nhân đã chọn, người trần mắt thịt sẽ không biết, bình độ đẹp
nhất không lấy điểm cao nhất mà lấy trên vùng lưng chừng núi, không vượt
con số trực 9 mà là 8,7, đó là địa thế lý tưởng, đắc địa.
Dưới núi Mũi Rồng là thung lũng Rồng hết
sức nên thơ, ở giữa núi Mũi Rồng cao sừng sững, hai bên chạy theo hướng
vòng cung đông nam, địa hướng lý tưởng, không lệch bất cứ một phút, một
giây nào khi đưa la bàn ra kiểm chứng.
Bất ngờ chúng tôi đang mải ngắm vùng Mũi
Rồng độc đáo thì một ngư ông râu bạc, tóc dài đội chiếc nón cời xuất
hiện, dừng lại một lát ông trò chuyện với chúng tôi rằng, đây là đất
hiếm, nơi này chỉ có hai ngôi mộ của lương dân trong vùng, nhưng đó là
mộ của người công thành với làng, được làng đưa ra đặt dưới chân núi,
không đưa lên lưng chừng vì đó còn chờ một thánh nhân khác. Chúng tôi
xin ông một kiểu hình, nhưng ông không đồng ý rồi đi ra phía bãi biển.
Lát sau không thấy bóng dáng ông ấy đâu.
Chuyên gia phong thủy đi theo chúng tôi
giải thích, mạch đất ở đây cực kỳ đẹp, không thể có nơi thứ hai khi
hướng đông nam chính trực tuyệt đối, ông nhẩm tính từng đốt ngón tay,
nói những câu trong lý dịch, và nói; chắc chắn sẽ có một người công
trạng lớn về trấn giữ vùng đất này.
Theo ông, nếu được thế, không chỉ là
phúc cho mảnh đất Quảng Đông mà con phúc cho cả nước vì ở đây, sẽ là
mạch tụ khí, tụ linh còn hộ vệ quốc gia trước nhiều bất trắc và tai ương
khó lường. Ông giải thích thêm, người dân nói Mũi Rồng quá chuẩn, nhìn
lên ngọn núi chính diện trung tâm, đỉnh của nó như cái mào rồng, thẳng
trục đông nam, biển giữa bãi Rồng với Đảo Yến kín gió, thanh bình, đất
này quá thiêng, long mạch rất đẹp.
Giữa thung lũng Rồng, chúng tôi thấy có
đến 3 con suối chảy về phía biển, chia đều thung lũng thành ba gian rất
đẹp. Người dân cho biết, trong 3 con suối này, có một con suối được xem
là suối chính, mùa hè hạn hán nặng vẫn không hề hết nước, mặc dù vùng
đất Quảng Đông vào mùa hạ khá khó khăn vấn đề này.
Cỏ lau đã mọc um tùm, dưới chái của mái
chuông là một cái miếu nhỏ cổ kính đã được dựng lên từ mấy năm trước.
Một nhà thờ khá lớn lợp ngói đỏ cũng đã được dựng lên, nội thất phía
trong chỉ mấy bộ bàn ghế. Chách về phía sau là một ngôi nhà sàn bị tốc
mái do bão.
Ông Ngô Văn Cảnh ở thôn Minh Sơn nói với
chúng tôi: “Đảo Yến nhiều năm trước vắng chim yến, nhưng hai năm nay
chim yến về rất nhiều, điềm lành”, nó như hồng phúc địa phương, vị phong
thủy nháy mắt.
Bãi biển trước mũi rồng là một cấu tạo
địa chất của đá khác hẳn các bãi biển khác, những thớ đá xếp lên nhau
như những chiếc vảy của con rồng đang ngơi nghỉ, hằng vạn hằng vạn những
chiếc vảy ấy được sóng biển gột rửa mỗi ngày nên chúng sáng láng vô
cùng.
Theo một chiếc thuyền ra Đảo Yến, trên
đó có một ngôi nhà của mấy người giữ yến, một thung lũng cỏ lau trắng
khiết, một ngôi mộ cổ của ai đó từ xưa còn lại. Trên đảo có một cái
giếng cổ, mạch nước ngọt duy nhất có ở bức bình phong của Mũi Rồng.
Nếu có người anh hùng yên nghỉ nơi đây
thì Mũi Rồng là nơi linh thiêng của đất, trời, nơi sót lại cuối cùng
chưa đưa vào dư địa chí, nơi thảo dã cho người anh hùng thanh thản thiên
thu.
Nguồn: culangcat