KS. PHAN DUY KHA
Cậu bé Gióng lên ba tuổi bỗng trở
nên to lớn dị kỳ, cưỡi ngựa sắt, mặc giáp sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt.
Đánh đuổi giặc Ân xâm lược. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên núi
Sóc Sơn, bay về trời. Câu chuyện trên đã bị phủ một lớp sương mù huyền
thoại dày đặc, nhưng nếu dùng nhãn quan ngày nay, chúng ta vẫn có thể
thấy được cốt lõi của sự thật lịch sử…
Thánh Gióng, người anh hùng của nhân dân.
Theo truyền thuyết thì Thánh Gióng thuộc
về đời Hùng Vương thứ 6. Cũng như nhiều truyền thuyết khác, chúng ta
không thể xác định được thật chính xác niên đại, nhưng có thể ước đoán
mốc thời gian của câu chuyện vào khoảng thế kỷ VI – V trước Công nguyên
(tr. CN), tức là sau khi triều Hùng ra đời khoảng trên 100 năm. Niên đại
này nếu đem đối chiếu với niên đại khảo cổ học là hoàn toàn phù hợp.
Truyền thuyết Thánh Gióng ở vào sơ kỳ thời đại đồ sắt (lúc đó sắt được
coi là vật liệu lý tưởng), cách ngày nay vào khoảng 2.500 năm.
Gióng là con một bà mẹ nghèo ở miền quê,
không biết bố là ai (sau này người ta thần thoại hóa bằng chi tiết bà
mẹ giẫm vào dấu chân khổng lồ mà thụ thai – một chi tiết có ở nhiều câu
chuyện cổ về các nhân vật thần kỳ). Vì không chồng mà chửa, người mẹ ấy
đã phải chịu bao tủi nhục cay đắng: bà đã bị đuổi ra khỏi làng, lên rừng
Trại Nón (nay là Phù Dực) đề sinh ra Gióng; bà đã phải bắt ốc, mò cua
để nuôi con. Chi tiết đó vẫn còn lại trong truyền thuyết: khi bà đẻ
Gióng, trời bỗng cho nhiều cua, ốc và nhiều cá để bà lấy sữa nuôi con.
Là một người mẹ nghèo khổ, sinh ra Gióng trong điều kiện như vậy, bà bị
mọi người hắt hủi (sau này trong lễ hội; làng xưa kia đã đuổi mẹ Gióng
không được làm chủ hội – đây cũng là một hình thức xử lý của tâm thức
dân gian đối với thái độ xử không công bằng với mẹ Gióng trước đây).
Gióng lớn lên bằng cơm, cà những thức ăn bình dân của quê hương và uống
nước sông quê” Một bữa ăn của Gióng: Bảy nong cơm, ba nong cà. Uống một
hơi nước, cạn đà khúc sông.
Trong cuộc đời của Gióng, không thấy có
thịt, cá và cao lương mỹ vị. Vì có giặc, Gióng buộc phải lớn lên với một
sức lớn khổng lồ để đánh giặc. Khi giặc tan, Gióng lại bay lên trời,
chứ không hề ở lại để hưởng lộc nước, ơn vua. Gióng là hình tượng người
anh hùng của nhân dân, người anh hùng của đồng ruộng.
Truyền thuyết Thánh Gióng và cuộc kháng chiến toàn dân chống giặc ngoại xâm.
Tìm hiểu truyền thuyết
Thánh Gióng, chúng ta sẽ gặp một điều hết sức đặc biệt, đó là chiều sâu,
chiều rộng của cuộc kháng chiến, là sự đóng góp của nhân dân vùng trung
châu trong cuộc chống giặc ngoại xâm. Trước khi Gióng ra đời, ở vùng
ven sông Tô Lịch (nay thuộc Hà Nội) đã có ông Lý Tiến vâng mệnh vua
Hùng, cầm quân chống giặc. Trong trận chiến ở Vũ Ninh (nay là Quế Võ),
không may ông bị tên bắn vào ngực chết (ngày nay, ở phố Hàng Cá, Hà Nội,
có đền thờ Ông). Sau Lý Tiến có hai anh em ông Dực và ông Minh (ở Hà
Lỗ, nay thuộc Đông Anh) cũng đánh giặc Ân nhưng không thắng. Khi Gióng
ra quân, hai ông đã hội quân với Gióng để đánh giặc.
Để chuẩn bị vũ khí cho Gióng, dân chúng
đã phải tập hợp toàn bộ thợ rào (tức thợ rèn) của ba làng: Phù Đổng (quê
Gióng), làng Mòi (Mai Cương) và làng Na (Y – na) để rèn vũ khí. Khi
Gióng xuất quân, người theo ra trận rất đông: đoàn trẻ chăn trâu làng
Hội Xá; người đi câu vác cả cần câu, người đi săn cũng vác cả cung nỏ;
hổ (bị người săn) bấy giờ cũng nhập- vào đoàn quân của Gióng. Ở Trung
Mầu (Gia Lâm), có người đang cầm vồ đập đất cũng vác vồ đi theo. Ở Võ
Giàng, có hai anh em đang cầm vồ đập đất, thấy đoàn quân của Gióng đi
qua cũng cầm đi theo. Ở làng Na (Y – na) có 5 anh em sinh 5 mộ quân đi
theo Gióng… Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Gióng đã là vị thần tướng giáng
sinh với sức mạnh diệu kỳ (nhổ cả bụi tre mà quật vào giặc), lại có
ngựa sắt phun ra lửa (khi Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa sắt phun lửa
đốt cháy một làng, nay gọi la làng Cháy), vậy thì cần gì phải có quân đi
theo cho … vướng bận? Thực ra, ngựa sắt phun lửa, người khổng lồ chẳng
qua là hình ảnh đã được thần thoại hóa. Và thực ra, Gióng cũng có tầm
vóc của… người bình thường. Ông chỉ có lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu
hơn người. Khi có giặc, ông đã tập hợp được đông đảo lực lượng kháng
chiến cả một vùng rộng lớn ở trung châu để đánh giặc. Lực lượng nhân dân
với đủ các tầng lớp đó mới là sức mạnh thắng giặc, chứ đâu phải ngựa
sắt! Nhà thơ Tố Hữu sau này đã có câu thơ rất hay để khái quát nguồn gốc
sức mạnh của Thánh Gióng:
Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt
Chí căm thù rèn thép làm roi.
Về sự hy sinh của Gióng, truyền thuyết
kể rằng, khi giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên núi Sóc Sơn rồi phi
thằng lên trời. Đây rõ ràng là hình ảnh đã thần thoại hóa cái chết của
người anh hùng. Nhân dân ta không muốn để cho người anh hùng dân tộc
phải hy sinh (cũng như truyền thuyết về An Dương Vương cho ông cầm sừng
tê đi xuống biển, thực chất là ông phải trẫm mình – xem thêm TGM 156).
Nhưng truyền thuyết cũng để “hở” (vô tình) cho chúng ta biết rằng: Gióng
đã hi sinh sau khi đánh tan giặc. Những chỗ “hở” (vô tình) trong truyền
thuyết, trước hết là áo giáp sắt của Gióng không kín, khi Gióng ra
trận, những trẻ chăn trâu làng Hội Xá thấy áo giáp của Gióng còn hở lưng
và hở bụng đã lấy hoa lau giắt vào cho kín (hoa lau làm sao có thể cản
được cung tên?). Chi tiết thứ hai để cho ta suy đoán Gióng bị thương, đó
là trên đường thắng giặc trở về, ông đã nhiều lần dừng lại uống nước ở
làng Bưởi Nồi (Gia Lương), ở Hồ Tây (Hà Nội), Thanh Nhàn (Đông Anh). Đây
chính là triệu chứng của sự khát do mất máu. Một chi tiết nữa để ta
khẳng định Gióng bị trọng thương, đó là sau khi thắng giặc, ông không
trở về ra mắt mẹ: Gióng không muốn mẹ nhìn thấy mình đầy thân máu chảy,
càng thêm đau khổ, chính vì vậy ông đã lên vùng núi Sóc Sơn và chết ở đó
(có một số tác giả giải thích: sau khi thắng giặc, Gióng không về ra
mắt mẹ vì ông vô tư, chỉ nghĩ việc nước mà quên tình nhà(!). Một sự giải
thích thật nực cười, bởi vì đã thắng giặc rồi, tức là Gióng đã làm xong
việc nước!).
Qua phân tích trên, ta thấy được cốt lõi
của một sự thực lịch sử: vào buổi bình minh dựng nước, đã có một người
anh hùng trẻ tuổi đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và anh dũng hy sinh.
Ông đã được nhân dân ta đời đời thờ phụng và ghi nhớ. Xét trong lịch sử
dân tộc ta, trường hợp tương tự cũng không hiếm. Thời Lý có cô gái 9
tuổi tên là Trần Ngọc Hoa đã theo Lý Thường Kiệt đi đánh giặc Chiêm
Thành, lập được công lớn và được nhân dân lập đền thờ ở làng Đại Yên,
quận Ba Đình, Hà Nội. Thời Trần có Trần Quốc Toan mới 15 tuổi đã đánh
quân Nguyên, lập được công lớn. Đó là những anh hùng nhỏ tuổi. Vậy thì
trong lịch sử xa xưa của dân tộc, một anh hùng nhỏ tuổi lập được kỳ tích
chống giặc ngoại xâm không có gì là lạ (tất nhiên, truyền thuyết Thánh
Gióng 3 tuổi đánh thắng giặc Ân cũng là theo lối ngoa dụ mà thôi).
Truyền thuyết Thánh Gióng – đó là hình
ảnh kỳ vĩ chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thời dựng nước. Điều đó
tưởng không có gì phải bàn thêm, ấy thế mà vẫn có những ý kiến trái
ngược. Trong Cuốn theo dòng lịch sử (NXB Văn Hóa – 1996), tác giả Trần
Quốc Vượng có viết: “Thánh Gióng ở Tiên Du đánh Ân ở Vũ Ninh là biểu
tượng của cuộc xung đột lấn chiếm đất đai của bộ lạc Rùa (Tây Vu) với bộ
lạc Rồng” (tr. 226) và: Thánh Gióng ở Tiên Du đánh Ân là xung đột giữa
bộ lạc Tây Vu (Gióng) và bộ lạc Rồng (Ân) ỏ vùng Châu Cầu – Thất Gian.
Có lẽ lúc đó Tây Vu tạm thời liên hợp với Mê Linh(1) (tr. 227). Như vậy,
theo Ông Trần Quốc Vượng thì Thánh Gióng không phải đánh giặc ngoại xâm
mà chỉ là tham gia một cuộc ” xung đột bộ lạc trong nội bộ nước Văn
Lang! về ý kiến này, chúng tôi thấy cần phải trao đổi thêm.
Một là, chúng ta khẳng định dứt khoát:
đây là cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ thuở bình
minh lịch sử đã được thần thoại hóa, chứ không thể là cuộc xung đột bộ
lạc. Chuyện xảy ra vào đời Hùng Vương thứ 6, tức đã trải qua 5 đời vua,
đất nước Văn Lang đã ổn định với 15 bộ. Làm sao có thể xảy ra một cuộc
“huynh đệ tương tàn” giữa các bộ lạc với một qui mô lớn như thế?
Hai là. nếu đây là một cuộc xung đột bộ
lạc — Gióng là người bộ Tây Vu đánh với bộ Vũ Ninh như tác giả đã nêu –
thì ở Vũ Ninh (Quế Võ bây giờ) phải có những địa phương nào đó còn sót
lại một ít truyền thuyết hoặc tập tục nói lên “mối thù” đối với Gióng.
Truyền thuyết đó, tập đạp chiếm nước ta là hoàn toàn có thể cắt nghĩa
được.
Tóm lại, truyền thuyết Thánh Gióng phản
ánh cuộc kháng chiến đầu tiên, cuộc thử lửa đầu tiên của ông cha ta
trong buổi bình minh lịch sử. Nhân vật Thánh Gióng chính là một người
anh hùng trẻ tuổi đã hy sinh vì nước để bảo vệ nền độc lập đó.